Luận văn Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường tiểu học huyện Chợ Lách Bến Tre

Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự nghiệp phát triển đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với mọi ngành.Trong đó ngành Giáo dục- Đào tạo có một trách nhiệm lớn là đào tạo ra đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, có trình độ tay nghề cao. Đánh giá được vai trò quan trọng của ngành Giáo dục- Đào tạo, Đảng ta đã khẳng định “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.Vì vậy ngành giáo dục cần “tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực sáng tạo của học sinh”

pdf87 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường tiểu học huyện Chợ Lách Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng việc QL hoạt động giảng dạy ở một số trường tiểu học huyện Chợ Lách- Bến Tre Nguyễn Văn Tạo MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự nghiệp phát triển đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với mọi ngành.Trong đó ngành Giáo dục- Đào tạo có một trách nhiệm lớn là đào tạo ra đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, có trình độ tay nghề cao. Đánh giá được vai trò quan trọng của ngành Giáo dục- Đào tạo, Đảng ta đã khẳng định “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.Vì vậy ngành giáo dục cần “tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực sáng tạo của học sinh”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì GDTH là một bậc học hoàn chỉnh và là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy GDTH phải đảm bảo mục tiêu “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản” Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì trước hết phải xây dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo phẩm chất chính trị, bởi vì giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng dạy học và giáo dục thế hệ trẻ. Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới nội dung chương trình phương pháp dạy học-giáo dục thì vai trò của người giáo viên lại càng có ý nghĩa quan trọng. Người giáo viên không còn là người truyền tải thông tin duy nhất đến học sinh, mà họ là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Xuất phát từ yêu cầu đó người giáo viên phải có trình độ cao về chyuên môn, khoa học sư phạm và có phẩm chất đạo đức tốt của người giáo viên. Mỗi giáo viên tiểu học đồng thời phải dạy đủ 9 môn trong chương trình (hoặc hầu hết các môn trừ một số môn như: hát nhạc, mĩ thuật, thể dục là có giáo viên chuyên) và làm công tác chủ nhiệm. Vì vậy vai trò của người giáo viên tiểu học lại càng trở nên quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, trong hoạt động dạy học-giáo dục của nhà trường tiểu học không phải là phép cộng đơn giản các hoạt động riêng lẻ của từng giáo viên mà là sự hợp tác trong lao động sư phạm của tập thể giáo viên nhằm mục đích chung là thực hiện thành công mục tiêu GDTH. Với ý nghĩa đó Hiệu trưởng trường tiểu học cần thiết và bắt buộc phải có những biện pháp quản lý tốt để đảm bảo chất lượng giảng dạy và giáo dục của từng giáo viên, cũng như cả đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Cùng với giáo dục cả nước, thời gian qua giáo dục của tỉnh Bến Tre nói chung và Chợ Lách nói riêng đã đẩy mạnh mọi hoạt động giáo dục ở các bậc học, cấp học, trong đó có GDTH. Bên cạnh những thành tựu to lớn (qui mô giáo dục ngày một phát triển, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, giáo dục ngày càng phát huy vai trò đắc lực của mình đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương), giáo dục Chợ Lách đang còn có nhiều tồn tại cần phải được khắc phục tháo gỡ (tốc độ phát triển giáo dục còn chậm, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn. Việc quản lý dạy và học có nơi chủ yếu tập trung vào số lượng, có nơi chủ yếu tập trung vào chất lượng. Có trường số lượng giáo viên giỏi nhiều nhưng kết quả số học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi thì thấp) có nhiều nguyên nhân đưa đến tồn tại ấy. Một trong những nguyên nhân đó là những hạn chế, non kém của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Rõ ràng “Cán bộ quản lý là đội ngũ sĩ quan của ngành, nếu được đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ tăng sức chiến đấu cho ngànhNơi nào có cán bộ quản lý tốt thì nơi đó làm ăn phát triển, ngược lại nơi nào có cán bộ quản lý kém thì làm ăn trì trệ, suy sụp”(Nguyễn Thị Bình). Từ những lý do trên chúng tôi thấy vấn đề tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý họat động giảng dạy ở các trường tiểu học tại huyện Chợ Lách-Bến Tre là vấn đề cấp thiết ảnh hưởng tới công tác quản lý giáo dục, mà trong nghị quyết TW 2 khóa VIII cũng đã khẳng định “Đổi mới công tác quản lý giáo dục là giải pháp quan trọng để khắc phục các yếu kém của giáo dục” [7] Vì vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng việc QL hoạt động giảng dạy ở một số trường tiểu học huyện Chợ Lách-Bến Tre” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài nhằm mục đích: Làm rõ thực trạng QL hoạt động giảng dạy để từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo và nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV tiểu học huyện Chợ Lách- Bến tre . 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: a. Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên 12 trường tiểu học ở huyện Chợ Lách - Bến Tre :  Bốn trường chuẩn quốc gia: -Tiểu học Sơn Định. -Tiểu họcVĩnh Bình. -Tiểu học Phú Sơn A. -Tiểu học Long Thới A.  Bốn trường khu vực địa bàn dân cư phát triển: -Tiểu học Thị Trấn. -Tiểu học Hòa Nghĩa B -Tiểu học Vĩnh Thành A. -Tiểu học Vĩnh Thành B  Bốn trường vùng sâu vùng xa: -Tiểu học Tân Thiềng A. -Tiểu học Tân Thiềng B. -Tiểu học Hưng Khánh Trung A. -Tiểu học Hưng Khánh Trung B. b. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường tiểu học huyện Chợ Lách- Bến Tre. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. -Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường Tiểu học huyện Chợ Lách – Bến Tre. -Phân tích nguyên nhân của thực trạng. -Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Chợ Lách-Bến Tre. 5.Giới hạn đề tài: -Không gian: Địa bàn huyện Chợ Lách –Bến Tre liên quan đến việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiểu học. -Thời gian: Giai đoạn 2000- 2005. 6. Giả thuyết khoa học: Việc QL hoạt động giảng dạy ở một số trường tiểu học huyện Chợ Lách còn có những hạn chế tồn tại về xác định mục tiêu, kết quả giảng dạy, thực hiện chương trìnhNếu có những biện pháp quản lý phù hợp thì kết quả giảng dạy ở trường tiểu học sẽ được nâng lên. 7 . Các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích thu thập thông tin xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò nhằm mục đích làm rõ thực trạng với các câu hỏi dành cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và giáo viên một số trường tiểu học. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp trò chuyện với cán bộ quản lí, giáo viên để làm rõ thực trạng và tìm ra giải pháp. 8. Cấu trúc của luận văn PHẦN I – MỞ ĐẦU PHẦN HAI – NỘI DUNG : Có 3 chương - Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài - Chương 2 : Thực trạng việc QL hoạt động giảng dạy một số trường tiểu học ở huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre - Chương 3 : Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trưởng TH huyện Chợ Lách – Bến Tre PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: QL quá trình giảng dạy và giáo dục trong nhà trường tiểu học là công tác khó khăn của người Hiệu trưởng. Mục tiêu chủ yếu của công tác này là đảm bảo chất lượng giảng dạy và GD học sinh theo yêu cầu của “Mục tiêu đào tạo bậc tiểu học”. Để góp phần làm tốt công tác QL của người Hiệu trưởng, nhiều nhà QLGD đã nghiên cứu thực tiễn QL nhà trường để tìm ra các biện pháp QL hiệu quả nhất. 1.1.1. Đôi nét về giáo dục Tiểu học trên thế giới: Ngày nay, luận điểm đi lên bằng giáo dục đã được khẳng định và trở thành xu thế của thời đại. Khái niệm về một cường quốc GD đang là mục tiêu phấn đấu của một số nước có tham vọng lớn ở thế kỉ XXI. Hầu hết các nước điều quan niệm để có được là cường quốc giáo dục thì phải bắt đầu từ bậc học “ nền móng” – bậc tiểu học. Chúng tôi xin được trình bày đôi nét về GDTH của một số nước cụ thể: * Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đặt biệt coi trọng giáo dục tiểu học: - Đưa vào GDTH nhiều môn học gắn liền với đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc, cụ thể như võ cổ truyền, âm nhạc truyền thống. Để nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước cho học sinh, gần đây môn học quân sự cũng được phổ biến tại các trường tiểu học. Rõ ràng bản sắc văn hóa dân tộc và tình yêu đất nước được chú ý đúng mức trong GD và ngay từ bậc tiểu học. Qua đây cũng thấy việc đào tạo giáo viên tiểu học để đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở tiểu học của Trung Quốc đòi hỏi có sự bổ sung lớn về chương trình và đội ngũ giảng viên sư phạm. - Có chính sách đãi ngộ cho giáo viên, trong đó có giáo viên tiểu học, chính sách nổi tiếng: “khoa giáo hưng quốc”. Do vậy giáo viên là nghề nghiệp hấp dẫn ở Trung Quốc . Ví dụ như: + 1998 bình quân thu nhập của giáo viên tiểu học là 559 nhân dân tệ, 2000 tăng lên 8274 nhân dân tệ. Trong vòng 3 năm mức thu nhập của giáo viên tiểu học tăng rất lớn, hơn 15 lần. + Diện tích nhà ở cho CB, nhân viên ngành GD ở thị trấn và thành phố cao hơn người dân. Qua một vài ý nêu trên chắc chắn sẽ mang lại kết quả là chất lượng giáo viên sẽ được nâng cao. Bản sắc văn hóa dân tộc được góp phần phát huy trong dân gian. * Nhật Bản Nhật Bản là nước đứng thứ 2 về kinh tế, khoa học – kĩ thuật. Nước Nhật đạt được thành tựu rực rỡ này có lẽ không ai phủ nhận sự đóng góp to lớn của GD mang lại. Để trình bày được rõ chúng tôi xin đi vào một số nét cơ bản: Hệ thống GD bắt buộc ở tiểu học đã được xây dựng theo luật trường tiểu học được chỉnh lý năm 1900. Thời gian này GD bắt buộc được ấn định 4 năm, sau mở rộng thành 6 năm vào năm 1907. Tỉ lệ trẻ em đến trường tiểu học tăng mạnh trong thập kỉ từ 1890 đến 1900. Lý do nổi lên trong thời gian này Nhật Bản công nghiệp hóa mạnh, người dân thấy sự cần thiết về GD. Tỉ lệ trẻ em đến trường năm 1890 là 65% năm 1900 là 97% và từ đó trẻ em đến trường được duy trì ở mức gần 100%, hoàn toàn xóa bỏ nạn mù chữ. Hầu hết các trường tiểu học hiện nay có bữa ăn trưa cho tất cả các em ở trường. Sau giờ học các em làm vệ sinh phòng học, tham gia các hoạt động CLB và đọc sách trong thư viện trường hoặc tự học trong các phòng học. Nói chung các hoạt động CLB rất được ưa thích và các em thực hiện các hoạt động một cách tình nguyện dưới sự hướng dẫn của các giáo viên. Giáo dục phổ cập của Nhật Bản miễn phí cho tất cả trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Chương trình, môn học, thời lượng học ở tiểu học khá nặng thể hiện ở bản 1.1. Bảng 1.1: Số giờ hàng tuần ở các trường tiểu học Nhật Bản Năm học Môn 1 2 3 4 5 6 Quốc ngữ 9 9 8 8 6 6 Xã hội học 0 0 3 3 3 3 Toán 4 5 5 5 5 5 Khoa học 0 0 3 3 3 3 Tự nhiên học 3 3 0 0 0 0 Nhạc 2 2 2 2 2 2 Họa 2 2 2 2 2 2 Gia chánh 0 0 0 0 2 2 Thể dục 3 3 3 3 3 3 Các môn khác 2 2 2 3 3 3 Tổng số 25 26 28 29 29 29 Nguồn : Tư liệu của Sở giáo dục và đào tạo Bến Tre trong đợt làm việc tại Nhật Bản tháng 7 năm 2001. * Pháp Luật định hướng GD số 89486 ngày 10 tháng 7 năm 1989 qui định GD là ưu tiên quốc gia số một. GD trước đại học được tổ chức thành ba cấp học: GDTH và mầm non; trường THCS; trường trung học. Ngày nay, GDTH và mầm non gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn ban đầu, tương ứng với lớp mẫu giáo bé và nhỡ( từ 2,3 đến 5 tuổi). - Giai đoạn cơ bản, bắt đầu từ lớp mẫu giáo lớn( 5 tuổi) và tiếp tục ở 2 năm đầu trường tiểu học ( lớp 1, lớp 2). - Giai đoạn chuyên sâu, gồm 3 năm cuối của hệ tiểu học ( lớp 3, lớp 4, lớp 5). Thời lượng các môn học ở mỗi giai đoạn được qui định theo thông tư ngày 22 tháng 4 năm 1995. Bảng 1. 2:Giai đoạn cơ bản Giai đoạn cơ bản Số giờ Tiếng Pháp 9 Toán 5 Tìm hiểu thế giới, giáo dục công dân 4 Giáo dục nghệ thuật, rèn luyện thân thể và thể thao 6 Học tập có hương dẫn 2 Tổng cộng 26 Bảng 1. 3: Giai đoạn chuyên sâu Giai đoạn chuyên sâu Số giờ Tiếng pháp và ngoại ngữ 9 Toán 5giơ 30 Sử, địa, giáo dục công dân, khoa học và công nghệ 4 Giáo dục nghệ thuật, rèn luyện thân thể và thể thao 5 giờ 30 Học tập có hướng dẫn 2 Tổng cộng 26 Nguồn : Hệ thống giáo dục và thanh tra sư phạm ở Pháp – Hà Nội tháng 10 năm 1999 * Úc Hệ thống giáo dục Úc là một hệ thống rất linh hoạt, một hệ thống hành động cốt lõi của chương trình giáo dục Úc là thõa mãn nhu cầu của người học, không có định hướng bắt buộc. Nước Úc có điều luật trẻ em chưa quá 16 tuổi không được phép rời khỏi trường học. GDTH bắt đầu đối với học sinh từ 4,5 tuổi đến 5 tuổi. Chương trình tiểu học là 7 năm, trong đó năm đầu gọi là tiền tiểu học. Luật GD của Úc qui định đối với GDTH được miễn phí tất cả. Thông qua hệ thống GDTH, các trẻ em cùng một lứa tuổi được tập hợp lại và những lớp tiểu học này thường giữ nguyên trạng trong suốt cả năm học với một thầy giáo được huấn luyện để dạy tất cả các môn ở tiểu học từ Toán, Anh ngữ cho đến các khoa học xã hội và sáng tạo khác. Học theo phương pháp gợi mở để học sinh chủ động đi tim kiến thức là phổ biến ở GDTH của Úc. Đây là hướng đi rất tốt . mà chúng ta đang đặt vấn đề một cách tích cực và cần phấn đấu. Luật giáo dục của Úc qui định mỗi trường tiểu học phải có hội đồng GD, với thành phần: Đại diện giáo viên, đại diện phụ huynh, đại diện cộng đồng. Quyền lực cũng như vai trò của hội đồng này rất lớn trong bàn bạc quyết định phương hướng phát triển nhà trường, công tác tổ chức công tác GD, tài chánh đối với đại diện cộng đồng tùy theo yêu cầu thiết thực mà nhà trường mời có thể là đại diện của quận và cũng có trường mời cả nghị sĩ quốc hội. Mục đích mời đại diện cộng đồng là giúp trường những việc lớn đang bức xúc. Ở Úc đối với GDTH không bắt buộc nhân dân đóng góp, học sinh được hưởng công bằng trong học tập, song nước Úc làm công tác XHHGD rất tốt, nhất là thông qua vai trò của hội đồng GD nên cộng đồng có sự hỗ trợ rất lớn về vật chất cho nhà trường. Phụ huynh có ý thức đóng góp cho nhà trường rất nhiều về tiền của. 1.1.2. Một số vấn đề rút ra từ đôi nét giáo dục Tiểu học của một số nước trên thế giới: Các nước quan tâm đặc biệt đến GDTH bởi họ ý thức được tầm quan trọng của bậc học này. - Quan điểm của nhà nước đối với GDTH: Đây là bậc học phổ cập, bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách của từng con người nói riêng và toàn xã hội nói chung, do vậy các nước quan tâm từ đội ngũ giáo viên đến ngân sách và CSVC khác. - Chương trình tiểu học được trải rộng nhằm GD toàn diện cho học sinh. Tiếng mẹ đẻ và bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng trong chương trình, phương pháp dạy học chủ động, năng động sáng tạo hướng dẫn học sinh đi tìm kiến thức trở thành xu hướng, phù hợp với nền kinh tế thị trường và thơiø đại hội nhập của thế giới. - Chi phí cho tiểu học gần như nhà nước bao cấp. - Đội ngũ giáo viên được đào tạo có chất lượng, nghiêm túc, phần nghiệp vụ sư phạm đặc biệt được chú trọng trong chương trình đào tạo giáo viên. Điều này đối với GD Việt Nam cần được quan tâm xem xét lại. Hàng năm giáo viên đều được bồi dưỡng cập nhật chương trình, các vấn đề mới và nâng cao trình độ. Việt Nam có chương trình bồi dưỡng thường xuyên, nhưng chất lượng còn phải xem xét lại, có nơi còn làm chiếu lệ. - Nền GDTH, hệ thống GD quốc dân của các nước văn minh, tiên tiến trải qua các giai đoạn phát triển phân chia thành các bậc học, trong đó có bậc tiểu học. Hệ thống GD quốc dân của các nước cũng đều là hệ thống hoàn chỉnh thống nhất.Đó là sự thống nhất về tư tưởng GD, về các quan điểm GD và về nguyên lý vận hành của nền GD. Đó cũng là sự thống nhất trong tính đa dạng của các bậc học, là sự thống nhất nhưng không đồng nhất các bậc học. Mỗi bậc học có đặc điểm riêng, mỗi bậc học là một phương thức riêng, mỗi bậc học có mục tiêu GD, có nội dung, phương pháp và phương thức tổ chức GD riêng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và yêu cầu của xã hội đối với bậc học đó. 1.1.3.Nghiên cứu giáo dục tiểu học ở Việt nam. Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu về QL nhà trường như: Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ- Lê Tuấn Các tác giả đã nêu lên nguyên tắc chung của việc QL hoạt động dạy học của người giáo viên như sau: - Khẳng định trách nhiệm của mỗi giáo viên bộ môn là chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nói riêng và nhà nước nói chung về chất lượng giảng dạy – GD đối với mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách. - Bảo đảm định mức lao động với các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm theo qui định của nhà nước. -Khẳng định trách nhiệm của mỗi giáo viên chủ nhiệm trước Hiệu trưởng và trước nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ nêu trong điều lệ trường phổ thông. Từ những nguyên tắc chung, các tác giả đã chỉ rõ một số biện pháp QL của Hiệu trưởng. Hai tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn, trong cuốn “ những bài giảng về QL trường học –tập 3, đã trình ba
Luận văn liên quan