Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một nguồn lực tài chính
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của cả
nước cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này đóng vai trò chủ yếu trong đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương nên việc thực hiện chính sách quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được đặc biệt chú trọng.
Hàng năm, ngân sách nhà nước dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư XDCB và
tăng dần qua các năm (theo quy định mỗi địa phương phải tăng tối thiểu 10% vốn
XDCB tập trung). Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
nhà nước có xảy ra thất thoát, lãng phí. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, trong
đó có nguyên nhân hạn chế ở vấn đề thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản. Điều này đã được Kiểm toán nhà nước chỉ ra tại Báo cáo kiểm toán
quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 đó là: “Công tác phê duyệt chủ trương
đầu tư một số dự án chưa căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020 hoặc chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; còn tình trạng
phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục,
không phù hợp với quy hoạch vùng, không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng
lắp với dự án khác đã được phê duyệt, có trường hợp phê duyệt vượt định mức;
quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định
tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị
lớn; hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) của một số dự án chưa đầy đủ theo quy định;
phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu chưa đúng quy định; hồ sơ dự thầu (hồ
sơ đề xuất) của một số nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
quá trình chấm thầu vẫn còn sai sót; áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không
đúng quy định; công tác thương thảo, ký kết hợp đồng chưa bảo đảm theo quy định,
một số điều khoản hợp đồng ký kết còn thiếu chặt chẽ gây thất thoát NSNN; tiến độ4
thực hiện tại một số dự án còn chậm so với kế hoạch ban đầu hoặc chậm được đưa
vào sử dụng làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư” [3, tr 1, 2]. Ngoài ra, theo Báo
cáo Đánh giá chi tiêu công Việt Nam (2017) do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ
Việt Nam khảo sát, đánh giá thì: “ Đầu tư công vẫn tồn tại những thách thức quan
trọng cần phải giải quyết, bao gồm tình trạng dàn trải quá mức, hiệu suất còn hạn
chế trong hoạt động và phân bổ, yếu kém trong giám sát. Bên cạnh đó hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật còn cồng kềnh và chồng chéo, kể cả trong các luật mới
được ban hành và sửa đổi như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Luật
Xây dựng”. [16, tr 120]
77 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG HỒNG HẢI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
2
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG HỒNG HẢI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ
HÀ NỘI, năm 2018
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một nguồn lực tài chính
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của cả
nước cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này đóng vai trò chủ yếu trong đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương nên việc thực hiện chính sách quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được đặc biệt chú trọng.
Hàng năm, ngân sách nhà nước dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư XDCB và
tăng dần qua các năm (theo quy định mỗi địa phương phải tăng tối thiểu 10% vốn
XDCB tập trung). Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
nhà nước có xảy ra thất thoát, lãng phí. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, trong
đó có nguyên nhân hạn chế ở vấn đề thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản. Điều này đã được Kiểm toán nhà nước chỉ ra tại Báo cáo kiểm toán
quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 đó là: “Công tác phê duyệt chủ trương
đầu tư một số dự án chưa căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020 hoặc chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; còn tình trạng
phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục,
không phù hợp với quy hoạch vùng, không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng
lắp với dự án khác đã được phê duyệt, có trường hợp phê duyệt vượt định mức;
quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định
tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị
lớn; hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) của một số dự án chưa đầy đủ theo quy định;
phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu chưa đúng quy định; hồ sơ dự thầu (hồ
sơ đề xuất) của một số nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
quá trình chấm thầu vẫn còn sai sót; áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không
đúng quy định; công tác thương thảo, ký kết hợp đồng chưa bảo đảm theo quy định,
một số điều khoản hợp đồng ký kết còn thiếu chặt chẽ gây thất thoát NSNN; tiến độ
4
thực hiện tại một số dự án còn chậm so với kế hoạch ban đầu hoặc chậm được đưa
vào sử dụng làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư” [3, tr 1, 2]. Ngoài ra, theo Báo
cáo Đánh giá chi tiêu công Việt Nam (2017) do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ
Việt Nam khảo sát, đánh giá thì: “ Đầu tư công vẫn tồn tại những thách thức quan
trọng cần phải giải quyết, bao gồm tình trạng dàn trải quá mức, hiệu suất còn hạn
chế trong hoạt động và phân bổ, yếu kém trong giám sát. Bên cạnh đó hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật còn cồng kềnh và chồng chéo, kể cả trong các luật mới
được ban hành và sửa đổi như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Luật
Xây dựng”. [16, tr 120]
Quảng Nam nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, là tỉnh tự cân đối
ngân sách (từ năm 2017), có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển
kinh tế xã hội. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do tỉnh quản lý tăng dần qua các
năm, giai đoạn 2006-2010 là 12.325 tỷ đồng, chiếm 31,3% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội trên địa bàn, giai đoạn 2011-2015 là 22.853 tỷ đồng, chiếm 42,8% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội và dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2016-2020 là
28.421 tỷ đồng, tăng 19% so với giai đoạn 2011-2015. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa
quan trọng trong đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của địa
phương, cần phải được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, theo kết luận của Kiểm toán
nhà nước hàng năm và Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong giai đoạn vừa
qua việc thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước của tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến tình trạng đầu tư
còn dàn trải, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, gây lãng phí, thất thoát
nguồn vốn ngân sách nhà nước, nợ đọng xây dựng cơ bản còn cao nên việc nghiên
cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam là cần thiết để xác định những vấn đề
còn tồn tại trong thực hiện chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam.
Với mong muốn được vận dụng kiến thức đã học, cũng như từ thực tiễn công
tác của bản thân, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu cả về
5
lý luận lẫn thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản
lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong phạm vi toàn quốc như:
Luận văn thạc sĩ Chính sách công: “Giám sát nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị”, năm 2012 của tác giả Bùi Thị
Vân. Luận văn đã tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát
của HĐND cấp tỉnh đối với nguồn vốn đầu tư từ NSNN, trong đó có nêu lên một số
vấn đề lý luận liên quan đến việc giám sát, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Luận văn thạc sĩ Chính sách công: “Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ thực tiễn tỉnh Bình Định”, năm 2016 của tác giả Huỳnh Tân.
Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Bình Định. Luận văn đã nêu lên được một số
khái niệm có liên quan đến chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước và các bước thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng bản từ
ngân sách nhà nước nhưng chưa nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
chính sách và tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách.
Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”, năm
2017, của tác giả Nguyễn Duy Bách. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý
luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, nêu lên
các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản; phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước huyện Ba Vì,
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
6
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”, năm 2017,
của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận
cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở nước ta hiện
nay; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2016, chỉ ra
được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế chủ yếu để từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước của quận Hà Đông.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”, năm 2017 của tác giả
Phạm Thị Lệ. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án
đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN; đặc biệt đã đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN. Luận văn
đã đánh giá thực trạng đầu tư XDCB và công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du trong thời gian qua, đưa ra yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện,
đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Du.
Bài viết “Tiêu chí đánh giá hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà
nước cấp tỉnh” (2017) của tác giả Trần Vân Anh (Cục Kế hoạch và Đầu tư - Bộ
Công an), được đăng trên trang điện tử Bài viết
đã nêu lên được một số cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và xác
định đánh giá hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có ý
nghĩa to lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương cấp
tỉnh. Trong bài viết, tác giả đã đề xuất một số tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả vốn
đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương cấp tỉnh.
Như vậy đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước, chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước cũng như giám sát thực hiện các chính sách này, trong đó có một số
7
tài liệu nghiên cứu về tổ chức thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản tại một số tỉnh. Các tài liệu nêu trên đã khái quát được hệ thống cơ sở lý luận về
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB, các
bước tổ chức thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN; đồng thời
giải quyết được một số khía cạnh nhất định trong phân tích, đánh giá thực hiện
chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên
còn gặp phải một số giới hạn như: (1) Chưa nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện
chính sách gắn liền với việc triển khai, thi hành Luật Đầu tư công (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015), Luật Ngân sách nhà nước (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016), do đó các nghiên cứu chưa nêu và phân tích
đến vấn đề nợ đọng XDCB, xử lý nợ đọng XDCB, về thẩm tra, phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án; (2) Chưa phân tích, đánh giá đầy đủ về các bước trong tổ chức
thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN; (3) Chưa đề xuất tiêu chí
đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
NSNN; (4) Đối với các tài liệu về chính sách công, thì các nghiên cứu chủ yếu đánh
giá thực trạng dựa trên phân tích định tính, căn cứ theo các Báo cáo của UBND tỉnh
và Sở, ngành, các tác giả không tổ chức điều tra, khảo sát nên còn thiếu tính khách
quan trong đánh giá, thiếu tính định lượng. Và tính đến thời điểm tháng 4 năm
2018, tại tỉnh Quảng Nam chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về thực hiện chính
sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Do đó có thể nói
lĩnh vực nghiên cứu về thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
của tỉnh Quảng Nam vẫn còn khoảng trống tri thức cần nghiên cứu. Luận văn
“Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
của tỉnh Quảng Nam” mà học viên thực hiện có kế thừa một số cơ sở lý luận về vốn
đầu tư XDCB, quản lý vốn đầu tư XDCB, thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN, tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB, đồng thời
bổ sung làm rõ thêm các bước tổ chức thực hiện chính sách công nói chung cũng
như tổ chức thực hiện chính sách quản lý vốn ĐTXD từ NSNN nói riêng và phân
tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý vốn ĐTXD từ NSNN của
Quảng Nam từ năm 2011-2017 thông qua các báo cáo, số liệu của cơ quan nhà
8
nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán và điều tra khảo sát, phỏng vấn các cán bộ lãnh
đạo, chuyên viên đang công tác trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB của tỉnh,
đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách, nêu lên các nguyên nhân,
nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện chính sách quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong thời gian
qua, nêu lên các nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách và
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về chính sách công, chính sách quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và nội dung các bước thực
hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN của tỉnh Quảng Nam.
- Căn cứ từ thực tiễn và quan điểm về thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN, luận văn đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện
chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam, cụ thể là những vấn đề lý luận và thực tiễn
thực hiện các giải pháp và công cụ chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước dưới góc độ khoa học chính sách công.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2017.
- Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Quảng Nam.
9
- Nguồn vốn phân tích: vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách cấp tỉnh
và vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Quảng Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công và phương pháp
duy vật biện chứng, tập trung vào phân tích chu trình chính sách, đặc biệt ở giai
đoạn thực hiện chính sách. Phương pháp nghiên cứu chính sách công sẽ làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc ban hành và thực hiện chính sách quản lý
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng như việc đánh giá và hoàn thiện chính sách
hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn: được sử dụng để phỏng vấn, lấy ý kiến lãnh đạo
Sở, ngành, địa phương và chuyên viên theo dõi, tham mưu trực tiếp trong lĩnh vực
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở
Xây dựng, các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành và một số
phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện để làm rõ thêm thực trạng, các vấn đề vướng
mắc trong thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đề xuất các
giải pháp cần thiết, số lượng phỏng vấn là 60 người. Bảng điều tra được thiết kế
tổng cộng 9 câu hỏi, trong đó có 7 câu hỏi đóng và 2 câu hỏi mở, tập trung hỏi về
hiệu quả của tổ chức thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, nhận thức về tầm quan trọng thực hiện
chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB, sự kịp thời trong thực hiện chính sách, các
nhân tố ảnh hưởng. Thang câu hỏi đóng được thiết kế từ 4 đến 5 mức, tùy theo nội
dung cần thu thập dữ liệu để phân tích, đánh giá.
Công tác khảo sát được thực hiện thông qua việc tác giả trao đổi, phỏng vấn
trực tiếp với người được khảo sát để giải thích cụ thể về bảng câu hỏi và cam kết
với người được khảo sát là kết quả điều tra chỉ được dùng để phục vụ nghiên cứu
khoa học, không ảnh hưởng đến công việc đang thực hiện, không công bố công khai
danh tính, nội dung điều tra của từng người. Đối tượng được phỏng vấn đều là
10
những người đang công tác trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nên mẫu được
lựa chọn là phù hợp, kết quả trả lời sát với thực tiễn thực hiện chính sách quản lý
vốn đầu tư XDCB của tỉnh, có tính tin cậy cao. Nội dung kết quả phỏng vấn sẽ được
phân tích, đánh giá trong Chương 2 của Luận văn nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: qua các số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập,
phỏng vấn, tác giả tiến hành rà soát, tổng hợp, thống kê theo các tiêu chí đánh giá.
Phương pháp thống kê được sử dụng xuyên suốt trong Chương 2 để hệ thống hóa
các dữ liệu, giúp cho phân tích, làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được hiệu quả, chính xác hơn.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu: sau khi thu thập được các số
liệu cần thiết thì sẽ sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các nội dung liên
quan đến chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, đồng thời sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu và phân tích, đánh giá.
Trong phân tích có sử dụng hệ thống bảng biểu để so sánh, minh họa rút ra những
kết luận cần thiết trong việc phân tích, đánh giá.
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội dung cơ
bản của các thông tin đã thu thập được, luận văn sử dụng phương pháp quy nạp,
diễn dịch để đưa ra những đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách quản lý vốn
đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp liên quan.
- Số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là các số liệu thứ cấp, trích dẫn từ các
nguồn tài liệu công bố chính thức như số liệu thống kê, báo cáo của UBND tỉnh, Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, ngoài ra có sử dụng dữ liệu phân tích từ nguồn thu thập qua
phỏng vấn của tác giả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách và thực hiện chính
sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng chính sách quản lý quản lý vốn đầu tư XDCB
11
từ NSNN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN của tỉnh Quảng Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 03 Chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh
Quảng Nam.
12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công
1.1.1. Khái niệm chính sách công
Chính sách công thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, do đó khái
niệm về chính sách công phụ thuộc nhiều vào bản chất của nhà nước.
Ở Việt Nam, theo Từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Chính sách là
những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa...”. [10, tr 4]
Trong một số nghiên cứu về chính sách công, dịch vụ công, PGS.TS Lê Chi
Mai đã tổng kết khái niệm chính sách công với các nội hàm như sau: “Chủ thể ban
hành chính sách công là nhà nước. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước vừa là chủ
thể ban hành chính sách công, vừa là chủ thể ban hành chín