Luận văn Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh

Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong hơn 6 tỷ người của thế giới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức sống 2USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày. ở nước ta, sau 15 đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam còn rất cao (11% năm 2000) đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển và trở thành mối quan tâm chung, vấn đề cấp bách phải giải quyết của toàn xã hội. Do đó giải quyết vấn đề giảm nghèo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội, chuyển nước ta từ một nước nghèo trở thành một nước giàu có, văn minh.

pdf69 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh Lời nói đầu Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong hơn 6 tỷ người của thế giới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức sống 2USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày. ở nước ta, sau 15 đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam còn rất cao (11% năm 2000) đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển và trở thành mối quan tâm chung, vấn đề cấp bách phải giải quyết của toàn xã hội. Do đó giải quyết vấn đề giảm nghèo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội, chuyển nước ta từ một nước nghèo trở thành một nước giàu có, văn minh. Quán triệt qua điểm của Đảng huyện Thuận Thành đã luôn quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển. Tuy đã đạt được những thành tựu tốc độ tăng trưởng khá trong nhiều năm vẫn có một khoảng cách về thu nhập khá lớn. Mục tiêu của Thuận Thành là tiến tới xoá hẳn tình trạng đói nghèo vào năm 2010. Đây là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp nỗ lực của toàn thể cộng đồng cũng như ý trí vươn lên của chính người nghèo. Qua quá trình học tập tại trường và qua một thời gian nghiên cứu thực tế em đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thuận Thành nói riêng và của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy em đã chọn và nghiên cứu đề tài này: “Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh”. Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 phần chính sau: Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về xoá đói giảm nghèo. Phần II: Phân tích thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở huyện Thuận Thành Phần III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo ở Thuận Thành trong thời gian tới. phần I Một số vấn đề lý luận chung về xoá đói giảm nghèo I- Các quan niệm về đói, nghèo. 1- Quan niệm về đói, nghèo. Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ lực lưọng sản xuất quyết định. Bằng lao động sản xuất, con người khai thác thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và những nhu cầu khác. Năng xuất lao động ngày càng cao thì của cải ngày càng nhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn, trái lại năng xuất lao động thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, ở trong các thời đại khác nhau, cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về quan niệm, nguyên nhân và cách giải quyết đối với hiện tượng nghèo đói. Trong thời kỳ tiền sử mông muội, loài người trong khi bức ra, tách khỏi thế giới động vật trong giới tự nhiên để trở thành người và tổ chức thành đời sống xã hội thì cùng với bước ngoặc vĩ đại ấy, con người đã phải thường xuyên đối mặt với đói nghèo. ở đây, nghèo đói là hệ quả trực tiếp của lạc hậu, mông muội là điển hình của sự thống trị của tự nhiên đối với con người. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghiã Mác-Lênin, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những tư tưởng quý báu về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội là xa lạ với nghèo đói, bần cùng và lạc hậu. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất hơn nữa, thực hành tiết kiệm. “Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”. Đây là con đường lâu dài và chắc chắn đối với công tác xoá đói giảm nghèo nói riêng và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân nói chung. Đặc biệt là tư tưởng của Người: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Theo Người, xoá đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu. Đói, nghèo là một cửa ải phải vượt qua, phải tiến tới giàu có, giàu có nữa giàu có mãi, “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như một xã hội giàu có, phồn thịnh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, văn minh và văn hoá. Quan niệm trên đây chứa đựng ý nghĩa giải phóng to lớn sức sản xuất, giải phóng tư tưởng và tiềm năng xã hội, hướng tới một sự phát triển năng động của toàn xã hội vì hạnh phúc của con người. Nếu điểm xuất phát tới chủ nghĩa xã hội lại quá thấp và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội còn là mới mẻ, đang từng bước phải tìm tòi về con đường, cách đi, mô hình, cách làm ... như ở nước ta thì vấn đề nghèo đói vẫn còn tồn tại là vấn đề khó tránh khỏi. Đối với Việt Nam để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước trên thế giới và trong khu vực, con đường phải đi của chúng ta là phát triển rút ngắn đồng thời gắn liền với việc giảm tối đa cái giá phải trả - trong đó có việc phải xoá đói giảm nghèo. ở Việt Nam,đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2- Các khái niện về đói nghèo. 2.1- Các khái niệm về nghèo. * Khái niệm về nghèo khổ của UNDP – 1998. Năm 1998, UNDP công báo một bản báo cáo nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo như sau: Sự nghèo khổ của con người : Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ. Sự nghèo khổ về tiền tệ : Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở những nước khác nhau. Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo những chuẩn mực có thể thay đổi với thời gian ở nước này hay nước khác. Ngưỡng này có thể tăng lên đồng thời với thu nhập. Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn mực nhất định. Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là 1USD/người/ngày. * Khái niệm về nghèo đói của Ngân hàng thế giới (WB). Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một rổ hàng hoá lương thực hàng ngày trong năm 1993 và được gọi là “ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm”. Ngưỡng nghèo này thưòng thấp bởi vì nó không tính đến số tiền chi tiêu cho những sản phẩm phi lương thực khác. Ngưỡng nghèo thứ hai là “ ngưỡng nghèo chung” bao gồm cả chi tiêu cho lương thực thực phẩm và chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực. Xuất phát từ nhu cầu calo tối thiểu cần thiết cho mỗi cơ thể theo thể trạng con người: WB đã đưa ra con số phổ biến được sử dụng là 2100 kilo calo cho một người mỗi ngày. Mỗi gia đình Việt Nam phải mất bao nhiêu tiền để mua được một rổ hàng hoá lương thực đủ để cung cấp 2100 calo cho mỗi người một ngày. Vì vậy, nghèo đói theo định nghĩa của WB là những hộ không có khả năng chi trả cho số hàng hoá lương thực của mình để đủ cung cấp 2100 calo cho mỗi người một ngày. * Khái niệm về nghèo đói trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tháng 9/1993. Nghèo tuyệt đối: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngưòi, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. 2.2- Các khái niệm về đói. Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo. Tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân loại đói làm hai dạng (theo mốc đánh giá năm 1993): Thiếu đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập dưới mức thu nhập là 12 kg gạo/người/tháng. Hay là tình trạng của một bộ phận dân cư ở nông thôn có thu nhập dưới mức 20.400 đồng/người/tháng và ở thành thị là 24.500 đồng/người/tháng. Đói gay gắt: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập dưới mức 8 kg gạo/người/tháng và ở thành thị là 16.300 đồng/ngưòi/tháng. Ngoài ra còn có khái niệm khác nhằm làm rõ hơn tình trạng nghèo đói ở Việt Nam. Nghèo đói kinh niên: (tương ứng với nghèo truyền từ đời này qua đời khác) là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời điểm đang xét. Nghèo đói cấp tính: (hay còn gọi là nghèo mới ) là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm đang xét. II- Các quan niệm về xoá đói, giảm nghèo. 1- Khái niệm về xoá đói, giảm nghèo. 1.1- Khái niệm về xoá đói. Xoá đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. 1.2- Khái niệm giảm nghèo. Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. ở khía cạnh khác giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người. ở góc độ nước nghèo: giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiến tiến của thời đại. ở góc độ người nghèo: giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng. 2- Phương pháp tính thu nhập bình quân đầu người. N= Error! = Error! Trong đó: N: Thu nhập bình quân một người trong hộ; Q: Tổng thu nhập (tổng doanh thu); N: Số người trong hộ; Qc: Tổng chi phí (gồm chi phí vật chất cho sản xuất, kể cả tiền công thuê mướn lao động và các khoản nộp thuế, lệ phí theo quy định nếu có); QT: Tổng thu nhập thuần tuý. (Thu nhập bình quân đầu người bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí vật chất chia cho số người trong hộ). 3- Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo đói. 3.1- Các tiêu thức đánh giá nghèo đói. Để xác định ngưỡng nghèo có nhiều chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá khác nhau. Tiêu thức về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (PQLI) chỉ số PQLI bao gồm ba mục tiêu cơ bản là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ. Tiêu thức về chỉ tiêu phát triển con người (HDI) do UNDP đưa ra của hệ thống ba mục tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ người lớn, thu nhập bình quân trên đầu người trong năm. Tiêu thức về chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng: Tính mức tiêu dùng quy ra kilocalo cho một người trong một ngày. Tiêu thức về thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: đây là chỉ tiêu chính mà hiện nay nhiều nước và tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu nghèo. Tại đại hội lần thứ II của Uỷ ban giảm nghèo khổ khu vực (ESAP) họp tại BangKoc tháng 9/1995, Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu ngươì dưới 370 USD/ người/năm. Tóm lại, sự kết hợp chỉ tiêu GDP, HDI, và PQLI cho phép nhìn nhận các nước giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh giá khách qua, toàn diện của con người trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. 3.2- Mức chuẩn đánh giá nghèo đói. a- Mức chuẩn nghèo đói đối với quốc tế (đánh giá nước giàu, nước nghèo). ở một khía cạnh khác nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng, một miền. Các chỉ số xác định thế nào là nghèo cho biết trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trình độ lực lượng sản xuất nói riêng ở vùng, miền, quốc gia đó ở tại một thời điểm nhất định. Ví dụ: với chỉ số nghèo là 400 USD/người/ năm cho biết đây là nước đang phát triển. Với chỉ số nghèo là 13.000 USD/người/năm cho biết đây là nước phát triển. Như vậy trên thế giới tương đương với ba nhóm nước có ba dạng nghèo khác nhau: Nghèo ở các nước có trình độ kinh tế phát triển cao; nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế chậm và nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình. Việc phân định ba dạng nghèo như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét đánh giá nghèo ở mỗi nước thuộc dạng nào, tương ứng với trình độ phát triển kinh tế – xã hội nào để có cách nhìn tổng quát trong quá trình giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo. Với cách đánh giá nghèo như trên, nghèo ở Việt Nam mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản này nhưng nổi bật ở hai đặc trưngsau: - Nghèo dai dẳng kéo dài, nghèo từ đời nay sang đời khác. - Nghèo có cấp độ rất lớn, khoảng cách giữa thu nhập quan sát được với ngưỡng nghèo được quy định ở Việt Nam và trên thế giới là rất lớn. Biểu hiện là, Việt Nam vẫn còn một bộ phận dân cư bị đói. Đây là hai đặc trưng phản ánh thực trạng ở Việt Nam là nước còn rất nghèo, nằm trong nhóm nước đang phát triển với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém. Đồng thời hai đặc trưng này chi phối rất nhiều đến trình độ xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Nếu căn cứ vào GDP trên đầu người/ năm ở vào thời điểm năm 1990 để phân tích cho thấy: Trên 25.000 USD : nước cực giàu Trên 20.000 – 25000 USD : nước giàu Trên 10000 – 20000 USD : nước khá giàu Trên 2500 – 10000 USD : nước trung lưu Trên 500 – 2500 USD : nước nghèo Dưới 500 USD : nước cực nghèo Việt Nam mới đạt được 386 USD/người/năm (Năm2000) được xếp thứ 110/171 trên thế giới, nằm trong nhóm cực nghèo. b- Mức chuẩn nghèo đói đối với Việt Nam Bộ Lao động Thương binh – Xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được nhà nước giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn nghèo của cả nước qua từng thời kỳ. Tiêu chuẩn nghèo đói năm 1997 là : - Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg/tháng, (tương đương 45.000đ). - Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân quy ra gạo: + Vùng nông thôn miền núi. hải đảo: dưới 15kg/người/tháng(tương đương 55.000đ) + Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương 70.000đ) + Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng(tương đương 90.000đ) - Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo từ 40% trở lên và thiếu cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ). Chuẩn nghèo mới được điều chỉnh năm 2000 như sau: - Hộ nghèo : Là hộ có thu nhập bình quân + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 80.000đ/người/tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng: dưới 50.000đ/người/tháng. + Vùng thành thị:dưới 150.000đ/người/tháng. - Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầngthiết yếu (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ). Ngân hàng thế giới dựa theo mức nhu cầu calo tiêu thụ hàng ngày là 2.100 calo/ người/ ngày và đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả theo từng vùng của một số nhóm hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu đã đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá nghèo đói tại Việt Nam là: Tính bình quân: 1.090.000 đồng/ người/ năm Tính riêng: Đô thị là 1.203.000 đồng/ người/ năm Nông thôn là 1.040.000 đồng/ người/ năm. Ta thấy mức tiêu chuẩn này cao hơn mức tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiều, dẫn đến một tình trạng có sự khác biệt lớn trong cách đánh giá tình trạng nghèo đói. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có đến một nửa dân số (51%) được coi là nghèo đói, trong một nửa số nghèo này tức là khoảng 25% tổng số dân thuộc diện nghèo đói về lương thực, nghĩa là dù họ có dùng toàn bộ thu nhập của mình để tiêu dùng cho nhu cầu lương thực, thực phẩm cơ bản thì vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ calo cơ bản hàng ngày. Về mặt cơ cấu, mức độ nghèo khó ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị, cũng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, số dân nghèo khổ ở nông thôn chiếm tới 54%, cao gấp đôi so với các vùng đô thị. Như vậy, có khoảng 90% tổng số người nghèo tập trung ở nông thô. Mức độ nghèo khổ cũng không đồng đều giữa các khu vực. Đối với các vùng xa xôi hẻo lánh tại Bắc Trung Bộ, số người nghèo chiếm tới 71% dân số. Tại các vùng trung du, miền núi phía Bắc, tỷ lệ này là 59% dân số. Đây là các vùng có tỷ lệ nghèo khổ cao hơn mức trung bình của cả nước. Hai vùng này chiếm khoảng 40% số người nghèo tại Việt Nam, tuy chúng chỉ chiếm 29% dân số cả nước. Tỷ lệ nghèo thấp nhất là 33% tại vùng Đông Nam Bộ, nơi có trung tâm kinh tế mạnh nhất của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh. Bốn vùng khác nhau là cao nguyên Trung bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung đều có tỷ lệ nghèo đói thấp hơn một chút so với mức trung bình chung của cả nước, chiếm khoảng từ 48-50%. 4- ý nghĩa của xoá đói giảm nghèo đối với các vấn đề trong đời sống xã hội. Đói nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm đến vấn đề xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy xoá đói giảm nghèo là một bộ phận trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước, đó cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chính vì lẽ đó xoá đói giảm nghèo và các vấn đề trong đời sống xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề văn hoá củng cố an ninh chính trị xã hội và một số chính sách khác có liên quan. 4.1-Xoá đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế. Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm phát triển là trở ngại lớn đối với phát triển. Nói cách khác, xoá đói giảm nghèo là tiền đề của phát triển. Ngược lại sự phát triển kinh tế - xã hội vững chắc gắn với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là nhân tố đảm bảo thành công trong công tác xoá đói giảm nghèo. Thông qua hiện trạng nghèo, đói người ta thường nhận thấy sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu của kỹ thuật, trình độ thấp kém của phân công lao động xã hội. Nó dẫn tới năng xuất lao động xã hội mức tăng trưởng kinh tế luôn ở những chỉ số thấp. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập không đủ cho chi dùng vật phẩm tối thiểu, do đó càng không thể có điều kiện chi dùng cho những nhu cầu văn hoá tinh thần để vượt qua ngưỡng tồn tại sinh học, vươn tới việc thoả mãn nhu cầu phát triển chất lượng con người. Đó là hiện trạng nghèo đói về kinh tế của dân cư. Nhìn từ góc độ xã hội, nghèo đói của dân cư biểu hiện qua tỷ lệ lao động thất nghiệp (tuyệt đối và tương đối), chỉ số về tổng số sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân theo đầu người, mức độ thấp kém của đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, kể cả phát triển giáo dục, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và các lĩnh vực khác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phúc lợi xã hội. Nghèo đói càng gay gắt thì phát triển kinh tế càng bị kìm hãm. Trình độ phát triển càng chậm chạp thì càng thiếu điều ki
Luận văn liên quan