Trong nhữg năm trở lại đây ngành du lịch đang được quan tâm ở hầu hết các
quốc gia, bởi vì đây là nghành công nghiệp không khói, là con gà đẻ trứng vàng để
phát triển kinh tế .Một số quốc gia thì tổng thu nhập quốc dân GDP chủ yếu dựa vào
du lịch như: Thụy Sĩ, Ma Cao,
Sau khi gia nhập WTO thì di lịch là nghành thứ 9/11 các nghành dich vụ cam
kết, trong đó du lịch cam kết ba điều là: công ty nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh
du lịch chỉ được kinh doanh inbout, các dịch vị lưư trú và các hướng dẫn viên bắt buộc
phải là người Việt Nam. Như vậy chúng ta gia nhập WTO có nhiều cơ hội và thách
thức cũng không ít. Các công ty của chúng ta phải cạnh tranh với rất nhiều tập đoàn du
lịch nổi tiếng của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Du lịch còn giải quyết nhiều việc làm cho lao động và có tổng thu nhập khá
lớn. Đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là nguồn thu đổi ngoại
tệ rất lớn của nước ta.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta liên tục tăng cao, làm cho mức
thu nhập bình quân của nước ta liên tục tăng ( thu nhập bình quân 1 người của năm
2006 là 637 USD, nếu tính theo sức mua thi chúng ta gần 2500 USD). Do đó đời
sống của nhân dân ta cũng được nâng lên đáng kể, quỹ tiết kiệm của người dân cũng
lớn hơn , do vậy nhu cầu về giải trí của nhân dân cũng tăng cao. Du lịch là sự lựa
chọn đầu tiên của nhân dân, chính vì vậy trong những năm qua mà khách nội của
nước ta tăng đáng kể. số lượng khách đạt gần 20 triệu lượt khách trong năm 2006, số
lượng khách này còn tăng mạnh trong một vài năm nữa. Một quốc gia muốn phát
triển về du lịch thì vẫn cần có được sự quan tâm của khách nội địa, đó là yếu tố thành
công hay thất bại của nghành du lịch.
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4042 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng về khách du lịch nội địa và các biện pháp để thu hút khách nội của công ty du lịch thanh niên Quảng Ninhchi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thực trạng về khách du lịch nội địa và
các biện pháp để thu hút khách nội của
công ty du lịch thanh niên Quảng Ninh-
chi nhánh Hà Nội
Trong nh÷ng năm trở lại đây ngành du lịch đang được quan tâm ở hầu hết các
quốc gia, bởi vì đây là nghành công nghiệp không khói, là con gà đẻ trứng vàng để
phát triển kinh tế .Một số quốc gia thì tổng thu nhập quốc dân GDP chủ yếu dựa vào
du lịch như: Thụy Sĩ, Ma Cao, …
Sau khi gia nhập WTO thì di lịch là nghành thứ 9/11 các nghành dich vụ cam
kết, trong đó du lịch cam kết ba điều là: công ty nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh
du lịch chỉ được kinh doanh inbout, các dịch vị lưư trú và các hướng dẫn viên bắt buộc
phải là người Việt Nam. Như vậy chúng ta gia nhập WTO có nhiều cơ hội và thách
thức cũng không ít. Các công ty của chúng ta phải cạnh tranh với rất nhiều tập đoàn du
lịch nổi tiếng của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Du lịch còn giải quyết nhiều việc làm cho lao động và có tổng thu nhập khá
lớn. Đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là nguồn thu đổi ngoại
tệ rất lớn của nước ta.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta liên tục tăng cao, làm cho mức
thu nhập bình quân của nước ta liên tục tăng ( thu nhập bình quân 1 người của năm
2006 là 637 USD, nếu tính theo sức mua thi chúng ta gần 2500 USD). Do đó đời
sống của nhân dân ta cũng được nâng lên đáng kể, quỹ tiết kiệm của người dân cũng
lớn hơn , do vậy nhu cầu về giải trí của nhân dân cũng tăng cao. Du lịch là sự lựa
chọn đầu tiên của nhân dân, chính vì vậy trong những năm qua mà khách nội của
nước ta tăng đáng kể. số lượng khách đạt gần 20 triệu lượt khách trong năm 2006, số
lượng khách này còn tăng mạnh trong một vài năm nữa. Một quốc gia muốn phát
triển về du lịch thì vẫn cần có được sự quan tâm của khách nội địa, đó là yếu tố thành
công hay thất bại của nghành du lịch.
Sau một thời gian dài thực tập ở công ty du lịch thanh niên Quảng Ninh và
thời gian thực tập của em lại trùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cho nên em
nhận thấy rằng du lịch nói riêng và cả nền kinh tế quốc dân nói chung dang có rất
nhiều cơ hội và thách thức cũng không nhỏ. Mà để du lịch vượt qua khỏi tầm biên
giới trước hết các doanh nghiệp du lịch trong nước phải nâng cao chất lượng dịch vụ
đối với khách nội địa. Do vậy em làm đề tài này là để muốn chỉ ra những điểm mạnh
và điểm yếu của công ty du lịch thanh niên Quảng Ninh trong việc khai thác nguồn
khách nội địa.
Trong đề tài này có phần mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó phần nội
dung là phần chính gồm có ba phần.
1. Các lý luận cơ bản về khách du lịch nội địa và các chương trinh marketing
để thu hút khách nội địa .
2. Thực trạng về khách du lịch nội địa và các biện pháp để thu hút khách nội
của công ty du lịch thanh niên Quảng Ninh- chi nhánh Hà Nội.
3. Phương hướng, giải pháp và thị trường mục tiêu của công ty du lịch thanh
niên Quảng Ninh.
Néi dung
CHƯƠNG 1. CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MARKETING ĐỂ
THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
1. CÁC LÝ LUẬN VỀ KHÁCH DU LỊCH
Khái niệm về khách du lịch
Định nghĩa đầu tiên về khách du lịch được xuất hiện ở Pháp vào cuối thế kỷ
18. Lúc đó khách du lịch được chia làm hai loại , nhưng chúng có điểm chung la đều
có các cuộc hành trình.
Càng về sau thì càng xuất hiện nhiều định nghĩa về du lịch, sau đây chúng ta
sẽ tìm hiểu về một số định nghĩa về du lịch.
1.1.1. §ịnh nghĩa của bulgarie
khách du lịch là người hành trình tự nguyện, với những mục đích hòa bình.
Trong cuộc hành trình của mình họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi
một hoặc nhiều lần nơi lưu trú của mình.
1.1.2. §ịnh nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch.
Định nghĩa của liên hiệp các quốc gia – League of Nations, vào năm 1937
Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình
trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ.
Theo định nghĩa này tất cả những người được coi là khách du lịch là:
- Những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, vì sức
khỏe …
- Nhưng người khởi hành để gapự gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học,
ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ …
- Những người khởi hành vì mục đích kinh doanh.
- Những người cập bến các chuyến hành trình du ngoại trên biển thậm chí cả
khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24 giờ.
Đến năm 1950 IUOTO cũng đưa ra định nghĩa về khách du lịch quốc tế nhưng
có hai điểm khác biệt so với định nghĩa của League ò Nations đó là:
- Sinh viên và những người đến học ở các trường cũng được coi là khách du
lịch
- Những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong cả hai trường
hợp: hoặc là họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian 24 giờ; hoặc
là hành trình của họ trong thời gian dưới 24 giờ và có dừng lại nhưng không với mục
đích du lịch.
Trong các chuẩn mực thống kê quốc tế của tổ chức du lịch thế giới WTO khái
niệm khách viếng thăm quốc tế ( visitor ) có vai trò quan trọng chính. Theo định
nghĩa của hội nghị tại Roma do liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế
và đi lại quốc tế ( 1963 ), khách đến thăm quốc tế được hiểu là người một nước, khác
nước cư trú thường xuyên của họ, bởi mọi nguyên nhân, trừ nguyên nhân đến lao
động để kiếm sống.
Ngày 4/3/1993 theo đề nghị của tổ chức du lịch thế giới, hội đồng thông kê
liên hiệp quốc đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thao thống
kê du lịch:
- Khách du lịch quốc tế gồm có : người đến từ nước ngoài đến, những người
đang sông trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài, là công dân của một quốc gia và
những người nước ngoài đang sông trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịc trong
nước.
- Khách du lịch nội địa : bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch
quốc tế đến.
- Khách du lịch quốc gia: bao gồm khách du lịch trong nước và khách du
lịch quốc tế ra nước ngoài.
Các định nghĩa đã nêu ở trên ít nhiều có những điểm khách nhau nhưng chúng
vẫn có các vấn đề chung là:
- §ề cập đến động cơ khởi hành
- §ề cập dến thời gian
- §ề cập dến những đối tượng được liệt kê là khách du lịch.
1.1.3. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam .
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có ngững quy định
như sau về khách du lịch:
Tại điểm 2, Điều 10, Chương 1: “khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp di học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến”.
Tại điều 20, Chương 4: khách du lịch bao gồm kahchs du lịch nội địa và khách
du lịch quốc tế.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư tru tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
1.2. Các nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành
1.2.1. Định nghĩa về kinh doanh lữ hành
Theo nghĩa rộng: “kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm thực hiện giá trị sử
dụng hoặc làm gia tăng giá trị của nó để chuyển giao sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch
với mục đích lợi nhuận”.
Theo nghĩa hẹp: luật du lịch Việt Nam: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ
chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi”, đồng thời quy định
rõ ràng kinh doanh lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế.
1.2.2. Phân loại kinh doanh lữ hành
Có nhiều cách phân loại kinh doanh lữ hành, căn cứ theo 2 loại để phân loại:
* Căn cứ vào tính chất của hoạt động gồm:
- Kinh doanh đại lý lữ hành: Đây là hoạt động chủ yếu làm dịch vụ trung gian
tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để
hưởng hoa hồng theo mức phần trăm của giá bán, không làm gia tăng giá trị của sản
phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du
lịch. Loại kinh doanh này thực hiện nhiệm vụ như là: “chuyên gia cho thuế” không
phải chịu rủi ro. Các yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động kinh doanh này là
vị thế, hệ thống đăng ký và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán
hàng của đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp thuần tuý thực hiện loại hình này
được gọi là các đại lý bán lẻ.
- Kinh doanh du lịch lữ hành hoạt động như là hoạt động bán buôn, hoạt động
sản xuất làm gia tăng giá trị bán lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách. Với hoạt
động kinh doanh này chủ thể phải gánh chịu rủi ro, san sẻ rủi ro với các nhà cung
cấp. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh chương trình du lịch được gọi là các
công ty lữ hành. Cơ sở của hoạt động này là liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ
của các nhà cung cấp độc lập thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc bán với giá
gộp cho khách, đồng thời làm gia tăng giá trị sản phẩm cho người tiêu dùng thông
qua sự liên kết tạo ra tính trội trong hệ thống (1+1>2) và thông qua sức lao động
thông qua Marketing điều hành và hướng dẫn.
- Kinh doanh lữ hành tổng hợp bao gồm tất cả các kinh doanh du lịch đóng vai
trò đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ (người cung cấp) vừa liên kết
các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn bán lẻ,
vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán. Đây là kết quả trong quá trình phát triển
và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinh doanh lữ hành trong
ngành du lịch. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi là
công ty du lịch
* Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động của các loại kinh doanh lữ
hành gồm các loại sau:
- Kinh doanh lữ hành gửi khách bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách nội
địa, là kinh doanh mà hoạt động chính của nó là tổ chức thu hút khách du lịch một
cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch nổi tiếng. Loại kinh doanh lữ hành này
thích hợp với nơi có nhu cầu du lịch lớn, các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ
hành gửi khách được gọi là công ty gửi khách.
- Kinh doanh lữ hành nhận khách bao gồm cả nhận khách quốc tế và nội địa là
loại kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các chương trình du lịch,
quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách khác để bán các chương trình du lịch và tổ
chức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua các công ty lữ hành gửi
khách. Các doanh nghiệp kinh doan lữ hành loại này được gọi là công ty nhận khách.
- Kinh doanh lữ hành kết hợp có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành
gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. Loại kinh doanh này thích hợp với quy
mô lớn, có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động gửi khách và nhận khách. Các
doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành được gọi là các công ty du lịch tổng hợp
hoặc các tập đoàn du lịch.
Sơ đồ lữ hành của công ty
1.2.3. Doanh nghiệp lữ hành
a. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinhdoanh. Bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luật cho phép và có thực
hiện kinh doanh lữ hành đều được gọi là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Tuỳ vào
quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, hình thức tổ chức, tư cách
pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau: công ty lữ
hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa. Riêng ở Việt
Nam phần lớn các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành có cách gọi phổ biến là các
trung tâm lữ hành quốc tế, nội địa nằm trong các công ty du lịch. Nhìn chung các
Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh
đại lý lữ hành
Kinh doanh
Du lịch lữ hành
Đại diện
Đại lý
bán lẻ
Kinh doanh
du lịch lữ
hành gửi
khách
Kinh doanh
du lịch lữ
hành nhận
khách
Kinh doanh
du lịch
lữ hành kết
hợp
Kinh doanh
lữ hành
nội địa
Kinh doanh
lữ hành
quốc tế
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác nhau chủ yếu dựa trên các phương diện sau
đây:
- Quy mô và địa bàn hoạt động.
- Đối tượng khách.
- Mức độ tiếp xúc với khách du lịch.
- Mức độ tiếp xúc với các nhà cung cấp du lịch.
1.3. Tính tất yếu và lợi ích của kinh doanh lữ hành
1.3.1. Tính tất yếu của kinh doanh lữ hành
Quan hệ giữa cung - cầu trong du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp, chịu
sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Mối quan hệ này
gây một số ảnh hưởng cho nhà kinh doanh (Cung) và khách du lịch (Cầu) như sau:
Cung du lịch mang tính chất cố định không thể di chuyển còn cầu du lịch lại
phân tán khắp ở mọi nơi. Các tài nguyên du lịch và phần lớn các cơ sở kinh doanh du
lịch như: Khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí đều không thể cống hiến những
giá trị của mình đến tân nơi của khách du lịch. Muốn có được những giá trị đó khách
du lịch phải rời khỏi nơi ở của họ, đến với các tài nguyên, các cơ sở kinh doanh du
lịch. Muốn tồn tại được, các nhà kinh doanh du lịch phải bằng mọi cách thu hút
khách du lịch đến với chính mình. Như vậy, trong du lịch chỉ có dòng chuyển động
một chiều của cầu đến với cung không có dòng chuyển động ngược chiều như trong
các hoạt động kinh doanh khác. Cung du lịch theo một phạm vi nào đó là tương đối
thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
Cầu du lịch mang tính tổng hợp, trong khi mỗi đơn vị kinh doanh du lịch chỉ
cung cấp được một hoặc một vài sản phẩm du lịch tức là một phần của cầu du lịch thì
khách đi du lịch lại có nhu cầu về mọi thứ từ thăm quan các tài nguyên du lịch tới ăn,
nghỉ, đi lại, visa, hộ chiếu cũng như thưởng thức các giá trị văn hoá tinh thần.
Các cơ sở kinh doanh du lịch thường gặp khó khăn trong vấn đề thông tin,
quảng cáo, khách du lịch lại không đủ thời gian, thông tin và khả năng để tự tổ chức
các chuyến đi du lịch với chất lượng cao phù hợp với nhu cầu. Như vậy giữa cung và
cầu ở đây hình thành một bức rào chắn vô hình.
Do sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của mọi tầng lớp xã hội tăng lên
không ngừng, khách du lịch ngày càng yêu cầu được phục vụ tốt hơn nhưng họ chỉ
muốn có một công việc chuẩn bị duy nhất là tài chính và thời gian cho chuyến đi còn
các công việc khác phải có sự sắp xếp chuẩn bị của các cơ sở kinh doanh du lịch. Xã
hội càng phát triển thì con người càng quý thời gian của họ hơn, có nhiều mối quan
tâm hơn trong khi quỹ thời gian chỉ là hữu hạn.
Các điểm đã phân tích trên cho thấy cần có một tác nhân trung gian làm nhiệm
vụ liên kết giữa cung và cầu trong du lịch. Tác nhân đó chính là các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành.
Các doanh nghiệp lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây nhằm thực hiện
quan hệ cung cầu trong du lịch:
- Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách
du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên
kết các sản phẩm du lịch riêng lẻ thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng
được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả các những
khó khăn lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công
của chuyến du lịch.
1.3.2. Lợi ích của kinh doanh lữ hành
* Lợi ích cho người tiêu dùng:
Khách du lịch khi sử dụng các dịch vụ của nhà kinh doanh lữ hành sẽ được
hưởng những lợi ích sau:
- Tiết kiệm được chi phí cho chuyến hành trình:
+ Chi phí kế toán (các khoản phải thanh toán)
+ Chi phí cơ hội: thời gian, sức lực, rủi ro
- Được trợ giúp vượt qua những khó khăn trở ngại trong chuyến hành trình:
+ Thông tin về điểm đến
+ Thủ tục
+ Ngôn ngữ
+ Luật pháp
- Được hưởng các kinh nghiệm của các chuyên gia khi xây dựng chương trình
du lịch.
- Mở rộng củng cố các mối quan hệ trong nhóm.
- Chủ động được trong chi tiêu.
- Cảm nhận sơ bộ ban đầu về chất lượng của chương trình.
* Lợi ích cho nhà cung cấp:
- Tiêu thụ được số lượng sản phẩm lớn: Các hãng lữ hành sẽ cung cấp một
lượng khách lớn thường xuyên và ổn định cho các nhà cung cấp.
- Chủ động trong kinh doanh: Vì có nguồn khách ổn định thường xuyên. Do
đó đảm bảo tính kế hoạch đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- San sẻ được rủi ro trong kinh doanh: Để hạ thấp chi phí các hãng lữ hành sẽ
mua buôn hàng hoá dịch vụ của nhà cung cấp với số lượng lớn, nếu không có khách
họ sẽ phải chịu rủi ro cùng nhà cung cấp.
- Tiết kiệm được chi phí xúc tiến: Thông qua giới thiệu và quảng cáo của các
hãng lữ hành, nhà cung cấp có thể đưa thông tin đến tận tay người tiêu dùng. Các
hãng lữ hành quảng cáo chủ yếu bằng các tập gấp và được đưa đến tận tay người tiêu
dùng do đó thông tin về nhà cung cấp sẽ được đưa đến đúng địa chỉ.
- Thông qua việc cung ứng cho các hãng lữ hành nổi tiếng thì các nhà cung
cấp vô tình sẽ được hưởng uy tín của các hãng này.
* Lợi ích cho điểm đến du lịch
Các nhà kinh doanh lữ hành khi đưa khách đến các điểm du lịch là đã góp phần
vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi đến.
- Chính quyền nơi đến:
+ Giải quyết các vấn đề công ăn việc làm.
+ Giới thiệu được kinh tế văn hoá, xã hội của điểm đến với các địa phương
khác và quốc tế.
+ Tăng GDP
+ Tăng thu ngân sách thông qua thu lệ phí và thuế
+ Giao lưu văn hoá, nâng cao hiểu biết cho người dân.
- Người dân bản địa:
+ Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Người dân địa
phương có thể tham gia trực tiếp vào quá trình phục vụ khách hoặc làm kinh doanh
đồ lưu niệm, các dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch.
+ Được giao lưu tiếp xúc, nâng cao hiểu biết
+ Được hưởng lợi ích về hạ tầng do phát triển du lịch đem lại
* Lợi ích cho nhà kinh doanh lữ hành
- Đó chính là lợi nhuận cơ sở để tồn tại và phát triển của nhà kinh doanh lữ
hành.
- Tăng uy tín của các doanh nghiệp lữ hành trên thị trường
Để có được điều này cần phải mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp, khách du
lịch và điểm đến.
1.4. Phân loại về khách du lịch.
Sau khi nghiên cứu các dịnh nghĩa về khách du lịch thì chúng ta có nhiều
thuận lợi trong việc phân loại khách du lịch.sau dây là một số cách phân loại của các
tổ chức khác nhau.
- Của ủy ban thống kê liên hiệp quốc: khách tham quan du lịch là những cá
nhân đi đến một nước khác ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong một khoảng thời
gian không quá 12 tháng với mục đích chủ yếu không phải để kiếm tiền trong phạm
vi lãnh thổ ma họ đến.
Khách du lịch quốc tế la tất cả những khách du lịch đã ở lại dất nước mà họ
đến ít nhất một đêm .
Khách tham quan trong ngày la tất cả những khách tham quan ma không ở lại
qua đêm tại đất nước ma họ đến.
Khách quá cảnh là khách không rời khỏi phạm vi khu vực quá cảnh trong thời
gian chờ đợi giữa các chuyến bay tại sân bay hoặc các khu vực nhà ga khác.
- Theo định nghĩa của việt nam đuợc ban hành vào ngày 8-2-1999 khách du
lịch có 2 loại :
+ Khách du lịch nội địa
+ Khách du lịch quốc tế
Ngoài các cách phân loại trên còn có các cách phân loại khác.
- Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc :
việc phân loại này xuất phát từ nhu cầu của nhà kinh doanh du lịch cần nắm
được nguồn gốc của khách, từ đó nắm vững được họ xuất sứ từ đâu, thuộc dân tộc
nào để phục vụ một cách tốt nhất.
- Phân loại theo độ tuổi:
cách phân loại này giúp cho các nhà quản trị du lịch đưa ra những biện pháp
để phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi khi họ đi du lịch.
- Phân loại theo giới tính,nghề nghiệp :
cách phân loại này cho phép nhà cung cấp khám phá ra các yêu cầu cơ bản và
những đặc trưng cụ thể về khách du lịch .
- Phân loại theo khả năng thanh toán :
với cách phân loại trên ta có thể biết được khả năng thanh toán của họ để từ đó
đưa ra các cách phục vụ làm sao cho phù hợp với từng loại khách và số tiền tương
ứng mà họ bỏ ra .
§ây là một số chỉ tiêu phân loại về khách du lịch. Mỗi một chỉ tiêu trên đều có
những ưu nhược