iệt Nam là một quốc gia đang phát triển,có thu nhập thấp, để tồn tại
trong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu, Việt Nam phải
thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá dất nước. Quá trình đó đã gây sức ép
lớn tới môi trường. Giải pháp đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá
trình phát triển với với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu
tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát triển. Cùng với sự phát
triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng
được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thải
bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông
nghiệp, chất thải xây dựng
Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại
hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay , dự báo đến năm 2010 tổng
lượng chất thải phát sinh sẽ lên đến trên 23 triệu tấn và thành phần chất thải sẽ
thay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân hu ỷ hơn và nguy hại hơn. Các đô
thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số
chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất
thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả
nước). Ước tính, lượng phát sinh chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20-25%
tổng lượng chất thải sinh hoạt, tuỳ theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng
tỉnh/thành phố. Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2003 ước tính
cỡ 160.000 tấn. Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp. Chất thải
y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000
tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông
nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. Giảm thiểu lượng phát sinh chất thải, có thể
tiết kiệm được các nhu cầu tiêu hu ỷ chất thải sau này. Do lượng chất thải phát
sinh sẽ tăng nhanh ở Việt Nam theo như dự báo, việc triển khai thực hiện các
chương trình nhằm khuyến khích giảm thiểu lượng phát sinh chất thải tại nguồn
như ở các hộ gia đình, các c ơ sở kinh doanh, cơ sở công nghiệp và bệnh viện có
khả năng sẽ làm giảm đáng kể chi phí cần thiết cho việc tiêu huỷ chất thải trong
tương lai.
67 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác
thu gom,vận chuyển và xử lý
chất thải rắn trên địa bàn
quận Hoàng Mai, Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,có thu nhập thấp, để tồn tại
trong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu, Việt Nam phải
thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá dất nước. Quá trình đó đã gây sức ép
lớn tới môi trường. Giải pháp đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá
trình phát triển với với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu
tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát triển. Cùng với sự phát
triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng
được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thải
bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông
nghiệp, chất thải xây dựng…
Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại
hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổng
lượng chất thải phát sinh sẽ lên đến trên 23 triệu tấn và thành phần chất thải sẽ
thay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân huỷ hơn và nguy hại hơn. Các đô
thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số
chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất
thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả
nước). Ước tính, lượng phát sinh chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20-25%
tổng lượng chất thải sinh hoạt, tuỳ theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng
tỉnh/thành phố. Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2003 ước tính
cỡ 160.000 tấn. Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp. Chất thải
y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000
tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông
nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. Giảm thiểu lượng phát sinh chất thải, có thể
tiết kiệm được các nhu cầu tiêu huỷ chất thải sau này. Do lượng chất thải phát
sinh sẽ tăng nhanh ở Việt Nam theo như dự báo, việc triển khai thực hiện các
chương trình nhằm khuyến khích giảm thiểu lượng phát sinh chất thải tại nguồn
như ở các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, cơ sở công nghiệp và bệnh viện có
khả năng sẽ làm giảm đáng kể chi phí cần thiết cho việc tiêu huỷ chất thải trong
tương lai.
Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập từ ngày 1/1/2004 trên cơ sở
sáp nhập 5 phường và 9 xã rộng trên 4.000 ha, quận Hoàng Mai đang đô thị hoá
với đặc thù của một vùng sản xuất nông nghiệp có gần 1000 ha đất bãi ngoài đê
sông Hồng và nhiều héc ta đất xen kẹt chưa được đưa vào sử dụng hiệu quả. Vì
vậy ở đây hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém, chưa kể đến là điểm cuối cùng
của hệ thống tiêu thoát nước chính trong thành phố, nơi dẫn và chứa các loại
nước thải hầu hết chưa qua xử lý, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao...Vì vậy,
đề tài “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội” nhằm:
Nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, góp
phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.
Góp phần bảo vệ sự phát triển bền vững của quận.
Làm cơ sỏ, rút kinh nghiệm để thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn
cho thành phố, quận khác ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Kết cấu: gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn
Chương II: Hiên trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà
Nội.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Khái niệm, phân loại chất thải rắn (CTR)
1.1.1. Khái niệm CTR
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động
của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu
dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Thuật ngữ CTR được sử dụng trong chuyên đề này là bao hàm tất cả các chất rắn
hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ các
ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Chuyên đề này đặc biệt quan tâm
đến CTR đô thị, bởi vì đó là sự tích lũy và lưu trữ toàn CTR có khả năng ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người.
1.1.2. Phân loại CTR
Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo
nhiều cách.
Theo bản chất nguồn tạo thành,CTR được phân thành các loại:
CTR sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con
người,nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ, thương mại, theo phương diện khoa học.
CTR công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp,tiểu thủ công nghiệp.Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp
gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong các nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tong vỡ do
các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình v.v…Chất thải xây dựng gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Chất thải từ các nhà máy xử lý: CTR từ hệ thống xử lý nước thải, nhà máy
xử lý chất thải công nghiệp.
Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và
hóa chất bảo vệ thực vật…
Theo mức độ nguy hại,CTR được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải
phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe tới dọa sức
khoe con người, động vật và cây cỏ.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác tới các chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần.
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005, CTR thông thường được phân
thành hai nhóm chính sau:
- Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng
- Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
1.1.3. Tác hại của CTR
CTR gây hại cho sức khỏe cộng động
Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua những trung gian truyền
bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch.Ví dụ điển hình nhất là
dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàng
nghìn người vào những năm 30 – 4 của thế kỷ 10.Người ta đã tổng kết rác thải
gây ra 22 loại bệnh cho con người.Điển hình là rác plastic (nilon) là nguyên nhân
gây ra ung thư cho súc vật ăn cỏ.Hơn thế nữa khi đốt plastic ở 1200oC nó sẽ biến
đổi thành ddioxxit gây quái thai ở người.
CTR làm ô nhiễm không trung
Vấn đề đã trở thành nguy hiểm khi 7700 món bay lơ lửng trở thành mối đe dọa
thường xuyên cho các con tàu vũ trụ.
Rác làm ô nhiễm môi trường nước
Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ phân hủy một cách
nhanh chóng.Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để
tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất
khoáng và nước.Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo
ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S,
H2O,CO2.Tất cả các chất trùng gian này đều gây mùi thối và là độc chất.Bên cạnh
đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu rác thải lafd những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong
môi trường nước.Sau đó quá trình oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện,
gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước.Những chất thải độc như Hg,
Pb, hoặc các chất thải phóng xạ còn nguy hiểm hơn.
Rác làm ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải hữu cơ còn được phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện
yếm khí và háo khí khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt sản phẩm trung
gian cuối cùng tạo ra H2O, CO2. Nếu là yếm khí, thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu
là CH4, H2O, CO2, gây độc cho môi trường.Với một lượng vừa phải thì khả năng
tự làm sạch của môi trường đất khiến rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với
lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm
này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chay
xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm. Mà một khi nước ngầm bị ô
nhiễm thì không cách gì cứu chữa được.
Rác làm ô nhiễm môi trường không khí
Các CTR thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm
không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không
khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp (tốt nhất là 35oC và độ ẩm 70 = 80%), sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt
động của vi sinh vật. Kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí. Các đống
rác, nhất là các đống rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và
đừng kỹ thuật, sẽ bốc mùi hôi thối.
CTR làm giảm mỹ quan ở các khu công cộng và đô thị
CTR cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư
Nước rò rỉ từ các bãi rác chứa những chất hòa tan, chất lơ lửng, chất hữu
cơ và nấm bệnh
Ở những bãi rác hoặc những đống rác lớn mà trong rác có một lượng nước nhất
định hoặc mưa xuống làm nước ngấm vào rác thì tạo ra một loại nước rò rỉ.
Trong nước rò rỉ chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng, chất hữu cơ và
nấm bệnh.
1.2. Qu n lý CTR
1.2.1. Hệ thống thu gom
1.2.1.1. Các loại hệ thống thu gom
Thu gom CTR là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ
những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp,
trung chuyển hay chôn lấp.
Thu gom CTR trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp bởi vì CTR khu
dân cư, thương mại và công nghiệp phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại,
công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả khu vực trống.
Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm phức
tạp thêm cho công tác thu gom.
1.2.1.2. Các loại dịch vụ thu gom CTR
a) Hệ thống thu gom CTR chưa, không phân loại tại nguồn
Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng bao gồm:
- Dịch vụ thu gom ở lề đường (Curb): Người chủ nhà chịu trách nhiệm đặt
các thùng rác đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm
mang các thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí chung để tiếp tục chứa chất
thải.
- Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm (Alley),các thùng chứa rác đặt ở đầu
các lối đi, ngõ hẻm.
- Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về (Setout – Setback): các thùng rác
container được mang đi và mang trả lại cho các chủ nhà sau khi đã đổ bỏ
CTR, công việc được thực hiện bởi các đội trợ giúp.
- Dịch vụ thu gom kiểu mang đi (Setout) giống dịch vu kiểu mang đi- trả
về, chỉ khác là chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa rác trở về
vị trí ban đầu.
Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình:
Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư này. Đội
thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa CTR từ các hộ gia đình đến
tuyến đường thu gom bằng phương pháp thu công hoặc cơ giới, tùy theo khối
lượng CTR vận chuyển.
Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tầng:
Đối với khu vực này, các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR.
Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng các thùng mà áp dụng phương pháp cơ
giới (xe thu gom có trang bị bộ phận nâng các thùng chứa), hoặc là kéo các thùng
chứa đến các nơi khác( nơi tái chế).
Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp:
Cả 2 phương pháp thủ công và cơ khí đều được sửu dụng dể thu gom tai khu vực
này. Để tránh tình trạng tắc đường, việc thu gom CTR của khu vực này tại nhiều
thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Khi áp dụng
phương pháp thu gom thủ công thì CTR được đặt vào các túi bằng plastic hoặc
các loại thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom.
b) Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn
Các loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để sử dụng
cho mục đích tái chế. Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thu
gom các loại vật liệu này là thu gom dọc lề đường
c) Hệ thống container di động (HSC – Hauled Container System)
Trong HSC thì các container được sử dụng để chứa CTR và được vận chuyển
đến bô đổ, đổ bỏ CTR và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom
mới. Hệ thông HSC thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn
bởi vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn.
d) Hệ thống container cố định (SCS – Stationnary Container System)
Trong hệ thống SCS, container cố định đươch sủ dụng để chứa CTR vẫn giữ ở vị
trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn
phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải. Hệ thống này chia thành 2 loại chính:
- Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới
- Hệ thống thu gom lấy tải thủ công
Hầu hết các xe thủ gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết bị
ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR.
Nhược điểm lớn của hệ thống này là xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khó
khăn trong việc bảo trì.
1.2.2. Hệ thống vận chuyển
1.2.2.1. Hệ thống trung chuyển
Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi chứa
hoặc cơ sở tái chế. Tuy nhiên, hầu hết các nơi tiếp nhận CTR cuối cùng này được
bố trí ngày cãng thành phố, hoặc cách xa tuyến gia thông chính, nếu vận chuyển
trực tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá cao. Vì vậy
cần có hoạt động trung chuyển, trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được
chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển CTR đến
một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi, hoặc đến bãi đổ.
Trạm trung chuyển có chức năng chính là chuyển CTR từ các xe thu gom và các
xe vận chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn. Có 3 loại trạm
trung chuyển:
Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp: CTR từ các xe thu gom nhỏ được đổ
trực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén để nén chất thải vào xe lớn, hay
nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp.
Trạm trung chuyển kiểu tích lũy: CTR được đổ trực tiếp vào hố chứa. Từ hố
này, CTR sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác. Trạm
trung chuyển kiếu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển chất tải trực
tiếp ở chỗ nó được thiết kế sao cho có thể lưu trũ CTR trong khoảng 1 – 3h.
Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải tích lũy: Đây là những
trạm trung chuyển đa chức năng. Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trung
chuyển đề phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân. Các xe thu gom sẽ được cân,
sau đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển trở lại trạm
cân, cân xe và tính lệ phí.
1.2.2.2. Phương tiện vận chuyển
Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện: trong những hẻm nhỏ vận chuyển
rác bằng xe thô sơ và nhân viên thu gom bằng phương pháp thủ công. Ở các
thành phố lớn thì thường có các loại xe có container vận chuyển hoặc container
cố định. Đối với các nước tiên tiến thì công việc thu gom rác đường phố có xe
chuyên dùng vừa quét, thu gom ép, vừa vận chuyển.
1.2.3. Xử lý CTR
Mục đích của các phương pháp xử lý CTR là:
Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR, bảo đảm an toàn vệ sinh môi
trường
Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế.
Thu hồi năng lượng từ rác cùng như các sản phẩm chuyển đổi.
1.2.3.1. Xử lý CTR bằng phương pháp cơ học
Xử lý bằng phương pháp cơ học bao gồm:
a. Giảm kích thước: Phương pháp này được sử dụng để giảm kích thước của
thành phần CTR đô thị. CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụng trực
tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay lam phân compost, hoặc một phần được
sử dụng cho các hoạt động tái sinh.
b. Phân loại theo kích thước: Phân loại theo kich thước hay sang lọc là một quá
trình phân loại một hỗn hợp các vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành
2 hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, bằng cách sử dụng các loại sang
có kích thước lỗ khác nhau. Quá trình này có thể thực hiện khi vật liệu còn
ướt hoặc khô.
c. Phân loại theo khối lượng riêng: Đây là một phương pháp kỹ thuật được sử
dụng rất rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí
động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng. Phương pháp này
được sử dụng để phân loại CTR đô thị, tách rời các loại vật liệu sau quá trình
tách nghiền thành 2 phần riêng biệt: dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy,
nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng nặng như kim loại, gỗ và
các loại phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn.
d. Nén CTR: Phương pháp này được sử dụng với mục đích gia tăng khối lượng
riêng của CTR, nhằm tăng tính hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển.
Các kỹ thuật hiện đang áp dụng để nén và tái sinh CTR là đóng kiện, đóng
gói, đóng khối hay ép thành dạng viên.
1.2.3.2. Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp:
Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát
triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dung chở rác
tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dung xe ủi san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và
rắc vôi bột…Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp
và thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy
thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải
hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các
quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng
giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác thải
phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm.
Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng
màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử
lý rác thải trước khi thải ra môi trường.
Phương pháp này có ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nó
cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được
sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là
khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy
nổ.
1.2.3.3. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học làm phân compost
Phương pháp này thích hợp với các loại CTR hữu cơ trong chất thải sinh hoạt
chứa nhiều cacsbonhydrat như đường, xellulo, lignin, mỡ, protein, những chất
này có thể phân hủy đồng thời hoặc từng bước. Quá trình phân hủy các chất hữu
cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt ôxy không khí (phân hủy hiếu khí) hay
không có không khí (phân hủy yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng
thời ở một khu vực chứa chất thải và tùy theo mức độ không khí mà dạng này
hay dạng kia chiếm ưu thế.Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thể
hiện ở hình 2.
Chất thải rắn
hữu cơ
Sàn tập kết
Băng phân loại
Cân điện tử
Tái chế
Phân tươi
Bể chứa
Hình 1: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp
1.2.3.4. Xử lý CTR bằng phương