Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, phần nói về giáo dục đã chỉ rõ “Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao; đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo; chấn hưng nền giáo dục
Việt Nam làm cho giáo dục cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng
đầu”. [1]
2 TGiáo dục tiểu học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân là nền tảng đầu tiên rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Vì vậy, chất lượng giảng
dạy ở cấp tiểu học là nền tảng cho chất lượng giảng dạy ở bậc phổ thông và đại học. Muốn
đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X thì việc
đảm bảo chất lượng giảng dạy ở cấp tiểu học là yếu tố góp phần quan trọng.
Chúng ta đã biết, quá trình giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học là những
bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể (giáo dục hiểu theo nghĩa rộng). Trong quá trình
dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống,
còn phải hướng tới việc giáo dục toàn diện, góp phần hình thành nhân cách cho các em.
Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục hiểu theo nghĩa rộng, ngoài hoạt động trí dục, học
sinh còn được giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, thể chất, lao động. Ngoài các giờ học
chính khóa trên lớp, học sinh còn được giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp (HĐGDNGLL) nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các
em, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực vừa hồng, vừa chuyên để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
107 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3227 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học bán trú quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_______________________________
Nguyễn Quốc Hưng
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÁN TRÚ QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_________________________________
Nguyễn Quốc Hưng
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN
TRÚ QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ ĐÌNH QUA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Sau đại học, Ban giám hiệu,
Ban chủ nhiệm các phòng, khoa, quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức Thành ủy, Chương trình 500, Phòng Giáo dục
và Đào tạo Quận 8, quý thầy cô các trường tiểu học bán trú Quận 8, các anh, chị học viên
lớp QLGD K20, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Ngô Đình Qua đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
này.
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................... 3
0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................ 4
0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................... 6
0T1. Lí do chọn đề tài0T.......................................................................................................... 6
0T2. Mục đích nghiên cứu0T .................................................................................................. 7
0T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu0T ........................................................................... 7
0T4. Giả thuyết khoa học0T .................................................................................................... 7
0T5. Nhiệm vụ nghiên cứu0T .................................................................................................. 8
0T6. Phương pháp luận nghiên cứu0T ................................................................................... 8
0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BẬC TIỂU HỌC0T ....................................... 10
0T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ..................................................................................... 10
0T1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu0T ............................................. 13
0T1.2.1. Quản lý0T.............................................................................................................. 13
0T1.2.2. Quản lý giáo dục0T ............................................................................................... 15
0T1.2.3. Quản lý nhà trường0T ............................................................................................ 16
0T1.2.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp0T ................................................................ 18
0T1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp0T .................................................... 20
0T1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến trường tiểu học [4]0T ...................................... 20
0T1.3.1. Những quy định chung0T ...................................................................................... 20
0T1.3.2. Tổ chức và quản lý trường tiểu học0T ................................................................... 20
0T1.3.3. Giáo viên và học sinh0T ........................................................................................ 21
0T1.3.4. Cơ sở vật chất và quan hệ xã hội0T ....................................................................... 22
0T1.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp0T .................................................................................................................................. 23
0T1.4.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp0T ................................................................ 23
0T1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp0T ................................... 35
0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ TẠI
QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH0T .............................................................. 39
0T2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục Quận 8 Thành phố Hồ Chí
Minh0T .............................................................................................................................. 39
0T2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường
tiểu học bán trú tại Quận 8 Tp. HCM0T ......................................................................... 41
0T2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm ở các trường tiểu học
bán trú tại Quận 8 Tp. HCM0T ........................................................................................ 42
0T2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học bán trú tại
Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh0T .................................................................................. 45
0T2.2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về các HĐGDNGLL0T ......... 56
0T2.2.4. Thực trạng quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng các trường tiểu học bán trú tại
Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh xét theo các chức năng quản lý0T................................. 58
0T2.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp tại các trường tiểu học bán trú Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh0T .............. 72
0T2.3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp0T .............................................................................. 72
0T2.3.2. Các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL ở tiểu
học0T .............................................................................................................................. 74
0T2.3.3. Ý kiến CBQL và GVCN về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được
đề xuất0T ........................................................................................................................ 82
0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T ................................................................................ 84
0T1. Kết luận0T ..................................................................................................................... 84
0T2. Kiến nghị0T ................................................................................................................... 86
0TPHỤ LỤC0T ............................................................................................................... 88
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2TVăn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, phần nói về giáo dục đã chỉ rõ “Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao; đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo; chấn hưng nền giáo dục
Việt Nam làm cho giáo dục cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng
đầu”. [1]
2TGiáo dục tiểu học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân là nền tảng đầu tiên rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Vì vậy, chất lượng giảng
dạy ở cấp tiểu học là nền tảng cho chất lượng giảng dạy ở bậc phổ thông và đại học. Muốn
đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X thì việc
đảm bảo chất lượng giảng dạy ở cấp tiểu học là yếu tố góp phần quan trọng.
Chúng ta đã biết, quá trình giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học là những
bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể (giáo dục hiểu theo nghĩa rộng). Trong quá trình
dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống,
còn phải hướng tới việc giáo dục toàn diện, góp phần hình thành nhân cách cho các em.
Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục hiểu theo nghĩa rộng, ngoài hoạt động trí dục, học
sinh còn được giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, thể chất, lao động. Ngoài các giờ học
chính khóa trên lớp, học sinh còn được giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp (HĐGDNGLL) nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các
em, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực vừa hồng, vừa chuyên để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng
trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước. Chính vì vậy mà mục tiêu, nội dung, phương pháp của giáo dục Việt Nam
cũng phải được xem xét lại một cách nghiêm túc để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mới.
Theo quan điểm đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, HĐGDNGLL được chú trọng
một cách đặc biệt nhằm phát huy tối đa năng lực của người học. Không ai có thể phủ nhận
vai trò quan trọng không thể thiếu của HĐGDNGLL. Thông qua hoạt động này, học sinh
được rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo, củng cố và tăng cường những kiến thức đã học trên
lớp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học vì đặc điểm
tâm sinh lý của học sinh tiểu học là khả năng tập trung trong thời gian dài kém, khả năng tư
duy trừu tượng còn hạn chế, các em thích vận động, thích các hoạt động vui chơi, giải trí.
Do đó, HĐGDNGLL dành cho học sinh lứa tuổi tiểu học là rất cần thiết nhằm bổ trợ thêm
cho các bài học trên lớp. Tuy nhiên, hiện nay việc phân phối chương trình ở cấp tiểu học
chưa bố trí tiết dành riêng cho HĐGDNGLL, nội dung hoạt động này chưa được xây dựng
chặt chẽ, giáo viên chưa được tập huấn, rèn luyện về kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt
động... gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện của giáo viên và công tác quản lý của ban
giám hiệu.
Công tác quản lý của người hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định, góp phần quan trọng
vào chất lượng mọi hoạt động của nhà trường trong đó có HĐGDNGLL. Do đó, để đạt được
mục tiêu của HĐGDNGLL, người hiệu trưởng cần tập trung nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động này của mình. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL cấp tiểu học tại
Quận 8 Tp. HCM hiện nay ra sao chưa được nghiên cứu, điều đó đã thúc đẩy tôi nghiên cứu
đề tài: “ Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học
bán trú Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học bán trú Quận 8 Tp.
Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý cho hoạt động này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý HĐGDNGLL tại các trường tiểu học bán trú Quận 8 Tp. Hồ Chí
Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý HĐGDNGLL cấp tiểu học tại Quận 8 có thể có những thành tựu trên các
mặt như công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; công tác
tổ chức, phân công, phân nhiệm hợp lí. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại ở các mặt như công tác
chỉ đạo thực hiện chưa sâu sát, thường xuyên; thiếu sự kiểm tra, đánh giá của ban giám hiệu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về HĐGDNGLL và quản lý hoạt động này ở nhà trường tiểu học.
Khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL của ban giám hiệu các trường tiểu
học bán trú tại Quận 8.
Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL cấp tiểu học.
6. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quản lý nhà trường tiểu học bao gồm nhiều nội dung quản lý có quan hệ mật thiết với
nhau như quản lý công tác giảng dạy, quản lý cơ sở vật chất, quản lý nhân sự, quản lý
HĐGDNGLL trong đó quản lý HĐGDNGLL có quan hệ mật thiết và có sự tác động qua
lại với các nội dung quản lý khác. Vì vậy, các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phải được
xem xét trong một hệ thống những tác động quản lý của hiệu trưởng đến các lĩnh vực quản
lý khác nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra. Ngoài ra, người nghiên cứu còn xem thực
trạng quản lý HĐGDNGLL theo lý thuyết chức năng gồm: chức năng kế hoạch hóa, chức
năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra.
6.1.2. Quan điểm lịch sử
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng các trường tiểu học
bán trú trên địa bàn Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh diễn ra trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, ở
những thời điểm cụ thể.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn đòi hỏi người nghiên cứu phải nghiên cứu việc quản lý
HĐGDNGLL ở trường tiểu học trên cơ sở thực tiễn bao gồm các vấn đề như: lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện, xây dựng đội ngũ, xây dựng các điều kiện vật chất, phối hợp các lực
lượng xã hội, kiểm tra, đánh giá nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
Những vấn đề lý luận được phân tích và tổng hợp: lý luận quản lý nói chung, nội dung
HĐGDNGLL, nội dung quản lý HĐGDNGLL.
6.2.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Những vấn đề lý luận được phân loại, hệ thống hóa: lý luận quản lý nói chung, nội
dung HĐGDNGLL, nội dung quản lý HĐGDNGLL.
6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát việc thực hiện của giáo viên và quản lý của ban giám hiệu đối với
HĐGDNGLL.
6.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ
trách Đội các trường tiểu học bán trú tại Quận 8 Tp. HCM.
Nội dung phỏng vấn: Các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
của hiệu trưởng; việc thực hiện các HĐGDNGLL của giáo viên và học sinh.
6.2.2.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu
Đối tượng điều tra: Hiệu trưởng, giáo viên các trường tiểu học bán trú tại Quận 8 Tp.
HCM.
Nội dung điều tra: Các vấn đề liên quan đến quản lý và việc thực hiện HĐGDNGLL.
6.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu thu được bằng cách tính trị trung bình, tính tỉ lệ phần trăm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BẬC TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử phát triển của giáo dục có thể được chia ra những giai đoạn chủ yếu như: giáo
dục trong xã hội cộng sản nguyên thủy, giáo dục dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, giáo dục
trong xã hội phong kiến và thời kì văn hóa phục hưng, giáo dục thời kì tích lũy tư bản chủ
nghĩa, giáo dục dưới thời tư bản chủ nghĩa, giáo dục thời kì cận hiện đại và giáo dục hiện
đại trong vài thập kỉ gần đây. Trong từng giai đoạn đều xuất hiện những tư tưởng giáo dục
tiêu biểu của các nhà giáo dục. Khái niệm HĐGDNGLL chỉ xuất hiện rõ rệt nhất trong giáo
dục hiện đại, tuy nhiên trong những giai đoạn lịch sử trước đó, các nhà giáo dục vẫn có đề
cập đến lĩnh vực này trong tư tưởng giáo dục của mình.
Democrite (460 – 370 trước CN), một nhà giáo dục thời Hi Lạp cổ đại, rất coi trọng
việc giáo dục lao động, là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra nguyên tắc “kết hợp giáo dục
với lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ em.” [31]
Khổng Tử (551 – 479 trước CN), một nhà giáo dục phong kiến tiêu biểu của Trung
Hoa cổ đại, luôn dạy học trò mình một điều là ‘‘Học gì phải thực hành ngay điều ấy, phải
củng cố ngay tri thức đã học không chỉ bằng cách ôn luyện trong sách vở mà phải bằng việc
làm.” [31]
Pétxtalôdi (1746 – 1827), đã bỏ tiền túi để dựng ra một trang trại có tên là “Trại Mới”
nhằm thu hút trẻ em con nhà nghèo vào để giáo dục. Ở đây, giáo dục được thực hiện theo
phương thức vừa giáo dục vừa lao động. Ông đánh giá rất cao vai trò của lao động trong
việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Theo Pétxtalôdi thì ‘‘Việc rèn luyện thân thể
cho trẻ em được tiến hành thường xuyên chẳng những làm phát triển thể chất cho trẻ mà còn
phát triển nhân cách và là một bước quan trọng để chuẩn bị cho trẻ vào cuộc sống lao động,
hình thành kỹ năng lao động cần thiết sau này”. Ông đánh giá cao ý nghĩa các bài tập quân
sự, các trò chơi trong việc giáo dục thể chất cho trẻ em. Theo ông, thể dục không được tách
rời đức dục và trí dục. Do ảnh hưởng quan điểm này của ông mà các trường học đương thời
ở Thụy Sĩ rất coi trọng việc rèn luyện quân sự phối hợp với các hoạt động thể dục, thể thao
và các chuyến hành quân du lịch, tham quan. [31]
Giáo dục tư bản thời kì đế quốc chủ nghĩa ở Âu-Mỹ đã xuất hiện “Nhà trường mới”.
Đây là loại trường ra đời vào cuối thế kỉ XIX ở Anh sau đó phát triển nhanh sang các nước
khác như: Mỹ, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ và trở thành một phong trào rộng rãi trong cái gọi là
“Hội liên hiệp quốc tế các nhà trường mới”. Đặc điểm nổi bật của Nhà trường mới là trẻ em
được tổ chức cho thực hành lao động ít nhất 1 giờ 30 phút mỗi ngày, coi trọng hoạt động thể
dục thể thao, trẻ được bơi lội, chạy nhảy, đi xe đạp, đi bộ, cắm trại
John Dewey (1859 – 1952) cho rằng ‘‘Cần phải cho trẻ lao động với các hình thức đa
dạng của cuộc sống và được tiến hành ở mọi nơi như ở vườn trường, xưởng trường, dưới
nhà bếp, ngoài công xưởng qua đó trẻ phải học cách tự thiết kế, học cách tính toán, tìm tỉ
lệ, tính giá trị thành phẩm, vật liệu, sử dụng các ngôn từ chuyên dùng, học cách trang trí nội
thất.” Ý định của ông là xóa bỏ ranh giới giữa nhà trường với đời sống. [31]
Quan điểm giáo dục của Mác và Ăngghen cũng đã vạch ra những nguyên tắc cơ bản
để đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện của xã hội tương lai. Đó là sự kết
hợp một cách hợp lí giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động sản xuất, đó là việc
kết hợp giữa lao động sản xuất và thực hiện giáo dục bách khoa (giáo dục kỹ thuật tổng
hợp) trong việc tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội. [31]
Lênin cũng cho rằng ‘‘Trong giáo dục con người, muốn trở thành người có tri thức, có
khả năng xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể tin vào việc dạy dỗ, giáo dục và đào tạo nếu
như chỉ đóng khung trong bốn bức tường của nhà trường, sự học tập tách khỏi cuộc sống và
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc.” [31]
Theo A.S.Makarenkô (1888-1939) một nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc thì ‘‘Cái logic của
quá trình sư phạm còn là quá trình tổ chức hợp lí hoạt động của học sinh tham gia vào cách
mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, giải trí, thể dục thể thao,
tham quan du lịch, văn hóa nghệ thuật.” [31]
Ở trong nước, từ trước cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979), hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp chưa được cụ thể và có tên gọi như ngày nay. Tuy nhiên, trong thư gửi học
sinh nhân dịp khai trường năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “ Nhưng các em cũng
nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với
đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước”.
[24]
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) đã vạch rõ phương châm giáo dục là: Học
đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Về xây dựng chương trình có đưa thêm một
số môn học và một số hoạt động mới như: thời sự chính sách, giáo dục công dân, tăng gia
sản xuất ở tất cả các lớp (mỗi tuần 3 giờ). [13]
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) đã nêu rõ mục tiêu của cuộc cải cách giáo
dục là “Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển
về mọi mặt,