Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông vận tải thuỷ nội địa là một trong những lĩnh vực rất quan trọng của giao thông vận tải, góp phần phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài trên 1.700 km gồm 324 tuyến sông, kênh, rạch lớn nhỏ với 06 cảng sông, 07 bến tàu khách và tàu du lịch, hàng ngàn bến bãi, kho hàng, hàng ngàn phương tiện vận tải thuỷ thường xuyên hoạt động. Điều kiện tự nhiên của hệ thống sông, kênh, rạch thành phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi cho việc khai thác kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ. Do vậy vận tải thuỷ trở thành một trong những ngành kinh tế huyết mạch góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và của cả khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa bàn gây án, địa bàn tiêu thụ và địa bàn ẩn náu của các loại tội phạm lợi dụng tuyến đường thuỷ để hoạt động. Thời gian qua nổi lên là tình hình buôn lậu xăng dầu, kim khí điện máy, vận chuyển hàng cấm (thuốc lá ngoại); tình hình các băng, ổ, nhóm sử dụng phương tiện ghe, xuồng để trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt tài sản trên tàu, ghe, ở các cảng sông, kho hàng và nhà dân sống ven sông. Hoạt động của các loại tội phạm đa dạng, phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hoạt động lưu động liên tuyến, liên tỉnh. Trong những năm vừa qua, nhất là từ năm 2002 trở lại đây, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực tổ chức điều tra, khám phá và xử lý kịp thời nhiều vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Song qua nghiên cứu nhận thấy hoạt động điều tra khám phá các vụ án này gặp nhiều khó khăn, hiệu quả điều tra khám phá thấp, tỷ lệ điều tra khám phá chưa cao. Chính vì vậy mà hoạt động của tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông này vẫn không giảm, thậm chí còn có một số tội phạm tiếp tục phát triển, gây ra thiệt hại ngày càng lớn cho các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân ở trong vùng, một số vụ đã gây hoang mang lo sợ, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình hình này đã tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nư-ớc ta nói chung. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một đòi hỏi hết sức cấp bách nhằm góp phần đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và của cả nư¬ớc. Từ tr¬ước đến nay, mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống theo góc độ điều tra tội phạm về công tác điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Tình hình nghiên cứu Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung, tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa nói riêng là vấn đề đã được các nhà khoa học trong các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm nghiên cứu. ở nước ta trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu đã đư¬ợc các cơ quan nhà nước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân. nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong số này phải kể đến đề tài khoa học KX.04.14 của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó có đề cập đến các tội phạm xâm phạm sở hữu; Luận văn thạc sĩ luật học năm 1998 của Lê Văn Bé Sáu: “Đấu tranh chống tội phạm trộm trên sông của lực lượng Cảnh sát hình sự ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long-Thực trạng và giải pháp hoàn thiện"; Luận án tiến sĩ luật học năm 2002 của Khổng Văn Hà: “Điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của công dân ở nước ta hiện nay"; một số đề tài khoa học về điều tra, phòng chống các loại tội danh cụ thể như¬ c¬ướp tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.trên phạm vi cả n¬ước hoặc của từng tỉnh, thành phố. Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đều có đề cập đến các nội dung về điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu về hoạt động điều tra, khám phá và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu Đề tài luận văn đ¬ược thực hiện nhằm mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ruựt ra những ưu điểm, tồn tại và nguyeõn nhaõn; đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt đư¬ợc mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề sau: - Thu thập các thông tin số liệu về tình hình hoạt động của tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Làm rõ dấu hiệu pháp lý và đặc điểm hình sự của tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu, tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ quan cảnh sát điều tra và các lực l¬ượng khác tham gia điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa của Công an thành phố Hồ Chí Minh. - Làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu làm rõ thửùc traùng hoạt động điều các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá những keỏt quả, những toàn taùi, baỏt caọp vaứ nguyeõn nhaõn trong công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Dự báo có cơ sở khoa học về diễn biến tình hình tội phạm này trong thời gian tới và xây dựng hệ thống một số giải pháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4- Đối t¬ượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối t¬ượng nghiên cứu Nghiên cứu về hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu xảy ra trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa của lực lượng CSĐTTP về TTXH Công an TPHCM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Những vần đề liên quan đến tội phạm xâm phạm sở hữu - tập trung chủ yếu vào các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt xaỷy ra treõn tuyeỏn giao thoõng ủửụứng thuyỷ noọi ủũa và thực trạng hoaùt ủoọng ủieàu tra caực loại tội phạm này treõn tuyeỏn giao thoõng ủửụứng thuỷy noọi ủũa cuỷa coõng an thaứnh phoỏ Hoà Chớ Minh. - Phạm vi về thời gian: Tửứ naờm 2002 ủeỏn naờm 2006. 5- Ph¬ương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vaọt bieọn chửựng cuỷa chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư¬ t¬ưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà n¬ước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phư¬ơng pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài sẽ sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các ph¬ương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp thống kê hình sự; Phương pháp toạ đàm, trao đổi. 6- ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả đạt đ¬ược của luận văn sẽ góp phần vào việc hoàn thiện lý luận khoa học điều tra tội phạm nói chung và lý luận tổ chức hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng. Luận văn còn giúp lãnh đạo và cán bộ thực tiễn Công an Thành phố Hồ Chí Minh trong chỉ đạo, đấu tranh chống tội phạm nói chung và điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa nói riêng ở địa phương. Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu của giáo viên, cán bộ và học viên các trường Công an nhân dân. 7- Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chư¬ơng 1: Nhận thức về tội phạm xâm phạm sở hữu và hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ch¬ương 2: Thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ch¬ương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

doc189 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3247 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông vận tải thuỷ nội địa là một trong những lĩnh vực rất quan trọng của giao thông vận tải, góp phần phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài trên 1.700 km gồm 324 tuyến sông, kênh, rạch lớn nhỏ với 06 cảng sông, 07 bến tàu khách và tàu du lịch, hàng ngàn bến bãi, kho hàng, hàng ngàn phương tiện vận tải thuỷ thường xuyên hoạt động. Điều kiện tự nhiên của hệ thống sông, kênh, rạch thành phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi cho việc khai thác kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ. Do vậy vận tải thuỷ trở thành một trong những ngành kinh tế huyết mạch góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và của cả khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa bàn gây án, địa bàn tiêu thụ và địa bàn ẩn náu của các loại tội phạm lợi dụng tuyến đường thuỷ để hoạt động. Thời gian qua nổi lên là tình hình buôn lậu xăng dầu, kim khí điện máy, vận chuyển hàng cấm (thuốc lá ngoại); tình hình các băng, ổ, nhóm sử dụng phương tiện ghe, xuồng để trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt tài sản trên tàu, ghe, ở các cảng sông, kho hàng và nhà dân sống ven sông. Hoạt động của các loại tội phạm đa dạng, phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hoạt động lưu động liên tuyến, liên tỉnh. Trong những năm vừa qua, nhất là từ năm 2002 trở lại đây, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực tổ chức điều tra, khám phá và xử lý kịp thời nhiều vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Song qua nghiên cứu nhận thấy hoạt động điều tra khám phá các vụ án này gặp nhiều khó khăn, hiệu quả điều tra khám phá thấp, tỷ lệ điều tra khám phá chưa cao. Chính vì vậy mà hoạt động của tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông này vẫn không giảm, thậm chí còn có một số tội phạm tiếp tục phát triển, gây ra thiệt hại ngày càng lớn cho các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân ở trong vùng, một số vụ đã gây hoang mang lo sợ, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình hình này đã tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước ta nói chung. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một đòi hỏi hết sức cấp bách nhằm góp phần đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và của cả nước. Từ trước đến nay, mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống theo góc độ điều tra tội phạm về công tác điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Tình hình nghiên cứu Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung, tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa nói riêng là vấn đề đã được các nhà khoa học trong các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm nghiên cứu. ở nước ta trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu đã được các cơ quan nhà nước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân... nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong số này phải kể đến đề tài khoa học KX.04.14 của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó có đề cập đến các tội phạm xâm phạm sở hữu; Luận văn thạc sĩ luật học năm 1998 của Lê Văn Bé Sáu: “Đấu tranh chống tội phạm trộm trên sông của lực lượng Cảnh sát hình sự ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long-Thực trạng và giải pháp hoàn thiện"; Luận án tiến sĩ luật học năm 2002 của Khổng Văn Hà: “Điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của công dân ở nước ta hiện nay"; một số đề tài khoa học về điều tra, phòng chống các loại tội danh cụ thể như cướp tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...trên phạm vi cả nước hoặc của từng tỉnh, thành phố. Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đều có đề cập đến các nội dung về điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu về hoạt động điều tra, khám phá và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu Đề tài luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ruựt ra những ưu điểm, tồn tại và nguyeõn nhaõn; đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề sau: - Thu thập các thông tin số liệu về tình hình hoạt động của tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Làm rõ dấu hiệu pháp lý và đặc điểm hình sự của tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu, tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ quan cảnh sát điều tra và các lực lượng khác tham gia điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa của Công an thành phố Hồ Chí Minh. - Làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu làm rõ thửùc traùng hoạt động điều các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá những keỏt quả, những toàn taùi, baỏt caọp vaứ nguyeõn nhaõn trong công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Dự báo có cơ sở khoa học về diễn biến tình hình tội phạm này trong thời gian tới và xây dựng hệ thống một số giải pháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu xảy ra trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa của lực lượng CSĐTTP về TTXH Công an TPHCM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Những vần đề liên quan đến tội phạm xâm phạm sở hữu - tập trung chủ yếu vào các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt xaỷy ra treõn tuyeỏn giao thoõng ủửụứng thuyỷ noọi ủũa và thực trạng hoaùt ủoọng ủieàu tra caực loại tội phạm này treõn tuyeỏn giao thoõng ủửụứng thuỷy noọi ủũa cuỷa coõng an thaứnh phoỏ Hoà Chớ Minh. - Phạm vi về thời gian: Tửứ naờm 2002 ủeỏn naờm 2006. 5- Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vaọt bieọn chửựng cuỷa chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài sẽ sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp thống kê hình sự; Phương pháp toạ đàm, trao đổi. 6- ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả đạt được của luận văn sẽ góp phần vào việc hoàn thiện lý luận khoa học điều tra tội phạm nói chung và lý luận tổ chức hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng. Luận văn còn giúp lãnh đạo và cán bộ thực tiễn Công an Thành phố Hồ Chí Minh trong chỉ đạo, đấu tranh chống tội phạm nói chung và điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa nói riêng ở địa phương. Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu của giáo viên, cán bộ và học viên các trường Công an nhân dân. 7- Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Nhận thức về tội phạm xâm phạm sở hữu và hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2: Thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chương 1 Nhận thức về tội phạm xâm phạm sở hữu và hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn TPHCM 1.1. Nhận thức về tội phạm xâm phạm sở hữu 1.1.1. Khái niệm về tội phạm xâm phạm sở hữu Bảo vệ ANQG và TTATXH luôn được coi là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Nhà nước ta. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để đấu tranh với hành vi phạm tội nói chung, hành vi xâm phạm sở hữu tài sản nói riêng. Văn bản có liên quan trực tiếp đến các tội xâm phạm sở hữu tài sản phải kể đến Sắc lệnh số 223/SL ngày 17 tháng 11 năm 1946 quy định truy tố tội biển thủ của công; Thông tư số 442/Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 1 năm 1955 hướng dẫn các toà án trừng trị một số tội phạm liên quan đến tài sản; Sắc lệnh số 267/SL ngày 15 tháng 6 năm 1956 về trừng trị âm mưu hoạt động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa; Chỉ thị số 639 ngày 1 tháng 6 năm 1964 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối xét xử các loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu xã hội chủ nghĩa; Pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; Pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng công dân1. Những văn bản này đã phát huy tác dụng rất mạnh mẽ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu trong giai đoạn miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa và sau đó là giai đoạn đầu cả nước thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của tình hình thực tiễn, những Sắc luật, Sắc lệnh, Pháp lệnh cũ đã có nhiều vấn đề không còn phù hợp nữa; để tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới, phát huy tác dụng tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ những thành quả của Cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngày 27 tháng 6 năm 1985, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Bộ luật hình sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1986. Đây là Bộ luật đầu tiên của nước ta, trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống lập pháp hình sự của nhà nước Việt Nam kể từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, dự kiến diễn biến tình hình tội phạm trong thời gian tới. Bộ luật hình sự 1985 đã dành 2 chương để quy định về các tội xâm phạm tài sản, bao gồm: chương IV quy định về các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và chương VI quy định về các tội xâm phạm sở hữu của công dân. Bộ luật hình sự năm 1985 mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần (tháng 12/1989, tháng 8/1991, tháng12/1992, và tháng 5 năm 1997) nhưng vẫn còn những điểm bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường. Trên tinh thần kế thừa và đổi mới, Nhà nước ta thực hiện việc sửa đổi, bổ sung khá toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985. Vì thế, Bộ luật hình sự năm 1999 được coi là Bộ luật hình sự mới của Nhà nước ta. Trong Bộ luật hình sự 1999, các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại chương XIV (từ điều 133 đến điều 145). Theo quy định của BLHS có 13 tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. Đó là các tội: Tội cướp tài sản (Điều 133); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135); Tội cướp giật tài sản (Điều 136); Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137); Tội trộm cắp tài sản (Điều 138); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140); Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141); Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142); Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143); Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144); Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145). Căn cứ vào tính chất của mục đích phạm tội, có thể chia 13 tội danh nói trên thành 2 nhóm. Đó là nhóm các tội có mục đích tư lợi, tức là có mục đích nhằm thu về những lợi ích vật chất cho cá nhân hay nhóm cá nhân, bao gồm 10 tội đầu và nhóm các tội không có mục đích tư lợi. Căn cứ vào đặc điểm chung của hành vi phạm tội có thể chia 10 tội có mục đích tư lợi thành 2 nhóm. Đó là nhóm có tính chiếm đoạt gồm 8 tội đầu và nhóm không có tính chiếm đoạt gồm 2 tội còn lại. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chỉ tập trung vào nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Đối với nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, mặc dù có nhiều tội danh khác nhau, nhưng chúng đều có một đặc điểm chung, đó là luôn luôn có hành vi chiếm đoạt. Bởi vậy, để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình nghiên cứu, trước hết, chúng ta cần làm sáng tỏ khái niệm “chiếm đoạt”. Nghiên cứu khái niệm chiếm đoạt, chúng ta có thể thấy các dấu hiệu sau: + Hành vi chiếm đoạt xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản. + Bản chất của hành vi chiếm đoạt thể hiện ở chỗ, kẻ phạm tội cố ý chiếm lấy, không hoàn trả lại tài sản của người khác (của nhà nước, của công dân) biến tài sản đó thành tài sản của mình hoặc chuyển giao cho người khác. Theo đó, về phương diện khách quan hành vi chiếm đoạt có các đặc điểm: Tính bất hợp pháp; không hoàn trả lại; biến tài sản chiếm đoạt được thành tài sản của mình hoặc của người khác; gây thiệt hại cho chủ sở hữu; hình thức chiếm đoạt quy định cụ thể trong luật (cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo…). Chiếm đoạt bao giờ cũng là bất hợp pháp, tức là kẻ phạm tội không có cơ sở pháp lý để lấy tài sản của người khác. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, kẻ phạm tội biến tài sản đó thành tài sản của mình hoặc chuyển cho người khác. Hành vi chiếm đoạt làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản. Hành vi chiếm đoạt dù thực hiện bằng hình thức nào đều gây ra thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu, thiệt hại đó biểu hiện dưới dạng mất mát, hao mòn, hao hụt, làm giảm bớt giá trị…Vì vậy, gây thiệt hại là dấu hiệu đặc trưng của hành vi chiếm đoạt, do đó, hành vi chiếm đoạt được coi là hoàn thành khi gây ra thiệt hại vật chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chiếm đoạt tuy chưa gây ra thiệt hại vật chất nhưng cũng được coi là hoàn thành (như tội cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…). + Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức là kẻ phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vì động cơ vụ lợi mà lấy tài sản của người khác, ở đây có thể thấy động cơ và mục đích vụ lợi là dấu hiệu đặc trưng của hành vi chiếm đoạt. Như vậy, Chiếm đoạt là chiếm lấy không hoàn lại một cách trái phép tài sản của người khác và biến nó thành của mình hoặc chuyển cho người khác bằng hình thức khác nhau quy định trong luật với mục đích vụ lợi. Từ những vấn đề đã nêu ở trên cùng với việc nghiên cứu các loại giáo trình, tài liệu, có thể nêu lên khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt như sau: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là những tội xâm phạm sở hữu bằng việc chiếm đoạt và (do vậy) trong cấu thành tội phạm của những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt. 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt - Khách thể của các tội phạm Khách thể của tội phạm là xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản. Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản là làm mất đi quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản. Tuỳ theo từng tội phạm cụ thể mà tội phạm đó có thể làm mất đi cả ba hoặc một trong những quyền năng nói trên. Đối tượng tác động của các tội phạm là tài sản; tài sản nói trong điều luật là những tài sản thông thường có giá trị và giá trị sử dụng đảm bảo cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như đảm bảo cho cuộc sống lao động bình thường của mọi công dân trong xã hội. Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt đòi hỏi phải có đặc điểm là còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lý của chủ tài sản. Tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu, sự quản lý của chủ tài sản (tài sản thất lạc) thì không còn là đối tượng của hành vi chiếm đoạt. Chỉ khi tài sản còn đang do chủ tài sản chiếm hữu thì mới có thể nói đến hành vi chiếm đoạt, mới nói đến hành vi làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản. Khi xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản, người phạm tội có thể xâm phạm vào các quan hệ xã hội khác được luật hình sự bảo vệ. Trong trường hợp này, tuỳ theo từng tình tiết cụ thể mà có thể truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về các tội khác nữa. Ví dụ: Nếu có hành vi giết người cướp tài sản thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội cướp tài sản. - Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt được thể hiện bằng hành vi chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác thành tài sản “của mình”… Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng thể hiện bằng hành động tích cực, cụ thể và luôn là cố ý trực tiếp: mong muốn biến tài sản của người khác thành tài sản của mình. Về dấu hiệu hậu quả của các tội phạm. Lần đầu tiên trong Bộ luật hình sự nước ta đã định lượng giá trị tài sản bị xâm hại tuỳ theo tính chất từng tội phạm - giá trị tài sản bị xâm hại là dấu hiệu định tội (có tội hoặc không có tội) trở thành căn cứ xác định tính chất từng tội phạm và quy định các khung hình phạt. Tuy nhiên đối với một số tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao, các điều luật không quy định mức khởi điểm của giá trị tài sản để xử lý hình sự, chỉ quy định giá trị tài sản ở những cấu thành tăng nặng. Những tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội khác nhau, mức “khởi điểm”giá trị tài sản để xử lý hình sự cũng khác nhau. Các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm.v.v… không phải là dấu hiệu bắt buộc trừ trường hợp luật định ỏ những cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ. - Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Luôn luôn thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Những trường hợp lầm tưởng là tài sản của mình hoặc là tài sản không có người quản lý đều không phải là trường hợp có hành vi chiếm đoạt. Mục đích và động cơ là vụ lợi nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. - Chủ thể của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt: Các tội phạm đều do cá
Luận văn liên quan