Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trung tâm dạy nghề ở thành phố Hồ Chí Minh

Các thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong mọi hoạt động dịch vụ, khiến các tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng.Chất lượng đã trở thành một từ phổ biến. Để thu hút khách hàng, các tổ chức cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng, đặc biệt là các tổ chức lớn đều mong mỏi được cung cấp những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn và vượt sự mong muốn của họ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, mọi nguồn lực và sản phẩm ngày càng dễ dàng vượt biên giới quốc gia. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở nên mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Hơn bao giờ hết, các tổ chức trong mọi quốc gia thuộc mọi loại hình đều quan tâm đến chất lượng và đều có những nhận thức mới đúng đắn về chất lượng. Hoạt động giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng không nằm ngoài trào lưu và qui luật nói trên. Đối với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một thách thức vừa là một cơ hội. Là một cơ hội, vì hệ thống thông tin lại mang tính chất toàn cầu, nên các tổ chức có diều kiện thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn quãng đường đi mà những người đi trước đã trải qua. Là một thách thức, vì các tổ chức trong các quốc gia phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt. Lấp được khoảng cách là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi các tổ chức phải thay đổi cách suy nghĩ, cung cách quản lý đã hình thành lâu đời.

pdf145 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trung tâm dạy nghề ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- VÕ THỊ BÍCH HẠNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TTDN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ quí báu của Quí Thầy, Cô giáo, Quí lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè thân thiết. Tác giả luận văn trân trọng cảm ơn: - PGS – TS.NGƯT HOÀNG TÂM SƠN – người đã tận tình hướng dẫn, góp ý tác giả luận văn trong quá trình học tập, nghiên cứu, và đặc biệt là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức của nhà giáo, về phương pháp lãnh đạo của nhà quản lý. - Ban Giám hiệu, Phòng Nghiên cứu khoa học và sau đại học, các phòng, khoa Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Quí Thẩy, Cô giảng dạy đã trang bị những kiến thức cơ bản, phương pháp luận khoa học để tác giả luận văn làm quen và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. - Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, thầy, cô và quí đồng nghiệp Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương đã động viên tinh thần để tác giả hoàn thành luận văn này. - Dự án SVTC (Swisscontact – Thụy Sĩ) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tài liệu quí báu để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn. - Phòng Dạy nghề - Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu, quí Thầy, Cô 10 Trung tâm Dạy nghề quận 1, 2, 3, 4, 6, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, Tân Bình đã nhiệt tình cung cấp dữ liệu trung thực, khách quan để tác giả luận văn hoàn thành công tác khảo sát. - Gia đình, bạn bè lớp Sau đại học khóa 14 đã chân tình động viên, hỗ trợ tác giả mọi phương diện trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng do điều kiện nghiên cứu và năng lực còn hạn chế nên luận văn chắc chắn gặp những thiếu sót nhất định. Kính mong Quí Thầy, Cô trong hội đồng khoa học, và các bạn đồng nghiệp vui lòng góp ý thêm để luận văn được hoàn thiện và giúp tác giả cải thiện những giải pháp trong công tác quản lý thực tế. Một lần nữa tác giả luận văn trân trọng cảm ơn Quí Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong mọi hoạt động dịch vụ, khiến các tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng.Chất lượng đã trở thành một từ phổ biến. Để thu hút khách hàng, các tổ chức cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng, đặc biệt là các tổ chức lớn đều mong mỏi được cung cấp những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn và vượt sự mong muốn của họ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, mọi nguồn lực và sản phẩm ngày càng dễ dàng vượt biên giới quốc gia. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở nên mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Hơn bao giờ hết, các tổ chức trong mọi quốc gia thuộc mọi loại hình đều quan tâm đến chất lượng và đều có những nhận thức mới đúng đắn về chất lượng. Hoạt động giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng không nằm ngoài trào lưu và qui luật nói trên. Đối với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một thách thức vừa là một cơ hội. Là một cơ hội, vì hệ thống thông tin lại mang tính chất toàn cầu, nên các tổ chức có diều kiện thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn quãng đường đi mà những người đi trước đã trải qua. Là một thách thức, vì các tổ chức trong các quốc gia phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt. Lấp được khoảng cách là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi các tổ chức phải thay đổi cách suy nghĩ, cung cách quản lý đã hình thành lâu đời. Việt Nam là một nước đang phát triển, để hội nhập và thu ngắn khoảng cách với các nước phát triển, chất lượng đào tạo đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Hiện nay, một trong những khâu yếu nhất của giáo dục nói chung và của dạy nghề nói riêng ở nước ta là chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp. Mặt khác, chúng ta cũng chưa có những hệ thống quản lý chất lượng đào tạo có hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí nhân lực và chi phí đào tạo. Một hiện tượng phổ biến đang diễn ra hiện nay là chúng ta đang rất thiếu công nhân nhưng học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề ra lại không có việc làm. Cho đến nay, có khá nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về vấn đề thực trạng và tăng cường quản lý chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề. Song các công trình này chỉ đề cập ở một vài khía cạnh cụ thể nhất định. Ví dụ, tại hội thảo “Kiểm định chất lượng trong giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam” do Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 6/ 2001 có 16 bài tham luận. Tựu trung nội dung các bài tham luận chỉ đề cập đến hoặc nội dung chương trình đào tạo, tổ chức quản lý trường hoặc đề cập đến việc quản lý chất lượng đào tạo nghề theo các loại mô hình quản lý khác nhau trong đó đề nghị quản lý chất lượng theo ISO 9000. Tại hội thảo “Hệ thống đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật tại Việt Nam” do Tổng cục dạy nghề và dự án BBPV (CHLB Đức) đồng tổ chức tại Đà Lạt tháng 2/2002 đề cập chủ yếu thực trạng và những giải pháp bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên kỹ thuật tại Việt Nam. Việc nâng cao quản lý chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề cũng được sự quan tâm của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là hai tổ chức SDC (Thụy Sỹ) và tổ chức Unido (Thụy Điển). Tổ chức SDC – Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ thông qua Tổng cục dạy nghề thực hiện dự án “Tăng cường năng lực cho các Trung tâm dạy nghề Việt Nam ở một số tỉnh/thành phố trọng điểm. Dự án tập trung vào 4 lĩnh vực chính: xây dựng chương trình đào tạo nghề theo module, đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, bồi dưỡng tay nghề chuyên môn và kỹ năng giảng dạy của giáo viên, và cuối cùng là phát triển tổ chức. Tổ chức Unido (Thụy Điển) chỉ tập trung hỗ trợ các kỹ năng dịch vụ cho học viên qua chương trình “Khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh” nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho học viên sau đào tạo. Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời để tăng cường chất lượng “sản phẩm” của các Trung tâm dạy nghề, chúng tôi đã chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc bảo đảm chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trong thời gian tới. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đối tượng của đề tài nghiên cứu: là thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể của đề tài nghiên cứu: là các Trung tâm dạy nghề thuộc các quận, huyện nội thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh. 4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều khía cạnh, góc độ song do hạn chế về thời gian và khả năng mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:  Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.  Làm rõ thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh về: đặc điểm, qui mô phát triển đào tạo sau 15 năm, quản lý nhân sự, quản lý chương trình dạy nghề, quản lý học viên, quản lý giáo viên, quản lý các khóa đào tạo nghề, giải quyết việc làm.  Đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để thực hiện được mục đích, và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp phân tích tài liệu: đây là phương pháp tác giả sử dụng để thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như sách, báo, tài liệu hội thảo, báo cáo của các cơ quan chức năng như Tổng cục dạy nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.  Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: đây là phương pháp được tác giả sử dụng trong suốt quá trình làm đề tài. Tác giả tiến hành gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia dự án SVTC, tổ chức Unido, Trưởng phòng và cán bộ chuyên trách phòng dạy nghề – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám đốc và Trưởng phòng đào tạo/ trưởng phòng giáo vụ các Trung tâm dạy nghề nội thành Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan.  Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp mà tác giả sử dụng để làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp.  Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò: nhằm mục đích làm rõ thực trạng về quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh với 272 mẫu đại diện được chọn theo phương pháp khách quan ngẫu nhiên ở các đối tượng là cán bộ quản lý phòng Dạy nghề, cán bộ lãnh đạo quản lý các Trung tâm dạy nghề, giáo viên các Trung tâm dạy nghề. Xuất phát từ đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi điều tra bằng phiếu nhằm làm rõ thực trạng quản lý của các trung tâm dạy nghề các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau: - Quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề. - Quản lý nội dung, chương trình đào tạo. - Quản lý quá trình giảng dạy. - Quản lý quá trình học tập của học viên. - Quản lý về đánh giá. - Kết quả quá trình đào tạo.  Phương pháp toán thống kê: tác giả dùng phương pháp này để phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định hướng các kết quả nghiên cứu: thống kê tần số, tính tỷ lệ %.  Phương pháp tổng hợp kết luận: dựa vào phương pháp này tác giả đánh giá thực trạng đào tạo nghề và đề xuất những giải pháp. 6. ĐỊA ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tác giả nghiên cứu thực trạng quản lý của 11 Trung tâm dạy nghề các quận, huyện nội thành Thành phố Hồ Chí Minh là 1, 2, 3, 4, 5, 6, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, Tân Bình. 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay, công tác quản lý các trung tâm dạy nghề chưa theo kịp với tốc độ, qui mô phát triển, và yêu cầu của công tác quản lý trong giai đoạn mới. Nếu làm rõ được thực trạng tại các Trung tâm dạy nghề và đề ra được các giải pháp quản lý sẽ nâng cao chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này khi thực hiện thành công sẽ:  Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong đó có giải pháp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VN ISO 9001:2000, một trong những biện pháp quản lý tốt nhất hiện áp dụng tại các nước có nền giáo dục dạy nghề tiên tiến trong khu vực và thế giới.  Là một trong những tài liệu tham khảo cho các trung tâm dạy nghề có dự định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VN ISO 9001:2000 tại đơn vị. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 phần:  Phần I: Mở đầu: giới thiệu khái quát đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.  Phần II: Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.  Chương 2: Thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.  Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.  Phần III: Kết luận và kiến nghị. Phụ lục:  Một số qui trình quản lý áp dụng tại Trường Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương (trước là Trung tâm dạy nghề quận 5).  Thư mục sách tham khảo.  Công cụ nghiên cứu. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm. 1. 1.1. Khái niệm về quản lý. 1.1.1.1. Khái niệm: Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm đã đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sống và do đó cần có sự quản lý. Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội càng tăng lên thì sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ càng tăng lên. Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều công nhận tính thiết yếu của quản lý và thuật ngữ quản lý đã trở thành câu nói hàng ngày của nhiều người, từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường. Như vậy, quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hiệp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung. K.Marx đã viết “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” Trong đời sống kinh tế – xã hội, vấn đề quản lý trở nên hết sức phức tạp. Việc quản lý trường học do đặc điểm hoạt động riêng của lĩnh vực mà việc quản lý cũng có tính đặc thù và phức tạp nhất định. Cho đến nay, về cơ bản có thể định nghĩa: quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Trong định nghĩa trên, ta thấy nổi bật một số điểm sau:  Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.  Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận: đó là chủ thể quản lý (là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (là bộ phận chịu sự quản lý). Đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.  Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.  Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với qui luật khách quan.  Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin. 1.1.1.2. Bản chất của quản lý: quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu, lợi ích của tổ chức, đảm bảo cho hệ thống tồn tại và phát triển. Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý phản ánh chủ yếu lý tưởng, ý chí, nhân cách của chủ thể quản lý trong mối quan hệ với hệ bị quản lý. 1.1.1.3. Các qui luật của hoạt động quản lý: để quản lý thành công, nhà quản lý phải nắm được các qui luật, mối quan hệ giữa các qui luật, phải hiểu biết sâu sắc, tường tận về những qui luật quản lý cần thiết. Do đó, có thể nói rằng quản lý là quá trình nắm vững các qui luật khách quan, tác động lên chúng và hành động theo những qui luật đó. Người ta đã phát hiện những qui luật cơ bản của quản lý như sau:  Các qui luật kinh tế trong quản lý.  Các qui luật tâm lý trong quản lý. Qua nghiên cứu người ta đã khẳng định rằng tâm lý học quản lý là một tiềm năng to lớn của hoạt động quản lý. Con người nếu được làm việc trong những điều kiện sảng khoái, tin tưởng thì hiệu quả tăng lên nhiều lần và ngược lại. Sự khác biệt tâm lý cá nhân là qui luật tâm lý cơ bản, là vấn đề cốt lõi mà các nhà quản lý phải nắm bắt để tổ chức cho hoạt động của con người. Có khá nhiều quan niệm và cách hiểu về quản lý. Chúng tôi chọn lọc và xin giới thiệu một số định nghĩa như sau: a) “Quản lý là chức năng của các hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (hệ thống kỹ thuật, hệ thống sinh học, hệ thống xã hội) bảo toàn cơ cấu của chúng, duy trì một trạng thái xác định hay chuyển thành trạng thái khác một các phù hợp với các qui luật khách quan của sự tồn tại của hệ thống ấy, với việc thực hiện chương trình hay với mục đích đặt ra một cách có ý thức. Quản lý được thực hiện bằng con đường tác động của một tiểu hệ thống (quản lý) này đến một tiểu hệ thống khác (được quản lý), đến các quá trình diễn ra trong nó thông qua tín hiệu thông tin hay hoạt động quản lý” (Từ điển quản lý xã hội – Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ Minh Hương – NXB Đại học Quốc gia – Hà Nội, 1998). b) Theo khoa học quản lý của F.W Taylor “Quản lý là nghệ thuật, biết rõ chính xác cái gì cần phải làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” (Các học thuyết quản lý – Nguyễn Thị Doan – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996). c) “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích cúa nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vậc chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” (Khoa học quản trị - Nguyễn Văn Lê, Tạ Văn Doanh – NXB TP.HCM, 1994). d) Theo trường phái tâm lý “Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, mà chủ yếu là vào những con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội xác định” (Khoa học quản trị - Nguyễn Văn Lê, Tạ Văn Doanh – NXB TP.HCM, 1994). e) “Quản lý là khoa học và nghệ thuật, tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn các kiến thức về quản lý là một khoa học” (Khoa học quản trị - Nguyễn Văn Lê, Tạ Văn Doanh – NXB TP.HCM, 1994). f) Công việc của đại nhân (người quản lý – cai trị) chỉ là ở chỗ tập trung được xung quanh mình nhiều người hiền” (Mặc Tử - Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). g) “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (F.W Tay lor,Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). h) “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức và điều phối, phối hợp và kiểm tra (H.Fayol,Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). i) “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc của mình được thực hiện thông qua người khác (M.P.Pollet, Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). k) “Quản lý không phải là công việc của tổ chức, mà là công việc chuyên môn duy trì hoạt động của tổ chức. Điều chủ yếu cho sự tồn tại của một tổ chức là sẵn sàng hợp tác, khả năng thông tin, sự tồn tại, sự thừa nhận của mục đích (C.Barnard, Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). l) “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có nỗ lực thực hiện các mục tiêu chung (M.Pinto, Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). m) “Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hành động của con người và tạo ra điều kiện thay đổi để đạt mục tiêu của tổ chức (R. Albernese, Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). n) “Quản lý là một trò chơi tập thể. Hiệu quả của một nhà quản lý là hiệu quả của tổ chức mà anh ta chịu trách nhiệm” (Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). Các định nghĩa trên đã nêu được những đặc trưng cơ bản nhất của quản lý, nhấn mạnh yếu tố con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý. Tóm lại, quản lý là một khái niệm rất phổ biến, là khoa học và nghệ thuật tác động vào đối tượng mà chủ yếu là vào con người, nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đã đề ra. Mỗi một đơn vị quản lý đều bao gồm hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ phận bị
Luận văn liên quan