Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khóa VIII đã nêu: “GV là nhân tố quyết định chất lượng của GD và được xã hội tôn vinh. GV phải có đủ đức đủ tài”. Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa IX cũng đã yêu cầu: “Bố trí CB QLGD các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực CB; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ GV và CB QLGD các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực CB; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ GV và CB QLGD, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kì đổi mới; hoàn thiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL.” Xuất phát từ các yêu cầu trên, một trong các nhiệm vụ của ngành GD&ĐT hiện nay là cần phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi cụ thể trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CB QLGD sao cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hóa

pdf128 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP.HOÀ CHÍ MINH Nguyeãn Thanh Daân THÖÏC TRAÏNG VAØ BIEÄN PHAÙP QUAÛN LYÙ ÑOÄI NGUÕ GIAÙO VIEÂN THCS ÔÛ HUYEÄN ÑAÀM DÔI, TÆNH CAØ MAU Chuyeân ngaønh: Quaûn lyù giaùo duïc Maõ soá: 60 14 05 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIÁO DỤC HỌC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: Tieán só THAÙI VAÊN LONG Thaønh Phoá Hồ Chí Minh - Naêm 2010 c LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn: Nguyễn Thanh Dân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI BCHTW Ban Chấp hành Trung ương CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hóa CTQL Công tác quản lý GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GS Giáo sư GV giáo viên HS Học sinh KHCN Khoa học – Công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học PGS Phó Giáo sư QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục SKKN Sáng kiến kinh nghiệm ThS Thạc sĩ THCS Trung học cơ sở TN Tốt nghiệp TS Tiến sĩ UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khóa VIII đã nêu: “GV là nhân tố quyết định chất lượng của GD và được xã hội tôn vinh. GV phải có đủ đức đủ tài”. Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa IX cũng đã yêu cầu: “Bố trí CB QLGD các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực CB; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ GV và CB QLGD các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực CB; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ GV và CB QLGD, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kì đổi mới; hoàn thiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL.” Xuất phát từ các yêu cầu trên, một trong các nhiệm vụ của ngành GD&ĐT hiện nay là cần phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi cụ thể trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CB QLGD sao cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hóa. Đối với ngành GD&ĐT tỉnh Cà Mau, trong những năm gần đây, CTQL, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó huyện Đầm Dơi là một huyện vùng sâu của tỉnh cũng đạt được những kết quả nhất định, từng bước đổi mới góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD ở địa phương. Tuy nhiên, CTQL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi vẫn còn nhiều điều bất cập về qui mô, chất lượng, cơ cấu, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng và chế độ chính sách Trước yêu cầu đó đòi hỏi phải có giải pháp giải quyết các vấn đề trên. Nhưng qua khảo sát bước đầu cho thấy hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng và biện pháp QL GV ở huyện Đầm Dơi từ nay đến năm 2015 trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Thực trạng và biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành QLGD. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đến năm 2015 của Hiệu trưởng các trường THCS và Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu CTQL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Chất lượng đội ngũ GV THCS của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau còn hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ so với yêu cầu đổi mới GD hiện nay. - CTQL đội ngũ GV THCS của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế như: chưa phù hợp với yêu cầu mới và điều kiện cụ thể. - Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi thì có thể đề xuất được các biện pháp QL đội ngũ GV phù hợp, khả thi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của đội ngũ này. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. 5.3. Đề xuất với Hiệu trưởng và Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi các biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau của Hiệu trưởng 15 trường THCS và của Trưởng Phòng GD&ĐT trong giai đoạn từ năm 2009 – 2015 trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng. 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp luận - Tiếp cận quản điểm hệ thống - cấu trúc: xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Đội ngũ GV và CTQL đội ngũ GV luôn có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT huyện Đầm Dơi. Thông qua việc nghiên cứu, sẽ phát hiện ra những yếu tố mang tính bản chất, tính quy luật của sự vận động và phát triển đội ngũ GV của ngành GD&ĐT huyện Đầm Dơi. - Tiếp cận quan điểm lịch sử - logic: xem xét đối tượng trong một quá trình phát triển lâu dài của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ đó nhằm phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng về quá khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng thông qua những phép suy luận biện chứng, logic. - Tiếp cận quan điểm thực tiễn: cơ sở lý luận phải được minh chứng và hoàn chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng là hết sức cần thiết. Qua khảo sát sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV và CTQL đội ngũ GV và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng; đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa lý thuyết từ các công trình nghiên cứu, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT, các tài liệu, giáo trình tham khảo và thông tin trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu * Đối tượng điều tra: 192 GV và CBQL ở các trường THCS trong huyện. * Nội dung điều tra: tìm hiểu thực trạng về đội ngũ GV; thực trạng về CTQL đội ngũ GV; những giải pháp mà các trường THCS và Phòng GD&ĐT đã áp dụng để phát triển đội ngũ GV; tính khả thi của các giải pháp và những đề xuất nhằm hoàn thiện CTQL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi. 7.2.2.2. Các phương pháp bổ trợ * Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn CBQL ở tỉnh, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi, CB, GV nhằm thu thập thông tin và làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra. * Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động QL của CBQL để có thông tin đầy đủ hơn về thực trạng QL đội ngũ GV. * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến các nhà lãnh đạo địa phương, các nhà QLGD, các nhà giáo có học vị cao, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về khoa học QLGD và giảng dạy, nhằm bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc thực hiện đề tài. 7.2.2.3. Phương pháp toán thống kê Sử dụng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu. 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Luận văn được cấu trúc bởi 03 phần chính: - MỞ ĐẦU - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng CTQL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Chương 3: Các biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Việc nghiên cứu phát triển đội ngũ GV là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp GD trong giai đoạn hiện nay, không chỉ riêng ở Việt Nam ta mà ngay cả những nước có nền GD phát triển như: Hoa Kỳ, Úc, Liên minh Châu Âu, ... Thật vậy, tính đến nay, đã có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực GD&ĐT công bố những công trình nghiên cứu, tham luận trong các hội nghị khu vực châu Á và quốc tế, có thể kể đến như: - TS Kent Fransworth với tham luận “Phát triển nguồn nhân lực thông qua GD và tiền lương của GV”. - TS Judy Murray, Đại học Tomball (Texas, Hoa Kỳ) xây dựng đề án “Kế hoạch tổng thể về việc nâng cao chuyên môn giảng viên trong tiến trình phát triển tại trường đại học Tomball”. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến yếu tố “Phát triển đội ngũ giảng viên nhằm củng cố sứ mệnh và giá trị của trường đại học” và đề ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể đối với vấn đề nêu trên. - GS John Murray, đại học Texas Tech University (Hoa Kỳ), với đề tài “Sự phát triển đổi mới đội ngũ giảng viên”, đã xác định những bước cụ thể như là chìa khóa dẫn đến thành công. Ở nước ta, vấn đề QL đội ngũ GV trong các đơn vị trường học từ bậc học phổ thông cho đến đại học, bao giờ cũng được các cấp QL quan tâm sâu sắc bởi GV giữ vai trò quyết định trong quá trình GD ..., sản phẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao động khác ở chỗ sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là nhân cách - sức lao động. Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ GV như: - Hội thảo toàn quốc “QLGD còn hạn chế - thực trạng và giải pháp” tháng 04/2005 do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội đã nêu lên các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong QLGD. Trong đó, có nguyên nhân năng lực đội ngũ CB QLGD còn hạn chế và đội ngũ GV vừa thiếu, vừa thừa, vừa không đồng bộ. - TS. Vũ Bá Thể đã đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực để CNH - HĐH đất nước trong giai đoạn đến năm 2020. Trong đó có những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển GD phổ thông “Xây dựng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu về số lượng, ổn định theo vùng, đồng bộ về cơ cấu”, “Nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đổi mới CTQL và đào tạo CB QLGD phổ thông”. - GS.VS. Phạm Minh Hạc trong “GD Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI” đã khẳng định: “đội ngũ GV là một yếu tố quyết định sự phát triển sự nghiệp GD&ĐT và đã đưa ra những chuẩn quy định đào tạo GV”. - Luận văn thạc sĩ “Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ GV của Hiệu trưởng trường THPT bán công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Vũ Thị Thu Huyền; “Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ GV và CBQL trường THPT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 – 2010” của tác giả Phạm Đình Ly; “Thực trạng và biện pháp QL đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Kỷ Trung; “Một số giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng”.... đã nêu lên những ưu, nhược điểm và các giải pháp trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Nam. - Ngoài ra còn có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành ..., những công trình bài viết này thực sự đã nghiên cứu những mãng đề tài hết sức thiết thực cho CTQL và phát triển đội ngũ GV. Tuy nhiên việc nghiên cứu về đội ngũ GV THCS chưa nhiều. Đặc biệt, là đối với tỉnh Cà Mau việc đưa ra các biện pháp QL có hiệu quả đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau để làm căn cứ cho việc xây dựng, phát triển và QL đội ngũ này đến năm 2015 còn nhiều bất cập. 1.2. Một số khái niệm cơ bản: 1.2.1. Quản lý Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến tầm rộng lớn là một quốc gia, quốc tế, đều phải thừa nhận và chịu sự QL nào đó, như nhận định của C.Mak: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.” [11, tr.8] Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “QL”. Riêng về phương diện xã hội, có thể đưa ra một số khái niệm như sau: Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học QL, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: “QL là sự tác động có hướng đích của chủ thể QL đến đối tượng QL và khách thể QL bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng QL, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ cho lợi ích của con người.” [24, tr.15] Theo tác giả Trần Kiểm (2004), Khoa học QLGD - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb GD, Hà Nội: “QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.” [8, tr.8] Nói chung, các khái niệm QL trên tuy có khác nhau, nhưng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau: - Đối tượng tác động của QL là một hệ thống hoàn chỉnh, giống như một cơ thể sống. Nó được cấu tạo liên kết hữu cơ từ nhiều yếu tố, theo một quy luật nhất định; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh khách quan. - Hệ thống QL gồm hai phân hệ. Đó là sự liên kết hữu cơ giữa chủ thể QL và khách thể QL. - Tác động QL thường mang tính chất tổng hợp, hệ thống tác động QL gồm nhiều giải pháp khác nhau, thường được thể hiện dưới dạng tổng hợp của một cơ chế QL. - Cơ sở của QL là các quy luật khách quan và điều kiện thực tiễn của môi trường. QL phải gắn liền và bao giờ cũng phải phù hợp với quy luật. Thực chất QL là xác định mục tiêu và hướng mọi nỗ lực của cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu đó. Mục tiêu cuối cùng của QL là “tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con người”. Có thể mô tả khái niệm QL theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Diễn tả thực chất QL 1.2.2. Quản lý giáo dục Cũng như QL xã hội, QLGD là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Nói đến QLGD là nói đến QL mọi hoạt động GD trong xã hội. QLGD cũng có nhiều khái niệm khác nhau. Xin nêu một số khái niệm có liên quan đến đề tài: “QLGD là việc đảm bảo sự hoạt động của tổ chức trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống GD và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới.”[11, tr.9]. “QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể QLGD nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,... một cách có hiệu quả các nguồn lực GD phục vụ cho mục tiêu phát triển GD, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.” [8, tr.37] “QLGD thực chất là những tác động của chủ thể QL vào quá trình GD (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.”[8, tr.38] KHÁCH THỂ QUẢN LÝ CHỦ THỂ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ MỤC TIÊU QUẢN LÝ Ngày nay, với sứ mệnh phát triển GD thường xuyên, công tác GD không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống GD quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Vì thế, theo UNESCO: “QLGD là cách thức điều hành hệ thống GD, nhất là cách thức (quy trình, thủ tục, quy định, quy chế, ...) mà chúng ta áp dụng quyết định sự vận hành của hệ thống GD và tất cả các cấu phần và hoạt động của hệ thống” [36, tr102]. Như vậy, từ các khái niệm trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ bốn yếu tố cơ bản của QLGD, đó là: chủ thể QL tác động đến đối tượng QL và khách thể QL (thông qua việc thực hiện các chức năng QL bằng những công cụ và phương pháp) nhằm đạt được mục tiêu QL. Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Khái niệm QLGD 1.2.3. Quản lý nhà trường Nhà trường là cơ sở GD&ĐT của ngành GD; nơi triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT; nơi diễn ra các hoạt động GD, dạy – học của thầy và trò. QL nhà trường là QL cấp cơ sở của ngành GD. GS, Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã quan niệm như sau: “QL nhà trường là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS” [7, tr19, 27]. QL nhà trường do chủ thể QL bên trong nhà trường tác động, đứng đầu là hiệu trưởng. QL nhà trường bao gồm các hoạt động: QL GV, HS, QL quá trình dạy học – GD; QL CSVC và thiết bị trường học; QL tài chính và QL mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng. QL nhà trường còn là những tác động QL của các cơ quan QLGD cấp trên, đồng thời QL nhà trường cũng gồm những hướng dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường có MỤC TIÊU QLGD CHỦ THỂ QLGD CÔNG CỤ PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TƯỢNG & KHÁCH THỂ QLGD Quan hệ thuận Quan hệ phản hồi liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng GD, nhằm định hướng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhà trường phát triển. Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Trường học là một thế chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo GD với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố thầy – trò” [2, tr63]. Nói một cách tổng quát: QL nhà trường là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL đến tất cả các mắc xích của hệ thống GD nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – GD thế hệ trẻ, đưa hệ GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. 1.2.4. Cán bộ QLGD CB QLGD là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, QL, điều hành các hoạt động GD trong các cơ sở GD. CB QLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, QL, điều hành các hoạt động GD. CB QLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực QL và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB QLGD nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của CB QLGD, bảo đảm phát triển sự nghiệp GD. 1.2.5. Giáo viên – Giáo viên THCS Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, GD trong nhà trường và các cơ sở GD khác thuộc hệ thống GD quốc dân. Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở GD mầm non, GD phổ thông, GD nghề nghiệp gọi chung là GV. GV trường THCS là người làm công tác giảng dạy, GD trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GV bộ môn, GV tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. [53] 1.2.6. Đội ngũ giáo viên * Đội ngũ: "Đội ngũ là khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng có quy củ; là tập hợp một số đông người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp” [17]. Cũng có thể hiểu đội ngũ là một tập hợp có trật tự bên trong (hay bên ngoài), có liên hệ hoặc tác động lẫn nhau. Đội ngũ là một tập hợp những cá nhân có liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định, có tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật tích hợp. Đội ngũ không chỉ là một tập hợp đơn giản các cá nhân, mà có sự liên kết và tương tác theo chiều sâu tạo nên tính trồi (emergence) và tính nhất thể hóa (integration), nghĩa là tạo ra cái mới. Mặt khác, bởi vì sự liên kết và tương tác giữa các cá nhân nên tạo ra sự kiềm chế (constraint), nghĩa là làm giảm bậc tự do của các cá nhân so với trước khi là thành viên của đội ngũ. * Đội ngũ giáo viên: Theo Điều 70, Luật GD sửa đổi – năm 2005: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, GD trong nhà trường, cơ sở GD khác. Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở GD mầm non, GD phổ thông, GD nghề nghiệp gọi là GV; nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở GD đại học gọi là giảng viên.” Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi muốn đề cập đến đội ngũ GV. “Đội ngũ GV là những chuyên gia trong lĩnh vực GD, họ nắm tri thức và hiểu biết dạy học và GD như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho sự nghiệp GD... Nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngà
Luận văn liên quan