Luận văn Thực tiễn áp dụng luật thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta

Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách Nhà nước mà còn là một công cụ của Nhà nước để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế của mỗi nước chuyển sang một giai đoạn mới với những chủ trương, chính sách, định hướng sự phát triển kinh tế thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải được cải cách cho thích hợp. Nền kinh tế nước ta bước vào thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá đang dần phát triển. Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua luật thuế doanh thu ngày 30/06/1990 nhằm thay thế một số loại thuế trước đó để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế và sự bình đẳng, công bằng về chính sách động viên thuế giữa những người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước. Qua một thời gian thực hiện, thuế doanh thu đã bộc lộ những nhược điểm như tính chồng chéo, trùng lặp, có nhiều mức thuế suất, thuế quan nhập khẩu không ổn định gây thất thu cho ngân sách quốc gia, hệ thống thuế không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Trước sự đòi hỏi khách quan đó, Luật thuế GTGT được Chính phủ và Bộ Tài Chính nghiên cứu ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 không những là một đòn bẩy chiến lược hạn chế nhược điểm của luật thuế doanh thu và hệ thống thuế cũ mà còn vì những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, thích ứng với sự đòi hỏi của nền kinh tế, của quá trình hội nhập trong khu vực và quốc tế trong thời kỳ mới. Nhằm hiểu sâu hơn về một chính sách thuế mới của Nhà nước, cũng như để thấy được những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chính là những lý do mà em chọn đề tài này để nghiên cứu.

pdf51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực tiễn áp dụng luật thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Thực tiễn áp dụng luật thuế GTGT ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật thuế GTGT ở nước ta 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách Nhà nước mà còn là một công cụ của Nhà nước để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế của mỗi nước chuyển sang một giai đoạn mới với những chủ trương, chính sách, định hướng sự phát triển kinh tế thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải được cải cách cho thích hợp. Nền kinh tế nước ta bước vào thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá đang dần phát triển. Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua luật thuế doanh thu ngày 30/06/1990 nhằm thay thế một số loại thuế trước đó để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế và sự bình đẳng, công bằng về chính sách động viên thuế giữa những người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước. Qua một thời gian thực hiện, thuế doanh thu đã bộc lộ những nhược điểm như tính chồng chéo, trùng lặp, có nhiều mức thuế suất, thuế quan nhập khẩu không ổn định gây thất thu cho ngân sách quốc gia, hệ thống thuế không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế... Trước sự đòi hỏi khách quan đó, Luật thuế GTGT được Chính phủ và Bộ Tài Chính nghiên cứu ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 không những là một đòn bẩy chiến lược hạn chế nhược điểm của luật thuế doanh thu và hệ thống thuế cũ mà còn vì những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, thích ứng với sự đòi hỏi của nền kinh tế, của quá trình hội nhập trong khu vực và quốc tế trong thời kỳ mới. Nhằm hiểu sâu hơn về một chính sách thuế mới của Nhà nước, cũng như để thấy được những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chính là những lý do mà em chọn đề tài này để nghiên cứu. Về bố cục nội dung, đề tài được chia làm ba chương nhỏ: 3 Chương I: Một số nội dung chung về thuế GTGT Chương II: Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở nước ta. Chương III: Thực tiễn áp dụng luật thuế GTGT ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật thuế GTGT ở nước ta. CHƯƠNG I: MỘT SỐ NỘI DUNG CHUNG VỀ THUẾ GTGT I./ Khái niệm thuế giá trị gia tăng. Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Giá trị gia tăng (GTGT) là giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, được xác định làm căn cứ tính thuế GTGT. II./ Quá trình ra đời và phát triển của thuế GTGT trên thế giới Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu và áp dụng từ sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Thuế doanh thu được áp dụng ở Pháp từ năm 1917. Thời kỳ đầu, thuế doanh thu chỉ đánh ở giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá (khâu bán lẻ), với thuế suất rất thấp. Đầu năm 1920, thuế doanh thu được điều chỉnh, đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất. Trong thực tế, cách đánh thuế này đã phát sinh nhược điểm về tính chất trùng lắp. Nói cách khác, quá trình sản xuất ra sản phẩm càng qua nhiều khâu thì thuế càng cao và thuế chồng lên thuế. Để khắc phục nhược điểm này, năm 1936, Pháp đã cải 4 tiến thuế doanh thu qua hình thức đánh thuế một lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất (tức là khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu). Như vậy, việc đánh thuế độc lập, một lần với độ dài của quá trình sản xuất, khắc phục được hiện tượng đánh thuế trùng lắp trước đó. Tuy nhiên, chính sách thuế này lại phát sinh nhược điểm là việc thu thuế bị chậm trễ so với trước vì chỉ khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu Nhà nước mới thu được thuế... Qua nhiều lần sửa đổi, bổ xung, thuế doanh thu vẫn còn nhược điểm nổi bật là thuế thu chồng chéo, trùng lắp... Đến năm 1954, Chính phủ Pháp đã ban hành loại thuế mới với tên gọi là thuế giá trị gia tăng, theo tiếng Pháp là TAXE SUR LA VALUER AJOUTEE (được viết tắt là T.V.A). Lúc đầu, TVA được ban hành để áp dụng trước đối với ngành sản xuất, chủ yếu nhằm hạn chế việc thu thuế chồng chéo qua nhiều khâu trong lĩnh vực công nghiệp, với thuế suất đồng loạt là 20% và chỉ khấu trừ thuế ở khâu trước đối với nguyên vật liệu. Quá trình thống nhất hoá Châu Âu được thúc đẩy vào những năm 50 đã có tác dụng thuận lợi để TVA được nhanh chóng triển khai ở các nước khác. Đến năm 1966, trong xu hướng cải tiến hệ thống thuế “đơn giản và hiện đại” chung ở Châu Âu, TVA được ban hành chính thức để thay thế một số sắc thuế gián thu. Từ năm 1978, theo yêu cầu điều hoà luật pháp của các nước thành viên Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), nước Pháp điều chỉnh lại luật tài chính, trong đó có phần quan trọng liên quan đến TVA. Năm 1986, TVA ở Pháp được áp dụng rộng rãi đối với tất cả các ngành nghề sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ, nhằm đáp ứng hai mục tiêu quan trọng: Bảo đảm số thu kịp thời, thường xuyên cho ngân sách Nhà nước và khắc phục tình trạng thu thuế trùng lắp của thuế doanh thu. Về tên gọi, có nhiều nước gọi là thuế giá trị gia tăng, điển hình là Pháp, Anh, Thuỵ Điển... Một số nước gọi là thuế hàng hoá và dịch vụ như Canada, New Zealand ... Ở Phần Lan, Áo, Đức vẫn dùng tên gọi cũ là thuế doanh thu, với quan điểm cho rằng, đây không phải là sắc thuế mới mà bản chất vẫn như thuế doanh 5 thu cũ, chỉ thay đổi nội dung, biện pháp thu. Mặt khác, các nước này còn có lập luận cho là đối với hàng nhập khẩu, thuế GTGT đánh trên trị giá hàng nhập, nên không có ý nghĩa là thuế đánh trên giá trị tăng thêm nữa... Một số nước sử dụng thuế GTGT không chỉ để thay thế các loại thuế gián thu với nhiều nhược điểm, mà còn nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước (như Chi Lê, Đan Mạch...). Một số nước coi loại thuế này như một nguồn thu mới, cho phép giảm hoặc huỷ bỏ một số sắc thuế khác. Hiện nay, thuế GTGT được đánh giá như một nguồn thu đang nổi lên, kết hợp với tăng tiêu dùng, đã trở thành một yếu tố quan trọng trong tổng số thu của các nước đang sử dụng loại thuế này. Nhiều nước đã xác định là số thu của họ trong năm đầu áp dụng thuế GTGT đã đem lại kết quả cao hơn thuế doanh thu trước đó. Ở Indonesia, thuế GTGT thu ở khâu sản xuất, chế biến, trong năm đầu áp dụng đã bảo đảm số thu tăng gần 45% so với mục tiêu đề ra, căn cứ theo tài liệu của thuế doanh thu. Ở các nước Áo, Chi Lê, Đan Mạch, Pháp, Ma Rốc, Pêru, trong năm đầu áp dụng, thuế GTGT cũng đã tăng khoảng 20% so với thuế doanh thu cũ, mặc dù lúc đó, hệ thống quản lý chưa được hoàn chỉnh. III./ Những điểm giống nhau và khác nhau giữa thuế GTGT và thuế doanh thu a. Những điểm giống nhau Thuế GTGT và thuế doanh thu đều là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ. Thuế này do người sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nộp cho Nhà nước, nhưng thực chất người tiêu dùng là người chịu thuế. Nhà doanh nghiệp đóng vai trò là người thu hộ thuế cho Nhà nước, họ đã cộng số thuế gián thu phải nộp vào giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ để người tiêu dùng trả, nên họ phải nộp đầy đủ số thuế thu hộ này vào ngân sách Nhà nước. 6 Thuế gián thu bảo đảm cho mọi người có thể tự do lựa chọn hàng hoa, quyết định tiêu dùng để chịu thuế cao hay thấp tuỳ thuộc vào túi tiền, sở thích của mình. Thuế tránh được mối quan hệ trực tiếp giữa người tiêu dùng là người chịu thuế với cơ quan thuế nên có phần dễ thu hơn thuế trực thu. Về mặt quản lý, thuế GTGT và thuế doanh thu không quan tâm đến các khoản chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, nên chi phí quản lý có phần thấp hơn thuế trực thu. b. Những điểm khác nhau: - Thuế GTGT chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông. Nhưng thuế doanh thu lại đánh trên toàn bộ doanh thu của sản phẩm, qua mỗi lần chuyển dịch từ sản xuất đến lưu thông. - Thuế GTGT có khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước. Thuế doanh thu không khấu trừ thuế đã nộp ở giai đoạn trước. - Tổng số thuế GTGT thu đối với từng sản phẩm không phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; dù các công đoạn sản xuất, kinh doanh được chuyên môn hoá cao, tập trung ở một doanh nghiệp hay phân chia cho nhiều doanh nghiệp, tổng số thuế thu được vẫn bằng nhau. Ngược lại, số thuế doanh thu đối với từng sản phẩm phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Sản phẩm hàng hoá càng trải qua nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông thì tổng số thuế thu đối với từng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu càng cao. - Thuế GTGT thường có số lượng thuế suất ít hơn thuế doanh thu, nên có phần đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện hơn thuế doanh thu. IV. Ưu, nhược điểm của thuế GTGT. 7 a. Ưu điểm chủ yếu của thuế GTGT: - Tránh được hiện tượng đánh thuế chồng lên thuế, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. - Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá, hoặc được cung ứng dịch vụ, nên có thể tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. - Thuế tính trên giá bán hàng hoá, dịch vu, nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu. - Thuế được hoàn đối với hàng xuất khẩu nên có tác dụng giảm chi phí, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cành tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. - Thuế GTGT kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo vệ sản xuất, kinh doanh hàng nội địa. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng vối hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. Ở khâu bán lẻ, thường xảy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không cần đòi hoá đơn, vì đối với họ không còn xảy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều. - Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế. Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế GTGT, 8 cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế. Từ đó tạo được tâm lý và cơ sở pháplý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế đối với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế GTGT cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải lập và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ, nên việc thu thuế tương đối sát với thực tế hoạt động kinh doanh. - Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm. Nhìn chung trong các sắc thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế như tạo được nguồn thu lớn cho NSNN, đơn giản... b. Nhược điểm chủ yếu của thuế GTGT: - Chi phí về quản lý, thu thuế GTGT rất tốn kém. Để thực hiện tốt thuế GTGT, công tác ghi chép hoá đơn, sổ sách kế toán của người nộp thuế phải rõ ràng, minh bạch. Trên thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp vừa và lớn thuộc mọi thành phần kinh tế đều làm tốt công tác này. Do đó, hầu hết các nước đang thực hiện thuế GTGT đều phải sử dụng máy vi tính để đảm bảo chống thất thu thế đạt hiệu quả và quản lý thu thuế được thuận lợi. Nếu không theo dõi và quản lý thuế chặt chẽ, dễ xảy ra tình trạng phải hoàn thuế nhiều hơn là thu thêm được thuế. - Thuế GTGT có ít thuế suất nên người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải nộp thuế giống nhau, thuế mang tính luỹ thoái. Tỷ lệ động viên qua thuế GTGT với người có thu nhập thấp lại lớn hơn tỷ 9 lệ động viên đối với người có thu nhập cao, thuế không bảo đảm yêu cầu công bằng trong chính sách động viên giữa người nghèo và người giàu. Ở Mỹ, người ta đã tính thử, với thuế suất đồng loạt là 10% thì người nghèo phải nộp thuế này đến 14,20% thu nhập... Để khắc phục phần nào nhược điểm về tính luỹ thoái của thuế GTGT, một số nước không đánh thuế hoặc đánh thuế với thuế suất thấp đối với mặt hàng hoặc dịch vụ thiết yếu cho đời sống nhân dân, như lương thực, thực phẩm, thuốc thông thường, quần áo, đồ dùng học tập... - Giữa lý luận và thực tế, thuế GTGT cũng có những điểm chưa được nhất quán. thuế GTGT đánh trên phần giá trị tăng thêm nhưng đối với một số ngành dịch vụ (như phục vụ, sửa chữa, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học) cách đánh thuế và khấu trừ thuế GTGT như thế nào là hợp lý? Đối với tài sản cố định, mức khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào thế nào là thoả đáng... - Thuế GTGT có ưu điểm là tính trung lập rất cao đồng thời lại cũng có nhược điểm là thiếu linh hoạt, mềm dẻo, không thật thích hợp với nền kinh tế mới, bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. 10 CHƯƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ GTGT Ở NƯỚC TA I.Đối tượng đánh thuế và đối tượng nộp thuế 1/ Đối tượng đánh thuế Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT của nhà nước quy định đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Hàng hoá chịu thuế GTGT bao gồm: - Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng trong nước. - Hàng hoá, dịch vụ được nhập khẩu để tiêu dùng trong nước. - Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng nội bộ. - Hàng hoá, dịch vụ được mua, bán dưới mọi hình thức, bao gồm cả trao đổi bằng hiện vật (không thanh toán bằng tiền). Hiện nay, luật thuế GTGT ở nước ta quy định danh mục 26 loại hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT. Những hàng hoá, dịch vụ này thường có một trong các tính chất sau: 1/ Là sản phẩm của một số ngành đang còn khó khăn, cần khuyến khích, tạo điều kiện phát triển như: sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối, tưới tiêu nước phục vụ nông nghiêp; thiết bị, máy móc nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được; chuyển giao công nghệ... 2/ Các hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận hoặc thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo: Vũ khí, khí tài phục vụ anh ninh, quốc phòng; bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh; duy tu, sửa chữa các công trình văn hoá nghệ thuật, công trình công cộng; một số hàng hoá nhập khẩu có tính chất viện trợ, quà tặng từ nước ngoài... 3/ Một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất, cộng đồng, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như: dịch vụ y tế, văn hoá, 11 giáo dục, đào tạo, thông tin đại chúng, vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt... Tổ chức, cá nhân mua, bán, nhập khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ này ở khâu không chịu thuế GTGT. 2/ Đối tượng nộp thuế Là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt nam, không phân biệt nghành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu). II. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 1/ Giá tính thuế Giá tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau: 1. Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT. 2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu; giá nhập khẩu tại cửa khẩu là căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về tính thuế hàng hoá nhập khẩu. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế đã được miễn, giảm. Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt nam, giá chưa có thuế GTGT được xác định theo hợp đồng; 12 trường hợp là hợp đồng không xác định cụ thể số thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán trả cho phía nước ngoài. 3. Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Đối với hàng xuất chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT. 4. Hoạt động cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển; máy móc thiết bị v.v... Giá tính thuế gt là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế GTGT tính trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước bao gồm cả chi trả dưới hình thức khác như cho thuê nhà có thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê. 5. Đối với hàng hoá bản theo phương thức trả góp, giá tính thuế tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp, không tính theo số tiền trả góp từng kỳ). 6. Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế, bao gồm tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công. 7. Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt trang, thiết bị cho các công trình xây dựng (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu vật tư, nguyên liệu) giá tính thuế GTGT là giá XD, lắp đặt chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và tiến độ hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao. 13 Đối với hoạt động xây dựng một công trình, hạng mục công trình có nhiều đơn vị tham gia xây dựng, theo hình thức ký hợp đồng trực tiếp với chủ công trình hoặc nhận thầu lại thông qua nhà thầu chính thì từng nhà thầu phải tính, nộp thuế đối với phần giá trị công trình nhận thầu. 8. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng như đại lý mua, bán hàng hoá, đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu hưởng hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí tổn nào mà cơ sở thu được từ việc thực hiện các hoạt động này. Hàng hoá do đại lý bán ra vẫn phải tính thuế GTGT trên giá bán ra. Đối với đại lý mua hoặc bán hàng hoá theo đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ hưởng hoa hồng, hoa hồng chi cho đại lý được hạch toán vào chi phí của bên chủ hàng thì bên dại lý không phải nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động mua hoặc bán hàng hoá này. Thuế GTGT hàng hoá bán ra do chủ hàng kê khai, nộp. Đối với đại lý uỷ thác mua hoặc nhập khẩu hàng hoá khi xuất trả hàng cho chủ hàng, bên đại lý uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT và ghi thuế GTGT đầu ra của hàng xuất trả theo đúng số thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng mua (nếu có thuế). Đối với đại lý uỷ thác xuất khẩu: bên nhận uỷ thác phải sao gửi choa bên chủ hàng tờ khai hàng xuất khẩu có xác nhận của Hải quan về hàng thực tế đã xuất khẩu để bên chủ hàng kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng hoá thực tế đã x
Luận văn liên quan