Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về chống khủng bố

Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Trong quá trình toàn cầu hoá, bên cạnh những mặt tích cực còn xuất hiện những mặt trái của nó mà mỗi quốc gia không thể tự giải quyết được. Một trong những vấn đề thuộc mặt trái của toàn cầu hoá đó là khủng bố quốc tế. Khủng bố ban đầu xuất hiện là những tội phạm quốc gia, cùng với quá trình toàn cầu hoá, tội phạm này hiện nay là mối đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế, điển hình là vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, vụ khủng bố Trường trung học Beslan của Nga, vụ khủng bố các toa xe lửa ở Mardrit, Tây Ban Nha Trước sự phát triển của khủng bố quốc tế, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn tội phạm này, trong đó có việc xây dựng các văn bản pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Việc xây dựng văn bản pháp luật quốc tế về chống khủng bố được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ XX nhưng tới năm 1963 mới cho ra đời điều ước quốc tế về chống khủng bố đầu tiên. Hiện nay, pháp luật quốc tế về chống khủng bố bao gồm 12 điều ước đa phương thuộc khuôn khổ Liên hợp quốc, 8 điều ước khu vực và rất nhiều điều ước quốc tế song phương Tuy nhiên, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện chưa hoàn chỉnh, chưa có điều ước nào đưa ra được định nghĩa về khủng bố vì thế hiện tại chưa thể phân biệt một cách rõ ràng hành vi khủng bố và các hành vi khác theo quy định tại các điều ước này. Đề tài luận văn được thực hiện nhằm đưa ra khái niệm ban đầu về khủng bố, giúp phân biệt khủng bố và các tội phạm khác có cấu thành gần giống trên cơ sơ nghiên cứu các quan điểm về khủng bố hiện nay trên thế giới. Đây là vấn đề có tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống khủng bố quốc tế, đồng thời hạn chế hành xử tuỳ tiện của các quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên 8 điều ước quốc tế về chống khủng bố, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay mà đặc biệt là Bộ luật hình sự - công cụ đặc biệt quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội khủng bố nói riêng chưa tương thích với pháp luật quốc tế. Chính vì thế, việc nghiên cứu, sửa đổi các quy định tại Bộ luật hình sự là việc làm cần thiết hiện nay để nâng cao hiệu hợp tác đấu tranh chống loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này.

doc110 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về chống khủng bố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Trong quá trình toàn cầu hoá, bên cạnh những mặt tích cực còn xuất hiện những mặt trái của nó mà mỗi quốc gia không thể tự giải quyết được. Một trong những vấn đề thuộc mặt trái của toàn cầu hoá đó là khủng bố quốc tế. Khủng bố ban đầu xuất hiện là những tội phạm quốc gia, cùng với quá trình toàn cầu hoá, tội phạm này hiện nay là mối đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế, điển hình là vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, vụ khủng bố Trường trung học Beslan của Nga, vụ khủng bố các toa xe lửa ở Mardrit, Tây Ban Nha… Trước sự phát triển của khủng bố quốc tế, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn tội phạm này, trong đó có việc xây dựng các văn bản pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Việc xây dựng văn bản pháp luật quốc tế về chống khủng bố được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ XX nhưng tới năm 1963 mới cho ra đời điều ước quốc tế về chống khủng bố đầu tiên. Hiện nay, pháp luật quốc tế về chống khủng bố bao gồm 12 điều ước đa phương thuộc khuôn khổ Liên hợp quốc, 8 điều ước khu vực và rất nhiều điều ước quốc tế song phương… Tuy nhiên, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện chưa hoàn chỉnh, chưa có điều ước nào đưa ra được định nghĩa về khủng bố vì thế hiện tại chưa thể phân biệt một cách rõ ràng hành vi khủng bố và các hành vi khác theo quy định tại các điều ước này. Đề tài luận văn được thực hiện nhằm đưa ra khái niệm ban đầu về khủng bố, giúp phân biệt khủng bố và các tội phạm khác có cấu thành gần giống trên cơ sơ nghiên cứu các quan điểm về khủng bố hiện nay trên thế giới. Đây là vấn đề có tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống khủng bố quốc tế, đồng thời hạn chế hành xử tuỳ tiện của các quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên 8 điều ước quốc tế về chống khủng bố, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay mà đặc biệt là Bộ luật hình sự - công cụ đặc biệt quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội khủng bố nói riêng chưa tương thích với pháp luật quốc tế. Chính vì thế, việc nghiên cứu, sửa đổi các quy định tại Bộ luật hình sự là việc làm cần thiết hiện nay để nâng cao hiệu hợp tác đấu tranh chống loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về chống khủng bố không nhiều. Ở cấp độ luận văn chỉ có một đề tài của tác giả Nguyễn Long tại Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội có tên: “Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Ngoài ra, còn một số sách tham khảo giới thiệu các công ước quốc tế về chống khủng bố và các bài viết hội thảo về vấn đề này. Trên thế giới cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả về khủng bố quốc tế như Schmid Alex, Bruce Hoffman… tuy nhiên các nghiên cứu tập trung phân tích nguyên nhân làm phát sinh khủng bố và các mặt chính trị - xã hội xung quanh nó mà ít đề cập đến vấn đề pháp lý. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đề cập vấn đề khá thời sự hiện nay trên thế giới: Khủng bố quốc tế. Câu hỏi: Thế nào là khủng bố cũng là vấn đề gây tranh luận gay gắt giữa các quốc gia cũng như các nhà nghiên cứu và là trở lực lớn cho việc thông qua Công ước chung về chống khủng bố. Chính vì thế, đề tài đi vào kiến giải câu hỏi này dựa trên những biểu hiện khách quan của hành vi khủng bố cũng như các quan điểm hiện nay trên thế giới về khủng bố. Qua đó, đề tài cũng góp phần vào việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống khủng bố giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý xung quanh một vấn đề thời sự hiện nay: Khủng bố quốc tế với nguồn chủ yếu là các điều ước quốc tế về chống khủng bố và quy định pháp luật quốc gia về vấn đề này, trong đó đặc biệt là Việt Nam. Đề tài không đi sâu về các nguyên nhân làm phát sinh khủng bố cũng như các vấn đề chính trị - xã hội xung quanh nó mà chủ yếu xem xét khủng bố dưới góc độ pháp lý - một tội phạm nguy hiểm cần phải bị loại trừ ra khỏi đời sống nhân loại. Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là phân tích, so sánh, liệt kê… với nền tảng là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và pháp biện chứng duy vật. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu vấn đề còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam: Khủng bố quốc tế. Việc nghiên cứu đề tài vì vậy sẽ mở ra những nghiên cứu tiếp theo sâu sắc hơn. Không những thế, những nghiên cứu của đề tài sẽ trả lời câu hỏi: Thế nào là khủng bố - một vấn đề gây tranh luận gay gắt hiện nay giữa các quốc gia và các nhà nghiên cứu và là nguyên nhân chính cản trở việc thông qua Công ước quốc tế chung về chống khủng bố. Đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu với kết quả còn khiêm tốn nhưng cách lý giải về khủng bố trên cơ sở pháp lý tại luận văn hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo. Luận văn cũng phân tích và nêu ra thực trạng và các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh chống tội phạm này. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản nhất về khủng bố và pháp luật quốc tế về chống khủng bố, trong đó có nêu ra các quan điểm hiện nay trên thế giới về khủng bố, định nghĩa khủng bố cũng như các đặc điểm phân biệt khủng bố và các tội phạm khác. Chương 2 trình bày nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về chống khủng bố, trong đó có các nguyên tắc cơ bản trong đấu tranh chống khủng bố, các hành vi khủng bố nêu tại các điều ước quốc tế, nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia… Chương 3 trình bày thực trạng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện các quy định này nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống khủng bố của nước ta. CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG BỐ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ KHÁI NIỆM KHỦNG BỐ Thuật ngữ “Khủng bố” đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới, từ khoảng thế kỷ thứ XVIII. Hầu hết các quan điểm đều cho rằng thuật ngữ “Khủng bố” (terrorism) bắt nguồn từ cụm từ tiếng Pháp “regime de la terreur” (chế độ khủng bố). Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp năm 1873-1874 và có liên quan đến chính quyền Cách mạng Pháp lúc bấy giờ. Để giữ vững chính quyền đang còn trứng nước, những người Gia-cô-banh đã thiết lập chế độ độc tài và chế độ kinh tế hà khắc với các vụ bắt giữ, hành quyết, tra tấn các phần tử bị cho là phản cách mạng… và từ “terreur” (khủng bố) được sử dụng để chỉ các hoạt động đó. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng thuật ngữ “Khủng bố” xuất hiện vào năm 1798 do nhà triết học Đức E-ma-nu-en Kăng sử dụng để mô tả sự bi quan về số phận con người và cùng năm đó thuật ngữ này cũng xuất hiện trong một phụ lục của Đại từ điển Viện hàn lâm Pháp. Đến thế kỷ XIX, thuật ngữ “Khủng bố” được sử dụng để chỉ các hoạt động chống chính quyền, bắt đầu xuất hiện tại nước Nga Sa hoàng rồi lan sang châu Âu và Mỹ. Khái niệm này dùng để chỉ những kẻ khủng bố chống chính quyền với triết lý và lý tưởng vô chính phủ, phủ nhận nhà nước với các hành vi bạo lực như ám sát nguyên thủ quốc gia, các quan chức chính phủ và những nhà hoạt động chính trị khác… Ở Việt Nam, từ “Khủng bố” xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX gắn với các cuộc càn quét, đàn áp, giết hại thường dân vô tội của chính quyền thực dân Pháp và sau này là Mỹ, Ngụy. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 100 định nghĩa về khủng bố, nhưng nhìn chung những định nghĩa này thường không đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được toàn thế giới thừa nhận. Thậm chí, theo một nghiên cứu của CIA thì từ năm 1936 đến năm 1981 có không ít hơn 109 định nghĩa về khủng bố và có ít nhất 60 định nghĩa đối chọi nhau [42]. Sự khác nhau trong cách định nghĩa khủng bố xuất phát từ sự khác nhau về lập trường, mục tiêu, lợi ích. Điều này dẫn đến trường hợp một nhóm cực đoan nước ngoài được một nước coi là khủng bố nhưng ở quốc gia khác lại được coi là anh hùng, chiến sỹ đấu tranh vì tự do và đây chính là cản trở lớn của pháp luật quốc tế trong đấu tranh chống khủng bố - một nguy cơ toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khủng bố một cách khách quan trên cơ sở phân tích thực tiễn hành vi này dưới dạng một loại tội phạm nguy hiểm cho nhân loại cần phải được loại bỏ để đưa ra định nghĩa chung nhất về khủng bố là việc làm cần thiết. 1. Các quan điểm về khủng bố hiện nay trên thế giới 1.1.1.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu Giới học giả khi nghiên cứu vấn đề khủng bố dùng khá nhiều thuật ngữ khác nhau và dưới các giác độ khác nhau, có người dùng thuật ngữ “Chủ nghĩa khủng bố” (một thuật ngữ thường dùng để xem xét khủng bố dưới góc độ tư tưởng cũng như các vấn đề chính trị - xã hội xung quanh nó), có người sử dụng “Khủng bố”, “Hoạt động khủng bố”, “Hành vi khủng bố”… tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu dù dưới giác độ nào chăng nữa cũng đều phải làm rõ một vấn đề cơ bản: Thế nào là khủng bố? Trả lời câu hỏi này có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, tuy nhiên hầu hết các quan điểm đều thống nhất việc loại trừ khủng bố ra khỏi đời sống xã hội quốc tế, vì đây là những hành vi chống lại nhân loại tiến bộ [23]. Tác giả Lại Văn Toàn cho rằng: Bất chấp động cơ gây tội ác của khủng bố toàn cầu là gì, mức độ hủy diệt của nó gây ra nhiều hay ít, đối với ai, bao giờ, ở đâu – hành động khủng bố là không thể dung tha và không gì có thể biện minh [23, 104]. Rob – Giáo sư Đại học San Francisco Hoa Kỳ trong một bài phát biểu của mình đã lên án các chính sách của Mỹ, coi chính sách đối ngoại của Mỹ và những mặt trái của toàn cầu hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xuất hiện khủng bố. Tuy nhiên ông cũng khẳng định: “Tôi nhắc lại: không có cái gì chúng ta đã làm, không có chính sách nào dù đáng chất vấn đến đâu có thể bào chữa cho những hành động khủng bố. Nhưng nếu chủ nghĩa khủng bố không bao giờ có thể thanh minh được thì điều đó không có nghĩa là không thể giải thích nó hoặc không thể hiểu nó”. Chúng tôi cũng chia sẻ với ông về quan điểm: “Kiên quyết đối phó với khủng bố hiện hữu bằng pháp luật chứ không phải bằng chiến tranh. Bắt giữ, kết tội khủng bố thông qua công việc của cảnh sát, của tòa án và khuyến khích các nước hợp tác trong điều tra hình sự chứ không can thiệp quân sự; tố tụng ở các tòa án quốc tế chứ không như hành động đơn phương của Hoa Kỳ hoặc hăm dọa các nước khác để tô điểm hành động đơn phương” [23, 56]. Hiện nay, theo Từ điển Tiếng Việt, khủng bố là “dùng các biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục”. Từ điển Webste’s Collegiate Dictionary cũng có cách định nghĩa tương tự, đó là “việc sử dụng các biện pháp gây khiếp đảm để cai trị hoặc chống lại sự cai trị”. Các định nghĩa này đơn giản, thông dụng, tuy nhiên phạm vi những hành vi bị coi là khủng bố quá rộng, bao gồm tất cả các hành vi xâm lược, diệt chủng, tội ác chiến tranh, các hành vi bạo lực nói chung. Xét từ góc độ pháp lý các hành vi này có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nên cần được phân hóa, tách riêng xử lý để đảm bảo tính công bằng của luật. Cần phân biệt hành vi khủng bố với các hành vi cấu thành tội phạm chiến tranh, tội diệt chủng, tội xâm lược, chống loài người là những hành vi đặc biệt nguy hiểm - các tội phạm quốc tế đặc biệt nghiêm trọng bị xét xử tại Tòa án hình sự quốc tế (ICC) và các hành vi cấu thành các tội phạm thông thường khác như tội giết người, tội cướp, các tội xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng v.v... Sau biến cố 11-9-2001, cả thế giới mạnh mẽ lên án và công khai tuyên chiến với các hành động khủng bố, nhưng đồng thời cũng xác định đây không phải là cuộc chiến chống lại người Ả Rập hoặc người Hồi giáo mặc dù có sự thật không thể phủ nhận đó là hầu hết những kẻ bị các quốc gia liệt vào danh sách khủng bố phần lớn là các tín đồ Hồi giáo làm nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng đánh đồng Hồi giáo và khủng bố [21, 64]. Việc đánh đồng khủng bố và Hồi giáo là không thể chấp nhận được tuy nhiên thực tế hiện nay có một số kẻ đang lợi dụng tôn giáo để biện minh cho việc thực hiện các hành vi khủng bố của mình trong khi phần đông các học giả Hồi giáo lên án mạnh mẽ các hành vi này và đồng tình với định nghĩa của Al – Tawhid, cũng là một học giả người Hồi giáo: “Khủng bố là hành động được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu vô nhân đạo và đồi bại, đe doạ an ninh dưới bất cứ hình thức nào, xâm phạm quyền được loài người và tôn giáo công nhận” [16, 9]. Đây là định nghĩa còn chưa rõ ràng vì nó chứa đựng những cụm từ mang tính chung chung như: “vô nhân đạo”; “đồi bại”... Định nghĩa này cũng thể hiện quan điểm bảo vệ giáo lý tôn giáo, tuy nhiên có sự kết hợp với các giá trị chung “quyền con người” để tranh thủ được nhiều sự đồng thuận. Giáo lý tôn giáo mà Al – Tawhid bảo vệ ở đây chính là đạo Hồi thông qua việc coi sự xâm phạm các quyền được tôn giáo công nhận là một trong các tiêu chí đánh giá một hành vi là khủng bố. Để làm rõ hơn định nghĩa này, Al – Tawhid cũng đã liệt kê các hành vi không thuộc phạm vi định nghĩa, đó là: a. Các hành vi của lực lượng kháng chiến quốc gia được thực hiện nhằm chống lại lực lượng chiếm đóng, thực dân và phiến loạn cướp chính quyền. b. Sự kháng cự của dân chúng chống lại các phe cánh thiết lập sự thống trị bằng vũ lực và vũ khí. c. Chống chế độ chuyên chế độc quyền và các hình thức chuyên chế khác, cũng như những nỗ lực nhằm lật đổ chế độ đó. d. Kháng chiến chống phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và những cuộc tấn công vào các thành trì của phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử. e. Trả đũa bất kỳ sự xâm lược nào nếu như không còn con đường nào khác. Ông cũng đưa ra loạt danh sách các trường hợp thuộc phạm vi định nghĩa gồm: a. Hành vi cướp trên đất liền, trên biển cũng như trên không; b. Mọi chiến dịch thực dân bao gồm chiến tranh và chiến dịch quân sự; c. Mọi hành động độc tài chống lại nhân dân và mọi hình thức bảo vệ chế độ độc tài, bất kể đến những ách áp đặt trên các dân tộc. d. Mọi biện pháp quân sự đi ngược lại nhân tính, chẳng hạn như việc sử dụng vũ khí hoá học, bắn pháo vào các khu vực có cư dân sinh sống, phá nhà dân, chiếm đóng những vị trí dân sự. e. Mọi hình thức làm ô nhiễm môi trường văn hoá, địa lý và thông tin. Trên thực tế khủng bố tri thức đang là loại khủng bố nguy hiểm nhất; f. Mọi biện pháp làm suy yếu gây tác động bất lợi cho điều kiện kinh tế quốc tế hoặc quốc gia, tác động bất lợi cho người nghèo và túng quẫn, đào sâu hố ngăn cách giữa các dân tộc bằng những rào cản kinh tế - xã hội và trói buộc các dân tộc bằng những món nợ quá đáng; g. Mọi hành vi lén lút nhằm cản trở con đường độc lập, tự do giữa các quốc gia và áp đặt những điều ước bất bình đẳng [16, 11]. Đây là định nghĩa mang nặng tính chủ quan với ý đồ chính trị rõ ràng. Định nghĩa của Al – Tawhid đưa ra nhằm bảo vệ các lực lượng chiến đấu cho tự do, lên án các hành vi của nhà nước độc tài, đế quốc thực dân, coi những hành vi đó mới là khủng bố. Khái niệm khủng bố theo Al – Tawhid mở rộng sang cả các hành vi xâm lược, thực dân… vốn là các tội “đại ác” được quy định tại Điều 5 đến Điều 8 Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế. Việc đánh đồng hành vi khủng bố với các hành vi là tội phạm chiến tranh hay tội ác chống loài người của học giả người Hồi giáo này vô tình làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của các tội phạm quốc tế và nhìn từ góc độ pháp luật, những quan điểm mang nặng tính chính trị này không giúp gì nhiều cho sự phát triển của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố - nhất là sự ra đời của một định nghĩa chung được cả thế giới thừa nhận. Trong cuốn sách “Inside terrorism”, Bruce Hoffman cho rằng khủng bố về cơ bản là bạo lực có ý thức, chuẩn bị sử dụng hoặc sử dụng bạo lực để đạt được mục đích của mình. Ông cũng phân biệt khủng bố với các loại tội phạm khác. Theo ông, có thể đánh giá khủng bố theo các tiêu chí sau: Bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực; Mục tiêu và động cơ chính trị; Được dàn dựng để đạt được những tác động tâm lý sâu rộng không chỉ đối với những nạn nhân trực tiếp của cuộc tấn công; Do một tổ chức với mạng lưới thống nhất điều khiển, tiến hành. Đây phải là nhóm phi quốc gia hoặc thực thể phi quốc gia. Như vậy, quan điểm của Hoffman trái ngược hẳn với Al – Tawhid khi cho rằng chủ thể thực hiện hành vi khủng bố không phải là quốc gia mà chỉ có thể là các nhóm, thực thể phi quốc gia. Hoffman cũng loại hẳn hành vi khủng bố do cá nhân tiến hành. Định nghĩa của Hoffman đưa ra 3 dấu hiệu để xác định một hành vi là khủng bố, đó là: chủ thể của hành vi - tổ chức phi quốc gia tuy nhiên không loại trừ các lực lượng đấu tranh đòi tự do; hành vi khách quan - hành vi bạo lực hoặc đe doạ bạo lực; mục đích của hành vi - mục đích chính trị. Mục đích chính trị ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả mục tiêu tôn giáo, lý tưởng v.v… Định nghĩa của Hoffman cũng bị nhiều ý kiến phản đối, nhất là việc không thừa nhận các cuộc đấu tranh của các lực lượng vũ trang đòi tự do. Hơn thế nữa, về mặt hành vi, định nghĩa của Hoffman cũng mới chỉ nêu được loại hành vi bạo lực và đe doạ bạo lực trong khi nhiều người cho rằng thực tế hiện nay đã xuất hiện các hành vi khủng bố phi bạo lực (khủng bố tin học, sinh học…). Ở Việt Nam, khi bàn đến định nghĩa khủng bố, quan điểm của các nhà nghiên cứu lại khá thống nhất. Ví dụ, trong cuốn “Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI: vấn đề, sự kiện và quan điểm” tác giả đồng tình với cách định nghĩa được nêu ra trong “Đại bách khoa toàn thư” của Trung Quốc, đó là hành vi của một số cá nhân hoặc tập thể có mục đích chính trị và xã hội nào đó, sử dụng bạo lực hoặc phi bạo lực tấn công hoặc đe doạ các cơ quan hoặc cá nhân, hoặc để tạo ra bầu không khí hoảng sợ, giết hại bừa bãi những người dân vô tội hoặc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác [18, 23]; trong cuốn “Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính báo chí”, tác giả đưa ra định nghĩa: Khủng bố là hành vi của cá nhân hay tập thể, sử dụng các thủ đoạn bạo lực hay phi bạo lực tấn công và đe doạ cá nhân, tập thể, cơ quan, giết hại bừa bãi cả thường dân vô tội để đạt mục đích chính trị, kinh tế hay xã hội nào đó [25, 47]. Nhìn chung hai định nghĩa này khá giống nhau, đây là cách định nghĩa được nhiều học giả trên thế giới thừa nhận và nó cũng phản ánh trong quan điểm lập pháp một số nước trên thế giới (phân tích ở phần sau). Định nghĩa này đã chỉ ra 4 vấn đề cơ bản của hành vi khủng bố, đó là: Chủ thể của hành vi khủng bố có thể là cá nhân hoặc tổ chức; hành vi khủng bố là bạo lực hoặc phi bạo lực; đối tượng tác động của hành vi đó chính là con người (tính mạng, sức khoẻ) hoặc tài sản; mục đích của hành vi là mục đích chính trị hoặc xã hội nào đó. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn chưa rõ ràng, chưa hoàn chỉnh, vì chưa chỉ rõ vấn đề đang gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay khi bàn đến định nghĩa khủng bố, đó là: Chủ thể của hành vi khủng bố là tổ chức có bao gồm các lực lượng quân sự hay không, có bao gồm hành vi của nhà nước không. Một xu hướng khác của các nhà nghiên cứu hiện nay khi bàn đến định nghĩa khủng bố là né tránh nó hoặc phủ nhận một định nghĩa chung về khủng bố. Ví dụ, tác giả Lại Văn Toàn, một mặt cho rằng “khủng bố là không thể dung tha và không gì có thể biện minh” thì lại không đưa ra định nghĩa nào về khủng bố mà tập trung phân tích các nguồn gốc phát sinh nó [23, 106]. Hay như Rob - học giả người Mỹ trong khi khẳng định không gì có thể bào chữa cho các hành vi khủng bố thì cũng không đưa ra định nghĩa khủng bố mà lại đi sâu phân tích các chính sách đối ngoại của Mỹ như một nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh chủ nghĩa khủng bố [23, 114]. Tiêu cực hơn trong cuốn sách “Political terrorism”, Alex Schmid cho rằng: Khủng bố là một khái niệm trừu tượng và không thực tế, một định nghĩa duy nhất không thể phù hợp cho tất cả các tình huống sử dụng thuật ngữ này [41, 95]. Norman Solomon – nhà phê bình báo chí người Mỹ thậm chí còn phủ nhận sự tồn tại của khủng bố mà cho rằng chúng chẳng qua chỉ là sả
Luận văn liên quan