Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục
– đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng; đó là việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa
các loại hình giáo dục đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông có chuyển biến, cơ sở vật
chất-kỹ thuật của các trường học trên cả nước được tăng cường, trình độ dân trí được nâng cao, chất
lượng giáo dục đào tạo có những chuyển biến bước đầu. Việc coi giáo dục thường xuyên (GDTX) là
một hệ thống thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân cũng được ghi trong Quyết định
112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội
học tập giai đoạn 2005 - 2010”
82 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại các trung tâm giáo dục thường xuyên – Kỹ thuật – hướng nghiệp tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ THANH THÚY
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY TẠI CÁC TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – KỸ
THUẬT – HƯỚNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ THANH THÚY
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG
DẠY TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN – KỸ THUẬT – HƯỚNG
NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn – TS. Võ Thị Bích Hạnh,
người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cám ơn:
- Quý Thầy, Cô khoa Tâm lý - Giáo dục đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy lớp Quản lý giáo dục
Khóa 19 trong suốt 3 năm qua.
- Ban Giám đốc, các Phòng ban, Giáo viên và các đồng nghiệp trung tâm Giáo dục thường
xuyên tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
- Quý Thầy, Cô cùng các Anh, Chị Phòng Sau đại học.
- Các Anh Chị cùng lớp đã gắn bó, chia sẻ cùng tác giả trong quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè của tác giả, những người luôn giúp đỡ, đồng
hành cùng tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng luận văn này chắc chắn còn thiếu sót. Tác giả kính mong tiếp tục
nhận được sự giúp đỡ, góp ý của Quý Thầy, Cô, các Anh, Chị và các bạn đồng khóa, đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Tác giả
Hoàng Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
4TLỜI CÁM ƠN4T .............................................................................................................................................. 3
4TMỤC LỤC4T .................................................................................................................................................... 4
4TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT4T ............................................................................................................ 7
4TMỞ ĐẦU4T...................................................................................................................................................... 8
4T1.Lý do chọn đề tài4T ................................................................................................................................... 8
4T2.Mục đích nghiên cứu4T.............................................................................................................................. 9
4T3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu4T ........................................................................................................ 9
4T .Giả thuyết khoa học4T ............................................................................................................................... 9
4T5. Nhiệm vụ nghiên cứu4T ............................................................................................................................ 9
4T6. Giới hạn đề tài4T .................................................................................................................................... 10
4T7. Phương pháp nghiên cứu4T ..................................................................................................................... 10
4TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ4T...................................................................................................... 12
4T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề4T ................................................................................................................ 12
4T1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài4T .............................................................................................. 14
4T1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục4T ....................................................................................................... 14
4T1.2.1.1. Khái niệm quản lý4T .............................................................................................................. 14
4T1.2.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục4T ................................................................................................ 16
4T1.2.1.3. Các chức năng quản lý giáo dục cơ bản4T .............................................................................. 17
4T1.2.2. Khái niệm quản lý trường học4T ................................................................................................... 18
4T1.3. Giáo dục thường xuyên4T .................................................................................................................... 19
4T1.3.1. Trung tâm giáo dục thường xuyên4T ............................................................................................. 19
4T1.3.2. Vị trí của hệ giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông4T .................................................... 20
4T1.3.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của hệ giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông4T .............................. 20
4T1.3.3.1. Mục tiêu4T ............................................................................................................................ 20
4T1.3.3.2. Nhiệm vụ4T ............................................................................................................................ 20
4T1.3.4. Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông4T .................................... 21
4T1.3.5. Đặc điểm của học viên giáo dục thường xuyên4T .......................................................................... 21
4T1.3.6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên4T ..................................... 22
4T1.4. Lý luận về hoạt động giảng dạy4T ........................................................................................................ 23
4T1.4.1. Khái niệm hoạt động giảng dạy4T ................................................................................................. 23
4T1.4.2. Bản chất hoạt động giảng dạy4T .................................................................................................... 23
4T1.4.3. Cấu trúc hoạt động giảng dạy4T .................................................................................................... 24
4T1.5. Lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy:4T .......................................................................................... 25
4T1.5.1. Khái niệm quản lý hoạt động giảng dạy4T ..................................................................................... 25
4T1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy4T ....................................................................................... 26
4T1.5.2.1. Quản lý việc thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch giảng dạy4T .................................... 26
4T1.5.2.2. Quản lý việc chuẩn bị bài của giáo viên trước giờ lên lớp4T ................................................... 28
4T1.5.2.3. Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên4T ............................................................ 28
4T1.5.2.4. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn4T ................................................................................ 29
4T1.5.2.5.Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học4T .......................................................... 30
4T1.5.2.6. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên4T ............................................... 31
4TChương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN - KỸ THUẬT - HƯỚNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG4T......................................... 33
4T2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo tỉnh Bình Dương4T ..................... 33
4T2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương4T ...................................................... 33
4T2.1.2. Tình hình giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Dương4T .......................................................................... 33
4T2.1.3. Nhận xét chung về Trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp tỉnh Bình
Dương4T................................................................................................................................................. 34
4T2.2. Thể thức nghiên cứu4T ......................................................................................................................... 35
4T2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu4T ............................................................................................................... 35
4T2.2.2. Công cụ nghiên cứu4T ................................................................................................................... 36
4T2.3. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - kỹ thuật -
hướng nghiệp tỉnh Bình Dương4T ............................................................................................................... 37
4T2.3.1. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của từng nội dung quản lý của Giám đốc Trung tâm Giáo
dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên4T ...................... 37
4T2.3.2. Công tác quản lý chương trình, kế hoạch dạy học4T ...................................................................... 39
4T2.3.3. Công tác quản lý kế hoạch bài dạy4T ............................................................................................. 43
4T2.3.4. Quản lý sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn4T..................................................................... 45
4T2.3.5. Công tác quản lý giờ lên lớp4T ...................................................................................................... 48
4T2.3.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên4T ..................................................... 51
4T2.3.7. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy4T ............................................................. 52
4T2.3.8. Những yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của Ban Giám đốc Trung
tâm Giáo dục thường xuyên- kỹ thuật- hướng nghiệp4T ................................................................ 55
4T2.3.9. Nguyên nhân của những tồn tại4T ................................................................................................. 56
4TChương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁM ĐỐC CÁC
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – KỸ THUẬT– HƯỚNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG4T
................................................................................................................................................................... 58
4T3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp4T ................................................................................................................... 58
4T3.1.1. Cơ sở pháp lý4T ............................................................................................................................ 58
4T3.1.2. Cơ sở lý luận4T ............................................................................................................................. 58
4T3.1.3. Cơ sở thực tiễn4T .......................................................................................................................... 58
4T3.2. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy của Giám đốc các Trung
tâm Giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp tỉnh Bình Dương:4T............................................... 58
4T3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc
thực hiện các quy định, điều lệ, quy chế hoạt động giảng dạy4T ........................................................... 58
4T3.2.1.1. Mục đích của biện pháp4T ...................................................................................................... 58
4T3.2.1.2. Nội dung của biện pháp4T ...................................................................................................... 59
4T3.2.1.3. Cách thực hiện của biện pháp4T ............................................................................................. 59
4T3.2.2 Tập huấn, tổ chức hội thảo về xu thế dạy học trong giai đoạn hiện nay4T ...................................... 60
4T3.2.2.1. Mục đích của biện pháp4T ...................................................................................................... 60
4T3.2.2.2. Nội dung của biện pháp4T ...................................................................................................... 60
4T3.2.2.3. Cách thực hiện của biện pháp4T ............................................................................................. 60
4T3.2.3. Xác lập quan điểm và triển khai có kế hoạch công tác quản lý hồ sơ chuyên môn, kế hoạch bài
dạy và giờ lên lớp4T................................................................................................................................ 61
4T3.2.3.1. Mục đích của biện pháp4T ...................................................................................................... 61
4T3.2.3.2. Nội dung của biện pháp4T ...................................................................................................... 61
4T3.2.3.3. Cách thực hiện của biện pháp4T ............................................................................................. 62
4T3.2.4. Tăng cường chỉ đạo và quản lý công tác sinh hoạt tổ chuyên môn4T ............................................. 63
4T3.2.4.1. Mục đích của biện pháp4T ...................................................................................................... 63
4T3.2.4.3. Cách thực hiện của biện pháp4T ............................................................................................. 64
4T3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, chú trọng tính đặc thù của
đối tượng4T ............................................................................................................................................ 64
4T3.2.5.1. Mục đích của biện pháp4T ...................................................................................................... 64
4T3.2.5.2. Nội dung của biện pháp4T ...................................................................................................... 65
4T3.2.5.3. Cách thực hiện của biện pháp4T ............................................................................................. 65
4T3.3. Khảo sát tính cần thiết, khoa học, khả thi của các biện pháp4T ............................................................. 66
4T3.3.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất:4T ................................................................................... 66
4T3.3.2. Tính khoa học của các biện pháp đề xuất:4T .................................................................................. 67
4T3.3.3. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất:4T ..................................................................................... 68
4TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ4T ..................................................................................................................... 70
4T1. KẾT LUẬN4T ........................................................................................................................................ 70
4T2. KIẾN NGHỊ4T........................................................................................................................................ 71
4T ÀI LIỆU THAM KHẢO4T........................................................................................................................... 73
4TPHỤ LỤC4T ................................................................................................................................................... 75
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTVH : Bổ túc văn hóa
CBGV : Cán bộ giáo viên
CBQL : Cán bộ quản lý
CSVC : Cơ sở vật chất
DH : Dạy học
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDTX : Giáo dục thường xuyên
GDTX-KT-HN : Giáo dục thường xuyên- kỹ thuật – hướng nghiệp
GV : Giáo viên
HĐDH : Hoạt động dạy học
HĐGD : Hoạt động giáo dục
HS : Học sinh
HV : Học viên
NV : Nhân viên
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
QLGD : Quản lý giáo dục
TBDH : Thiết bị dạy học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
XH : Xã hội
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục
– đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng; đó là việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa
các loại hình giáo dục đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông có chuyển biến, cơ sở vật
chất-kỹ thuật của các trường học trên cả nước được tăng cường, trình độ dân trí được nâng cao, chất
lượng giáo dục đào tạo có những chuyển biến bước đầu. Việc coi giáo dục thường xuyên (GDTX) là
một hệ thống thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân cũng được ghi trong Quyết định
112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội
học tập giai đoạn 2005 - 2010”.
Theo UNESCO đánh giá thì Giáo dục chính quy và Giáo dục thường xuyên đều có tầm quan
trọng như nhau đối với sự phát triển tài nguyên con người.
Để ngành học GDTX có vị trí vững vàng trong hệ thống giáo dục quốc dân và có mô hình
trung tâm GDTX phát triển bền vững thì cần phải có sự quan tâm của Nhà nước, ngành giáo dục và
của cả cộng đồng.
Chúng ta đều biết mục tiêu của GDTX là: giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học
suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học tập, chuyên môn,
nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời
sống xã hội.
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, cán bộ quản lý, giáo viên hệ Giáo dục thường xuyên phải có
phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trong đó đặc biệt là hiểu biết sâu sắc về phương pháp giảng
dạy, có như thế mới làm tốt được công việc của mình. Trong thời gian vừa qua, việc đổi mới
phương pháp dạy học đã được đẩy mạnh ở tất cả các ngành học, cấp học và bước đầu đạt được một
số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc đổi mới phương pháp dạy học còn
chậm, nhất là trong GDTX. Giáo viên chủ yếu thuyết trình, dạy chay, độc thoại,... Nếu mục đích của
học là chiếm lĩnh khái niệm, thì mục đích của dạy lại là điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh. Mỗi
người giáo viên cần nắm vững mục đích trên mới có thể thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong
hoạt động dạy học.
Hiện nay, việc đào tạo và các hoạt động ở hệ giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương tương
đối tốt. Tuy vậy, việc quản lý hoạt động giảng dạy của các Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường
xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp (GDTX- KT-HN) còn nhiều hạn chế. Vì vậy, kết quả thi tốt
nghiệp Bổ túc Trung học phổ thông tỷ lệ rất thấp so với các tỉnh thành khác trong cả nước.
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giảng dạy tại các Trung tâm
GDTX – KT - HN tỉnh Bình Dương, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng quản lý hoạt động
giảng dạy tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Kỹ thuật – Hướng nghiệp tỉnh Bình
Dương”.
2.Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại các Trung tâm GDTX- KT-HN tỉnh Bình
Dương, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng
dạy tại các Trung tâm GDTX- KT-HN .
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học tại các Trung tâm GDTX- KT-HN tỉnh Bình Dương
3.2. Đố