Quản lý là một trong vô lượng các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình hoạt động đặc biệt, là lao động siêu lao động, lao động về lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình lao động cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức. Vì vậy, quản lý vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối và mang những đặc trưng riêng của nó.
Từ xuất phát điểm đó, kế thừa những nhân tố hợp lý của các tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý, có thể tổng hợp và rút ra : Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi.
Qua đó ta thấy quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức ở mọi cấp độ, mọi loại hình. Vai trò của quản lý đối với từng lĩnh vực hoạt động ngày càng được khẳng định để có thể đạt các mục tiêu kinh tế, giáo dục, y tế hay xã hội, bảo vệ môi trường.
Vai trò của quản lý đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ở tầm vĩ mô: Quản lý nhà nước, quản lý xã hội đây là một trong những đối tượng quản lý phức tạp nhất, nan giải nhất, bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau kể cả những quan hệ phi chính thức, luôn tác động lẫn nhau và biến đổi không ngừng
Và vai trò của quản lý còn được thể hiện ở tầm vi mô đó là: Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi có sự hợp tác với nhau cùng nhau làm việc, nếu biết quản lý thì kết quả sẽ cao hơn, chi phí sẽ thấp hơn. Hoạt động quản lý có tác dụng quan trọng để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tích sự vận dụng các nguyên tắc, các phương pháp quản lý tại Công ty TNHH MTV xổ số và đầu tư tài chính Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận
tích sự vận dụng các nguyên tắc, các phương pháp quản lý tại Công ty TNHH MTV xổ số và đầu tư tài chính Hải Phòng”.
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý là một trong vô lượng các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình hoạt động đặc biệt, là lao động siêu lao động, lao động về lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình lao động cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức. Vì vậy, quản lý vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối và mang những đặc trưng riêng của nó.
Từ xuất phát điểm đó, kế thừa những nhân tố hợp lý của các tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý, có thể tổng hợp và rút ra : Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi.
Qua đó ta thấy quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức ở mọi cấp độ, mọi loại hình. Vai trò của quản lý đối với từng lĩnh vực hoạt động ngày càng được khẳng định để có thể đạt các mục tiêu kinh tế, giáo dục, y tế hay xã hội, bảo vệ môi trường.
Vai trò của quản lý đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ở tầm vĩ mô: Quản lý nhà nước, quản lý xã hội…đây là một trong những đối tượng quản lý phức tạp nhất, nan giải nhất, bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau kể cả những quan hệ phi chính thức, luôn tác động lẫn nhau và biến đổi không ngừng
Và vai trò của quản lý còn được thể hiện ở tầm vi mô đó là: Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi có sự hợp tác với nhau cùng nhau làm việc, nếu biết quản lý thì kết quả sẽ cao hơn, chi phí sẽ thấp hơn. Hoạt động quản lý có tác dụng quan trọng để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình
Khoa học quản lý với tư cách là một khoa học xã hội, cũng như các khoa học khác, muốn nhận thức được đối tượng của nó nhất thiết phải vận dụng những phương pháp nghiên cứu chung và những phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Để làm rõ quy luật và tính quy luật của quản lý, phải vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản. Đó là: Phương pháp biện chứng duy vật; Phương pháp logic, lịch sử; Phương pháp trừu tượng hoá. Các phương pháp này đều được các khoa học khác sử dụng trong nghiên cứu để nhận thức bản chất đối tượng của chúng. Tuy nhiên,trong quá trình vận dụng các phương pháp này, mỗi một khoa học đều có cách tiếp cận riêng .
Ngoài những phương pháp chung như đã trình bày ở trên, khoa học quản lý còn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như: Phương pháp phân tích-tổng hợp, Phương pháp quy nạp-diễn dịch, Phương pháp hệ thống, Phương pháp mô hình hoá và một số phương pháp liên ngành khác.
Vai trò quan trọng của quản lý và khoa học quản lý ngày càng được khẳng định trong thực tiến. Ngày nay chúng ta có thể nhận ra những nhà hoạt động quản lý mang tính chuyên nghiệp không những trong các tổ chức kinh doanh mà cả các tổ chức phi chính phủ. Hoạt động quản lý đã và đang có một vai trò, vị trí nhất định trong xã hội. Vì những lý do đó em đã chon đề tài : “Phân tích sự vận dụng các nguyên tắc, các phương pháp quản lý tại Công ty TNHH MTV xổ số và đầu tư tài chính Hải Phòng”. Bằng những hiểu biết nhất định trong quá trình học tập và nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định em rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy giáo để giúp em hoàn thành tốt khoá học.
Chuyên đề bao gồm 3 chương:
Phần I: Cơ sở lý luận về khoa học quản lý
Phần II: Sự vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý tại
Công ty TNHH MTV xổ số và đầu tư tài chính Hải Phòng
Phần III: Những đề xuất kiến nghị
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ
I.NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1.Khái niệm về quản lý
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, một trong những khái niệm khá đầy đủ đó là: Quản lý là một quá trình tổng thể bố trí sử dụng các nguồn lực, điều hành và phối hợp các hoạt động của nhiều người (nhóm người) nhằm đạt được những mục tiêu đề ra của một tổ chức
2. Khái niệm về quản trị
Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước.
3.Khái niệm về khoa học
Khoa học là hệ thống tri thức (bao gồm vả lý luận và thực tiễn) đã được kiểm chứng và công nhận
4.Khái niệm về khoa học quản lý
Là một khoa học nghiên cứu về các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, trải qua quá trình lịch sử đã xuất hiện nhiều tư tưởng quản lý và tồn tại các trường phái quản lý khác nhau. Quản lý theo kinh nghiệm là đặc trưng của thời kỳ đầu xuất hiện các tư tưởng quản lý. Qua thời gian đúc kết từ thực tiễn dần dần đã hình thành rõ nét các tư tưởng, các trường phái quản lý
Tư tưởng đức trị của Khổng tử với triết lý Đạo nhân ở Trung Hoa là một trong những tư tưởng quản lý cổ đại đã chi phối các họat động quản lý xã hội, trị vì đất nước. Tiếp theo đến thời Chiến quốc, Hàn Phi Tử đã chủ xướng tư tưởng pháp trị, coi trọng pháp chế nghiêm khắc và đề cao thuật dùng người.
Các tư tưởng duy lý, duy lợi với triết lý con người kinh tế đã được đề cao trong quá trình phát triển xã hội ở phương Tây. Các thuyết quản lý sau này kết hợp cả hai tư tưởng triết học đó và đã coi trọng hơn nhân tố văn hoá trong quản lý.
Các tư tưởng quản lý, các thuyết quản lý lần lượt được quy nạp thành các trường phái quản lý với đặc trưng khác nhau, có thể khái quát thành các trường phái sau:
Trường phái quản lý theo quá trình làm việc (Chính thống, cổ điển)
Trường phái quan hệ giữa người và người (thông qua con người)
Trường phái hành vi quần thể (hành vi của tổ chức)
Trường phái kinh nghiệm (so sánh các phương án)
Trường phái hệ thống hiệp tác xã hội (quan hệ văn hoá các tổ chức)
Trường phái hệ thống kỹ thuật xã hội (sản xuất, con người)
Trường phái phương pháp hệ thống (quan hệ hữu cơ trong tổng thể)
Trường phái lý luận về quyết sách (chon phương án khả thi)
Trường phái toán học (dùng các quan hệ toán học để thể hiện quyết sách)
Trường phái lý luận quyền biến (quản lý theo hoàn cảnh quan hệ với đối sách quản lý)
Trường phái vai trò giám đốc ( qua họat động thực tiễn của người điều hành các cấp)
Theo phân loại các trường phái quản lý này có ý nghĩa đối với nghiên cứu về lý luận quản lý. Để có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn phù hợp với các điều kiện của môi trường quản lý cần nắm vững các nội dung cụ thể của từng thuyết quản lý.Có thể xem xét quá trình phát triển các tư tưởng và các học thuyết quản lý theo các thời kỳ khác nhau
1.Các tư tưởng quản lý thời kỳ xã hội công nghiệp
Bối cảnh xã hội từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Vào thời kỳ phục hưng, khoa học và nghệ thuật bắt đầu được phát triển. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh mẽ vượt bậc đã dẫn đến tập trung sản xuất, mở rộng qui mô sản xuất, hình thành các tổ chức xản xuất khác nhau: Nhà máy, công ty, công ty cổ phần… trong bối cảnh đó đã xuất hiện các vấn đề:
Quan hệ giữa điều kiện làm việc, điều kiện sống và kết quả lao động của công nhân
Lợi nhuận, chi phí sản xuất;
Sự khác biệt giữa hai chức năng chủ sở hữu- Nhà quản lý.
Thực tế đòi hỏi các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm đến hoạt động quản lý mở rộng nghiên cứu, tìm tòi, phát triển thành một môn khoa học riêng, đó là Khoa học quản lý. Hình thành nên một số thuyết quản lý đặc trưng như :
Thuyết quản lý theo khoa học của Taylor:
Taylor là người đặt nèn móng cho các thuyết quản lý hiện đại- quản lý theo khoa học. Thuyết này còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor, là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy trình công việc để hợp lý hoá lao động nhằm nâng ccao năng suất lao động. Những ý tưởng cốt lõi của lý thuyết được phát triển trong thập niên 1880- 1890, được xuất bản trong cuốn sách nổi tiếng “ Quản lý nhà máy” và được dịch ra nhiều thứ tiếng ở châu Âu và Nhật bản.
Nội dung chủ yếu của thuyết này là:
Phát triển một phương thức chuẩn cho việc thực thi mỗi công việc.
Chọn người lao động có khả năng thích hợp cho từng công việc cụ thể
Đào tạo đội ngũ công nhân theo phương thức chuẩn đã được phát triển trước đó.
Hỗ trợ công nhân bằng cách giúp họ quy hoạch công việc và loại bỏ những gián đoạn không cần thiết
Trả lương ưu đãi cho công nhân để tăng sản lượng
Đề ra 4 nguyên tắc cơ bản:
Đổi mới các thao tác lao động
Tuyển chọn công nhân, đạo tạo nâng cao tay nghề cho họ
Gắn công nhân với công nghệ sản xuất, với tổ chức lao động khoa học
Phân công hợp lý giữa người quản lý và công nhân
Giá trị của thuyết Taylor:
Đã chú trọng vào mối quan hệ giữa yếu tố kỹ thuật và yếu tố con người trong việc tổ chức sản xuất
Chỉ rõ mối quan hệ cơ bản giữa con người và máy móc thiết bị, giữa năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp, gắn bó công nhân với doanh nghịêp
Có phương pháp tiếp cận khoa học để thúc đẩy tiến bộ và quản lý doanh nghiệp: Tiêu chuẩn hoá công việc; hợp lý hoá lao động; chuyên môn hoá lao động
Hạn chế:
Phạm vi mới chỉ ở cấp tác nghịêp, quản lý xí nghịêp
Hiểu biết phiến diện về yếu tố người lao động “con người kinh tế”, chưa chú trọng đến yếu tố tâm sinh lý dẫn đến cường độ lao động cao tác động lớn đến sức khoẻ và nhân cách của người lao động
Chưa tính đến sự khác biệt cá nhân, cách thức làm việc hiệu quả nhất cho người này có thể kém hiệu quả cho người kia và mối quan tâm đến lợi ích kinh tế của người lao động và nhà quản lý là khác nhau.
Thuyết quản lý hành chính của Fayol
Tư tưởng của thuyết quản lý hành chính Fayol là nhìn nhận vấn đề quản lý một cách tổng thể, coi trọng các chức năng của nhà quản lý. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ phụ thuộc vào những phẩm chất của các nhà quản lý mà chủ yếu phụ thuộc vào các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp hoặc bất kỳ một tổ chức nào.
Theo Fayol “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.
Nội dung chủ yếu của thuyết quản lý hành chính là:
Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến)
Thương mại (mua bán, trao đổi)
Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn)
An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên)
Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán, thống kê)
Quản lý điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra)
Giá trị của thuyết Fayol là:
Làm rõ được các chức năng của quản lý, phạm vi áp dụng cho các cấp tổ chức
Tạo lập được kỷ cương trong tổ chức
Chú trọng đến tiêu chuẩn của người quản lý, nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo.
Hạn chế:
Chưa xem xét toàn diện các mối quan hệ và các yếu tố liên quan như: Thị trường, doanh nghiệp, khách hàng, Nhà nước…
Cùng với thuyết Taylor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt vấn đề quan trọng của quản lý (như chức năng, nguyên tắc, phương pháp), vừa chú trọng việc hợp lý hoá lao động vừa quan tâm đến hiệu lực quản lý, điều hành. Nhiều luận điểm cơ bản của các thuyết thuộc trường phái cổ điển vẫn mang giá trị lâu dài, được các thuyết tiếp sau bổ sung và nâng cao về tính xã hội và yếu tố con người cũng như về các mối quan hệ với bên ngoài tổ chức.
Thuyết X và Y trong quản lý”:
Thuyết X được Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương tây lúc bấy giờ. Học thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng tiêu cực về con người như sau:
Là lý thuyết máy móc và thiên hướng tiêu cực về con người và hành vi con người. Cho rằng con người bản chất không thích làm việc và luôn trốn tránh khi có thể. Nhà quản lý theo thuyết X không tin tưởng bất kỳ ai, họ chỉ tin vào các hệ thống giám sát chặt chẽ và có tính máy móc, tin vào sức mạnh của kỷ luật.
Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít.
Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo
Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức.
Bản tính con người là chống lại sự đổi mới
Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa
Từ những giả thiết về bản tính con người nói trên, học thuyết X cũng cung cấp phương pháp lý luận truyền thống là “ Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt; “quản lý ôn hoà” dựa vào sự khen thưởng; “Quan lý nghiêm khắc và công bằng” dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng. Nội dung của thuyết X được khái quát như sau:
Nhà quản trị phải chiu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như : tiền, vật tư, thiết bị, con người
Đối với nhân viên cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức.
Khi nhận xét về thuyết X ta thấy rằng đây là học thuyết có cái nhìn mang thiên hướng tiêu cực về con người và là một lý thuyết , máy móc. Các nhà quản trị theo thuyết này thường không tin tưởng vào bất kỳ ai. Họ chỉ tin vào hệ thống những quy định của tổ chức và sức mạnh của kỷ luật. Khi có một vấn đề nào đó xảy ra họ thường cố quy trách nhiệm cho một cá nhân cụ thể để kỷ luật hoặc khen thưởng.
Tuy có những hạn chế như trên nhưng chúng ta không thể kết luận rằng học thuyết X là học thuyết sai hoàn toàn vì những thiếu sót của học thuyết X xuất phát từ thực tế lúc bấy giờ- đó là sự hiểu biết về quản trị còn đang trong quá trình hoàn chỉnh. Như vậy, việc nhìn ra những thiếu sót của học thuyết X lại là tiền để để ra đời những lý thuết quản trị tiến bộ hơn. Từ khi xuất hiện cho đến nay học thuyết X vẫn còn có ý nghĩa và được ứng dụng nhiều nhất trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Thuyết X giúp các nhà quản trị nhìn nhận lại bản thân để chỉnh sửa hành vi cho phù hợp và nó cũng trở thành học thuyết quản trị nhận lực kinh điển không thể bỏ qua để giảng dạy trong các khối kinh tế.
Thuyết Y: Có thể coi học thuyết Y là học thuyết sửa sai hay tiến bộ hơn học thuyết X về lý thuyết quản trị nhân lực. Xuất phát từ việc nhìn nhận được những chỗ sai lầm trong học thuyết X, học thuyết Y đã đưa ra những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người, đó là:
Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao động trí óc, lao động chân tay cung như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng của con người.
Điều khiển, đe doạ không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức
Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi dạy được tiềm năng đó
Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thoả mãn cá nhân
Từ cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết Y đã đưa ra phương thức quản trị nhân lực có nội dung như sau:
Thực hiện nguyên tắc thông nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân.
Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng mang lại “thu hoạch nội tại”
Áp dụng những phương thức hập dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên trong tổ chức
Khuyến khích tập thể nhân viên tự điểu khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ
Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau
Là lý thuyết linh động và thiên hướng tích cực về con người và hành vi con người. Thuyết này cho rằng con người luôn có khát vọng, tự khả năng, tự khích lệ bản thân có khả năng nhận những bổn phận lớn hơn, có khả năng tự chủ, tự trị. Thuyết này cũng tin tưởng rằng con người thích thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác.
Các nhà quản lý theo thuyết này cho rằng nếu tạo cơ hội, người lao động sẽ hết sức sáng tạo và tiến bộ trong công việc. Nếu cho người lao động quyền tự do thể hiện khả năng tốt nhất của mình mà không bị ràng buộc bởi các hướng dẫn , luật lệ quá chặt chẽ, họ sẽ có khả năng gia tăng năng suất lao động đáng kể.
Nhà quản lý theo thuyết Y cũng tin rằng việc tạo ra nhưng điều kiện làm việc tốt, gây cho người lao động hứng thú với công việc họ yêu thích họ sẽ có những cống hiến tuyệt vời. Do vạy các nhà quản lý cố làm hết sức để giải phòng người lao động khỏi các hàng rào ngăn cản sự thể hiện khả năng của bản thân họ.
2.Các tư tưởng quản lý của xã hội đương đại
Các thuyết văn hoá quản lý:
Thuyết Z: Được William G.Ouchi đưa ra vào những năm 1970, học thuyết này được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận. Nếu như học thuyết X có cách nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lai chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thoả mãn và gia tăng tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng suất chất lượng trong công việc
Nội dung cơ bản của thuyết văn hoá kiểu Z như ssau:
Người lao động gắn bó lâu dài với công ty
Người lao động có quyền phê bình và tỏ lòng trung thực với người lãnh đạo được tham gia vào quá trình chuẩn bị ra quyết định quản lý
Người lao động có tinh thần tập thể cao dù cá nhân vẫn được tôn trọng; phát triển tình bạn và hợp tác; có trách nhiệm tập thể và sự giám sát, đánh giá của tập thể.
Có quyền lợi toàn cục (ngoài lương và thưởng còn có nhiều dạng phúc lợi khác), lương hưu do công ty trực tiếp trả, đề bạt chậm.
Tư tưởng cốt lõi của thuyết Z có cơ sở hạt nhân là triết ly kinh doanh, định hướng cho nguyên tắc quản lý mới, thể hiện sự quan tâm đến con người và yêu cầu mọi người cùng làm việc tận tâm với tinh thần cộng đồng; và đó là chìa khoá tạo lên năng suất lao động ngày càng cao và ổn định của doanh nghiệp
Hạn chế của thuyết Z: Thuyết quản lý này chỉ áp dụng đối với các tổ chức kinh doanh, với môi trường bên trong doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng đây là cách “xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, thoả hiệp để tránh xung đột”; là giải pháp “lạt mềm buộc chặt” thay về chế độ làm chủ tập thể…Tuy nhiên, điều đó vẫn phụ thuộc bản chất chế độ chính trị và hoàn toàn có thể vận dụng một yếu tố phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của con người trong việc nâng cao năng suất, tính hiệu quả của doanh nghiệp
Tuy nhiên cũng như hai học thuyết X,Y học thuyết Z cũng có nhược điểm đó là tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên
Qua sự phân tích các học thuyết phương tây X, Y, Z ta thêm hiểu hơn về tri thức quản trị nhân sự. Mỗi học thuyết đều có chỗ hay, chỗ còn thiếu sót, tuy nhiên do quản trị còn là một nghệ thuật, không cứng nhắc nên việc kết hợp các học thuyết trên là hoàn toàn có thể và hiệu quả đến đâu là tuỳ thuộc vào mỗi nhà quản trị. Việc tìm hiểu các phong cách quản trị cũng cho nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị phù hợp với khu vực quản trị, điều này là quan trọng với các nhà quản trị toàn cầu.
Thuyết quản lý Kaizen của Masaaki Imai
Masaaki Imai là người khởi xướng thuyết Kaizen- Triệt kinh tế Nhật nổi tiếng đã được ứng dụng đặc biệt thành công trong cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực. đó là một triết lý nền tảng để khuyến khích thúc đẩy các nhân viên trong một công ty liên tục đạt được hiệu quả và năng suất lao động cao hơn và quan trọng hơn, để đạt được mục tiêu cao hơn về sự hài lòng, doanh thu và lợi nhuận.
Đặc điểm của thuyết Kaizen là:
Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc
Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí
Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo
Đặc biệt nhấn mạnh hoạt động nhóm
Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.
Nội dung trọng tam của thuyết Kaizen là:
Chú trọng vào chọn công nghệ phù hợp;
Áp dụng cải tiến nhỏ, từng bước quy trình sản xuất;
Vai trò của người quản lý đối với nhân viên;
Kỷ luật; Quản lý thời gian;
Phát triển tay nghề;
Nhân viên tham gia các hoạt động doanh nghiệp
Tinh thần lao động và sự đồng cảm.
Triết lý của Kaizen không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng yêu cầu sự cam kết và nỗ lực ở mọi cấp của doanh nghịêp. Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động Kaizen và 5 nguyên tắc (5