Luận văn Thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố Hồ Chí Minh

Trong lịch sử phát triển giáo dục của nước ta, giáo dục luôn phải đương đầu liên tục với sự biến đổi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục luôn phải thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi khác nhau của từng giai đoạn phát triển của xã hội. Từ thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, Việt Nam đang thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình kinh tế chuyển đổi này đòi hỏi một nguồn nhân lực có chất lượng được đào tạo hệ thống ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế, sản xuất, dịch vụ đáp ứng sự thay đổi nhanh, mạnh của thị trường trong nước và quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải phát triển nền giáo dục theo hướng dân tộc, hiện đại và chất lượng. Bên cạnh đó, xu thế phát triển giáo dục của thế giới đang tác động sâu sắc đến giáo dục Việt Nam, yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực đang đặt ra những yêu cầu mới về cải cách nội dung chương trình giáo dục, thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường các cấp để xây dựng một nền giáo dục chất lượng Vì thế, vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cần được quan tâm và là yêu cầu cấp bách của tất cả những nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng dạy và của toàn xã hội.

pdf134 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- Phạm Hồng Châu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON QUA MẠNG INTERNET Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- Phạm Hồng Châu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON QUA MẠNG INTERNET Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 201 LỜI CÁM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả kính bày tỏ lòng biết ơn đến: - Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM, - Quý thầy cô đã giảng dạy lớp cao học QLGD khóa 20, - Phòng Sau đại học – trường ĐHSP TPHCM, - Khoa Tâm lý Giáo dục - trường ĐHSP TPHCM, - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, - Phòng Giáo dục Mầm non, - Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, - Phòng Giáo dục và Đào tạo 24 quận huyện, - Tổ Mầm non 24 quận huyện, - BGH, GV, PH ở 24 trường mầm non công lập, - Gia đình, bạn bèđã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên để tác giả hoàn thành luận văn. Đặc biệt kính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hồ Văn Liên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ. TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2010 Phạm Hồng Châu MỤC LỤC 6TLỜI CÁM ƠN6T ........................................................................................................... 3 6TMỤC LỤC6T ................................................................................................................ 4 6TMỞ ĐẦU6T ................................................................................................................... 7 6T1. Lý do chọn đề tài6T ........................................................................................................ 7 6T2. Mục đích nghiên cứu6T .................................................................................................. 9 6T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu6T ........................................................................... 9 6T4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu6T ................................................................................. 9 6T5. Giả thuyết khoa học6T.................................................................................................... 9 6T . Nhiệm vụ nghiên cứu6T ................................................................................................ 10 6T7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu6T ..................................................... 10 6T8. Bố cục của đề tài6T ....................................................................................................... 11 6TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU6T ........................ 12 6T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề6T ..................................................................................... 12 6T1.1.1. Ở nước ngoài6T .................................................................................................... 12 6T1.1.2. Ở Việt Nam6T ...................................................................................................... 14 6T1.2. Các khái niệm6T ........................................................................................................ 17 6T1.2.1. Giáo dục và Giáo dục mầm non6T ........................................................................ 17 6T1.2.2. Ngành GDMN, trường mầm non6T ...................................................................... 18 6T1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học6T .................................................. 21 6T1.3. Quản lý giáo dục mầm non6T ................................................................................... 28 6T1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý GDMN6T ......................................................................... 28 6T1.3.2. Phòng GD-ĐT và công tác quản lý GDMN6T....................................................... 30 6T1.3.3. Sở GD&ĐT và công tác quản lý GDMN6T .......................................................... 30 6T1.4. Quản lý GDMN qua mạng internet6T ...................................................................... 32 6T1.4.1. Mục tiêu quản lý GDMN qua mạng internet6T ..................................................... 36 6T1.4.2. Nội dung quản lý GDMN qua mạng internet6T ..................................................... 37 6T1.4.3. Chức năng quản lý GDMN qua mạng internet6T .................................................. 41 6T1.4.4. Nguyên tắc, phương pháp, phương tiện QLGDMN qua mạng internet6T .............. 43 6T1.4.5. Sự phối hợp quản lý và QL sự phối hợp GDMN qua mạng internet6T .................. 48 6TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON QUA MẠNG INTERNET Ở TP. HỒ CHÍ MINH6T ...................................................................... 50 6T2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội - giáo dục TP.HCM6T................................ 50 6T2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM6T ............................................... 50 6T2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục TP.HCM6T ......................................................... 51 6T2.2. Giáo dục mầm non ở TP.HCM hiện nay6T .............................................................. 55 6T2.2.1. Quy mô phát triển GDMN TP.HCM6T ................................................................. 55 6T2.2.2. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe6T........................................... 55 6T2.2.3. Công tác giáo dục6T ............................................................................................. 56 6T2.2.4. Công tác xây dựng môi trường thân thiện trong trường mầm non6T ..................... 56 6T2.2.5. Công tác giáo dục bảo vệ môi trường6T ................................................................ 57 6T2.2.6. Công tác giáo dục về an toàn giao thông6T ........................................................... 57 6T2.2.7. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin6T ............................................................ 57 6T2.2.8. Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và GV 6T ................... 59 6T2.2.9. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho giáo dục mầm non6T ................................ 60 6T2.2.10. Công tác giáo dục trẻ khuyết tật6T ...................................................................... 60 6T2.2.11. Công tác phổ biến kiến thức cho phụ huynh và cộng đồng6T .............................. 60 6T2.3. Thực trạng quản lý GDMN qua mạng internet ở TP. HCM6T ............................... 60 6T2.3.1. Khái quát quá trình điều tra thực trạng6T .............................................................. 61 6T2.3.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác quản lý GDMN qua mạng internet trong công cuộc đổi mới quản lý hiện nay6T .................................................................. 64 6T2.3.3. Thực trạng sử dụng các hình thức / phương tiện quản lý6T ................................... 67 6T2.3.4. Thực trạng trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý GDMN qua mạng internet6T.............................................................................................................. 73 6T2.3.5. Thực trạng thực hiện các nội dung QLGDMN qua mạng internet6T ..................... 74 6T2.3.6. Thực trạng sử dụng internet của các cán bộ quản lý GDMN6T ............................. 79 6T2.4. Kết luận thực trạng QLGDMN qua mạng internet ở TPHCM6T........................... 83 6T2.4.1. Ưu điểm6T ............................................................................................................ 83 6T2.4.2. Hạn chế6T ............................................................................................................ 83 6T2.4.3. Nguyên nhân6T .................................................................................................... 84 6T2.4.4. Ý kiến của các đối tượng tham gia điều tra (PMN, TMN, BGH, GV, PH) đối với việc quản lý GDMN qua mạng internet6T ...................................................................... 88 6TCHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON QUA MẠNG INTERNET Ở TP. HỒ CHÍ MINH6T ............................................... 90 6T3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp6T .................................................................................. 90 6T3.1.1. Cơ sở pháp lý6T .................................................................................................... 90 6T3.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn6T ................................................................................. 94 6T3.2. Các biện pháp6T ........................................................................................................ 96 6T3.2.1. Đề xuất các biện pháp6T ....................................................................................... 96 6T3.2.2. Tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp6T ..................................................... 118 6TPHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6T .................................................................. 123 6T1. Kết luận6T ................................................................................................................... 123 6T2. Kiến nghị6T ................................................................................................................. 125 6T ÀI LIỆU THAM KHẢO6T ................................................................................... 130 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển giáo dục của nước ta, giáo dục luôn phải đương đầu liên tục với sự biến đổi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục luôn phải thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi khác nhau của từng giai đoạn phát triển của xã hội. Từ thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, Việt Nam đang thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình kinh tế chuyển đổi này đòi hỏi một nguồn nhân lực có chất lượng được đào tạo hệ thống ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế, sản xuất, dịch vụ đáp ứng sự thay đổi nhanh, mạnh của thị trường trong nước và quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải phát triển nền giáo dục theo hướng dân tộc, hiện đại và chất lượng. Bên cạnh đó, xu thế phát triển giáo dục của thế giới đang tác động sâu sắc đến giáo dục Việt Nam, yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực đang đặt ra những yêu cầu mới về cải cách nội dung chương trình giáo dục, thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường các cấp để xây dựng một nền giáo dục chất lượng Vì thế, vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cần được quan tâm và là yêu cầu cấp bách của tất cả những nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng dạy và của toàn xã hội. Các thành tựu nghiên cứu giáo dục đã thừa nhận quản lý giáo dục là nhân tố then chốt đảm bảo sự thành công của phát triển giáo dục. Đặc biệt, đối với việc quản lý chất lượng giáo dục, Nghị quyết số 37/2004/QH11 đã đặt ra yêu cầu: “Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục, lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm”... Và trong năm học 2009-2010, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã công bố Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học với chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Quản lý là một hoạt động rất cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Ở đâu con người tạo nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý, dù cho đó là nhóm không chính thức hay chính thức, nhóm nhỏ hay nhóm lớn, nhóm bạn bè hay nhóm gia đình hay các đoàn thể, tổ chức xã hội; dù cho nhóm đó hoạt động với bất kỳ mục đích, nội dung gì. Quản lý là một hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo cao, vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, nhiệm vụ đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục không thể không bị tác động bởi các thành tựu của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương vận dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Chính phủ như: nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học..."; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30-7-1994 xác định: "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân"; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế". Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90". Năm học 2008 - 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012. Năm học 2008 - 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Trong công văn số 9772/BGDĐT-CNTT ngày 20/10/2008, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 - 2009 về CNTT như sau: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục, quản lý hành chính tại các Sở GD-ĐT và các trường học: thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử, kết nối thông tin và điều hành bằng văn bản điện tử giữa Sở và các trường, giữa Sở và Bộ; triển khai tin học hoá quản lý trong trường học... Thực hiện chủ đề năm học “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT...”, Phòng GDMN của Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai công tác quản lý GDMN qua mạng internet. Với việc ứng dụng mạng internet trong quản lý đầy mới mẻ như thế, Phòng GDMN đã dựa vào những căn cứ nào để lựa chọn được các biện pháp quản lý phù hợp, đã gặp phải những khó khăn gì và hiệu quả của việc quản lý công tác này như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý Giáo dục Mầm non qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu thực trạng, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Giáo dục Mầm non qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý GDMN ở TP.HCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý GDMN qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh. 4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Công tác quản lý GDMN qua mạng internet của các trường công lập (12 trường nội thành và 12 trường ngoại thành), 24 Tổ Mầm non của 24 Phòng GD-ĐT các quận huyện và Phòng GDMN - Sở GD&ĐT ở TP. Hồ Chí Minh. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý GDMN qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh đã được thực hiện ở các trường mầm non công lập, bên cạnh những ưu điểm như: giảm tải công việc, tiết kiệm được các nguồn lực và thời gian, tăng cường sự giám sát đối với chất lượng công việc, cung cấp thông tin mở cho cộng đồng... còn tồn tại một số hạn chế như là chất lượng mạng internet yếu, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa phù hợp, hiệu quả quản lý chưa cao... Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, có thể đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý GDMN qua mạng internet ở TP.HCM. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài. 6.2. Khảo sát thực trạng quản lý GDMN qua mạng internet ở TP. HCM. 6.3. Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý GDMN qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc, người nghiên cứu thấy thực trạng quản lý Giáo dục Mầm non qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh bao gồm những yếu tố sau đây: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, chủ thể, đối tượng và kết quả quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau; cần phải quan tâm giải quyết tốt các mối quan hệ này. - Tổ MN quản lý các trường / nhóm / lớp GDMN qua mạng internet gồm các mảng cơ bản sau: số lượng trường / nhóm / lớp, số trẻ nhà trẻ / mẫu giáo; tình trạng dinh dưỡng của trẻ; chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ; số cán bộ quản lý - giáo viên - công nhân viên; trình độ của CBQL - GV - CNV; cơ sở vật chất; kinh phí - Phòng GDMN quản lý Tổ MN và quản lý việc quản lý của Tổ MN đối với các đơn vị GDMN. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ thực trạng quản lý Giáo dục Mầm non qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó khăn do đó cần tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. 7.1.3. Quan điểm lịch sử Thực trạng được khảo sát cần làm sáng tỏ những vấn đề quản lý Giáo dục Mầm non qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa thông tin. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra viết: Sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập dữ kiện phục vụ cho việc chứng minh giả thuyết của đề tài. - Quan sát một số hoạt động quản lý GDMN qua mạng internet để thu thập chứng cứ phục vụ nghiên cứu. Phương tiện quan sát: máy chụp hình, máy vi tính - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu trang web và các văn bản chỉ đạo việc quản lý GDMN qua mạng. - Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu điều tra. 8. Bố cục của đề tài - Được trình bày theo 3 phần: + Phần mở đầu. + Nội dung chính: gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng quản lý Giáo dục Mầm non qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh. Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý Giáo dục Mầm non qua mạng internet ở TP. Hồ Chí Minh. + Phần kết luận. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài * Vấn đề UDCNTT trong QL nhận được sự quan tâm ở rất nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, việc UDCNTT trong các hoạt động Uquản lý hành chính nhà nướcU, hướng đến xây dựng một chính phủ hiện đại và hiệu quả là một trong những điểm trọng tâm trong quá trình xã hội hóa thông tin, phát triển dân chủ và củng cố bộ máy chính quyền các cấp, và hiện nay mô hình Chính phủ điện tử (e-government) đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Ở nước Nga, trong vòng ba năm tới Nga sẽ tinh giản hơn 100.000 công chức và sẽ
Luận văn liên quan