Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi mô hình đều
là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Song
hiện nay, mô hình kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả nhất
trong vi ệc phát triển kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Mô hình này không
chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nước đang
phát triển. Việt Nam cũng mới sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay.
Đã có rất nhiều thành tựu mà chúng ta đạt được nhưng như có những khó khăn, những vấn
đề gặp phải cần được giải quyết trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới cũng
không ít. Và Điều này rất đáng được chúng ta quan tâm.
Đó cũng là lí do khiến em muốn chọn đề tài “Thực trạng và phương hướng phát triển
KTTT ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm tiểu luận với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thực
trạng KTTT ở nước ta hiện nay và qua đó đưa ra được phương hướng phát triển phù hợp
cho nền kinh tế nước nhà.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thực trạng và phương hướng
phát triển KTTT ở Việt Nam
lời mở đầu
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi mô hình đều
là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Song
hiện nay, mô hình kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả nhất
trong việc phát triển kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Mô hình này không
chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nước đang
phát triển. Việt Nam cũng mới sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay.
Đã có rất nhiều thành tựu mà chúng ta đạt được nhưng như có những khó khăn, những vấn
đề gặp phải cần được giải quyết trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới cũng
không ít. Và Điều này rất đáng được chúng ta quan tâm.
Đó cũng là lí do khiến em muốn chọn đề tài “Thực trạng và phương hướng phát triển
KTTT ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm tiểu luận với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thực
trạng KTTT ở nước ta hiện nay và qua đó đưa ra được phương hướng phát triển phù hợp
cho nền kinh tế nước nhà.
nội dung
i. Lý luận chung về kttt
1. Khái niệm về KTTT
Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá trong đó từ sản
xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường. Nói một cách khác kinh tế thị trường phát triển
trong đó mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá .
Ưu thế và hạn chế của kinh tế thị trường .
* Ưu thế .
Thúcđẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng, làm cho phân công lao động phát
triển, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hình thành các mối quan hệ kinh tế và sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và người sản xuất tạo tiền đề cho sự hợp tác lao
động phát triển .
Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất .
* Hạn chế của kinh tế thị trường .
Kinh tế thị trường có những khuyết tật như tình trạng khủng hoảng , thất nghiệp bất bình
đẳng , huỷ hoại môi trường ….
2. Các quy luật của kinh tế thị trường
2.1. Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. ở đâu có sản xuất và
trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế
khác, các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi
Quy luật giá trị quyết định giá cả hàng hoá, dịch vụ, mà giá cả là tín hiệu nhạy bén nhất
của cơ chế thị trường
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ
sở của việc hao phí lao động xã hội cần thiết: Trong sản xuất nó đòi hỏi người sản xuất
luôn luôn có ý thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao
phí lao động xã hội cần thiết
Trong lĩnh vực sản xuất :Đối với việc sản xuất một thứ hàng hóa riêng biệt thì yêu cầu
của quy luật giá trị được biểu hiện ở chỗ: hàng hoá của người sản xuất muốn bán được trên
thị trường, muốn được xã hội thừa nhận thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù
hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Đối với một loại hàng hoá thì yêu cầu quy luật
giá trị thể hiện là tổng giá trị của hàng hóa phải phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán
của xã hội
Trong lĩnh vực trao đổi : Việc trao đổi phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá. Quy
luật giá trị biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua sự vận động của giá cả xung quanh
giá trị. Giá cả phụ thuộc vào giá trị, giá trị là cơ sở của giá cả, những hàng hoá có hao phí
lao động lớn thì giá trị của nó lớn dẫn đến giá cả cao và ngược lại. Đối với mỗi hàng hoá thì
giá cả hàng hoá có thể bằng hoặc nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng
hóa của xã hội thì chúng ta luôn luôn có tổng giá cả hàng hóa bằng tổng giá trị
Tác dụng của quy luật giá trị: quy luật giá trị tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông
hàng hóa thông qua sự biến động của cung - cầu thể hiện qua giá cả trên thị trường
2.2. Quy luật cung cầu
Cung phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hoá được sản xuất và đưa ra thị trường để
thực hiện (để bán). cung do sản xuất quyết định, nó không đồng nhất với sản xuất
Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội. Do đó, cầu không
đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải là nhu cầu tự nhiên, nhu cầu bất kì theo nguyện
vọng tiêu dùng chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán
Cung - Cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị
trường, ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách
khách quan. Cung - cầu tác động lẫn nhau:
Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, chất lượng
và chủng loại cung về hàng hoá. những hàng hoá nào được tiêu thụ thì mới được tái sản
xuất. Ngược lại, cung tạo ra cầu, kích thích tăng cầu thông qua phát triển số lượng, chất
lượng, chủng loại hàng hoá, hình thức, quy cách và giá cả của nó
Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là sự tác động phức
tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau
Quy luật cung - cầu tác động khách quan và rất quan trọng. Nếu nhận thức được chúng
thì chúng ta vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có
lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông
qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế,
thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Để tác động vào các hoạt động kinh tế theo quy luật cung -
cầu, duy trì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý
2.3. Quy luật canh tranh
Cạnh tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các nhóm người, giữa người mua và người bán
hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hai nhóm này tác động lẫn nhau với tư cách là
một thể thống nhất, một hợp lực. ở đây cá nhân chỉ tác động với tư cách là một bộ phận, một
lực lượng xã hội, là một nguyên tử của một khối. Chính dưới hình thái đó mà cạnh tranh đã
vạch rõ cái tính chất xã hội của sản xuất và tiêu dùng
Bên canh tranh yếu hơn cả cũng đồng thời là cái bên mà ở đó mỗi cá nhân đều hoạt
động một cách độc lập với đông đảo những người cạnh tranh với mình và thường thường là
trực tiếp chống lại những người đó. Chính vì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa một người cạnh
tranh cá biệt với những người khác lại càng thêm rõ ràng. Trái lại bên mạnh hơn bao giờ
cũng đương đầu với đối phương với tư cách là một chỉnh thể ít nhiều thống nhất
Người mua làm cho giá thị trường càng thấp, càng tốt. Mỗi người chỉ quan tâm đến
đồng nghiệp trong chừng mực thấy đi với họ có lợi hơn việc chống lại họ
Khi một bên yếu hơn bên kia thì hành động chung sẽ chấm dứt, mỗi người sẽ tự lực
xoay sở lấy. Nếu một bên chiếm ưu thế thì mỗi người bên đó đều sẽ được lợi, tất cả diễn ra
như là họ cùng nhau thực hiện độc quyền chung vậy
Cạnh tranh như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh có tác dụng san bằng
các giá cả mấp mô để có giá cả trung bình, giá trị thị trường và giá cả sản xuất đều hình
thành từ cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành
Tóm lại: Trong cơ chế thị trường, quy luật cạnh tranh như một công cụ, phương tiện gây
áp lực cực mạnh thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị, cạnh tranh trong một cơ chế vận
động chứ không phải cạnh tranh nói chung
2.4. Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định lượng tiền cần cho lưu thông. Lượng tiền
cần cho lưu thông chính bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hoá với tốc độ lưu thông tư bản
Trong thực tế: lượng tiền cần cho lưu thông bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hóa trừ đi
tổng tiền khấu trừ, trừ đi tổng giá cả bán chịu cộng với tổng tiền thanh toán với tốc độ lưu
thông tư bản
Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau:
Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hoá quyết định
Tiền đại diện cho người mua, hàng đại diện cho người bán. Lưu thông tiền tệ có quan hệ
chặt chẽ với tiền - hàng, mua - bán, giá cả - tiền tệ
Kinh tế hàng hoá trên một ý nghĩa nhất định có thể gọi là kinh tế tiền tệ, quyết định cơ
chế lưu thông tiền tệ
Mặt khác cơ chế lưu thông tiền tệ còn phụ thuộc vào cơ chế xuất nhập khẩu, cơ chế quản
lý kim loại quý, cơ chế kinh doanh tiền của ngân hàng
Nếu quy luật canh tranh, quy luật cung - cầu làm giá hàng hoá vận động, san bằng thì
quy luật lưu thông tiền tệ giữa mối liên hệ cân bằng giữa hàng và tiền
Ngoài ra còn một số loại quy luật khác như: quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng
giảm, quy luật khủng hoảng kinh tế , quy luật tâm lý… cũng ảnh hưởng đến cơ chế thị
trường
3. Các bước phát triển kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường phát triển qua 3 bước: Từ kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá
giản đơn; từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường tự do; từ kinh tế thị trường tự
do sang kinh tế hỗn hợp.
3.1. Từ kinh tế tự nhiên phát triển sang kinh tế hàng hoá giản đơn.
Trong nền kinh tế tự nhiên, sản xuất nhỏ chiếm ưu thế. Nền kinh tế tự nhiên do nhiều
đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành(các gia đình nông dân gia trưởng, các công xã nông
nông thôn, các lãnh địa phong kiến) và mỗi đơn vị kinh tế ấy làm đủ mọi công việc đẻ tạo ra
sản phẩm cuối cùng.
Trong các nền kinh tế tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu; nông nghiệp là
ngành sản xuất cơ bản, công cụ kỹ thuật canh tác lạc hậu dựa vào chân tay là chủ yếu chỉ có
một số trang trại của địa chủ hoặc phường hội mới có hiệp tác lao động giản đơn. Đây chính
là mô hình kinh tế đóng kín, không có sự giao lưu sản phẩm với bên ngoài, nó tồn tại suốt
một thời kỳ dài cho đến chế độ phong kiến.
Bước đi chủ yếu của sản xuất tự cung, tự cấp là tiến lên sản xuất hàng hoá giản đơn.
Điều kiện cho quá trình chuyển hoá này là sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Phân công xã
hội là cơ sở của kinh tế hàng hoá.
Những người sản xuất ở những vùng khác nhau có những điều kiện tự nhiên khác nhau,
có khả năng và ưu thế trong sản xuất ra những sản phẩm khác nhau đạt hiệu quả cao hơn.
Ngay trong một vùng, một địa phương những người sản xuất cũng có những khả năng, điều
kiện và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Mỗi người chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm
nào mà mình có ưu thế, đem sản phẩm của mình trao đổi lấy những sản phẩm cần thiết cho
sản xuất và đời sống của mình, họ trở thành những người sản xuất hàng hoá cùng trao đổi
mua bán hàng hoá với nhau, trên cơ sở đó thị trường, tiền tệ cũng ra đời và phát triển.
Sản xuất hàng hoá ra đời lúc đầu dưới hình thức sản xuất nhỏ, giản đơn nhưng là một
bước tiến trong lịch sử phát triển xã hội. Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất dựa trên
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất trong điều kiện kỹ thuật thủ công lạc hậu. Khi trình độ lực
lượng sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hoá giản đơn chuyển sang sản xuất hàng
hoá quy mô lớn hơn. Quá trình đó diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến lên xã
hội tư bản.
3.2.Từ kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế thị trường tự do.
Nền kinh tế thị trường tự do ra đời từ từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn nhưng có những
đặc điểm cơ bản khác với nền kinh tế hàng hoá giản đơn. ở đây người sản xuất trực tiếp là
công nhân làm thuê, không phải là người sở hữu tư liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất là của
nhà tư bản. Sản phẩm lao động do những công nhân làm ra thuộc về nhà tư bản.
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, tác động của qui luật giá trị dẫn tới sự phát triển
tự phát của lực lượng sản xuất. Do tác động tự phát đó, do sự biến động của giá cả, cạnh
tranh đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá và trong giai đoạn phát triển lịch sử
nhất định làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản. Kinh tế hàng hoá giản đơn đẻ ra chủ nghĩa tư bản,
sản xuất hàng hoá trong thời kỳ này cạnh tranh gay gắt. Trong điều kiện sản xuất qui mô
lớn, các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan khiếm buộc người sản xuất phải không ngừng
cải tiến đổi mơí kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất,
sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất. Đây là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nền sản
xuất hàng hoá.
3.3.Từ kinh tế thị trường tự do sang kinh tế hỗn hợp
Xuất phát của quan điểm “kinh tế hỗn hợp” có từ cuối những năm của thế kỷ XIX. Sau
khi thời kỳ chiến tranh, nó được các nhà kinh tế học Mỹ, như A.Hasen, tiếp tục nghiên cứu.
Tư tưởng này được phát triển trong “kinh tế học” của P.A.Samuelson.
Nếu các nhà kinh tế học Cổ điển và Cổ điển mới say sưa với “bàn tay vô hình” và “cân
bằng tổng quát”, trường phái Keynes và Keynes mới say sưa với “bàn tay nhà nước”, thì
P.A.Samuelson chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay”, là cơ chế thị
trường và nhà nước. Ông cho rằng diều hành một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị
trường thì cũng như vỗ tay bằng một bàn tay”.
Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó, cá nhân người tiêu dùng và
các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ
chức kinh tế là: cái gì? Như thế nào? Và cho ai? Cơ chế thị trường “không phải là một sự
hỗn hợp mà là trật tự kinh tế”. Một nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp
một cách không tự giác nhân dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường. Nó
là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác
nhau, không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay
không thể giải nổi. Không ai thiết kế ra nó. Nó tự nhiên, và cũng như xã hội loài người, nó
đang thay đổi.
Thị trường là một quá trình mà trong đó, người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại
lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. Như vậy, nói đến thị trường và cơ chế thị
trường là phải nói tới hành hoá, người bán và người mua, giá cả hàng hoá. Hàng hoá bao
gồm tiêu dùng, dịch vụ và yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, tư bản. Từ đó hình thành
nên thị trường hàng tiêu dùng và thị trường các yếu tố sản xuất. Trong hệ thống thị trường,
mỗi hàng hoá, mỗi loại dịch vụ đều có giá cả của nó. Giá cả mang lại thu nhập cho hàng hoá
mang đi bán. Và mỗi người lại dùng thu nhập đó để mua hàng mình cần. Nếu một loại hàng
hoá nào đó có nhiều người mua, thì người bán sẽ tăng giá lên để phân phối một lượng cung
hạn chế. Giá lên cao sẽ thúc đẩy người sản xuất làm ra nhiều hàng hoá hơn. Khi có nhiều
hàng hoá, người bán muốn mua nhanh để giải quyết hàng của mình nên hạ giá xuống. Khi
hạ giá, số người mua hàng đó tăng lên. Do đó, người bán lại tăng giá lên. Như vậy, trong cơ
chế thị trường có một hệ thống tự tạo ra sự cân đối giữa giá cả và sản xuất. “Giá cả là
phương tiện tín hiệu của xã hội”. Nó chỉ cho người sản xuất biết sản xuất cái gì và như thế
nào và cũng thông qua đó thực hiện phân phối cho ai.
Nói đến cơ chế thị trường là ta phải nói đến cung - cầu hàng hoá, đó là sự khái quát của
hai lực lượng người bán và người mua trên thị trường. Sự biến động của giá cả đã làm cho
trạng thái cân bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi và đó cũng chính là nội dung của quy
luật cung - cầu hàng hoá.
Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của hai ông vua: Người tiêu dùng và kỹ thuật.
Người tiêu dùng thống trị thị trường, vì họ là người bỏ tiền ra để mua hàng hoá do doanh
nghiệp sản xuất. Song, kỹ thuật hạn chế người tiêu dùng vì nền sản xuất bằng tiền của người
mua, không thể quyết định vấn đề phải sản xuất hàng gì. Như vậy, nhu cầu phải chịu theo
cung ứng của người kinh doanh. Vì người sản xuất phải định giá hàng của mình theo chi phí
sản xuất. Nên họ sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy thị trường
chịu sự chi phối của cả chi phí kinh doanh, lẫn các quyết định cung-cầu của người tiêu dùng
quy định. ở đây, thị trường đóng vai trò môi giới trung gian hoà giải sở thích người tiêu
dùng và hạn chế kỹ thuật.
Cũng trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người
kinh doanh. Lợi nhuận đưa các nhà doanh nghiệp đến các khu vực sản xuất hàng hoá mà
người tiêu dùng cần nhiều hơn, bỏ qua các khu vực ít có người tiêu dùng. Lợi nhuận đưa các
nhà doanh nghiệp đến việc sử dụng kỹ thuật sản xuất hiệu quả nhất. Như vậy, hệ thống thị
trường luôn phải là một hệ thống hỗn hợp để giải quyết tốt nhất ba vấn đề có bản của nền
kinh tế.
ii. thực trạng của nền KTTT ở nước ta hiện nay
1.Thành tựu đạt được.
Gần 20 năm bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế đang được cấu trúc lại, hình thành
các hình thức sở hữu và kinh doanh đa dạng, năng động hơn nhiều so với trước. Các đơn vị
kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế là chủ thể của thị trường, có quyền độc lập tự chủ
kinh doanh, tự chịu lãi lỗ.
Kinh tế thoát khỏi khủng hoảng triền miên hàng chục năm và bước đầu thời kì phát triển
toàn diện và tăng trưởng liên tục. Tốc độ tăng GDP bìng quân 1 năm của thời kì 1996-2000
đạt 7% so với 3,9% thời kì 1986-1990. Lạm phát giảm từ 374,6%năm 1986 xuống còn
67,4%năm 1990; 12,7% năm 1995; 0,1% năm 1999; và 0% năm 2000. Sản xuất công
nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ trên 2 con số. Bình quân thời kì 1991-1995 tăng
13,7%, thời kì 1996-2000 trên 13,2%. Mức bình quân đầu người của nhiều sản phẩm công
nghiệp như điện, than, vải, thép, xi măng...,tăng nhanh trong những năm đổi mới, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân và xuất khẩu. Riêng ngành công nghiệp
khai thác dầu khí, xuất hiện trong thời kì đổi mới với sản lượng 40 ngàn tấn dầu thô năm
1986 đã tăng lên 15 triệu tấn năm 2000 với giá trị xuất khẩu 3,3 tỉ USD. Không chỉ tăng
trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối thế kỉ XX đã xuất hiện xu hướng đa
ngành, đa sản phẩm và đa thành phần, trong đó công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ
đạo
Nông nghiệp phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừngvà thuỷ sản. Thành
tựu nổi bật nhất là đã giải quyết vững chắc an toàn lương thực quốc gia, biến Việt Nam tự
nước thiếu lương thực trước năm 1986 thành nước xuất khẩu thư 2 thế giới. Tính chung 12
năm qua đã xuất 30,5 triệu tấn gạo, bình quân 2,54 triệu tấn/năm nhưng giá cả lương thực
trong nước vẫn ổn định, kể cả nhũng năm thiên tai lớn như 1999, 2000. Năm 2000sản lượng
cà phê xuất khẩu đã đạt 660 nghìn tấn, gấp 2,7 lần năm 1995 và đứng thứ 2 thế giới sau
Bra-xin. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,4 tỉUSD, gấp 2,5 lần năm 1995. Hàng thuỷ sản
Việt Nam hiện đã được công nhận trong danh sách nhóm I của các nước xuất khẩu thuỷ sản
vào thị trường EU. Hoạt động đầu tư nước ngoài bắt đầu từ năm 1988 với 37 dự án và 371
triệu USD, đén nay cả nước có hơn 3000 dư án với hơn 700 doanh nghiệp thuộc 62 nước và
vùng lãnh thổ với tổng vốn đăngkí trên 36 tỉ USD, vốn thực hiện 17 tỉ USD. Khu vực này
đã nộp ngân sách hơn 1,52 tỉ USD, tạo ra hơn 21,6 tỉ USD hàng hoá xuất nhập khẩu và giải
quyết việc làm cho 32 vạn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Cùng với đó
đời sống nhân dân được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Thu nhập của dân cư tăng bình
quân 10% trong 15 năm đổi mới. Bộ mặt đất nước thay đỏi ngày càng văn minh, hiện đại.
2. Những tồn tại khó khăn
Thị trường nước ta hình thành chưa đồng bộ hoàn thiện còn nhiều bất cập. Thị trường
chứng khoán còn mới phôi thai, qua hơn một năm hoạt động với hàng hoá quá nghèo nàn,
có lẽ còn lâu mới trở thành phong vũ biểu cho nền kinh tế như ở các nước phát triển. Thị
trường bất động sản, thị trường lao động và nhiều thị trường khác chưa phát triển. Sự cạnh
tranh trên thị trường còn nhiều yếu tố bất bình đẳng. Vì vậy, sự phân phối và sử dụng
nguồn lực như đất đai, lao động, nguồn vốn còn kém hiệu quả.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế chưa thật ổn định và vững chắc. Sự tăng trưởng này chủ
yếu theo đầu tư vốn và lao động.C