Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX khẳng định mục tiêu tổng quát chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 là “đưa nước ta thoát khỏi tình trạng
kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân,
tạo nền tảng đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại hóa ”. Để đạt được mục tiêu đó thì vai trò của giáo dục và khoa học
công nghệ là quyết định và nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Mới đây,
phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng đã
triển khai các giải pháp mang tính đột phá giai đoạn 2007 – 2010, trong đó nhấn
mạnh đến việc chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo, phân cấp và quản lý theo tiêu
chí chất lượng. Như vậy công tác quản lý đóng một vai trò không nhỏ trong việc
thực hiện mục tiêu chiến lược là phát triển giáo dục ở nước ta.
121 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu trưởng trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Lê Hương
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Lê Hương
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh,
phòng Sau Đại học và các phòng chức năng liên quan; các thầy
cô khoa Tâm lý Giáo dục của trường đã tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi học tập và nghiên cứu;
- Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ, Phòng Giáo
dục và Đào tạo quận Ninh Kiều, quý thầy cô Ban giám hiệu,
tập thể giáo viên, học sinh, quý vị phụ huynh học sinh các
trường THCS Đoàn Thị Điểm, THCS Tân An, THCS Lương
Thế Vinh, THCS Thới Bình, THCS Trần Ngọc Quế, và THCS
An Hòa 1 đã tạo điều kiện, hỗ trợ và cung cấp các thông tin, tài
liệu nghiên cứu luận văn cho chúng tôi;
- Bạn bè, gia đình và những người đã giúp đỡ tác giả thực hiện
luận văn;
- Đặc biệt, xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô,
TS Nguyễn Thị Bích Hồng, đã dành nhiều thời gian, công sức
tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả,
Nguyễn Lê Hương
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX khẳng định mục tiêu tổng quát chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 là “đưa nước ta thoát khỏi tình trạng
kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân,
tạo nền tảng đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại hóa ”. Để đạt được mục tiêu đó thì vai trò của giáo dục và khoa học
công nghệ là quyết định và nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Mới đây,
phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng đã
triển khai các giải pháp mang tính đột phá giai đoạn 2007 – 2010, trong đó nhấn
mạnh đến việc chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo, phân cấp và quản lý theo tiêu
chí chất lượng. Như vậy công tác quản lý đóng một vai trò không nhỏ trong việc
thực hiện mục tiêu chiến lược là phát triển giáo dục ở nước ta.
Quản lý là một công tác không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào vì chính
nó quyết định sự thành công và việc đạt được mục tiêu của một tổ chức. Quản lý là
một chu trình bao gồm các bước căn bản là: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
tra đánh giá và điều chỉnh. Kiểm tra là một mắt xích trong chu trình đó. Quản lý mà
buông lỏng kiểm tra sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động chung của toàn đơn vị,
đồng thời cũng thể hiện sự yếu kém về năng lực của nhà quản lý. Trong quản lý
giáo dục, việc quản lý hoạt động dạy của thầy và học của trò là một trong những nội
dung thiết yếu. Thông qua kiểm tra hoạt động sư phạm sẽ giúp hiệu trưởng có được
những thông tin quan trọng về năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, tư cách đạo
đức của giáo viên cùng chất lượng học tập, tình hình học sinh của đơn vị mà mình
đang quản lý, từ đó người hiệu trưởng sẽ có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và hợp lý
nhằm đưa đơn vị mình đi vào hoạt động một cách ổn định và phát triển hơn.
Trong giai đoạn hiện nay của đất nước, ngành giáo dục đang thực hiện việc
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học theo hướng tích cực “lấy
người học làm trung tâm” và đổi mới sách giáo khoa - giáo trình. Đồng thời các nhà
quản lý giáo dục đang tập trung nâng cao năng lực quản lý mà trong đó chú trọng
đến công tác kiểm tra hoạt động dạy học nhằm nắm được thực trạng chất lượng học
sinh hiện nay trong nhà trường, tìm nguyên nhân để khắc phục “căn bệnh thành
tích”, xóa bỏ hiện tượng ngồi nhầm lớp của học sinh. Đồng thời qua đó các nhà
quản lý cũng đánh giá được năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên để có biện
pháp nâng cao tay nghề, chuẩn hóa cho đội ngũ này và từng bước đưa đơn vị mình
đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Hiện nay, công tác kiểm tra hoạt động dạy học ở các cấp học của Cần Thơ
nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng, đang được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ
đạo thực hiện theo tinh thần đổi mới. Việc đổi mới cơ chế và phương thức quản lý
giáo dục theo hướng phân cấp hợp lý là nhằm phát huy được tiềm năng, sức sáng
tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các trường. Thông qua công tác kiểm
tra đánh giá bằng các biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ nâng cao được chất lượng giáo
dục, đạt được các mục tiêu mà ngành đã đề ra. Trong các báo cáo tổng kết hàng
năm về công tác thanh - kiểm tra, Phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều đã chỉ ra những
hạn chế như vẫn có nơi chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra
nội bộ trường học nên còn buông lơi việc kiểm tra, hoặc kiểm tra đánh giá chung
chung, chiếu lệ... Có những nơi còn chạy theo thành tích đã làm thay đổi kết quả,
che đậy những yếu kém, tô hồng thành tích. Điều đó đã cho thấy chất lượng thực
chất của việc dạy và học ở một số trường chưa được khả quan. Bên cạnh đó hoạt
động này vẫn chưa được thống nhất đồng đều theo một tiêu chí chung cho tất cả các
trường nên chưa có sự “đều tay” khi đánh giá chất lượng giáo dục ở mỗi trường.
Chính vì vậy cần có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc kiểm
tra đánh giá hoạt động dạy học, có những giải pháp khắc phục các nhược điểm
nhằm làm cho công tác này được thuận lợi, có tác dụng thiết thực và đạt hiệu quả
hơn.
Việc kiểm tra hoạt động dạy học là một vấn đề được nhiều người quan tâm vì
đây là một trong những công tác chính trong hoạt động của nhà trường. Đã có nhiều
đề tài nghiên cứu về công tác này ở các cấp học, các địa phương, nhưng đối với
quận Ninh Kiều thì vấn đề này còn hoàn toàn mới mẻ.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Thực trạng kiểm tra hoạt động
dạy học trên lớp của hiệu trưởng trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ” với hy vọng đóng góp cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục
của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng việc kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu trưởng
trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý của hiệu trưởng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận Ninh Kiều, TP
Cần Thơ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu trưởng trường trung
học cơ sở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
4. Giả thuyết khoa học
Theo nhìn nhận của tác giả, việc kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của
hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nhìn chung
đang có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như việc
lập kế hoạch kiểm tra còn chung chung, chưa cụ thể và kiểm tra còn nặng tính hình
thức, thiếu hiệu quả. Nguyên nhân của các hạn chế này có thể là do các nhà quản lý
trường học còn quản lý theo “kinh nghiệm”, chưa nhận thức đúng rằng kiểm tra là
một chức năng chính của quản lý chứ không phải là biện pháp hỗ trợ cho quản lý.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Phân tích cơ sở lý luận về công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp
của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở .
5.2. Khảo sát thực trạng việc kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của hiệu
trưởng trường trung học cơ sở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, từ đó làm rõ
nguyên nhân của thực trạng này.
5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động
dạy học ở các trường THCS quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
- Dựa trên quan điểm lịch sử để tìm hiểu sự phát triển và quy luật của vấn đề.
- Dựa trên quan điểm hệ thống cấu trúc để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.
- Dựa trên quan điểm thực tiễn để làm rõ thực trạng mà đề tài đề cập đến.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích và tổng hợp lý thuyết):
tham khảo các tài liệu, văn bản của Nhà Nước, của ngành; các quy chế, điều lệ có
liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát sư phạm: dự giờ, dự họp tổ chuyên môn, đánh giá thi đua,...
- Điều tra giáo dục: trưng cầu ý kiến, điều tra bằng phiếu (bảng hỏi dành cho
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh).
- Phỏng vấn, trò chuyện để khảo sát nguyên nhân, tham khảo giải pháp.
6.2.3. Phương pháp thống kê: xử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu kết
quả điều tra.
7. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp
của hiệu trưởng ở 6/10 trường THCS, cụ thể là các trường: Đoàn Thị Điểm, Lương
Thế Vinh, Tân An, Trần Ngọc Quế, Thới Bình, và An Hòa 1; không nghiên cứu các
hoạt động khác ở những trường này.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC KIỂM TRA
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP CỦA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu liên quan đến việc kiểm tra trong
quản lý và hoạt động dạy học trên thế giới
1.1.1.1. Trong hoạt động quản lý
Hoạt động quản lý là một hoạt động lâu đời nhưng lý thuyết về khoa học
quản lý lại mới xuất hiện trong xã hội hiện đại. Cho đến cuối thế kỷ 19, các nghiên
cứu và lý thuyết về khoa học quản lý còn rất mờ nhạt, chưa có một công trình tổng
hợp nào về nguyên tắc và kỹ thuật quản lý một cách đầy đủ. Trong giai đoạn này,
nhiều nhà nghiên cứu đã đã khái quát được các chức năng quản lý mà kiểm tra là
một trong những chức năng đó:
- F.W.Taylor là một trong những người đầu tiên đã đặt nền tảng cho các lý
thuyết quản lý hành chính, như: sự phân biệt rõ quyền hành và trách nhiệm, phân
biệt giữa hoạch định và hoạt động cụ thể, tổ chức các bộ phận chức năng, sử dụng
tiêu chuẩn để kiểm tra. Năm 1911, với tác phẩm “Các nguyên tắc quản lý một cách
khoa học”, ông đã đưa ra “hệ thống giám sát theo chức năng” để áp dụng vào quá
trình điều hành của nhà quản trị trong sản xuất. Quan điểm của ông chỉ xem kiểm
tra như một biện pháp của quyền lực để giúp cho các quản đốc “điều hành tiến độ
sản xuất, theo dõi thời gian và thao tác, duy trì kỷ luật” [12, tr.44]
- Bằng các nghiên cứu thực tiễn và lý luận, Henrry Fayol đã đưa ra các
nguyên tắc quản lý, qua đó ông nhấn mạnh rằng để thành công các nhà quản lý cần
hiểu rõ các chức năng quản lý cơ bản như hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra.
Tuy nhiên ông không bàn sâu vào các chức năng này (trong đó có việc kiểm tra) mà
chỉ tập trung cho việc áp dụng các nguyên tắc quản lý nhất định.
Kiểm tra trong hoạt động quản lý đã được nhiều tác giả sau này nghiên cứu
chuyên sâu hơn, đầy đủ các vấn đề hơn. Trong các công trình nghiên cứu về lý
thuyết khoa học quản lý, các tác giả đều đã có hẳn những chương mục rõ ràng bàn
về mọi khía cạnh của vấn đề kiểm tra trong quản lý hoặc có những nghiên cứu riêng
về kiểm tra trong quản lý, như Robert J. Mockler với tác phẩm “Diễn trình kiểm tra
quản trị” (The Management Control Process). Trong đó tác giả đã đưa ra khái niệm:
“Kiểm tra là một nỗ lực có hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những thành
tựu thực hiện với định mức đã đề ra và để bảo đảm rằng những nguồn lực đã và
đang được sử dụng có hiệu quả nhất, để đạt mục tiêu của đơn vị” [12, tr.287]. Các
tác giả Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich trong tác phẩm “Những
vấn đề cốt yếu của quản lý” đã đưa ra những vấn đề sau:
- Mục đích kiểm tra nhằm “đo lường và chấn chỉnh sự hoạt động các bộ phận
cấp dưới để tin chắc rằng các mục tiêu và các kế hoạch để đạt mục tiêu này đã và
đang được hoàn thành”. [24, tr. 541]
- Quá trình kiểm tra cơ bản: xây dựng các tiêu chuẩn, đo lường việc thực
hiện, điều chỉnh sai lệch.
- Phân cấp trong kiểm tra: việc kiểm tra còn thay đổi theo từng cấp bậc của
các nhà quản lý và họ phải có trách nhiệm đối với việc thực thi các kế hoạch. Công
việc kiểm tra cần phải được thiết kế theo các kế hoạch, các chức vụ, theo cá nhân
các nhà quản lý và theo cá tính của họ
- Nguyên tắc: khi kiểm tra cần vạch rõ những chỗ khác biệt tại các điểm thiết
yếu; kiểm tra cần phải khách quan, linh hoạt phù hợp với bầu không khí của tổ
chức, phải tiết kiệm và phải dẫn đến tác động điều chỉnh.
- Văn hóa kiểm tra: phương Đông chú trọng đến hình thức tự kiểm tra, mang
tính giúp đỡ nhau sửa chữa khuyết điểm, hoàn thành công việc tập thể trong khi
phương Tây và Bắc Mỹ lại chú trọng đến việc bộ phận này kiểm tra bộ phận khác
nhằm đảm bảo công việc đạt được mục tiêu của tổ chức và đánh giá cá nhân.
Trong hoạt động chính trị, nhiều nhà lãnh đạo cũng đã xem công tác kiểm
tra như một công cụ để đảm bảo cho việc “giữ gìn kỷ cương, phát huy sức mạnh của
nhà nước, chỉnh đốn lại công việc” (V.I.Lênin). Trong bài báo cáo tổng kết của Ban
chấp hành Trung ương Đảng cộng sản (B) toàn Liên Xô tại Đại hội Đảng lần XVII,
năm 1934, Xtalin đã nhắc đến tầm quan trọng của công tác kiểm tra: “Tổ chức tốt
công tác kiểm tra việc chấp hành, đó là một ngọn đèn pha cho phép bất kỳ lúc nào
soi sáng được tình hình hoạt động của bộ máy (...) Ta có thể nói chắc rằng chín
phần mười những khuyết điểm và thiếu sót của chúng ta đều là do thiếu tổ chức
đúng đắn công tác kiểm tra việc chấp hành mà ra ”.
Như vậy, các lý thuyết về vấn đề kiểm tra trong quản lý ngay từ đầu đã được
nhiều người quan tâm nghiên cứu, từ đơn giản chỉ ra đó là một chức năng trong
quản lý đến chuyên môn hóa thành một lý thuyết chung về kiểm tra. Các lý thuyết
đó theo những quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn thống nhất rằng kiểm
tra là chức năng không thể thiếu của nhà quản lý mà nhờ có nó có thể đạt được hiệu
quả cao trong điều hành công việc chung. Tất cả các lý thuyết này đều được các nhà
quản lý lựa chọn để áp dụng vào công tác chuyên môn riêng của mình.
1.1.1.2. Trong hoạt động giáo dục
Những lý thuyết nền tảng về khoa học quản lý đã giúp cho các nhà giáo dục
học xây dựng nên lý thuyết khoa học về quản lý giáo dục, đồng thời tạo tiền đề
thuận lợi cho việc nghiên cứu hoạt động kiểm tra trong nhà trường. Trong các công
trình nghiên cứu đó, các tác giả cũng đều khẳng định kiểm tra là một chức năng cơ
bản của công tác quản lý nhà trường. Có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm tra
hoạt động dạy học như:
- Kiểm tra để đánh giá theo mục tiêu dạy học, theo tiêu chí hay hướng vào
mục đích yêu cầu của chương trình giảng dạy là phổ biến và giữ vai trò chủ đạo so
với cách sử dụng chuẩn trung bình của nhóm để kiểm tra. Việc kiểm tra hoạt động
dạy học từng bước được cụ thể hóa theo các cấp: chung, bộ phận, cụ thể. Ngay từ
thế kỷ 19, nhiều nhà giáo dục học cũng đã đưa ra các hình thức kiểm tra trong dạy
học, như O.W.Caldwell và S.A.Courtis đã có kế hoạch áp dụng hình thức kiểm tra
theo tinh thần đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy như các bài trắc nghiệm (test)
hiện nay từ năm 1845; hay Truman Lee lại quan tâm đến các bộ thang đo (scale
book) mà một hiệu trưởng người Anh, Fischer, tạo ra vào năm 1864 để đánh giá
thành tích và chất lượng dạy học trong các môn chính tả, số học, tập đọc và ngữ
pháp. Nhà giáo dục học Hoa Kỳ, Ralph Tyler, vào những năm 20 – 30 của thế kỷ
trước đã chú ý nhấn mạnh hơn tầm quan trọng, cách tiến hành việc đánh giá giáo
dục và đưa ra định nghĩa về đánh giá giáo dục: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá
trình xác định mức độ thực hiện được của các mục tiêu trong các chương trình giáo
dục.” [31, tr.11-12] Việc đánh giá học sinh cũng là quá trình xác định mức độ thay
đổi hành vi của học sinh vì mục tiêu giáo dục là nhằm tạo ra các thay đổi trong hành
vi của học sinh.
- Kiểm tra để đo lường hiệu quả dạy học. Nhà bác học Hoa Kỳ Rice đã đưa
ra một luận điểm quan trọng mà ngày nay vẫn còn có giá trị thực tiễn là cần phải
“đo tính hiệu quả dạy học” [34, tr.29-30]. Kiểm tra phải hướng đến hiệu quả đào
tạo, chất lượng giáo dục. Makarenco, nhà giáo dục học Xô Viết cho rằng tính hiệu
quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào sự kiểm tra việc tiến hành công tác đã có
hiệu quả đến đâu. Sự kiểm tra cần thiết cho việc tìm hiểu hiệu quả quá trình giáo
dục, chất lượng hoạt động của các giáo viên và trình độ của học sinh. Hiệu quả
kiểm tra phụ thuộc vào việc tổ chức rõ ràng, lập kế hoạch, phân công đúng đắn
trách nhiệm, sự thay thế lẫn nhau và lựa chọn thời gian thích hợp dành cho việc
kiểm tra. [28, tr.9].
- Kiểm tra dạy học là để điều chỉnh và cần tiến hành theo quy trình. Tác giả
Robert F.Mager người Pháp đã nhận định việc kiểm tra đánh giá là việc nhìn nhận
tình hình học sinh và giáo viên để có kế hoạch cho công việc tiếp theo và giúp cho
học sinh tiến bộ. Tác giả M.I.Kondakov trong bài “Cơ sở khoa học của quản lý giáo
dục” đã cho rằng kiểm tra trong giáo dục không phải là sự soát xét mà là sự kiểm tra
nghiên cứu, sự phân tích công tác sâu sắc. Điều đó cho thấy chính nhờ kiểm tra
người lãnh đạo đi sâu vào bản chất của quá trình sư phạm, hiểu rõ mọi kế hoạch,
cách tổ chức, thực hiện kế hoạch đó đã đạt được hiệu quả như thế nào, những bất
cập, thiếu sót nào cần điều chỉnh... Cũng từ những yêu cầu của công tác quản lý
trường học nói chung và việc thực hiện các chức năng kiểm tra nói riêng,
M.I.Kondakov đã nêu ra phong cách và phương pháp công tác của người lãnh đạo
nhà trường, đồng thời nêu lên những phẩm chất và năng lực cần thiết để tiến hành
kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp một cách hiệu quả. Tác giả N.A.Subin khi bàn
về công tác kiểm tra nội bộ trường học, đã chú ý đến việc phân cấp quản lý trong
kiểm tra và vai trò của lực lượng kiểm tra trong các bước tiến hành kiểm tra. Sự
phân cấp đó định ra chế độ làm việc hợp lý cùng năng lực, phẩm chất của những
người kiểm tra để từ đó có sự giao nhiệm vụ và nhận trách nhiệm của lực lượng
kiểm tra. [19, tr. 200-203].
- Gần đây, Jacques Delors, Chủ tịch ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ đã cho
rằng thanh tra trong giáo dục không chỉ để kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo
viên, mà còn để “duy trì các cuộc đối thoại của giáo viên về phát triển tri thức,
phương pháp và các nguồn thông tin.” [35, tr. 57-58] Từ đó ông nhấn mạnh cần xác
định và khen thưởng những giáo viên tốt; đánh giá cụ thể, có hệ thống và thường
xuyên những gì mà học sinh đã học được và quan tâm đến kết quả học tập của học
sinh cũng như vai trò của giáo viên trong việc giúp học sinh đạt được những kết quả
đó.
- Năm 1977, E. Beeby cho rằng việc kiểm tra đánh giá giáo dục là sự thu
thập và lý giải có hệ thống có chứng cứ, như một phần của quá trình dẫn tới sự nhận
xét về giá trị theo quan điểm hành động.
Hiện nay, các nhà khoa học giáo dục đã và đang đưa ra những công trình
nghiên cứu có nhấn mạnh vai trò, khả năng thực hiện việc tự kiểm tra của nhà
trường, GV và HS trong hoạt động dạy học. Đồng thời các nước cũng đều quan tâm
đến việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trên lĩnh vực kiểm tra đánh giá giáo dục và
triệt để áp dụng các biện pháp giáo dục và xã hội để đảm bảo sự khách quan, công
bằng cùng hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá.
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến kiểm tra hoạt động dạy học trong
nước
Công tác kiểm tra trong nhà trường được xem như là một trong những vấn đề
trọng tâm của hoạt động giáo dục. Nghiên cứu và phát triển những lý thuyết về quản
lý đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục của nước ta thực
hiện.
- Tác giả Đinh Sĩ Đại đã đưa ra khái niệm kiểm tra trong quản lý trường học:
“Kiểm tra là một biện pháp quan trọng trong hoạt động quản lý trường học của
hiệu trưởng và kiểm tra, đó là một chức năng của lao động trong mọi hệ thống, kể
cả hệ thống trường học”. [19, tr. 200-225] Ngoài khái niệm, tác giả còn bàn đến
đối tượng của kiểm tra, nội dung kiểm tra, lực lượng kiểm tra, phương pháp kiểm