Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp - Nông thôn tỉnh phú yên trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

NN là một ngành sản xuất vật chất của nền KT quốc dân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Hoạt động sản xuất NN được tiến hành chủ yếu trên địa bàn NT. Vậy nên sự phát triển NN luôn gắn liền với phát triển NT. PTNN-NT luôn giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của nước ta, một nước mà sản xuất NN hiện còn đang chiếm 20,3% GDP nền KT, thu hút 50,2% lực lượng LĐ xã hội và đóng góp hơn 22,6% giá trị xuất khẩu của cả nước (năm 2007). Với vai trò đó, những năm qua Đảng và Nhà nước đã chú ý đẩy mạnh CNH-HĐH NN-NT và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, NN nước ta nhìn chung phát triển còn chậm, chưa phát huy cao tiềm năng và lợi thế của mình nên hiệu quả chưa cao, chưa bền vững. Phú Yên với đồng bằng hạ lưu sông Ba (sông Đà Rằng), là một trong những đồng bằng lớn của khu vực Duyên hải miền trung, có điều kiện PTNN-NT. Tuy nhiên trình độ phát triển còn thấp hơn so với mức trung bình cả nước. Vậy trong bối cảnh KT thế giới có nhiều biến động, cùng với quá trình hội nhập của đất nước, làm thế nào để NN-NT Phú Yên phát triển mạnh, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế phục vụ phát triển nhưng vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái, đảm bảo công bằng xã hội là bài toán khó cần có lời giải đáp sớm. Nói cách khác NN-NT Phú Yên cần phát triển như thế nào để đảm bảo PTBV.

pdf124 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp - Nông thôn tỉnh phú yên trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________ Trần Thị Thanh Thu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ÐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu lâu dài của tác giả dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị. Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn là PGS.TS. Đặng Văn Phan. Người đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quí báu và cảm thông cùng tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa địa lí đã truyền dạy nhiều kiến thức, phương pháp nghiên cứu cho tác giả trong quá trình học tập tại trường. Tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các sở, ban, ngành tỉnh Phú Yên, nhất là sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thống kê tỉnh, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Khoa học Công nghệ - Môi trường, sở Lao động Thương binh và Xã hội, đã giúp tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin và xử lí số liệu liên quan đến đề tài. Tác giả xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu này. Luận văn cũng đã hoàn thành với sự chia sẻ, động viên, ủng hộ và tạo điều kiện của gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè gần xa. Xin cảm ơn. Rất mong các cá nhân, đơn vị nhận lời cảm ơn chân thành của tác giả. Tuy Hòa, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Thu DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CCKT : Cơ cấu kinh tế CDCC : Chuyển dịch cơ cấu CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN : Công nghiệp CNCB : Công nghiệp chế biến CNH : Công nghiệp hóa CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CN-XD : Công nghiệp - xây dựng DV : Dịch vụ GDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn Giá tt : Giá thực tế GTSX : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp KT : Kinh tế KT-XH : Kinh tế - xã hội LĐ : Lao động N-L-TS : Nông - lâm - thuỷ sản NN : Nông nghiệp NN-NT : Nông nghiệp - nông thôn NT : Nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản PTBV : Phát triển bền vững PTKT : Phát triển kinh tế PTNN : Phát triển nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn PTNN-NT : Phát triển nông nghiệp – nông thôn Tp. : Thành phố TTNN : Tăng trưởng nông nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài NN là một ngành sản xuất vật chất của nền KT quốc dân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Hoạt động sản xuất NN được tiến hành chủ yếu trên địa bàn NT. Vậy nên sự phát triển NN luôn gắn liền với phát triển NT. PTNN-NT luôn giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của nước ta, một nước mà sản xuất NN hiện còn đang chiếm 20,3% GDP nền KT, thu hút 50,2% lực lượng LĐ xã hội và đóng góp hơn 22,6% giá trị xuất khẩu của cả nước (năm 2007). Với vai trò đó, những năm qua Đảng và Nhà nước đã chú ý đẩy mạnh CNH-HĐH NN-NT và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, NN nước ta nhìn chung phát triển còn chậm, chưa phát huy cao tiềm năng và lợi thế của mình nên hiệu quả chưa cao, chưa bền vững. Phú Yên với đồng bằng hạ lưu sông Ba (sông Đà Rằng), là một trong những đồng bằng lớn của khu vực Duyên hải miền trung, có điều kiện PTNN-NT. Tuy nhiên trình độ phát triển còn thấp hơn so với mức trung bình cả nước. Vậy trong bối cảnh KT thế giới có nhiều biến động, cùng với quá trình hội nhập của đất nước, làm thế nào để NN-NT Phú Yên phát triển mạnh, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế phục vụ phát triển nhưng vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái, đảm bảo công bằng xã hội là bài toán khó cần có lời giải đáp sớm. Nói cách khác NN-NT Phú Yên cần phát triển như thế nào để đảm bảo PTBV. Xuất phát từ thực tiễn trên cần phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống tìm hiểu thực tế PTNN-NT Phú Yên, từ đó đề ra giải pháp nhằm thúc đẩy NN-NT PTBV. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp–nông thôn tỉnh Phú Yên trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé vào quá trình PTNN-NT Phú Yên trong thời gian tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài: làm rõ thực trạng về PTBV NN-NT Phú Yên trong thời gian qua, tìm hiểu định hướng PTNN-NT của tỉnh trong thời gian tới, từ đó đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy NN-NT Phú Yên PTBV trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Để đạt mục đích này, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá những lý thuyết có liên quan đến PTBV NN-NT, làm rõ các khái niệm, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đánh giá về PTBV NN-NT. - Phân tích thực trạng PTBV NN-NT Phú Yên trong thời gian qua, đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. - Xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy PTBV NN-NT Phú Yên trong thời kỳ CNH-HĐH. 3. Giới hạn nghiên cứu Về nội dung: do đề tài có nội dung rộng và phức tạp nên phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn: (i) nghiên cứu sâu những vấn đề có liên quan đến PTNN theo ngành gồm: trồng trọt, chăn nuôi; chỉ đề cập chứ không nghiên cứu sâu về thuỷ sản, về các khía cạnh có liên quan đến PTNN theo thành phần KT và theo lãnh thổ; (ii) chủ yếu đề cập đến lĩnh vực PTNN; còn NT là lĩnh vực rất rộng, bao gồm các hoạt động KT-XH và cuộc sống của dân cư NT nên các vấn đề nghiên cứu về NT còn chưa đầy đủ, chi tiết do quá trình thu thập tài liệu, thông tin về NT gặp nhiều khó khăn; (iii) nói về các nhân tố tác động đến PTBV NN-NT tỉnh Phú Yên rất rộng, phải cần tài liệu, số liệu của nhiều sở ban ngành khác nhau và đòi hỏi phải rất chi tiết, do vậy tác giả chưa đủ điều kiện để phân tích sâu nên chỉ nhận xét, đánh giá chung. Về không gian: là phạm vi tỉnh Phú Yên với diện tích 5.060 km2. Về thời gian: phần thực trạng được đề cập từ 1996 – 2007; tuy nhiên, hiện trạng môi trường NN-NT chỉ có các mốc thời gian so sánh đến 2005; phần mục tiêu, phương hướng đến 2010 và 2020; mục tiêu, phương hướng PTNT chỉ đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin: nhằm rút ra các quan điểm, các cơ sở lý luận về PTBV NN-NT. Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu có liên quan đến PTBV NN-NT từ các sở, ban ngành tỉnh Phú Yên, sở NN và PTNT, các đề tài nghiên cứu khoa học, các sách, báo, tạp chí, Phương pháp phân tích tổng hợp: tìm ra các mối quan hệ, các xu hướng diễn ra giữa các biến số để luận giải các vấn đề có liên quan đến PTBV NN-NT trong thời kỳ CNH-HĐH. Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, đối chiếu và qui nạp: được sử dụng để có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường được mức độ phát triển. Phương pháp phỏng vấn: được thực hiện trên các đối tượng: cán bộ thuộc hội nông dân huyện, các cán bộ phụ trách các phòng ban: NN và PTNT, tài nguyên và môi trường, xói đói giảm nghèo, LĐ thương binh xã hội, Phương pháp thực địa: chúng tôi thực hiện các chuyến thực địa để quan sát về sinh thái nhân văn môi trường, các điểm và vùng quy hoạch đã và đang được triển khai, các công trình thuỷ lợi và giao thông NT, 5. Lịch sử nghiên cứu PTBV là một khái niện hiện nay còn tương đối mới mẽ và PTBV NN-NT còn mới mẽ hơn. Do vậy hiện nay, tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu nói về PTBV và PTBV NN-NT nhưng cũng chỉ mới đề cập đến những cơ sở lý luận chung hoặc chỉ một vài khía cạnh nào đó. Các công trình nghiên cứu có ý nghĩa đối với việc PTBV và PTBV NN-NT có thể nói đến như: KT học NN bền vững (TS.Đinh Phi Hổ, NXB Phương Đông, 2008); Nghiên cứu phát triển NT bền vững (Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Thái Lan, 2000); Phát triển bền vững (Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, Dự án VIE/01/021, 2004, “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia của Việt Nam”; Không chỉ là tăng trưởng KT: Nhập môn về phát triển bền vững (Vũ Cương, Lê Kim Liên, 2005, NXB Văn hóa thông tin); Phát triển bền vững? Học thuyết, thực tiễn, đánh giá (Jean-Yves Martin - chủ biên, 2007, NXB Thế giới, Hà Nội). Đối với tỉnh Phú Yên, PTBV NN-NT là một vấn đề nóng bỏng đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu phát triển NN-NT nhằm tăng hiệu quả sản xuất NN, PTNT mới và đảm bảo trong sạch môi trường đáp ứng mục tiêu PTBV của tỉnh. Tuy nhiên chưa thấy có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ cả về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp PTBV NN-NT như tác giả đang nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 : Cở sở lý luận về PTBV NN – NT thời kỳ CNH-HĐH. Chương 2 : Thực trạng PTBV NN – NT tỉnh Phú Yên thời kỳ CNH-HĐH. Chương 3 : Định hướng và giải pháp chủ yếu để PTBV NN – NT Phú Yên đến năm 2020. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp - nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nông nghiệp - nông thôn Khái niệm nông nghiệp NN là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản, là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền KT quốc dân [23, tr.25]. Hoạt động NN không những gắn liền với các yếu tố KT-XH mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Hiểu theo nghĩa hẹp thì NN chỉ gồm có trồng trọt, chăn nuôi và DV NN; hiểu theo nghĩa rộng NN còn bao hàm cả lâm nghiệp và thủy sản [7, tr.8]. Nông nghiệp có những đặc điểm chủ yếu sau: Trong NN, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ NN lệ thuộc vào số lượng và chất lượng của đất đai. Xuất phát từ đặc điểm này cho thấy việc bảo tồn quỹ đất và không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất là vấn đề sống còn của sản xuất NN. Đối tượng của sản xuất NN là cây trồng, vật nuôi, chúng là những sinh vật. Do vậy, sự tăng trưởng, phát triển của chúng tùy thuộc vào những quy luật sinh học riêng và phụ thuộc vào môi trường tự nhiên nhất định: đất, nước, khí hậu, Tổng thể mối quan hệ giữa quy luật sinh học riêng có gắn với môi trường tự nhiên thích ứng chính là các hệ sinh thái NN. Từ đặc điểm này, PTNN đòi hỏi phải theo hệ sinh thái thích ứng sẽ khai thác được cả ưu thế tự nhiên và ưu thế KT cao. Trong sản xuất NN, thời gian LĐ không trùng với thời gian sản xuất và điều đó làm nảy sinh tính thời vụ. Từ đó, trong NN cần phải tiến hành chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng sản xuất và cần sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường NN. Để xây dựng cơ cấu hợp lí cần lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có thời gian LĐ và thời gian sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của lãnh thổ trong quá trình thực hiện phân bố sản xuất NN. Sản xuất NN được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực. Xuất phát từ đặc điểm này, phải có chính sách PTNN thích ứng với từng khu vực. Khái niệm nông thôn NT là khu vực lãnh thổ bao gồm một không gian rộng lớn của một đất nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, ở đó một cộng đồng dân cư sinh sống - gọi là dân cư NT và hoạt động KT chủ yếu là sản xuất NN (theo nghĩa rộng), bên cạnh đó còn có các hoạt động sản xuất tiểu thủ CN, CN và DV [7, tr.30]. Để phục vụ cho mục đích điều tra người ta đã thống nhất lấy tên gọi đơn vị hành chính nhỏ nhất (tức là xã, phường, thị trấn) làm cơ sở để phân biệt địa bàn điều tra thuộc địa bàn thành thị hay NT. Nếu tên gọi là xã thì thuộc NT; còn tên gọi là phường, thị trấn, thị tứ thì thuộc khu vực thành thị [1, tr.100]. 1.1.1.2. Vai trò của nông nghiệp - nông thôn Trong suốt thế kỷ 20 và cho đến nay, luôn diễn ra và sẽ còn tiếp tục diễn ra các cuộc tranh luận về vai trò của NN-NT. Tuy nhiên, có thể thấy vai trò của NN-NT có sự mở rộng và nâng cao nhiều so với trước. Trong nhiều ý kiến khác nhau, có thể qui về hai quan điểm đối nghịch rõ rệt nhau như sau: Quan điểm thứ nhất, căn cứ vào một thực tế được coi gần như một quy luật của phát triển là tỷ trọng của NN trong GDP giảm đi trong khi tỷ trọng CN và DV tăng lên, đã nhận định rằng với sự kết thúc của văn minh NN được thay thế bằng văn minh CN, thậm chí hậu CN thì vai trò của NN ngày càng thu hẹp và hạ thấp. Quan điểm thứ hai, căn cứ vào một thực tế chưa phổ biến trên thế giới song bắt đầu xuất hiện từng phần tại những nước phát triển nhất, nhận định rằng trong nền KT-XH hiện đại ở thế kỷ XXI, vai trò của NN không những không bị giảm sút mà lại có thêm những nét mới và đặc sắc hơn. Về quan điểm thứ hai, tuy thực tế làm căn cứ phân tích và lập luận mới chỉ hé mở ở các nước phát triển, mà chưa hề xuất hiện ở hầu hết các nước đang phát triển, song cũng đã hoặc sẽ mở ra hướng suy nghĩ và hành động tích cực, chủ động về vai trò mới của NN-NT. Vai trò mới đó là: Về nông nghiệp: NN không chỉ là cơ sở cho sự phát triển CN và cho công cuộc CNH-HĐH đất nước: cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, đất đai, LĐ, tiền vốn, thị trường cho CN. Trái lại NN hiện đại là một loại CN và DV có năng suất và hiệu quả cao, có giá trị sử dụng thiết yếu không gì thay thế được, tạo ra giá trị gia tăng lớn, có thể cần phải và đang trở thành một ngành rất quan trọng của KT tri thức. Về nông thôn: NT không phải là địa bàn thứ yếu và hậu phương phụ thuộc vào thành thị, có trình độ phát triển về các mặt đều thấp hẳn so với thành thị, cổ hủ, lạc hậu, lỗi thời về chính trị, KT, văn hóa, xã hội, nơi con người nhất là lớp trẻ hướng ra thành thị. Trái lại NT hiện đại là một dạng của thành thị, sự phân biệt giữa thành thị và NT đang mất dần, trong NT có các thành phố và thị trấn văn minh, sự khác nhau giữa thành thị và NT là ưu việt hơn cho NT chứ không phải cho thành thị:  NT hiện đại là địa bàn để giữ gìn và tô điểm môi trường sinh thái của loài người, chứa đựng “lá phổi và trái tim” của sự sống trên trái đất.  NT hiện đại là không gian rộng lớn, tại đó con người được sống gắn bó, hài hoà với thiên nhiên, cây cỏ, chim muông, sông núi, đất trời, không ngột ngạt trong những thành phố đầy nhà chọc trời, bê tông, kính và sắt thép.  NT hiện đại là nơi nghỉ ngơi lành mạnh, là nguồn giải trí phong phú, là vùng du lịch sinh thái đa dạng, yên tĩnh, thanh bình, Như vậy theo quan điểm này, rõ ràng là vai trò trong tương lai của NN và NT đã được mở rộng và nâng cao nhiều so với trước. 1.1.2. Phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn 1.1.2.1. Tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững 1.1.2.1.1. Tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng là sự gia tăng về qui mô thu nhập quốc gia và qui mô sản lượng quốc gia tính bình quân đầu người qua một thời gian nhất định [12, tr.14]. Trong đó, sản lượng bình quân đầu người lại phụ thuộc vào qui mô sản lượng và dân số của quốc gia. Nếu sản lượng tăng nhưng qui mô dân số tăng nhanh hơn sẽ dẫn đến sản lượng bình quân giảm. Do đó, bản chất của tăng trưởng là phải đảm bảo sự gia tăng cả qui mô sản lượng và sản lượng bình quân/người. Sản lượng bình quân/người còn phản ánh thu nhập trung bình của dân cư một quốc gia. Cho nên, gia tăng sản lượng bình quân/người sẽ tạo tác động cải thiện mức sống dân cư. Như vậy, tăng trưởng mới chỉ mô tả và đo lường được sự gia tăng về mặt số lượng [12, tr.93]. Phát triển biểu hiện một nội dung rộng lớn hơn tăng trưởng KT, tức bên cạnh sự tăng thu nhập bình quân đầu người, phát triển còn bao gồm nhiều khía cạnh khác. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục sức khỏe và bảo vệ môi trường. Phát triển bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân khác của con người. Tăng trưởng là một phương tiện cơ bản để có thể có được sự phát triển nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện, chưa phản ánh đầy đủ tiến bộ xã hội. Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền KT, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng của nền KT – XH để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội. Tăng trưởng chưa phải là phát triển mà chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển. Tăng trưởng mà không có phát triển thì rất nguy hại, sự nguy hại đó tồn tại ở các nước đang phát triển khi hoạt động KT tập trung vào những ngành của những công ty nước ngoài hoặc những công trình công cộng lớn mà không có tác động đến toàn quốc. Ngay cả ở các nước phát triển, có nhiều trường hợp khi tăng trưởng vẫn diễn biến nhưng các lợi ích của phát triển được phân bố không đều giữa các vùng. Như vậy, phát triển khác với tăng trưởng, phát triển còn đề cập đến sự thay đổi CCKT, khía cạnh XH, môi trường chứ không chỉ dừng lại ở mục tiêu duy nhất là tăng trưởng KT mà thôi [12, tr.96]. Tăng trưởng được tính bằng tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc dân GNP và tổng thu nhập quốc nội GDP hàng năm. Sự phát triển được đánh giá không những chỉ bằng GNP hoặc GDP tính bình quân trên đầu người dân mà còn bằng một số chỉ tiêu khác phản ánh sự tiến bộ xã hội như cơ hội về giáo dục, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tình trạng dinh dưỡng, nâng cao giá trị cuộc sống, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Từ đó có thể khái niệm: Phát triển là một quá trình vận động đi lên, là một quá trình lâu dài luôn thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt bao gồm KT, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định. Mặt trái của phát triển kinh tế: Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, trong quá trình PTKT có nhiều vấn đề cần phải lưu tâm giải quyết nếu không sẽ trả giá rất đắt trong phát triển. Mặt trái của PTKT mà các quốc gia có thể gặp phải như: - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng KT bằng việc đánh đổi khai thác quá mức tài nguyên tự nhiên, làm hỏng môi trường sinh thái và môi trường sống của con người. - Đẩy nhanh việc huy động vốn đầu tư cho nền KT nhằm thúc đẩy nhanh tăng trưởng KT. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh đến huy động vốn từ nước ngoài, bỏ qua hoặc xem nhẹ huy động vốn trong nước thì hệ quả là có tăng trưởng nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn lực nước ngoài và có thể gây ra nợ nần triền miên, tạo nên gánh nặng cho quốc gia. - Mặc dù nền KT tăng trưởng nhanh, nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư được hưởng thụ trong khi phần lớn dân cư vẫn trong tình trạng thu nhập thấp và nghèo đói, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. - Đẩy nhanh tăng trưởng và PTKT nhưng lại tập trung ở vùng đô thị, trong khi vùng NT, miền núi lại bỏ qua. Mức sống, hưởng thụ vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe, cơ hội việc làm quá chênh lệch giữa vùng NT với thành thị, giữa các cộng đồng dân tộc với nhau, có thể đó là những mầm móng dẫn đến đối xử không công bằng, biểu tình gây xáo trộn nền KT, khủng hoảng về chính trị. - Đẩy nhanh tăng trưởng KT cũng có thể làm mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, và thay vào đó là lối sống thực dụng, tôn trọng sức mạnh của đồng tiền, lợi nhuận; thiếu quan tâm đến lợi ích cộng đồng, chuẩn mực đạo đức xã hội thay đổi, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, 1.1.2.1.2. Phát triển bền vững Vào nửa cuối thập kỉ 80 và đầu thập kỉ 90 của thế kỷ trước, những mặt trái trong PTKT xuất hiện, loài người đã phải đương đầu với những thách thức to lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm cấp môi trường. Trong tình hình đó, quan niệm mới về phát triển đã được đặt ra, đó là PTBV. PTBV là một khái
Luận văn liên quan