1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường Bất động sản cũng ngày càng trở nên sôi động thu hút sự quan tâm của không ít nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Để đáp lại cầu về nhà ở, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê ngày càng cao, các dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh Bất động sản cũng ngày càng tăng. Các dự án kinh doanh Bất động sản thường là những dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn do đó các Ngân hàng đã trở thành nguồn cung cấp vốn đắc lực cho thị trường này.
Tuy nhiên, đây là một thị trường khá nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đã khiến cho các Ngân hàng còn dè dặt trong việc cho vay với các dự án liên quan đến Bất động sản mặc dù nguồn lợi nhuận thu về từ thị trường này là không nhỏ.
Do đó, để vẫn có thể cấp vốn cho các dự án kinh doanh Bất động sản mà vẫn giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, mang lại lợi nhuận về cho ngân hàng thì nhất thiết phải chú trọng đến công tác thẩm định. Quá trình thẩm định sẽ giúp cho ngân hàng có một cái nhìn chính xác, tỉ mỉ với các dự án kinh doanh Bất động sản để đưa ra những quyết định hợp lý, để vừa không bỏ qua cơ hội, vừa có thể đạt hiệu quả cho vay cao.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank), em nhận thấy công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản còn nhiều vướng mắc, tỷ trọng dư nợ của ngành này còn quá ít so với tổng dư nợ của ngân hàng và so với cầu về vốn đối với ngành này. Vì vậy, nhằm giúp cho Ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc cho vay với các dự án kinh doanh Bất động sản, tăng tỉ lệ dư nợ của ngành mà vẫn đảm bảo hiệu quả thu hồi vốn, góp phần giải quyết một phần nhu cầu Bất động sản đang lên cao của thị trường, tháo gỡ khó khăn trong việc huy động vốn đối với nhà đầu tư kinh doanh Bất động sản, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank)” nhằm xem xét thực trạng của công tác thẩm định, tìm ra chỗ vướng mắc để từ đó có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với các dự án kinh doanh Bất động sản.
2. Kết cấu khóa luận gồm có:
• Tên Khóa luận tốt nghiệp: “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam”
• Ngoài lời mở đầu và trang kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác Thẩm định các dự án đầu tư kinh doanh Bất Động Sản tại Hội sở Techcombank
- Chương 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác Thẩm định dự án nói chung và các dự án kinh doanh Bất Động Sản.
120 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam TechcomBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HỘI SỞ TECHCOMBANK 3
1.1. Khái quát về Techcombank 3
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Techcombank 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tại Hội sở Tecombank 5
1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng 7
1.2. Tổng quan về các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Techcombank. 11
1.2.1. Tổng quan về cho vay các dự án kinh doanh Bất Động Sản tại Techcombank 11
1.2.2. Đặc điểm, phân loại và các quyền liên quan đến Bất động sản. 13
1.2.3. Đặc điểm của các dự án kinh doanh Bất động sản 17
1.2.4. Vai trò và yêu cầu đối với công tác Thẩm định dự án kinh doanh
Bất động sản 18
1.3. Thực trạng công tác thẩm định các dự án kinh doanh BĐS. 20
1.3.1. Quy trình cấp tín dụng chung cho các dự án kinh doanh BĐS 20
1.3.2. Phương pháp thẩm định các dự án kinh doanh BĐS 25
1.3.3. Nội dung công tác Thẩm định các dự án kinh doanh BĐS 27
1.4. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án kinh doanh BĐS tại Hội sở Techcombank: Dự án “Đầu tư Xây dựng tòa nhà trung tâm thương mại Pacific Place của công ty TNHH Trung tâm thương mại Ever – Fortune” 49
1.4.1. Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn. 49
1.4.2. Giới thiệu chung về phương án vay vốn 53
1.4.3. Thẩm định dự án đầu tư 56
1.4.4. Kết luận và đề xuất trình ban lãnh đạo 68
1.4.5. Đánh giá về công tác thẩm định đối với dự án xây dựng khu trung tâm thương mại Pacific Place 71
1.5. Đánh giá công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Techcombank 73
1.5.1. Những kết quả đạt được 73
1.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại 77
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NÓI CHUNG VÀ CÁC DỰ ÁN KINH DOANH BĐS 83
2.1. Định hướng chung 83
2.1.1. Định hướng của Ngân hàng trong thời gian tới 83
2.1.2. Định hướng về công tác thẩm định dự án nói chung. 86
2.1.3. Định hướng về công tác Thẩm định các dự án kinh doanh BĐS. 86
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác Thẩm định các dự án kinh doanh
Bất động sản. 89
2.2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định 90
2.2.2. Giải pháp về nội dung thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản 90
2.2.3. Nâng cao chất lượng và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định 97
2.2.4. Có điều chỉnh về công tác phí và phương tiện phục vụ cho công tác
thẩm định 101
2.2.5. Xây dựng phương pháp để đánh giá hiệu quả công tác thẩm định tại
Ngân hàng 102
2.2.6. Các biện pháp khác 102
2.3. Một số kiến nghị 103
2.3.1.Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 103
2.3.2.Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 105
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐQT: Hội đồng quản trị
TGĐ: Tổng Giám Đốc
MIS - Management of Information System: Hệ thống quản lý thông tin
Credit Review: kiểm soát tín dụng
BĐS: Bất động sản
TSĐB: Tài sản đảm bảo
CBRE: CB Richard Ellis Co. Ltd - Công ty chuyên tư vấn và thực hiện các dịch vụ bất động sản thuộc Tập đoàn CB Richard Ellis (Mỹ)
UBND TP: Ủy ban nhân dân thành phố
Sở XD: sở xây dựng
GTGT: giá trị gia tăng
Công ty TNHH: công ty trách nhiệm hữu hạn
NH TMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
Vốn CSH: Vốn chủ sở hữu
TTTM: Trung tâm thương mại
TT: Trung tâm
CBD: Centre Building District – Khu nhà trung tâm
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng Thương mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
STT
Tên bảng biểu – sơ đồ
Trang
Bảng 1.1
Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư
8
Bảng 1.2
Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp
8
Bảng 1.3
Cơ cấu huy động vốn năm 2006-2007
9
Bảng 1.4
Tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bán lẻ
9
Bảng 1.5
Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp
10
Bảng 1.6
Tỉ trọng dư nợ các nhóm ngành tại Techcombank
12
Sơ đồ 1.1
Quy trình cấp tín dụng tại Techcombank
21
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ tổ chức của công ty Ever Fortune
51
Bảng 1.7
Bảng Chi tiết tòa nhà hạng A tại Hà Nội
58
Bảng 1.8
Bảng số liệu tổng hợp để tính toán các chỉ tiêu
59
Bảng 1.9
Độ nhạy của dự án
64
Bảng 1.10
Giá thuê các tòa nhà hạng A ở Hà Nội
65
Bảng 1.11
Các khoản cho vay và ứng trước
69
Bảng 1.12
Gia tăng dư nợ tín dụng của Techcombank cuối năm 2007 đầu năm 2008
73
Bảng 1.13
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Techcombank tính đến đầu cuối năm 2007, đầu năm 2008
74
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường Bất động sản cũng ngày càng trở nên sôi động thu hút sự quan tâm của không ít nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Để đáp lại cầu về nhà ở, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê ngày càng cao, các dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh Bất động sản cũng ngày càng tăng. Các dự án kinh doanh Bất động sản thường là những dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn do đó các Ngân hàng đã trở thành nguồn cung cấp vốn đắc lực cho thị trường này.
Tuy nhiên, đây là một thị trường khá nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đã khiến cho các Ngân hàng còn dè dặt trong việc cho vay với các dự án liên quan đến Bất động sản mặc dù nguồn lợi nhuận thu về từ thị trường này là không nhỏ.
Do đó, để vẫn có thể cấp vốn cho các dự án kinh doanh Bất động sản mà vẫn giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, mang lại lợi nhuận về cho ngân hàng thì nhất thiết phải chú trọng đến công tác thẩm định. Quá trình thẩm định sẽ giúp cho ngân hàng có một cái nhìn chính xác, tỉ mỉ với các dự án kinh doanh Bất động sản để đưa ra những quyết định hợp lý, để vừa không bỏ qua cơ hội, vừa có thể đạt hiệu quả cho vay cao.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank), em nhận thấy công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản còn nhiều vướng mắc, tỷ trọng dư nợ của ngành này còn quá ít so với tổng dư nợ của ngân hàng và so với cầu về vốn đối với ngành này. Vì vậy, nhằm giúp cho Ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc cho vay với các dự án kinh doanh Bất động sản, tăng tỉ lệ dư nợ của ngành mà vẫn đảm bảo hiệu quả thu hồi vốn, góp phần giải quyết một phần nhu cầu Bất động sản đang lên cao của thị trường, tháo gỡ khó khăn trong việc huy động vốn đối với nhà đầu tư kinh doanh Bất động sản, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank)” nhằm xem xét thực trạng của công tác thẩm định, tìm ra chỗ vướng mắc để từ đó có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với các dự án kinh doanh Bất động sản.
2. Kết cấu khóa luận gồm có:
Tên Khóa luận tốt nghiệp: “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam”
Ngoài lời mở đầu và trang kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác Thẩm định các dự án đầu tư kinh doanh Bất Động Sản tại Hội sở Techcombank
Chương 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác Thẩm định dự án nói chung và các dự án kinh doanh Bất Động Sản.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
HỘI SỞ TECHCOMBANK
Khái quát về Techcombank
Sự hình thành và phát triển của Techcombank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank), được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, và các dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.
Kể từ khi thành lập, Techcombank đã trải qua nhiều mốc lịch sử quan trọng chứng minh sự lớn mạnh và ngày càng phát triển của mình. Đến nay, tổng tài sản của Techcombank đã tăng lên đến gần 18000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 1500 tỷ đồng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu về quy mô và vốn điều lệ. Lợi nhuận trước thuế của cả năm 2007 đạt trên 356 tỷ, là ngân hàng có mức lợi nhuận cao thứ 3 trong hàng ngũ các ngân hàng cổ phần. Mạng lưới trải dài 15 tỉnh, thành trên cả nước với 73 điểm giao dịch. Số lượng cán bộ nhân viên đạt 1584 người.
Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Trong 3-5 năm tới, Techcombank sẽ phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 100 triệu USD và quản lý một tài sản hơn 1,5 tỷ USD.
Techcombank hiện đang phục vụ 13.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khoản, tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận ký với các tổ chức quốc tế.
Với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, Techcombank đang cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Techcombank đang phục vụ 200.000 khách hàng dân cư. Với khách hàng cá nhân, Techcombank cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp.
Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính khác. Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.
Techcombank hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Hệ thống quản trị được xây dựng trên các yếu tố nền tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mô hình tổ chức hợp lý và kiểm soát lẫn nhau, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu…
Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam với việc đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus của Temenos vào cuối năm 2003. Hệ thống quản lý chất lượng 9001:2000 đã được thiết lập và cấp chứng chỉ tại Hội sở ngân hàng vào tháng 9 năm 2004 và hiện đang được triển khai tại các chi nhánh.
Nhìn về phía trước, còn rất nhiều việc Techcombank phải làm để biến ước mơ trở thành một trong những ngân hàng lớn và được ưa thích nhất Việt nam. Với sự tự tin, cam kết và lòng quyết tâm cao, mọi thành viên đại gia đình Techcombank đang nghĩ và hành động hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng nhằm đem lại nhiều hơn nữa lợi ích cho khách hàng, giá trị cho cổ đông: Techcombank đem lại “sự thân thiện đến tin cậy”.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tại Hội sở Tecombank
a) Cơ cấu tổ chức:
Techcombank được tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc. Trong đó:
Hội đồng quản trị (HĐQT): là bộ máy quyền lực cao nhất của Techcombank, có chức năng quản trị ngân hàng theo quy định của pháp luật. Những người tham gia vào HĐQT phải có đủ tiêu chuẩn như: có uy tín, có đạo đức nghề nghiệp, am hiểu ngân hàng, phải là cổ đông lớn.
Ban điều hành: Điều hành hoạt động của Techcombank là Tổng Giám Đốc (TGĐ) với bộ máy giúp việc là các phó TGĐ, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Ban kiểm soát: có chức năng là kiểm tra hoạt động tài chính của Techcombank; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán và sự an toàn trong hoạt động của Techcombank; thực hiện kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của Techcombank.
Bên dưới là một hệ thống các phòng ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chuyên môn của mình.
b) Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban:
Phòng kế hoạch tổng hợp với nhiệm vụ chính là:
Tham mưu xây dựng chiến lược phát triển tổng thể của ngân hàng
Xây dựng kế hoạch và các giải pháp hoàn thiện kế hoạch kinh doanh đồng thời giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và đề xuất các kiến nghị về sửa đổi nếu cần thiết
Cung cấp thường xuyên và định kỳ các thông tin giá trị nội bộ
Đầu mối tập hợp và thực hiện chế độ báo cáo Ban TGĐ, HĐQT, Ngân hàng Nhà nước…
Nghiên cứu triển khai, duy trì hệ thống quản lý thông tin (MIS).
Phòng kế toán tài chính:
Thiết lập chính sách tài chính áp dụng cho hệ thống
Thiết lập chính sách kế toán: chứng từ, tài khoản, báo cáo kế toán
Duy trì hệ thống tài khoản kế toán
Tổ chức kiểm tra giám sát
Khối tín dụng và quản trị rủi ro
Phòng quản trị rủi ro:
+ Xác định đo lường và đánh giá rủi ro.
+ Quản lý các danh mục theo ngành nghề, lĩnh vực địa lý
+ Phân loại, xếp hạng tín dụng khách hàng
+ Báo cáo định kỳ, đề xuất kiến nghị
Phòng định giá tài sản:
+ Trực tiếp thực hiện việc đánh giá Tài sản đảm bảo là Bất động sản, và tài sản là máy móc thiết bị của khách hàng tại các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống theo phân cấp của TGĐ. Mỗi miền sẽ do một phó phòng phụ trách tại Hội sở chịu trách nhiệm và điều hành trực tiếp.
+ Thuê các cơ quan định giá chuyên môn trong trường hợp những tài sản đảm bảo thuộc các lĩnh vực chuyên môn đặc thù
+ Nghiên cứu thị trường giá cả, đặc điểm của các loại máy móc thiết bị mà Ngân hàng tài trợ.
+ Theo dõi biến động của thị trường Bất động sản (BĐS)
Phòng Thẩm định các miền
+ Thực hiện công tác tái Thẩm định các khoản vay tại ba miền theo phân cấp của TGĐ.
+ Trực tiếp tái Thẩm định các khoản vay trình ban TGĐ.
+ Thực hiện công tác thư ký cho Hội đồng tín dụng Hội sở.
+ Phụ trách công tác credit review tại các miền.
1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương luôn chú trọng công tác huy động vốn bởi có nguồn vốn ổn định mạnh mẽ sẽ giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh.
Dịch vụ khách hàng cá nhân
Bảng 1: Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2.129
3.891
6.684,45
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)
Công tác huy động vốn từ khu vực dân cư năm 2006 tăng trưởng mạnh đạt 3.891,55 tỷ đồng tăng 82,76% so với năm 2005 chiếm 42.03% trong cơ cấu huy động của ngân hàng.
Vốn huy động từ dân cư năm 2007 đạt 6.684,45 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2006 chiếm 46% trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng.
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2: Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2.096
2.382
2.882
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)
Hoạt động huy động vốn từ doanh nghiệp giữ vững mức tăng trưởng ổn định trong năm 2006. Tổng số huy động vốn từ các tổ chức kinh tế năm đạt 2.382 chiếm tỉ trọng 25,53% trong tổng cơ cấu huy động vốn, tăng 13,64% so với năm 2005. Năm 2007 tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 3.178,22 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2006 là 33%.
Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn năm 2006-2007
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Cơ cấu
31/12/2006
31/12/2007
So sánh 31/12/2006
Tổng nguồn huy động
9.259
14.636
158%
Các tổ chức kinh tế
2.382
2.882
121%
Dân cư
3.891
6.684
172%
Các tổ chức tín dụng khác
2.986
5.070
170%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)
1.1.3.2. Hoạt động cho vay
Dịch vụ khách hàng cá nhân
Bảng 4: Tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bán lẻ
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
2005
2006
2007
Huy động dân cư
2.129
3.892
6.684,45
Cho vay bán lẻ
940
1.560
2.817
Tỷ lệ cho vay/ huy động
44%
40%
42%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)
Tổng dư nợ tín dụng từ khu vực khách hàng cá nhân năm 2006 đạt 1.560,9 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2005 chiếm 29% tổng dư nợ tín dụng.
Năm 2007 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đạt 2.817 tỷ đồng, tăng 80,5%.
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 5: Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2.525
3.819
5.993
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)
Trong năm 2006 dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng tăng 55% , trong đó dư nợ tín dụng tại khu vực khách hàng doanh nghiệp tăng 51% (3.819,12 tỷ VND cuối năm 2006 so với 2.525,29 tỷ đồng cuối năm 2005). Đối tượng cho vay vẫn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (59%) tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm so với năm 2005 (62%). Các doanh nghiệp thương mại chiếm đa số trong cơ cấu cho vay của Techcombank.
Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2007 đạt 5.993 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2006. Chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank.
1.1.3.3. Các hoạt động khác:
- Dịch vụ bảo lãnh và đồng bảo lãnh: Techcombank cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bảo lãnh với các điều kiện linh hoạt, giúp khách hàng đáp ứng được yêu cầu đối với đối tác, nhà mời thầu với quy trình nhanh gọn, mức phí cạnh tranh.
Các hình thức như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, bảo lãnh hoàn thanh toán, đồng bảo lãnh.
- Dịch vụ thanh toán trong nước: Với mạng lưới được nối mạng trực tuyến trên toàn quốc, là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng CITAD và E-bank của Vietcombank, Techcombank sẵn sàng tư vấn và thực hiện các giao dịch thanh toán đi và đến như: chuyển tiền mặt, ủy nhiệm chi, séc cho khách hàng với thời gian nhanh chóng và chi phí tiết kiệm nhất. Đặc biệt Techcombank còn có phần mềm giao dịch trực tuyến Telebank tạo điều kiện chi khách hàng thực hiện lệnh thanh toán ngay tại công ty.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Techcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam về khối lượng giao dịch và chất lượng của dịch vụ thanh toán quốc tế. Liên tục được các Ngân hàng trên Thế giới như Bank of New York, Citybank và Standard Chartered Bank trao chứng chỉ xuất sắc về tỷ lệ điện chuẩn trong các năm 2002, 2003, 2004. Ngoài ra, với mạng lưới hơn 8427 ngân hàng đại lý tại 88 quốc gia trên thế giới, Techcombank đảm bảo hồ sơ thanh toán của khách hàng sẽ được chuyển trực tiếp đến đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới.
- Các nghiệp vụ ngoại hối và quản trị rủi ro: Techcombank sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu mua/bán ngoại tệ khác nhau với tất cả các ngoại tệ mạnh như: EUR, USD, CAD, GBP, JPY, SGD, HKD… và các ngoại tệ chuyển đổi khác theo nhu cầu khách hàng với giá cả cạnh tranh và theo sát với