Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của trí tuệ và sáng tạo.
Đất nước ta đang bước vào thời kì CNH, HĐH. Chúng ta có hoàn thành được
sự nghiệp CNH, HĐH hay không, đất nước ta có thật sự phát triển để vươn tới
ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực hay không hoàn
toàn phụ thuộc vào những người chủ tương lai của đất nước - những thế hệ học
sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông hiện nay.
Để đáp ứng những yêu cầu đó, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang
từng bước đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp dạy học, trong đó đặc
biệt là việc đổi mới phương pháp dạy và học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương
pháp dạy và học , chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới thật sự trong
giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm
năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới
nền kinh tế tri thức. Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “ Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS ”. Hay có thể nói cốt
lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động.
Quán triệt tinh thần đổi mới nói trên, việc nghiên cứu các phương pháp
giáo dục tích cực, tìm ra các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng HS
để nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết đối mỗi giáo viên nói
chung và những người nghiên cứu giáo dục nói riêng. Đối với giáo dục miền
núi vấn đề đó càng trở nên cấp thiết hơn. Nguyên tổng bí thư BCH T.ư Đảng
Đỗ Mười nhận đ ịnh : “ Thực trạng giáo dục mi ền núi đang đặt ra nhiều vấn đề
cần tiếp tục khẩn trương giải quyết, đặc biệt là việc đào tạo giáo viên và xây
dựng lại trương trình, nội dung, phương pháp dạy học đối với HS miền núi,
dạy những gì và dạy như thế nào để con em đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp
thu được, hào hứng học tập và ứng dụng được kiến thức vào phát triển kinh
tế - xã hội tại quê hương mình”.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, việc dạy và học môn Vật lí
góp một phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Trong
hệ thống các kiến thức các kiến thức Vật lí của chương trình phổ thông thì các
khái niệm và định luật Vật lí là những kiến thức trọng tâm, cơ bản. Việc phối
hợp, lựa chọn các phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hoá hoạt động nhận
thức của HS trong việc hì nh thành các kiến thức Vật lí, đặc biệt là đối với là
đối với các khái niệm và định luật Vật lí là nhiệm vụ rất cần thiết. Từ trước tới
nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu các biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động
nhận thức của HS như: Đào Quang Thành- Tích cực hoá hoạt động học tập
Vật lí của HS PTTH ở miền núi trên cơ sở tổ chức định h ướng rèn kỹ n ăng
giải bài tập Vật lí (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 1997), Trần Đức
Kiểm- Một số biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS miền
núi khi dạy chươ ng “Định luật Ôm” ở trường PTTHCS (Luận văn thạc sỹ-ĐHSPHN- 1997), Vũ Trọng Hà- Sử dụng một số phươ ng pháp nhận thức của
vật lí học để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS khi dạy “Thuyết động
học phân tử” ở lớp 10 THPT (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 2001), Đồng
Thị Vân Thoa- Một số biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
THPT miền núi khi giảng dạy BT Vật lí (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm
2001), Vương Thị Kim Yến- Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
trong dạy học Vật lí ở trường THPT với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần
mềm dạy học (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 2002), Nguyễn Thị Nga-
Lựa chọn và phối hợp các ph ươ ng pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập
của HS THPT trong giờ giải BT Vật lí (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm
2004) , nhưng chưa có đề tài nào đề cập tới vấn đề tích cực hoá hoạt động
nhận thức của HS khi giảng dạy các khái niệm, định luật Vật lí.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Tích cực hoá hoạt động nhận thức
của học sinh THPT miền núi khi giảng dạy một số khái niệm và đị nh luật Vật
lí của chương “ Khúc xạ ánh sáng” (Vật lí 11- ban cơ bản)”.
II. Mục đích nghiên cứu:
158 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi giảng dạy một số khái niệm và định luật Vật lí của chương Khúc xạ ánh sáng (Vật lí 11), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------------------
Trƣơng Tấn Long
TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
THPT MIỀN NÚI KHI GIẢNG DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ
ĐỊNH LUẬT VẬT LÍ CỦA CHƢƠNG “ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”
(VẬT LÍ 11- BAN CƠ BẢN)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên- Năm 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------------------
Trƣơng Tấn Long
TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
THPT MIỀN NÚI KHI GIẢNG DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ
ĐỊNH LUẬT VẬT LÍ CỦA CHƢƠNG “ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”
(VẬT LÍ 11- BAN CƠ BẢN)
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Vật lí
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tô Văn Bình
Thái Nguyên- Năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. Công nghiệp hoá CNH
2. Đại học sƣ phạm ĐHSP
3. Đại học Thái Nguyên ĐHTN
4. Đối chứng ĐC
5. Học sinh HS
6. Hiện đại hoá HĐH
7. Giáo viên GV
8. Nhà xuất bản Nxb
9. Sách giáo khoa SGK
10. Thực nghiệm TN
11. Thực nghiệm sƣ phạm TNSP
12. Trung học phổ thông THPT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HOÁ.
THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT VẬT LÍ
Ở TRƢỜNG THPT MIỀN NÚI 5
1.1. Hoạt động nhận thức và tính tích cực hoạt động nhận thức của HS 5
1.1.1. Hoạt động nhận thức của HS 5
1.1.2. Tính tích cực và tính tích cực nhận thức của HS 6
1.2. Dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động nhận của HS 12
1.2.1. Quan niệm về hoạt động dạy học 12
1.2.2. Các phƣơng pháp dạy học tích cực 16
1.3. Khái niệm, định luật Vật lí và thực trạng dạy- học các khái niệm và định
luật Vật lí ở trƣờng THPT miền núi hiện nay. 23
1.3.1. Khái niệm Vật lí 23
1.3.2. Định luật Vật lí 34
1.3.3. Thực trạng dạy- học các khái niệm và dịnh luật Vật lí ở trƣờng
THPT miền núi hiện nay 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG I 48
Chƣơng II: TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HS THPT MIỀN
NÚI KHI GIẢNG DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH LUẬT VẬT LÍ
CỦA CHƢƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”. 49
Một số biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS khi giảng
dạy các khái niệm và định luật vật lí 49
2.1.1.Xây dựng động cơ, tạo hứng thú , nhu cầu học tập 49
2.1.2. Tăng cƣờng tổ chức cho HS hoạt động nhận thức ở trên lớp và
tự học ở nhà 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.3. Rèn luyện kĩ năng thực hiện các thao tác tƣ duy và phƣơng pháp
suy luận lôgic cơ bản khi hình thành các khái niệm và định luật Vật lí 57
2.1.4. Bồi dƣỡng vốn ngôn ngữ khoa học Vật lí cho HS miền núi 65
2.1.5. Tăng cƣờng sử dụng các thí nghiệm trong dạy học các khái niệm
và định luật Vật lí 68
2.1.6. Sử dụng tổng hợp, linh hoạt các biện pháp trong từng bài học cụ thể 73
2.2. Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức HS THPT miền núi khi
giảng dạy một số khái niệm, định luật Vật lí của chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” 74
2.2.1. Những biện pháp đặc thù để tích cực hoá hoạt động nhận thức của
HS miền núi khi giảng dạy các khái niệm và định luật Vật lí 74
2.2.2. Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức HS THPT miền núi
khi giảng dạy một số khái niệm, định luật Vật lí của chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG II 107
Chƣơng III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 109
3.1. Mục đích của TNSP 109
3.2. Nhiệm vụ của TNSP 109
3.3. Đối tƣợng và cơ sở TNSP 109
3.4. Phƣơng pháp TNSP 110
3.5. Phƣơng pháp đánh giá kết quả 110
3.6. Tiến hành TNSP 112
3.7. Kết quả và xử lí kết quả TNSP 112
KẾT LUẬN CHƢƠNG III 124
KẾT LUẬN CHUNG 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 1 130
PHỤ LỤC 2 134
PHỤ LỤC 3 137
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Thầy hướng dẫn: PGS.TS Tô Văn Bình, người đã trực tiếp hướng
dẫn em làm đề tài và các thầy, cô giáo đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình.
Khoa Sau đại học, Khoa Vật lí, Thư viện trường Đại học Sư
phạm- Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho quá trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Các trường THPT và các giáo viên cộng tác đã tạo điều kiện, giúp
đỡ cho thực nghiệm sư phạm được thành công.
Toàn thể gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã quan tâm, giúp
đỡ.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008
Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của trí tuệ và sáng tạo.
Đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kì CNH, HĐH. Chúng ta có hoàn thành đƣợc
sự nghiệp CNH, HĐH hay không, đất nƣớc ta có thật sự phát triển để vƣơn tới
ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực hay không hoàn
toàn phụ thuộc vào những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc- những thế hệ học
sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng phổ thông hiện nay.
Để đáp ứng những yêu cầu đó, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang
từng bƣớc đổi mới mạnh mẽ nội dung và phƣơng pháp dạy học, trong đó đặc
biệt là việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học. Chỉ có đổi mới cơ bản phƣơng
pháp dạy và học, chúng ta mới có thể tạo ra đƣợc sự đổi mới thật sự trong
giáo dục, mới có thể đào tạo đƣợc lớp ngƣời năng động, sáng tạo, có tiềm
năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nƣớc trên thế giới đang hƣớng tới
nền kinh tế tri thức. Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “ Phƣơng pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS…”. Hay có thể nói cốt
lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động.
Quán triệt tinh thần đổi mới nói trên, việc nghiên cứu các phƣơng pháp
giáo dục tích cực, tìm ra các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, đối tƣợng HS
để nâng cao chất lƣợng dạy học là vấn đề cấp thiết đối mỗi giáo viên nói
chung và những ngƣời nghiên cứu giáo dục nói riêng. Đối với giáo dục miền
núi vấn đề đó càng trở nên cấp thiết hơn. Nguyên tổng bí thƣ BCH T.Ƣ Đảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Đỗ Mƣời nhận định: “ Thực trạng giáo dục miền núi đang đặt ra nhiều vấn đề
cần tiếp tục khẩn trƣơng giải quyết, đặc biệt là việc đào tạo giáo viên và xây
dựng lại trƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy học đối với HS miền núi,
dạy những gì và dạy nhƣ thế nào để con em đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp
thu đƣợc, hào hứng học tập và ứng dụng đƣợc kiến thức vào phát triển kinh
tế- xã hội tại quê hƣơng mình”.
Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, việc dạy và học môn Vật lí
góp một phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Trong
hệ thống các kiến thức các kiến thức Vật lí của chƣơng trình phổ thông thì các
khái niệm và định luật Vật lí là những kiến thức trọng tâm, cơ bản. Việc phối
hợp, lựa chọn các phƣơng pháp giảng dạy nhằm tích cực hoá hoạt động nhận
thức của HS trong việc hình thành các kiến thức Vật lí, đặc biệt là đối với là
đối với các khái niệm và định luật Vật lí là nhiệm vụ rất cần thiết. Từ trƣớc tới
nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu các biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động
nhận thức của HS nhƣ: Đào Quang Thành- Tích cực hoá hoạt động học tập
Vật lí của HS PTTH ở miền núi trên cơ sở tổ chức định hướng rèn kỹ năng
giải bài tập Vật lí (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 1997), Trần Đức
Kiểm- Một số biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS miền
núi khi dạy chương “Định luật Ôm” ở trường PTTHCS (Luận văn thạc sỹ-
ĐHSPHN- 1997), Vũ Trọng Hà- Sử dụng một số phương pháp nhận thức của
vật lí học để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS khi dạy “Thuyết động
học phân tử” ở lớp 10 THPT (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 2001), Đồng
Thị Vân Thoa- Một số biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
THPT miền núi khi giảng dạy BT Vật lí (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm
2001), Vƣơng Thị Kim Yến- Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
trong dạy học Vật lí ở trường THPT với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần
mềm dạy học (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 2002), Nguyễn Thị Nga-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Lựa chọn và phối hợp các phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập
của HS THPT trong giờ giải BT Vật lí (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm
2004)…, nhƣng chƣa có đề tài nào đề cập tới vấn đề tích cực hoá hoạt động
nhận thức của HS khi giảng dạy các khái niệm, định luật Vật lí.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Tích cực hoá hoạt động nhận thức
của học sinh THPT miền núi khi giảng dạy một số khái niệm và định luật Vật
lí của chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” (Vật lí 11- ban cơ bản)”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
THPT miền núi khi giảng dạy các khái niệm và định luật Vật lí.
III. Đối tƣợng nghiên cứu:
Quá trình dạy- học các khái niệm và định luật Vật lí ở trƣờng THPT
miền núi.
IV. Giả thuyết khoa học:
HS sẽ có hứng thú, tích cực hoạt động nhận thức khi học tập các khái
niệm và định luật Vật lí, nếu giáo viên biết lựa chọn, phối hợp các biện pháp
dạy học phù hợp.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lí luận về tính tích cực hoạt động nhận thức và hoạt động
dạy học Vật lí nhắm tích cực hoá hoạt động của ngƣời học.
2. Nghiên cứu lí luận về đặc điểm và phƣơng pháp giảng dạy các khái
niệm và định luật Vật lí.
3. Điều tra thực trạng dạy- học các khái niệm và định luật Vật lí ở một số
trƣờng THPT miền núi thuộc tỉnh Hoà Bình.
4. Đề xuất một số biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của
HS miền núi khi giảng dạy các khái niệm và định luật Vật lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
5. Vận dụng các biện pháp trên vào dạy chƣơng “ Khúc xạ ánh sáng”
theo hƣớng phối hợp các biện pháp đã nêu.
6. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.
VI. Giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phù hợp với nội dung bài học, điều
kiện, cơ sở vật chất, khả năng nhận thức của học sinh THPT miền núi, vận
dụng vào giảng dạy một số khái niệm, định luật Vật lí thuộc chƣơng “Khúc xạ
ánh sáng” (Vật lí 11- ban cơ bản) trên cơ sở quan sát trực tiếp và khái quát
hoá thực nghiệm.
VII. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lí luận.
2. Điều tra, khảo sát tình hình dạy học các khái niệm và định luật Vật lí ở
trƣờng THPT miền núi.
3. Thực nghiệm sƣ phạm (trong đó có sử dụng phƣơng pháp thống kê
toán học để xử lí, phân tích các số liệu, dữ kiện thu đƣợc từ thực nghiệm, từ
đó rút ra kết luận).
VIII. Đóng góp của đề tài:
1. Góp phần củng cố và trang bị cho GV Vật lí ở các trƣờng THPT miền
núi cơ sở lí luận về phƣơng pháp dạy học Vật lí theo hƣớng tích cực.
2. Nghiên cứu đặc điểm chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” và điều tra thực tế
việc giảng dạy các khái niệm và định luật vật lí ở một số trƣờng THPT miền
núi. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động
nhận thức của HS THPT miền núi khi giảng dạy các khái niệm và định luật
Vật lí.
3. Xây dựng tiến trình trình dạy học và soạn thảo một số giáo án theo
hƣớng phối hợp các biện pháp trên. Các giáo án đã soạn có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho GV Vật lí phổ thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƢỚNG TÍCH CỰC
HOÁ. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT
VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THPT MIỀN NÚI.
1.1. Hoạt động nhận thức và tính tích cực hoạt động nhận thức của HS.
1.1.1. Hoạt động nhận thức của HS.
Để tồn tại và phát triển con ngƣời không ngừng cải tạo các mối quan hệ
giữa mình và thế giới bên ngoài, tức là phải hoạt động. Bằng hoạt động và
trong hoạt động, mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thiện mình về mọi mặt.
Trong quá trình hoạt động, con ngƣời phải luôn nhận thức- đó là quá
trình phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực bản thân mình, trên cơ
sở đó tỏ thái độ, tình cảm và hành động.
Tâm lí học hiện đại cho rằng: trong nhận thức thế giới, con ngƣời có thể
đạt tới những mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Mức độ thấp ban đầu là nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác,
trong đó con ngƣời phản ánh vào óc những biểu hiện bên ngoài của sự vật
khách quan, những cái đang tác động trực tiếp vào giác quan. Mức độ cao hơn
gọi là nhận thức lí tính hay còn gọi là tƣ duy, trong đó con ngƣời phản ánh
vào óc những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, những mối quan hệ có
tính qui luật. Dựa trên các dữ liệu cảm tính, con ngƣời thực hiện các thao tác
trí tuệ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá… để rút ra
những tính chất, bản chất chung của đối tƣợng nhận thức và xây dựng thành
những khái niệm. Mỗi khái niệm đƣợc diễn đạt bằng một từ ngữ. Mối quan hệ
giữa các thuộc tính của vật chất cũng đƣợc biểu thị bằng mối quan hệ giữa các
khái niệm dƣới dạng những mệnh đề, những phán đoán. Đến đây, con ngƣời
tƣ duy bằng khái niệm. Sự nhận thức không dừng lại ở sự phản ánh vào trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
óc những thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng khách quan mà còn thực hiện các
phép suy luận để rút ra những kết luận mới, dự đoán những hiện tƣợng mới
trong thực tiễn. Nhờ thế mà tƣ duy luôn có tính sáng tạo, có thể mở rộng sự
hiểu biết của con ngƣời và vận dụng những hiểu biết của mình vào việc cải
tạo thế giới khách quan phục vụ lợi ích của con ngƣời. Đó là những qui luật
chung của mọi quá trình nhận thức chân lí, nhƣ V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn,
đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện
thực khách quan…”
15
.
Đối với HS, hoạt động chủ yếu của các em là học tập. Thông qua hoạt
động này, các em chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí
tuệ cũng nhƣ quan điểm đạo đức, thái độ. Trong hoạt động học tập nói chung
cũng nhƣ trong học tập Vật lí nói riêng, HS cũng tìm ra cái mới – đó là các
khái niệm, định luật Vật lí…. Nhƣng cái mới này không làm phong phú thêm
cho kho tàng kiến thức của nhân loại mà cho chính bản thân mình, cái mới đó
đã đƣợc loài ngƣời tích luỹ, đặc biệt là GV đã biết. Việc khám phá ra cái mới
của HS cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn trên lớp, với
những dụng cụ sơ sài, đơn giản trong điều kiện trang thiết bị của trƣờng phổ
thông. Đặc biệt sự khám phá này diễn ra dƣới sự chỉ đạo và giúp đỡ của GV.
Do vậy hoạt động nhận thức của HS diễn ra một cách tƣơng đối thuận lợi,
không quanh co gập gềnh nhƣ hoạt động của nhà khoa học. Cũng chính vì vậy
thƣờng dễ dẫn đến một sai lầm của GV là chỉ thông báo cho HS cái mới mà
không tổ chức cho HS tự khám phá để tìm ra cái mới đó.
Để tổ chức tốt cho hoạt động nhận thức của HS, GV cần sử dụng các
biện pháp nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong hoạt động
nhận thức, tạo điều kiện cho HS “ tự khám phá lại” những kiến thức đã có sẵn
trong sách vở, tài liệu để họ tập làm công việc khám phá đó trong hoạt động
thực tiễn sau này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Trƣớc hết chúng tôi trình bày vấn đề tính tích cực và tính tích cực nhận
thức của HS.
1.1.2. Tính tích cực và tính tích cực nhận thức của HS.
1.1.2.1. Tính tích cực.
Tính tích cực là trạng thái hoạt động của các chủ thể, nghĩa là của ngƣời
hành động chỉ đề cập trong quá trình nhận thức, thuộc mục đích trƣớc mắt
(I.F. Khalamop…).
1.1.2.2. Tính tích cực nhận thức là gì?
Theo quan điểm triết học, tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ cải tạo
của chủ thể nhận thức đối với đối tƣợng nhận thức, nghĩa là con ngƣời không
chỉ hiểu đƣợc các qui luật của tự nhiên, xã hội mà còn nghiên cứu cải tạo
chúng phục vụ lợi ích của con ngƣời.
Theo tâm lí học, tính tích cực nhận thức của HS tồn tại với tƣ cách là cá
nhân với toàn bộ nhân cách của nó. Cũng nhƣ bất kì một hoạt động nào khác,
hoạt động nhận thức đƣợc tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng nhận
thức, tình cảm và ý chí, trong đó chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu.
Các yếu tố tâm lí kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau
tạo nên tâm lí hoạt động nhận thức. Sự tác động này không cứng nhắc mà trái
lại luôn luôn biến đổi tạo nên rất nhiều dạng khác nhau của các nhiệm vụ
nhận thức cụ thể mà HS phải thực hiện. Sự biến đổi này càng linh hoạt bao
nhiêu thì HS càng dễ thích ứng với nhiệm vụ nhận thức khác nhau và tinh tích
cực nhận thức càng thể hiện ở mức độ cao.
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trƣng bởi
khát vọng học tập, có gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững
kiến thức. Nói cách khác, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể
thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết
những vấn đề học tập- nhận thức
24
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Tính tích cực của HS có mặt tự phát và tự giác:
- Mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể
hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở
trẻ đều có, trong mức độ khác nhau.
- Mặt tự giác của tính tích cực tức là trạng thái tâm lí, tính tích cực có
mục đích và đối tƣợng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tƣợng đó.
Tính tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tƣ duy, trí tò mò khoa
học…
Tính tích cực nhận thức và tích cực học tập có liên quan chặt chẽ với
nhau, nhƣng không phải là đồng nhất.
1.1.2.3. Biểu hiện của tính tích cực nhận thức.
Trong học tập, HS chỉ chiếm lĩnh đƣợc kiến thức và phát triển đƣợc tƣ
duy của mình khi họ tích cực, nỗ lực hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận
thức là yếu tố xuyên suốt quá trình học tập của HS. Thông qua hoạt động
nhận thức, HS chiếm lĩnh đƣợc kiến thức và năng lực tƣ duy cũng đồng thời
đƣợc phát triển.
Để phát hiện đƣợc các em có tích cực trong học tập hay không, có thể
dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
- Các em có chú ý học tập không?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không?
(thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép…).
- Có hoàn thành những nhiệm vụ đƣợc giao không?
- Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?
- Có hiểu bài không? Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ
riêng không?
- Có vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tiễn không?
- Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
- Tốc độ học tập có nhanh không?
- Có hứng thú trong học tập không hay vì một ngoại lực nào đó mà phải học?
- Có quyết tâm, có ý chí vƣợt khó khăn trong học tập không?
- Có sáng tạo trong học tập không?
Trong hoạt động học tập nói chung, trong dạy học Vật lí nói riêng, tính
tích cực hoạt động nhận thức của HS thƣờng thể hiện ở:
- Hoạt động trí tuệ: tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì
tìm cho đƣợc lời giải hay của một bài toán khó.
- Hoạt động chân tay: say sƣa lắp ráp tiến hành thí nghiệm.
Hai hình thức biểu hiện này thƣờng đi kèm nhau, tuy có lúc biểu hiện
riêng lẻ với những dấu hiệu thƣờng thấy nhƣ sau: HS khao khát tự nguyện
tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn và thích
đƣợc phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra; hay thắc mắc và đòi hỏi
giải thích cặn kẽ những vấn đề trình bày chƣa rõ; chủ động vận dụng linh hoạt
những kiến thức, kĩ năng đã có để nhận thức các vấn đề mới; mong muốn
đƣợc đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các nguồn kiến
thức khác nhau có thể vƣợt ra ngoài phạm vi bài học, môn