Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò rất quan trọng ñối
với cuộc sống của con người như cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái,
bảo tồn ña dạng sinh học, du lịch cảnh quan, góp phần vào bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ cũng như an ninh biên giới quốc gia,
Trong những năm qua diện tích rừng phòng hộ cả nướcñang bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng rừng, làm ảnh hưởng tới chức năng
phòng hộ môi trường và tính ña dạng sinh học của rừng. Một phần nguyên nhân
dẫn ñến việc rừng phòng hộ bị tàn phá như vậy là docông tác quản lý rừng vẫn
còn nhiều hạn chế.
Rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông ñượcquy hoạch nằm
trên ñịa bàn 04 huyện chạy dài từ Bắc xuống Nam là Cư Jut, Đắk Mil, Đắk Song
và Tuy Đức, với tổng chiều dài 150 km và diện tích tự nhiên 10.070,3 ha. Toàn
bộ ranh giới và diện tích vành ñai khu rừng phòng hộ nằm chạy dọc theo biên
giới Việt Nam - Căm Pu Chia, vì vậy còn ñược gọi làkhu rừng phòng hộ vành
ñai biên giới tỉnh Đăk Nông. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về
an ninh - quốc phòng của tỉnh Đăk Nông nói riêng vàcủa cả vùng Tây nguyên
nói chung. Toàn bộ khu vực là một hệ thống ñịa hìnhvà thảm thực vật ña dạng
và phong phú, bao gồm các dạng ñịa hình núi thấp vànúi trung bình, ñộ dốc tăng
dần từ Bắc xuống Nam, với các kiểu rừng ñặc trưng của Tây Nguyên: Kiểu rừng
lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới, á nhiệt ñới, ñây là kiểu rừng kín tập trung
chủ yếu ở các huyện phía Nam; Kiểu rừng thưa, khô, rụng lá phân bố chủ yếu ở
các huyện phía Bắc. Chính vì vậy, rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk
Nông có một vị trí rất quan trọng không chỉ ñảm bảoan ninh biên giới quốc gia
mà còn có tác dụng trong việc phát huy tác dụng phòng hộ môi trường, bảo tồn
ña dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng.
101 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4225 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý khu rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
BÙI ĐỨC LUÂN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU
RỪNG PHÒNG HỘ VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Buôn Ma Thuột - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
BÙI ĐỨC LUÂN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU RỪNG
PHÒNG HỘ VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI TỈNH ĐĂK NÔNG
Chuyªn ngµnh: L©m häc
M· sè: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thanh
Buôn Ma Thuột - 2010
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường đại học Tây Nguyên theo
chương trình đào tạo cao học Lâm nghiệp khóa II, giai đoạn 2007- 2010.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Nông
lâm, các thầy, cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên, Ban quản lý rừng phòng hộ
vành đai biên giới tỉnh Đắk Nông, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn
về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Xuân Thanh -
Người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn PGS.TS. Võ Đại Hải đã
cung cấp nhiều thông tin quý báu cho luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quy hoạch - Khảo sát - Thiết kế
Nông Lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập
và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý rừng phòng hộ vành
đai biên giới tỉnh Đắk Nông và các Đồn Biên Phòng nơi tác giả nghiên cứu đã
cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cũng như tạo điều kiện cho tác giả thu thập
số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ động viên tác giả trong suốt thời gian học
tập và hoàn thành luận văn.
Đắk Nông, tháng 9 năm 2010
Tác giả
Bùi Đức Luân
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 3
1.1.1. Các biện pháp quản lý rừng ........................................................................ 3
1.1.2. Sử dụng đất vùng phòng hộ ........................................................................ 5
1.1.3. Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ ................................................ 7
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 9
1.2.1. Các biện pháp quản lý rừng ....................................................................... 9
1.2.2. Sử dụng đất vùng phòng hộ ..................................................................... 13
1.2.3. Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ .......................................... 14
1.3. Nhận xét và đánh giá chung ........................................................................... 16
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.2. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19
2.4.1. Cách tiếp cận, quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề .................... 19
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................. 22
2.4.2.1. Thu thập các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu đã có ..................... 22
2.4.2.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA và đánh giá nông thôn có
sự tham gia PRA .................................................................................................. 22
2.4.2.3. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 24
2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu ........................................ 25
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................... 26
3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 26
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới .............................................................................. 26
3.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 26
3.1.3. Đất đai ........................................................................................................ 27
3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn........................................................................................ 28
3.1.5. Tài nguyên rừng.......................................................................................... 29
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 31
3.2.1. Dân số và lao động ..................................................................................... 31
3.2.2. Thành phần dân tộc .. ................................................................................ 31
3.2.3.Tình hình kinh tế và đời sống.. ..................................................................... 32
3.2.3.1. Sản xuất Nông nghiệp .............................................................................. 32
3.2.3.2. Lâm Nghiệp ............................................................................................ 33
3.2.4. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 33
3.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu
vực nghiên cứu tới công tác quản lý bảo vệ rừng .................................................. 34
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 36
4.1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác
quản lý rừng tại khu rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông ................. 36
4.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên ............................................................. 36
4.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế ............................................................... 40
4.1.2.1. Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội .......................................... 40
4.1.2.2. Ảnh hưởng của đầu tư và thu nhập ........................................................... 41
4.1.2.3. Ảnh hưởng của thị trường ........................................................................ 41
4.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội ................................................................ 42
4.1.3.1. Ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư ............... 42
4.1.3.2. Ảnh hưởng của dân trí, nhận thức ............................................................ 43
4.1.3.3. Ảnh hưởng của phong tục tập quán .......................................................... 43
4.1.3.4. Ảnh hưởng của chính sách ....................................................................... 44
4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng ở khu rừng phòng hộ vành đai
biên giới tỉnh Đăk Nông ....................................................................................... 45
4.2.1. Các mối đe dọa tới khu rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông .. 45
4.2.1.1. Phá rừng đốt nương làm rẫy, xâm lấn đất rừng canh tác .......................... 47
4.2.1.2. Chăn thả gia súc không theo quy hoạch ................................................... 48
4.2.1.3. Săn bắn động vật hoang dã ...................................................................... 49
4.2.1.4. Khai thác gỗ trái phép .............................................................................. 49
4.2.1.5. Tình hình vi phạm trong khai thác lâm sản ngoài gỗ ................................ 50
4.2.1.6. Cháy rừng ................................................................................................ 50
4.2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và tiềm lực của Ban quản lý rừng phòng hộ
vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông ......................................................................... 51
4.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh
Đăk Nông ............................................................................................................. 51
4.2.2.2. Tiềm lực của Ban quản lý ........................................................................ 54
4.2.3. Thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Ban quản lý rừng phòng
hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông .................................................................... 55
4.2.3.1. Thực trạng quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ............................................. 55
4.2.3.2. Thực trạng về phát triển tài nguyên rừng ................................................. 60
4.2.4. Tình hình khai thác, sử dụng rừng............................................................... 61
4.2.5. Thực trạng về tình hình an ninh biên giới ................................................... 62
4.3. Phân tích vai trò của các bên có liên quan trong quản lý rừng tại khu rừng
phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông ......................................................... 63
4.3.1. Ban quản lý rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông .................... 65
4.3.2. Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Đăk Nông và các đồn biên phòng ......... 65
4.3.3. Kiểm lâm Đăk Nông ................................................................................... 66
4.3.4. Chi cục lâm nghiệp ..................................................................................... 66
4.3.5. Cộng đồng thôn bản và chính quyền các xã ................................................ 66
4.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản
lý rừng tại khu rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông ......................... 67
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rừng tại khu
rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông ................................................. 69
PHẦN: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 72
1. Kết luận ......................................................................................................... 72
2. Tồn tại ........................................................................................................... 74
3. Kiến nghị ....................................................................................................... 74
Tài liệu tham khảo ................................................................................................
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................
Phụ lục 1: Danh sách những người đã tham gia phỏng vấn, trao đổi .....................
Phụ lục 2: Phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ thuộc ban quản lý rừng phòng hộ
vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông .........................................................................
Phụ lục 3: phiếu phỏng vấn hộ gia đình sinh sống trong vùng rừng phòng hộ
vành đai biên giới tỉnh Đắk Nông .........................................................................
Phụ lục 4: Phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ, sỹ quan đồn biên phòng ...................
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT TÊN BẢNG Trang
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động khu vực nghiên cứu.......... 31
Bảng 3.2 Thành phần dân tộc các xã thuộc khu vực nghiên cứu 32
Bảng 4.1
Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của
Khu RPH vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông có ảnh
hưởng tới công tác quản lý rừng.
36
Bảng 4.2 Các mối đe doạ tới khu rừng phòng hộ thuộc Ban quản
lý rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông 46
Bảng 4.3 Thống kê số vụ vi phạm và diện tích phá rừng đốt nương
làm rẫy.. 47
Bảng 4.4 Diện tích rừng giao khoán QLBVR cho từng đồn biên
phòng. 55
Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả vi phạm trái phép tài nguyên rừng tại
Ban quản lý rừng phòng hộ vành đai biên giới từ 2008 -
2010
57
Bảng 4.6 Tình hình trồng mới rừng Thông ba lá của Ban quản lý
rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông giai
đoạn 2008 - 7/2010
60
Bảng 4.7 Phương thức quản lý rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh
Đăk Nông.. 62
Bảng 4.8 Phân tích SWOT về quản lý rừng tại khu vực nghiên
cứu.. 67
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
TT TÊN HÌNH, SƠ ĐỒ Trang
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài 20
Hình 3.1 Rừng lá rộng thường xanh 30
Hình 3.2 Rừng bán thường xanh.. 30
Hình 4.1 Dân cư sinh sống ở trong rừng.......................................... 43
Sơ đồ 4.1
Sơ đồ bộ máy tổ chức BQL rừng phòng hộ vành đai biên
giới tỉnh Đắk Nông ..
53
Sơ đồ 4.2
biểu thị sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý
rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông
64
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Giải thích
1 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2 PTR Phát triển rừng
3 PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
4 QLBV Quản lý bảo vệ
5 QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
6 SALT Hệ thống kỹ thuật trên đất dốc
7 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội , thách thức
8 UBND ủy ban nhân dân
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối
với cuộc sống của con người như cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái,
bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan, góp phần vào bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ cũng như an ninh biên giới quốc gia,
Trong những năm qua diện tích rừng phòng hộ cả nước đang bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng rừng, làm ảnh hưởng tới chức năng
phòng hộ môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng. Một phần nguyên nhân
dẫn đến việc rừng phòng hộ bị tàn phá như vậy là do công tác quản lý rừng vẫn
còn nhiều hạn chế.
Rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đắk Nông được quy hoạch nằm
trên địa bàn 04 huyện chạy dài từ Bắc xuống Nam là Cư Jut, Đắk Mil, Đắk Song
và Tuy Đức, với tổng chiều dài 150 km và diện tích tự nhiên 10.070,3 ha. Toàn
bộ ranh giới và diện tích vành đai khu rừng phòng hộ nằm chạy dọc theo biên
giới Việt Nam - Căm Pu Chia, vì vậy còn được gọi là khu rừng phòng hộ vành
đai biên giới tỉnh Đăk Nông. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về
an ninh - quốc phòng của tỉnh Đăk Nông nói riêng và của cả vùng Tây nguyên
nói chung. Toàn bộ khu vực là một hệ thống địa hình và thảm thực vật đa dạng
và phong phú, bao gồm các dạng địa hình núi thấp và núi trung bình, độ dốc tăng
dần từ Bắc xuống Nam, với các kiểu rừng đặc trưng của Tây Nguyên: Kiểu rừng
lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, á nhiệt đới, đây là kiểu rừng kín tập trung
chủ yếu ở các huyện phía Nam; Kiểu rừng thưa, khô, rụng lá phân bố chủ yếu ở
các huyện phía Bắc. Chính vì vậy, rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk
Nông có một vị trí rất quan trọng không chỉ đảm bảo an ninh biên giới quốc gia
mà còn có tác dụng trong việc phát huy tác dụng phòng hộ môi trường, bảo tồn
đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng.
Trong những năm gần đây tình hình an ninh biên giới diễn biến phức tạp,
mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm
ngăn chặn tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy, săn bắt thú rừng, xâm phạm
2
đến hành lang biên giới, nhưng tình hình trên vẫn tiếp diễn với chiều hướng gia
tăng và phức tạp. Chất lượng cũng như diện tích rừng vì thế mà bị suy giảm, mất
rừng không những làm ảnh hưởng tới chức năng phòng hộ môi trường sinh thái
mà còn làm giảm tính đa dạng sinh học và an ninh biên giới.
Khu rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đắk Nông trước đây do các
Công ty lâm nghiệp Đắk Will, Đắk Mil, Đắk Song và Công ty lâm nghiệp Nam
Tây Nguyên quản lý. Đến tháng 6 năm 2007 UBND tỉnh Đắk Nông ban hành
Quyết định số 839/QĐ-UBND về việc thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ
vành đai biên giới với nhiệm vụ chính là quản lý bảo vệ (QLBV) và phát triển
rừng (PTR). Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau khi thành lập Ban quản lý rừng
phòng hộ vành đai biên giới tình trạng khai thác gỗ, săn bắt thú rừng và vận
chuyển lâm sản trái phép vẫn thường xuyên diễn ra do công tác quản lý rừng vẫn
còn nhiều bất cập.
Từ thực tế đó để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu rừng
phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đắk Nông, đảm bảo cả về mặt phòng hộ cũng
như đáp ứng được nhiệm vụ về quốc phòng, đề tài: “Thực trạng và giải pháp
quản lý khu rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đắk Nông” đặt ra là hết
sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Các biện pháp quản lý rừng
Sự gia tăng dân số gây sức ép rất lớn đối với tài nguyên rừng, phương thức
quản lý rừng theo hướng tiếp cận đơn mục đích (chỉ chú ý tới khai thác bền vững tài
nguyên gỗ) đã không còn phù hợp nữa, xã hội loài người bắt đầu hướng tới một
phương thức quản lý rừng mới mang tính bền vững hơn đó là phương thức quản lý
rừng đa mục đích. Quản lý rừng theo hướng tiếp cận mới - quản lý đa mục đích là
một đóng góp rất đáng kể cùng với sự phát triển của ngành Lâm nghiệp, sự phát triển
đó phải mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu
hiện tại và tương lai [25].
Giai đoạn đầu thế kỷ XX, vai trò của người dân trong công tác quản lý rừng
chưa được chú ý tới. Do vậy, người dân chỉ biết khai thác lâm sản và phá rừng lấy
đất canh tác nương rẫy mà không hề quan tâm tới việc xây dựng và phát triển vốn
rừng dẫn tới tài nguyên rừng trong giai đoạn này bị suy thoái nghiêm trọng [41].
Việc quản lý rừng theo phương thức tập trung đã không mang lại kết quả trong
quản lý tài nguyên rừng như mong muốn của các nhà quản lý, người ta bắt đầu
nhận thấy tầm quan trọng của người dân, cộng đồng địa phương trong việc tham
gia quản lý tài nguyên rừng đó là cơ sở của sự ra đời phương thức quản lý rừng
dựa vào cộng đồng và khái niệm đồng quản lý trong tài nguyên rừng cũng được ra
đời từ đó. Phương thức quản lý rừng cộng đồng xuất hiện đầu tiên ở ấn Độ và dần
dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp trang trại,
lâm nghiệp xã hội (Nêpan, Thái Lan, Philippines,...) [26]. Trong việc xây dựng
mối quan hệ đồng quản lý tài nguyên rừng thì vai trò của người dân được nhắc
tới nhiều hơn, việc đồng quản lý nhằm gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ của
người dân khi tham gia quản lý rừng, để người dân thực sự cảm nhận được vai
trò làm chủ của mình đối với tài nguyên rừng khi tham gia vào công tác quản lý
rừng. Nhờ việc thực hiện theo phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng,
4
thực hiện đồng quản lý trong việc chia sẻ lợi ích mà tại Ấn Độ đã có hơn 63.000
nhóm - tổ tham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng, mang lại
hiệu quả tích cực trong việc phục hồi và phát triển rừng của đất nước, góp phần
giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước và người dân địa
phương.
Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra phương
thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư dựa trên hương ước quản lý bảo vệ
rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của
mình còn chính quy