Luận văn Thực trạng môi trường vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong các trường mầm non quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh

Luật Giáo dục năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một. Phương pháp giáo dục giáo dục chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi (HĐVC) để giúp trẻ em phát triển toàn diện ”. Điều đó cho thấy vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ đã được đảm bảo bởi bộ Luật quan trọng về giáo dục. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Hoạt động này ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển mọi mặt trong đời sống tâm lý của trẻ [2, tr 19]. Trong các Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) của Việt nam từ trước đến nay, HĐVC luôn giữ vị trí trung tâm trong số các hoạt động giáo

pdf83 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4430 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng môi trường vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong các trường mầm non quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Thanh Hạnh THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Thanh Hạnh THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC (Giáo dục Mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ trong công trình nào khác. Người cam đoan Bùi Thị Thanh Hạnh LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả học tập ngày hôm nay, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô giáo trường Đại học Sư Phạm TP.HCM. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Sau đại học, Khoa Giáo dục Mầm non, Hội đồng Khoa học thuộc trường Đại học Sư Phạm TP. HCM, cùng quý Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS.Nguyễn Thị Thanh Hà, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn CBQL và GV của 12 trường Mầm non Công lập trên địa bàn Quận Bình Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MG 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MN ..................................................................................... 7 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu môi trường vui chơi của trẻ MN ............ 7 1.2. Lý luận về MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN ............................................... 8 1.2.1. Môi trường vui chơi – một phần của môi trường giáo dục ở trường MN ........ 9 1.2.2. Đặc điểm MTVC của trẻ 5-6 tuổi ....................................................................... 14 1.2.3. Những yêu cầu đối với MTVC của trẻ ở trường mầm non .............................. 15 Chương 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MG 5-6 TUỔI TRONG CÁC TRƯỜNG MN QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................................. 23 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ........................... 23 2.1.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 23 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 23 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 23 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng môi trường vui chơi của trẻ MG 5-6 tuổi trong một số trường MN Quận Bình Tân ................................................................................... 29 2.2.1. Kết quả quan sát MTVC trước giờ chơi ............................................................. 29 2.2.2. Kết quả nghiên cứu hành vi của trẻ trong MTVC được khảo sát .................... 38 2.2.3. Kết quả phân tích Kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi của GV các lớp khảo sát (Phần Xây dựng MTVC) ................................................................................ 47 2.2.4. Kết quả phân tích Phiếu trưng cầu ý kiến GVMN và CBQL về MTVC của trẻ 5-6 tuổi ................................................................................................................. 48 Chương 3. THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH TRẺ MG 5-6 TUỔI TỰ DO SÁNG TẠO .................. 58 3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM .............................................. 58 3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................... 58 3.1.2. Mục tiêu và nội dung thử nghiệm ............................................................ 58 3.1.3. Tổ chức Thử nghiệm: .............................................................................. 61 3.2. Kết quả thử nghiệm ........................................................................................ 63 3.2.1. Kết quả quan sát: ..................................................................................... 63 3.2.2. Ý kiến của QL-GV tham gia thử nghiệm: ............................................... 67 Kết luận chương 3 ................................................................................................................... 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 72 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MG: Mẫu giáo MN: Mầm non MTVC: Môi trường vui chơi MTGD: Môi trường giáo dục HĐVC: Hoạt động vui chơi GVMN: Giáo viên mầm non CBQL: Cán bộ quản lý GVHD: Giáo viên hướng dẫn TCĐV: Trò chơi đóng vai TCXD: Trò chơi xây dựng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả quan sát MTVC ở lớp 5-6 tuổi ................................. 29 Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả phân tích cách sắp xếp đồ chơi dành cho các trò chơi sáng tạo ở lớp MG 5-6 tuổi ........................................................... 35 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả phân tích biện pháp tổ chức của GV và hành vi của trẻ đầu giờ chơi ............................................................................... 38 Bảng 2.4. Sơ đồ tình hình trẻ lựa chọn góc chơi ................................................... 39 Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả phân tích nội dung các TCĐV và TCXD trong MTVC khảo sát ..................................................................................... 40 Bảng 2.5. Tập hợp kết quả quan sát hành động chơi đóng vai của trẻ trong MTVC khảo sát ..................................................................................... 43 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả phân tích kế hoạch xây dựng MTVC của các lớp MG 5-6 tuổi ........................................................................................... 47 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả phân tích phiếu hỏi nội dung ý kiến về vai trò của MTVC đối với trò chơi của trẻ .............................................................. 49 Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả phân tích phiếu hỏi ................................................... 49 Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về mức độ cần thiết của các yêu cầu đối với MTVC .......................................................................... 50 Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về vai trò tích cực của trẻ trong việc xây dựng MTVC .................................................................. 52 Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về khác biệt trong sắp xếp đồ chơi ở lớp MG 5-6 tuổi ..................................................................... 53 Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về TT 02 những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị............................................................................ 54 Bảng 3.1. So sánh hành vi của trẻ trong MTVC hiện tại và MTVC thử nghiệm ........ 63 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Trẻ lớp 5-6 (2)- trường MN Hoa Đào chơi trò chơi “xây ngã tư đường phố có mô hình gợi ý” ........................................................................... 34 Hình 2.2: Góc đọc lớp MG 5-6 tuổi (2)-trường MN Hương Sen .......................... 34 Hình 2.3: Góc làm tóc của lớp 5-6 tuổi 1- trường MN Hương Sen ...................... 37 Hình 2.4: Góc xây dựng lớp 5-6t (2)- trường MN Hương Sen ............................. 37 Hình 2.5: Góc gia đình lớp 5-6 tuổi(1)- trường MN Ánh Mai .............................. 42 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật Giáo dục năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một. Phương pháp giáo dục giáo dục chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi (HĐVC) để giúp trẻ em phát triển toàn diện”. Điều đó cho thấy vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ đã được đảm bảo bởi bộ Luật quan trọng về giáo dục. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Hoạt động này ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển mọi mặt trong đời sống tâm lý của trẻ [2, tr 19]. Trong các Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) của Việt nam từ trước đến nay, HĐVC luôn giữ vị trí trung tâm trong số các hoạt động giáo dục trẻ và được xem là phương tiện để giáo viên tổ chức sinh hoạt của trẻ [3, tr 215]. Tuy nhiên, HĐVC của trẻ có thể phát huy được vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục trẻ ở trường MN hay không, phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của giáo viên về trò chơi của trẻ, về khả năng chơi của trẻ ở mỗi độ tuổi, về phương pháp hướng dẫn của người giáo viên, về những điều kiện cần thiết cho HĐVC mà người lớn cần đáp ứng... Thực tế hiện nay cho thấy còn có những hạn chế nhất định trong đó có vấn đề đảm bảo MTVC của trẻ. Đảm bảo MTVC phù hợp không chỉ là việc cung cấp những đồ chơi cần thiết cả về số lượng và thể loại mà còn bao gồm cả việc sắp xếp đồ chơi thuận tiện cho trẻ sử dụng và hoạt động tương tác của giáo viên với trẻ trong quá trình chơi [14, tr 93]. Xây dựng MTVC hợp lí tạo ra các cơ hội để trẻ mở rộng nội dung các trò chơi, hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng chơi, khả năng phối hợp với bạn và khả năng tự chơi, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ về mọi mặt [14, tr92]. Có thể thấy, việc xây dựng MTVC dành cho trẻ các độ tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi tổ chức các giờ chơi của trẻ ở trường MN đồng thời cũng là biện pháp để phát triển khả năng chơi của trẻ về nhiều mặt. 2 Đối với trẻ MG 5 - 6 tuổi, lứa tuổi cần chuẩn bị tốt về mọi mặt để chuẩn bị cho giai đoạn mới – giai đoạn học tập ở trường phổ thông, môi trường vui chơi (MTVC) được xây dựng thích hợp sẽ mở ra cơ hội để trẻ tích cực sáng tạo trong triển khai các trò chơi. Trẻ cần được “giải phóng” khỏi sự phụ thuộc môi trường đồ chơi có sẵn như các lớp MG 3-4 tuổi và MG 4-5 tuổi. Với trẻ MG 5-6 tuổi đồ chơi không còn giữ vai trò trực tiếp chi phối nội dung trò chơi trẻ sẽ triển khai [14, tr 97] , mà trở thành phương tiện để trẻ thực hiện dự định chơi của mình. Bên cạnh đó, MTVC được sắp xếp một cách thích hợp (mang tính phát triển) sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khả năng tự học cũng như tính tự tin của trẻ, hình thành ở trẻ tính tự lực, tự khẳng định như một chủ thể hoạt động tích cực [18, tr 155]. Trong MTVC thích hợp trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động phù hợp với khả năng, chơi theo ý thích, chơi một cách tự nguyện với mong muốn tự khẳng định mình trong môi trường đồ chơi hấp dẫn và lôi cuốn. Thực tế hiện nay cho thấy, việc xây dựng MTVC cho trẻ MG nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng còn có những bất cập không chỉ ảnh hưởng đến việc trẻ triển khai các trò chơi mà còn làm hạn chế vai trò của HĐVC đến sự phát triển của trẻ. Hiện nay, các GVMN xây dựng MTVC chủ yếu đáp ứng những yêu cầu đối với môi trường giáo dục nói chung. MTVC ở các lớp lứa tuổi chưa có sự khác biệt rõ rệt; chưa chú ý đến khả năng chơi, nội dung chơi ở từng độ tuổi; khả năng tự lực sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi chưa được phát huy; giống với các lớp 3-4 tuổi việc bố trí sắp xếp đồ chơi theo các góc chủ đề “bác sĩ, nấu ăn”; MTVC thiếu đồ dùng thay thế, các phương tiện khi trẻ có thể sử dụng khi cần. Bên cạnh đó, việc trang trí, sắp xếp môi trường hoạt động tại một số lớp MG 5-6 tuổi còn nặng về kiến thức lớp Một, một số trang thiết bị, đồ chơi trong lớp chưa đáp ứng việc đổi mới giáo dục, chưa sử dụng hết diện tích của lớp, trẻ chen chúc trong một diện tích hẹp. Về cấp quản lý, trong 2 năm học gần đây để thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi công tác đầu xây dựng MTVC cũng đã được quan tâm. Cụ thể, đầu tư trang bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 5 tuổi theo qui định của thông tư 02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định “Danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN ” nhưng công tác đầu tư về chất cho MTVC vẫn chưa thật sự được quan 3 tâm đúng mức. Điều dễ nhận thấy nhất là hầu hết kinh phí đầu tư cho hoạt động chuyên môn là đầu tư cho hoạt động chăm sóc, đồ dùng phục vụ ăn uống, vệ sinh của trẻ, đồ chơi chủ yếu là đồ chơi ngoài trời (nếu có), đồ chơi học tập, góc chơi đa phần trang bị theo cảm tính hoặc theo kinh phí hạn hẹp của trường, chưa tính đến trang bị phù hợp độ tuổi ( khả năng chơi, nội dung chơi) Về đầu tư các chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn trong những năm gần đây tập trung nhiều cho tổ chức các hoạt động học (Chuyên đề làm quen chữ viết, âm nhạc, hồ sơ sổ sách, sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả, thiên tai biển đảo, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nội dung chương trình, chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi,..). Tuy năm học 2012-2013 Thành phố đã tổ chức chuyên đề “Đánh giá giáo viên tổ chức HĐVC” nhưng vấn đề xây dựng MTVC cho trẻ các độ tuổi MN trong đó có trẻ MG 5-6 tuổi vẫn chứa được triển khai và làm rõ ở mức độ cần thiết. Chính vì thế những bất cập của MTVC như một trong số các điều kiện cần thiết để tổ chức HĐVC của trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN vẫn chưa được tháo gỡ [21 tr 3; 22, tr 15]. Từ những lý do nêu trên, đề tài: “Thực trạng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường MN Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh” được chọn nghiên cứu nhằm xác định những hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục một cách khoa học qua đó góp phần nâng cao chất lượng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường MN Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và đưa ra đánh giá một cách khoa học về MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong một số trường MN Quận Bình Tân, trên cơ sở đó có những đề xuất cụ thể về giải pháp nâng cao chất lượng MTVC của trẻ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN 3.2. Khách thể nghiên cứu Phương pháp tổ chức HĐVC của trẻ ở trường MN 4. Giả thuyết nghiên cứu 4 Việc xây dựng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường MN Quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ nhất là chưa khích lệ trẻ tự do phát triển nội dung chơi, chủ động sáng tạo trong khi chơi. Giải pháp xây dựng MTVC theo hướng khuyến khích trẻ MG 5-6 tuổi tự do sáng tạo được đề xuất và đưa vào thử nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng MTVC của trẻ MG 5-6 t trong các trường MN Quận Bình Tân. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận về MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi - Môi trường vui chơi – bộ phận của môi trường giáo dục. - Đặc điểm MTVC của trẻ ở trường MN nói chung và MTVC của trẻ 5-6 tuổi nói riêng. - Những yêu cầu MTVC của trẻ ở trường MN. - Xây dựng tiêu chí đánh giá thực trạng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường MN Quận Bình Tân 5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong một số trường MN Quận Bình Tân. 5.2.1. Khảo sát thực trạng MTVC trong lớp của trẻ MG 5-6 tuổi tại 24 lớp, mỗi lớp 2 lần trong phạm vi một chủ đề 5.2.2. Tìm hiểu nhận thức của giáo viên các lớp khảo sát về MTVC vai trò và cách thức xây dựng MTVC cho trẻ MG 5-6 tuổi. 5.3. Đề xuất và thử nghiệm giải pháp xây dựng MTVC theo hướng khuyến khích trẻ MG 5-6 tuổi tự do sáng tạo 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tập hợp, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp lý luận về MTVC của trẻ MG 5- 6 tuổi xây dựng các khái niệm công cụ và hệ thống tiêu chí khảo sát của đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Để giải quyết nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu, trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, 5 phương pháp nghiên cứu kế hoạch của giáo viên. Trong đó, Quan sát là phương pháp nghiên cứu chính. 6.2.1. Phương pháp quan sát: - Đối tượng quan sát: o MTVC trong lớp của trẻ MG 5-6 tuổi thời điểm trước giờ chơi. Hành vi của trẻ trong 5 phút đầu giờ chơi. - Nội dung quan sát: o MTVC trong lớp đối chiếu với các tiêu chí đã xác định (Phụ lục số1). Ảnh hưởng của MTVC lên việc triển khai các trò chơi của trẻ (Phụ lục số 2). Phương pháp quan sát được phối hợp cùng phương pháp trò chuyện với giáo viên mầm non ngay sau buổi chơi được quan sát. 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi Đối tượng điều tra: Giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở các trường MN thuộc diện khảo sát. (Phụ lục số 3) - Nội dung điều tra: o Nhận thức của giáo viên về MTVC, ảnh hưởng của MTVC lên trò chơi của trẻ, đặc trưng, yêu cầu, cách thức xây dựng MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi. o Thực trạng giáo viên xây dựng MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN. o Những khó khăn và đề xuất của giáo viên đối với việc xây dựng MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi. 6.2.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo dục của giáo viên MN Nghiên cứu kế hoạch tổ chức HĐVC của giáo viên MN các lớp khảo sát nhằm tìm hiểu cách thức xây dựng MTVC của trẻ trong thời điểm khảo sát trọng tâm là việc phát huy vai trò tích cực của trẻ (Phụ lục số 4). 6.2.4. Phương pháp thử nghiệm Tiến hành thử nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của giải pháp xây dựng MTVC theo hướng khuyến khích trẻ MG 5-6 tuổi tự do sáng tạo xây dựng MTVC được đề xuất trong đề tài nghiên cứu. 6 6.3. Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu: Tập trung phân tích về mặt định tính và xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm excel tính tỉ lệ phần trăm. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn về nội dung: - Trong đề tài MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi được giới hạn trong phạm vi MTVC trong lớp và trong phạm vi một chủ đề/ lớp khảo sát. - Trọng tâm khảo sát việc triển khai trò chơi của trẻ ở góc chơi sáng tạo (đóng vai ) - Thử nghiệm 1-2 giải pháp để bước đầu nhận xét về hiệu quả và tính khả thi 7.2. Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng được triển khai tại 12 trường MN thuộc Quận Bình Tân, gồm các trường: Hương Sen, Hoa Đào, Sen Hồng, Cẩm Tú, Ánh Mai, 19/5, Hoa Cúc, Hoa Hồng, Phong Lan, Thủy Tiên, Tân Tạo và Hoàng Anh. Thử nghiệm ở trường mầm non Hương Sen, Sen Hồng – Quận Bình Tân. Đây là các trường MN đại diện cho hiện trạng thực tế trong Quận về cơ sở vật chất (trang thiết bị, đồ chơi trong lớp), sắp xếp MTVC đạt và chưa đạt. Thời gian khảo sát: từ tháng 12-2013 đến 3-2014. Thời gian thử nghiệm tháng 8/2014. 8. Đóng góp của đề tài Việc làm sáng tỏ thực trạng và một số giải pháp được đề xuất góp phần nâng cao chất lượng xây dựng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường MN Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu lí luận về MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi trong trường MN cùng với những tư liệu thực tế thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ dành cho GVMN. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MG 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MN 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu môi trường vui chơi của trẻ MN Môi trường giáo dục (MTGD) mà trong đó môi trường vui chơi (MTVC) là một phần không thể thiếu, giữ vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công tác giáo dục nói chung và của việc tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non nói riêng. Từ hơn
Luận văn liên quan