Điều dưỡng là một nghề vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.
Người điều dưỡng dựa vào kiến thức, thái độ, kỹ năng của mình để giúp đỡ cá nhân, gia
đình, c ộng đồng trong việc duy trì, nâng cao s ức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, giảm đau
đớn về thể chất, tinh thần và biết cách tự chăm sóc nhằm đáp ứng nhu cầu sức khoẻ [ 79] .
Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về "Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới" đã chỉ ra rằng: Nhu cầu chăm
sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và toàn diện [4].
Để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, đặc biệt thực
hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện của Bộ Y tế, cần thiết phải có hệ thống
Điều dưỡng trưởng có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý điều dưỡng [13], [87].
Bên cạnh đó Sanders, Davidson and Price (1996) chỉ ra rằng, Điều dưỡng
trưởng khoa là người chuyển tải các mục tiêu, sự định hướng, các tiêu chí của tổ
chức y tế (bệnh viện, khoa, phòng, trung tâm điều dưỡng) từ góc độ quản lý sang
thực hành lâm sàng; họ là người kết nối sự định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của tổ
chức với người cung cấp dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho người bệnh. Điều dưỡng
trưởng khoa không chỉ là người chịu trách nhiệm quản lý mà họ còn là người chịu
trách nhiệm cho các hoạt động chăm sóc người bệnh tại khoa phòng trong suốt 24h
[16], [33].
Ở nước ta, hệ thống Điều dưỡng trưởng là cấp quản lý đầu tiên của bệnh
viện. Điều dưỡng trưởng khoa chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các y lệnh của
th ầy thuốc, công tác quản lý nguồn lực và hành chính khoa. Vì vậy chất lượng chăm
sóc, phục vụ người bệnh, sử dụng nguồn lực có hiệu quả phụ thuộc đáng kể của hệ
thống Điều dưỡng trưởng. Theo điều tra của Hội Điều dưỡng Việt Nam (2007),
Điều dưỡng trưởng nói chung có trình độ chuyên môn trung cấp chiếm 84,8 %, Cao
đẳng 7,2 %, Đại học 7,8% và sau đại học là 0,2 %. Về quản lý điều dưỡng, được
đào tạo chiếm tỷ lệ 37,8 %, hiệu quả công tác lãnh đạo điều hành, tham gia hoạt
động đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn chỉ thực hiện tốt 33,7 % [43], [44].
2
Ở Nghệ An (2008), số lượng Điều dưỡng trưởng có hơn 400 người, trình độ
chuyên môn trung cấp chiếm 91,9%; cao đẳng 8,1%; đã qua đào tạo về quản lý điều
dưỡng chiếm 19,2% [72], [96]. Trong những năm qua, Nghệ An đã từng bước củng
cố và hoàn thiện hệ thống quản lý điều dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế đã bộc lộ một
số hạn chế nhất định, đó là trình độ chuy ên môn thấp, năng lực quản lý chưa hiệu
quả, hệ thống quản lý nhiều bất cập, đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lư ợng chăm sóc người bệnh.
Các nghiên cứu về lĩnh vực điều dưỡng trước đây mới dừng lại ở điều tra
mức độ hoàn thành chức năng nhiệm vụ, chưa đi sâu vào nghiên cứu sự thiếu hụt
kiến thức, kỹ năng quản lý so với y êu cầu thực thi nhiệm vụ. Việc tìm ra giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý điều dưỡng là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu năng lực về quản
lý của người Điều dưỡng trưởng. Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài:
Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng
tại tỉnh Nghệ An với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và y ếu tố ảnh hưởng đến năng lực Điều dưỡng trưởng tại
các bệnh viện ở tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2011.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực của Điều dưỡng trưởng tại
các bệnh viện nghiên cứu năm 2011 - 2013.
124 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 9620 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều dưỡng là một nghề vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.
Người điều dưỡng dựa vào kiến thức, thái độ, kỹ năng của mình để giúp đỡ cá nhân, gia
đình, cộng đồng trong việc duy trì, nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, giảm đau
đớn về thể chất, tinh thần và biết cách tự chăm sóc nhằm đáp ứng nhu cầu sức khoẻ [79].
Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về "Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới" đã chỉ ra rằng: Nhu cầu chăm
sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và toàn diện [4].
Để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, đặc biệt thực
hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện của Bộ Y tế, cần thiết phải có hệ thống
Điều dưỡng trưởng có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý điều dưỡng [13], [87].
Bên cạnh đó Sanders, Davidson and Price (1996) chỉ ra rằng, Điều dưỡng
trưởng khoa là người chuyển tải các mục tiêu, sự định hướng, các tiêu chí của tổ
chức y tế (bệnh viện, khoa, phòng, trung tâm điều dưỡng) từ góc độ quản lý sang
thực hành lâm sàng; họ là người kết nối sự định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của tổ
chức với người cung cấp dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho người bệnh. Điều dưỡng
trưởng khoa không chỉ là người chịu trách nhiệm quản lý mà họ còn là người chịu
trách nhiệm cho các hoạt động chăm sóc người bệnh tại khoa phòng trong suốt 24h
[16], [33].
Ở nước ta, hệ thống Điều dưỡng trưởng là cấp quản lý đầu tiên của bệnh
viện. Điều dưỡng trưởng khoa chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các y lệnh của
thầy thuốc, công tác quản lý nguồn lực và hành chính khoa. Vì vậy chất lượng chăm
sóc, phục vụ người bệnh, sử dụng nguồn lực có hiệu quả phụ thuộc đáng kể của hệ
thống Điều dưỡng trưởng. Theo điều tra của Hội Điều dưỡng Việt Nam (2007),
Điều dưỡng trưởng nói chung có trình độ chuyên môn trung cấp chiếm 84,8 %, Cao
đẳng 7,2 %, Đại học 7,8% và sau đại học là 0,2 %. Về quản lý điều dưỡng, được
đào tạo chiếm tỷ lệ 37,8 %, hiệu quả công tác lãnh đạo điều hành, tham gia hoạt
động đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn chỉ thực hiện tốt 33,7 % [43], [44].
2
Ở Nghệ An (2008), số lượng Điều dưỡng trưởng có hơn 400 người, trình độ
chuyên môn trung cấp chiếm 91,9%; cao đẳng 8,1%; đã qua đào tạo về quản lý điều
dưỡng chiếm 19,2% [72], [96]. Trong những năm qua, Nghệ An đã từng bước củng
cố và hoàn thiện hệ thống quản lý điều dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế đã bộc lộ một
số hạn chế nhất định, đó là trình độ chuyên môn thấp, năng lực quản lý chưa hiệu
quả, hệ thống quản lý nhiều bất cập, đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng chăm sóc người bệnh.
Các nghiên cứu về lĩnh vực điều dưỡng trước đây mới dừng lại ở điều tra
mức độ hoàn thành chức năng nhiệm vụ, chưa đi sâu vào nghiên cứu sự thiếu hụt
kiến thức, kỹ năng quản lý so với yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Việc tìm ra giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý điều dưỡng là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu năng lực về quản
lý của người Điều dưỡng trưởng. Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài:
Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng
tại tỉnh Nghệ An với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Điều dưỡng trưởng tại
các bệnh viện ở tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2011.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực của Điều dưỡng trưởng tại
các bệnh viện nghiên cứu năm 2011 - 2013.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm và định nghĩa liên quan:
1.1.1 Khái niệm chung về năng lực:
- Theo quan điểm của những nhà tâm lý học Năng lực là tổng hợp các đặc
điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt
động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực
hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân, năng lực của con người
không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng
lực chuyên môn.
+ Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau
như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực tưởng
tượng...
+ Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của
xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán
học... Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau,
năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triển thì
càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực
chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển
của năng lực chung.
+ Trí thức là những hiểu biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh
nghiệm cuộc sống của mình.
+ Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để
tiến hành một hoạt động nào đó.
+ Kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục
cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm. Còn
năng lực là một tổ hợp phẩm chất tương đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân,
cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động.
4
- Theo quan điểm của Tâm lý học Mác xít "Năng lực là sự tổng hợp những
thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm
bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao".
- Theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3
thành tố sau:
+ Tri thức chuyên môn
+ Kỹ năng hành nghề
+ Thái độ đối với nghề
Năng lực: Khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ
chuyên môn.
- “Năng lực” theo Từ điển tiếng Việt là khả năng đủ để làm một công việc
nào đó hay “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một
hoạt động nào đó [29].
1.1.2 Khái niệm về Năng lực quản lý:
- Năng lực quản lý được đánh giá dựa trên khả năng ứng dụng kiến thức hiểu
biết và kỹ năng về hoạt động quản lý: bao gồm kiến thức hiểu biết về các kỹ năng,
nội dung quản lý. Thực hiện thành thạo các quy trình quản lý và thái độ trước công
việc được giao trên tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tự giác, biết hy sinh vì tập thể.
- Năng lực quản lý điều dưỡng (QLĐD) được thể hiện trên các mặt kiến
thức, thực hành và thái độ: người điều dưỡng trưởng khoa (ĐDTK) vừa có trình
chuyên môn kỹ thuật giỏi, vừa có trình độ quản lý tốt và thái độ nghiêm túc, trách
nhiệm trước hành động. Việc áp dụng công cụ hệ thống quản lý chất lượng, ưu việt
hỗ trợ cho người quản lý sẽ làm tăng hiệu quả quản lý [46], [47], [74], [91].
1.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá:
Về đánh giá mức độ hoàn thành năng lực điều dưỡng (ĐD), theo nghiên cứu
của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], để đánh giá mức độ thực hiện từng công việc trong
một nhiệm vụ được giao cho ĐDT; mỗi bước thực hiện được đánh giá mức độ hoàn
thành quy định tính như sau (kiến thức và thực hành được đánh giá riêng).
1.1.3.1 Đánh giá về kiến thức và thực hành quản lý Điều dưỡng trưởng:
5
+ Hoàn thành từ ≥ 90% nhiệm vụ: 4 điểm
+ Hoàn thành từ 70 - 89 % nhiệm vụ: 3 điểm
+ Hoàn thành từ 50 - 69% nhiệm vụ: 2 điểm
+ Hoàn thành từ < 50% nhiệm vụ: 1 điểm
+ Không làm: 0 điểm
Dựa vào cách cho điểm trên, lượng giá được khả năng hoàn thành từng
nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng (ĐDT), từ đó tính được tổng điểm ĐDT đạt được
khi thực hiện tất cả các nhiệm vụ được giao.
1.3.1.2 Đánh giá về năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng:
Căn cứ xếp loại kết quả học tập kết thúc năm học của qui chế đào tạo ban
hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo CĐ, ĐH hệ chính quy [5].
Đánh giá xếp loại thực trạng năng lực quản lý (mục tiêu 1): Tính tổng số
điểm của từng phần đánh giá kiến thức (KT) và thực hành (TH), tổng điểm và xếp
loại năng lực quản lý:
Xếp
loại
Tiêu chuẩn
Điểm KT
(phụ lục 1)
Điểm TH
(phụ lục 2)
Điểm Năng lực
(PL1+2)
Tốt ≥ 80% tổng điểm ≥ 68 đ ≥ 112 đ ≥ 180
Khá ≥ 70 - 79% tổng điểm ≥ 59 – 67 đ ≥ 98 – 111 đ ≥ 157 – 179 đ
TB ≥ 50 - 69% tổng điểm ≥ 42 – 58 đ ≥ 70 - 97 đ ≥ 112 – 156 đ
Kém < 50% tổng điểm < 42 đ < 70 đ < 112
Đánh giá xếp loại năng lực quản lý ĐDT (mục tiêu 2): Tính tổng số điểm của
từng phần đánh giá kiến thức và thực hành, tổng điểm và xếp loại năng lực quản lý:
Xếp
loại
Tiêu chuẩn
Điểm KT
(phụ lục 4)
Điểm TH
(phụ lục 5)
Điểm Năng lực
(PL4+5)
Tốt ≥ 80% tổng điểm ≥ 320 đ ≥ 320 đ ≥ 640 đ
Khá ≥ 70 - 79% tổng điểm ≥ 280 – 319 đ ≥ 280 – 319 đ ≥ 560 – 639 đ
TB 50 - 69% tổng điểm ≥ 200 – 279 đ ≥ 200 – 279 đ ≥ 400 – 559 đ
Kém < 50% tổng điểm < 200 đ < 200 đ < 400
6
1.2 Hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng trên thế giới và Việt Nam:
1.2.1 Trên thế giới:
Tuỳ theo mỗi nước mà có tổ chức hệ thống điều dưỡng (ĐD) khác nhau, bộ
máy hoạt động chỉ đạo công tác ĐD toàn quốc. Đối với các nước phát triển như Mỹ,
Anh, Thụy Điển, Nhật..v.v. Đặc biệt ở Thái Lan là nước Đông Nam Á, gần Việt
Nam có hệ thống tổ chức ĐD từ Bộ Y tế đến các cơ sở để chỉ đạo công tác ĐD
thống nhất cả nước, tại các bệnh viện thực hiện các mô hình chăm sóc phù hợp. Các
mô hình ở các nước phát triển đã giúp cho các nước khác học tập và ứng dụng vào
việc CSNB tại bệnh viện [67], [112], [113], [114], [128], [135], [142], [148], [149].
1.2.1.1 Nhật Bản:
Mặc dù ĐD có một lịch sử lâu dài, ĐD hiện đại nhanh chóng phát triển từ y
học Trung Quốc chuyển qua truyền thống y học phương Tây sau khi khôi phục Đế
chế Nhật Hoàng. Sự bắt đầu của hệ thống giáo dục ĐD tại Nhật Bản cung cấp giáo
dục nữ hộ sinh, cấp phép và đào tạo phù hợp với Quy chế y tế được ban hành vào
năm 1874. Giáo dục điều dưỡng hiện đại bắt đầu vào năm 1885. ĐD chuyên nghiệp
đã được thành lập do dự luật Nữ hộ sinh (NHS) năm 1899, dự luật ĐD 1915, tương
ứng nội qui ĐD sức khoẻ công cộng năm 1941. Đạo luật Y tế Quốc gia được ban
hành năm 1942 quy định ĐD sức khoẻ công cộng, NHS và y tá như các chuyên gia
y tế cùng với các bác sĩ và nha sĩ [16], [137].
Sau khi Chiến tranh thế giới II, theo các GHQ (General Headquarters of the
Supreme Commander for the Allied Powers: Trụ sở chính của Tổng Tư Lệnh tối
cao cho các nước đồng minh), được đặt trong nghề nghiệp của các cường quốc đồng
minh", ba quy định hiện hành cho các chuyên gia ĐD đã được thống nhất vào Đạo
luật về ĐD sức khoẻ công cộng, nữ hộ sinh và y tá năm 1948, dựa trên triết lý của
điều dưỡng tích hợp. Mục đích của luật này được định nghĩa là "nâng cao chất
lượng Điều dưỡng sức khoẻ công cộng, nữ hộ sinh và y tá; do đó thúc đẩy và cải
thiện chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng" [16], [137].
Ngày nay, nhân viên ĐD tại Nhật Bản có thể được chia thành Điều dưỡng
sức khỏe công cộng, NHS, ĐD và Trợ lý ĐD. Đạo luật trên quy định cụ thể trình độ
và thực hành tại Điều 2 - 6.
7
Hệ thống ĐD Nhật Bản được tổ chức lại dưới sự chỉ huy của GHQ, một bộ
phận ĐD đã được đặt trong Bộ Y tế và Phúc lợi, năm 1948 bắt đầu Quản lý điều
dưỡng (QLĐD) bởi các nhân viên ĐD. Tuy nhiên, với những thay đổi tiếp theo
trong hệ thống cung cấp chăm sóc y tế và sự gia tăng tình trạng thiếu ĐD đã trở
thành nghiêm trọng, các vấn đề về điều kiện làm việc của ĐD bao gồm cả khối
lượng công việc và giờ làm việc nổi lên. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế và Phúc
lợi đưa ra các biện pháp để cải thiện hệ thống ĐD, thiết lập một nền giáo dục ĐD
cao hơn.
Trong những năm qua, tăng cường dịch vụ của ĐD đã được yêu cầu để đáp
ứng chăm sóc tiên tiến và đa dạng, xã hội lão hóa với ít con hơn và nhu cầu cao của
các công dân. Trong năm 2009, dự án luật sửa đổi cho Đạo Luật Y tế công cộng,
ĐD, NHS và các luật khác của pháp luật bắt đầu được phê duyệt lần đầu tiên trong
60 năm. Các sửa đổi chính được xác định tốt nghiệp từ 1 trường đại học 4 năm
trong việc mở ra những hứa hẹn cung cấp đủ điều kiện để kiểm tra ĐD, sửa đổi các
điều kiện khóa học ĐD sức khỏe công cộng và giáo dục NHS, làm cho các nỗ lực
để cung cấp nhân viên ĐD mới, tốt nghiệp đào tạo cơ bản. Để nâng cao hơn nữa
chất lượng và dịch vụ của ĐD, các nỗ lực đang được tiến hành để nâng cao giáo
dục, mở rộng các lĩnh vực ĐD và giới thiệu các khuôn khổ mới.
Để trở thành một ĐD sức khỏe công cộng, nữ hộ sinh hoặc ĐD tại Nhật Bản,
điều cần thiết để hoàn thành một chương trình giảng dạy theo yêu cầu tại một cơ sở
giáo dục quy định của pháp luật, vượt qua một kỳ thi quốc gia có thể được thực hiện
mỗi năm một lần và có được một giấy phép được cấp bởi Bộ Lao động, Y tế và
Phúc lợi.
Để trở thành một ĐD, nền tảng học tập cơ bản cho mười hai năm và giáo dục
ĐD cơ bản ba năm. Để trở thành một ĐD sức khỏe công cộng hoặc NHS, đào tạo
ĐD cộng với một hoặc nhiều năm giáo dục là bắt buộc. Nhân viên điều dưỡng nước
ngoài muốn làm việc tại Nhật Bản được yêu cầu qua bước kiểm tra ĐD quốc gia để
có được một giấy phép hành nghề bởi vì giấy phép ĐD ở nước ngoài không được
chấp nhận tại Nhật Bản.
8
Giấy phép trợ lý ĐD không được ban hành của Bộ trưởng mà thống đốc
quận. Tuy nhiên, trợ lý ĐD cần có giấy phép không chỉ làm việc trong tỉnh, mà còn
bất cứ nơi nào ở Nhật Bản. Thời hạn đào tạo cho trợ lý ĐD là hai năm. Dịch vụ ĐD
của họ yêu cầu các đơn đặt hàng của một nha sĩ, bác sĩ hoặc ĐD [16], [137], [138].
Trình độ chuyên môn ĐD Nhật Bản không có bất kỳ hệ thống đổi mới, kéo
dài cho phần còn lại cuộc sống của họ. Tuy nhiên, khuynh hướng bao gồm hủy bỏ
giấy phép có thể được trả lại như là căn cứ để truất quyền hành nghề được quy định
bởi luật pháp hoặc trong trường hợp hành vi đó vi phạm nhân phẩm. Về tổ chức:
- Có 01 ĐDT viện; 02 phó viện;
- Điều dưỡng trưởng khoa và phó khoa
- Điều dưỡng viên: ĐD chính; ĐD thực hành và Trợ lý ĐD.
1.2.1.2 Hoa kỳ: Có 4 chức danh liên quan đến ĐD:
Phụ tá bác sỹ: Physian assistan (PA) tương tự như y sỹ trước đây. Trình độ
cử nhân, sau đó phải học thêm 2 năm chuyên ngành. Sau khi hoàn thành chương
trình, phụ tá bác sỹ phải vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề cấp quốc gia. Phụ
tá bác sỹ ở một số bang được phép kê đơn thuốc, tuy nhiên không làm việc độc lập
mà dưới sự giám sát của thầy thuốc.
Điều dưỡng viên (ĐDV) chuyên ngành: Nurse practitioner (NP), để trở
thành NP trước hết phải là RN, cá nhân phải học tiếp để có bằng thạc sỹ điều dưỡng
chuyên khoa, qua kỳ thi quốc gia để được cấp bằng hành nghề NP.
ĐDV: Registered Nurse (RN) là điều dưỡng có trình độ đại học (ĐH), được
cấp chứng chỉ hành nghề sau khi vượt qua kỳ thi do Hội đồng Điều dưỡng quốc gia
tổ chức. ĐDV có nhiệm vụ ghi chép tiền sử, diễn biến bệnh, thăm khám, cung cấp
dịch vụ chữa bệnh, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, vận hành máy móc y tế,
thực hiện các y lệnh thuốc cho người bệnh.
Phụ tá ĐD: Licened Practical Nurse (LPN), chương trình đào tạo 1 - 2 năm,
sau khi ra trường, để được hành nghề Phụ tá ĐD phải vượt qua kỳ thi cấp quốc gia
để cấp bằng hành nghề. Khi hành nghề dưới sự chỉ dẫn và ĐD của ĐDV. Nhiệm vụ
là thực hiện chăm sóc người bệnh (CSNB) tại giường, lấy dấu hiệu sinh tồn, thu
9
thập bệnh phẩm, cho bệnh nhân ăn, theo dõi và ghi chép lượng dịch nhập xuất vào
cơ thể bệnh nhân, thay băng, chuẩn bị thuốc và tiêm thuốc (trừ tiêm tĩnh mạch,
truyền dịch và truyền máu) [16], [83], [100], [111], [121], [129].
1.2.1.3 Thái Lan: Ở Thái Lan đào tạo trình độ sơ cấp đến sau ĐHĐD [16], [53], [100]:
+ Trợ lý điều dưỡng (nurses aide): 6 tháng
+ Điều dưỡng thực hành (practical nurses): 1 năm
+ Điều dưỡng kỹ thuật (technical nurses): 2 năm
+ Cử nhân điều dưỡng (Bachelor of nursing science): 4 năm
+ Thạc sỹ khoa học điều dưỡng (Master of nursing science): 2 năm
+ Tiến sỹ khoa học điều dưỡng (PhD of nursing Science): 3 năm
1.2.1.4 Hà Lan: Trình độ điều dưỡng có 5 cấp độ:
+ Trình độ 4 và 5 (level 4,5 – Nurse): 4 năm
+ Trình độ 3 (level 3 – Care worker): 3 năm
+ Trình độ 2 (level 2 – Care helper): 2 năm
+ Trình độ 1 (Level 1 – Care assistant): 1 năm
Ở một số quốc gia khác như Úc, Anh, Thụy Điển, Canada các trường thường
đào tạo ĐD chuyên khoa như ĐD hồi sức cấp cứu, ĐD nhi, ĐD sức khỏe tâm thần
[80], [119], [120], [122], [124], [126], [139], [143], [144], [146], [150].
1.2.2 Tại Việt Nam:
1.2.2.1 Hệ thống tổ chức ngành Điều dưỡng:
- Tại Vụ Điều trị - Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý Khám - Chữa bệnh): Phòng y
tá trong Vụ Điều trị được thành lập năm 1992, hiện nay có 3 biên chế chính thức.
Phòng được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống Y tá - ĐD, Nữ hộ sinh (NHS), Kỹ thuật
viên (KTV) trong toàn quốc.
- Tại Sở Y tế: Bộ Y tế đã có quyết định bổ nhiệm chức vụ Điều dưỡng
trưởng (ĐDT) Sở Y tế từ năm 1999. ĐDT Sở Y tế cơ cấu là Phó phòng Nghiệp vụ
Y chuyên trách công tác Y tá - Điều dưỡng trong toàn tỉnh.
- Tại các bệnh viện đa khoa quận/huyện: Tuỳ theo số giường bệnh mà có
phòng ĐD, Tổ ĐDT hoặc một ĐDT. Vai trò các ĐDT các bệnh viện đa khoa
10
quận/huyện đối với điều dưỡng làm việc các Trạm Y tế đang được nghiên cứu xác
định cụ thể.
- Tại các bệnh viện hạng I, II và III: Các bệnh viện có Phòng Y tá - ĐD
hoạt động theo quy chế bệnh viện 1997. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của Phòng,
nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng Y tá - ĐD bệnh viện và Y tá - ĐDTK
đã được xác định rõ và hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Hệ thống Điều dưỡng Việt Nam phân chia theo cấp từ Trung ương (TW) đến
Địa phương theo 3 hệ thống: Hội, trường giảng dạy và chính quyền. Ngoài ra còn
rất nhiều nhóm, hội điều dưỡng hoạt động tự phát như hội sinh viên [7], [16], [18],
[36], [61], [70], [83], [98], [100].
1.2.2.2. Vai trò hệ thống điều dưỡng:
* Trưởng phòng điều dưỡng (Điều dưỡng trưởng bệnh viện):
Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng ĐD. Xây dựng kế
hoạch hoạt động của phòng ĐD, Điều dưỡng trưởng khoa (ĐDTK), hộ sinh trưởng
khoa, Kỷ thuật viên (KTV) trưởng khoa trong bệnh viện. Kiểm tra đôn đốc ĐD, hộ
sinh, KTV, hộ lý thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện các
nhiệm vụ thường quy. Báo cáo kịp thời giám đốc bệnh viện các việc đột xuất xảy ra
ở các khoa. Hướng dẫn ĐDTK xây dựng bảng mô tả công việc cho ĐD, hộ sinh,
KTV và hộ lý trong bệnh viện. Tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH), huấn luyện
và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực CSNB. Dự trù, phân bổ vật tư tiêu hao và dụng cụ y
tế cho công tác chăm sóc phục vụ người bệnh và giám sát sử dụng vật tư tiêu hao
đảm bảo tiết kiệm và chống lãng phí. Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu
theo dõi, phiếu chăm sóc cho ĐD, HS, KTV và hộ lý trong bệnh viện. Chỉ đạo và
giám sát công tác vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật. Uỷ viên thường trực kiêm
thư ký hội đồng người bệnh cấp bệnh viện. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công
tác ĐD lên giám đốc bệnh viện [8].
Quyền hạn: Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao ban bệnh viện. Chủ trì các
cuộc họp của ĐDTK, bệnh viện. Đề xuất ý kiến với giám đốc về vấn đề tuyển dụng,
thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với ĐD, HS, KTV
11
và hộ lý. Đề nghị với giám đốc bệnh viện về việc bổ nhiệm hoặc thôi chức vụ
ĐDTK, NHS trưởng khoa, và KTV trưởng khoa. Điều động tạm thời ĐD và hộ lý
khi cần để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh. Đề nghị cấp phát bổ sung vật
tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất. Được tham gia các hội đồng theo
quy định của Nhà nước và sự phân công của giám đốc [8], [9], [23], [97].
* Điều dưỡng trưởng khoa:
Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. Hàng ngày
đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ
chức thực hiện. Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn chống
nhiễm khuẩn trong khoa. Kiểm tra, đôn đốc ĐD, HS và hộ lý thực hiện y lệnh của
bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy trình kỹ thuật bệnh viện, b