Luận văn Tiến trình văn hóa của các dân tộc khmer, chăm, hoa ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến nay

Văn hóa là thước đo trình độ phát triển và thể hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó tức là văn hóa”. Vì vậy, nghiên cứu văn hóa của các dân tộc để tìm ra được những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc để tôn vinh, phát huy văn hóa của các dân tộc lên tầm cao mới, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau

pdf162 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4411 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiến trình văn hóa của các dân tộc khmer, chăm, hoa ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Diễm Thúy TIẾN TRÌNH VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC KHMER, CHĂM, HOA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1802 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Diễm Thúy TIẾN TRÌNH VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC KHMER, CHĂM, HOA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1802 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam. Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÚ VĂN HẲN Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng. Công trình nghiên cứu này chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Diễm Thúy LỜI CẢM ƠN. Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô đã giảng dạy và hướng dẫn khoa học trong thời gian tôi được đào tạo Cao học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường, Thư viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và làm luận văn. Tôi xin cảm ơn Trường Phổ thông Dân Tộc Nội Trú Quận ÔMôn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học Cao học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phú Văn Hẳn đã tận tình hướng dẫn, khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi không quên cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014. Tác giả Lê Thị Diễm Thúy MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. .............................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................. 4 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ....................................................................... 6 6. Bố cục đề tài. ........................................................................................... 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 11 1.1. Một số khái niệm về văn hoá và lịch sử ........................................... 11 1.1.1. Về văn hóa. ..................................................................................... 11 1.1.2. Về lịch sử. ....................................................................................... 16 1.1.3. Quan hệ giữa lịch sử và văn hóa. .................................................... 17 1.2. Quá trình phát triển cộng đồng các dân tộc ở Tây Nam Bộ. .......... 19 1.2.1. Cộng đồng người Việt (Kinh). ........................................................ 19 1.2.2. Cộng đồng người Khmer. ............................................................... 22 1.2.3. Cộng đồng người Chăm. ................................................................. 25 1.2.4. Cộng đồng người Hoa. .................................................................... 30 Chương 2. VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC KHMER, CHĂM, HOA Ở TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1802 ĐẾN 1975. .......................................................... 35 2.1. Văn hóa dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ (1802 – 1975). ................... 35 2.1.1. Về chùa của người Khmer. ............................................................. 35 2.1.2. Về ăn mặc ở của người Khmer. ...................................................... 39 2.1.3. Về đời sống tinh thần của người Khmer. ........................................ 46 2.2. Văn hóa dân tộc Chăm ở Tây Nam Bộ (1802-1975). ....................... 51 2.2.1. Về thánh đường Islam của người Chăm. ........................................ 51 2.2.2. Về ăn mặc ở của người Chăm. ........................................................ 52 2.2.3. Về đời sống tinh thần của người Chăm. ......................................... 61 2.3. Văn hóa dân tộc Hoa ở Tây Nam Bộ (1802-1975) ............................ 64 2.3.1. Về chùa của người Hoa. .................................................................. 64 2.3.2. Về ăn mặc ở của người Hoa. ........................................................... 67 2.3.3. Về đời sống tinh thần của người Hoa. ............................................ 73 Tiểu kết. .......................................................................................................... 79 CHƯƠNG 3. VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC KHMER, CHĂM, HOA Ở TÂY NAM BỘ TỪ 1975 ĐẾN NAY. ........................................................... 84 3.1. Văn hóa dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ (từ 1975 đến nay)............. 84 3.1.1. Về chùa và phum, sóc của người Khmer từ sau năm 1975. ........... 84 3.1.2. Về ăn mặc ở của người Khmer từ sau năm 1975. .......................... 89 3.1.3. Về đời sống tinh thần của người Khmer từ sau năm 1975. ............ 93 3.2. Văn hóa dân tộc Chăm ở Tây Nam Bộ (1975 đến nay). .................. 98 3.2.1. Về thánh đường Islam của người Chăm từ sau năm 1975. ............ 98 3.2.2. Về ăn mặc ở của người Chăm từ sau năm 1975. ............................ 99 3.2.3. Về đời sống của người Chăm sau năm 1975. ............................... 103 3.3. Văn hóa dân tộc Hoa ở Tây Nam Bộ (1975 đến nay). ................... 109 3.3.1. Về chùa của người Hoa sau năm 1975. ........................................ 109 3.3.2. Về ăn mặc ở của người Hoa sau năm 1975. ................................. 113 3.3.3. Về đời sống tinh thần của người Hoa sau năm 1975. ................... 116 Tiểu kết. ........................................................................................................ 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 133 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 146 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. Văn hóa là thước đo trình độ phát triển và thể hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó tức là văn hóa”. Vì vậy, nghiên cứu văn hóa của các dân tộc để tìm ra được những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc để tôn vinh, phát huy văn hóa của các dân tộc lên tầm cao mới, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau. Ngày nay, trong phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa, các quốc gia dân tộc có xu hướng xích lại gần nhau để học tập, trao đổi, giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức trong phát triển kinh tế cũng như trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi vì, đứng trước sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa của bạn bè trên thế giới ta vừa có cơ hội học tập, giao lưu làm cho bức tranh văn hóa của dân tộc ta thêm sinh động, nhiều màu sắc đồng thời cũng đặt dân tộc ta trước nguy cơ đánh mất dần bản sắc văn hóa truyền thống. Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc góp phần thiết thực vào việc giáo dục cho học sinh ý thức trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tây Nam Bộ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, là cửa ngõ của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, của lục địa và hải đảo, vùng này sớm là nơi gặp gỡ của những nền văn hóa, là nơi thiên di và sinh tụ của nhiều tộc người trong lịch sử. Trong quá trình hình thành và phát triển, các tộc người Việt, Hoa, Chăm, Khmer đã đến đây cùng cư trú, khai thác, xây dựng cộng đồng và hình thành văn hóa các dân tộc. 2 Trong lịch sử phát triển hơn 300 năm, bên cạnh người Việt các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đã làm đa dạng văn hóa vùng Tây Nam Bộ và tạo cho nơi đây một bản sắc riêng độc đáo: Văn hóa Tây Nam Bộ. Nghiên cứu “Tiến trình văn hóa của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng Tây Nam Bộ từ 1802 đến nay” là cần thiết nhằm làm rõ quá trình hình thành và phát triển văn hóa các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa theo các giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1975 và từ ngày thống nhất đất nước đến nay (1975 đến nay), cũng như các khía cạnh giao lưu văn hóa của các dân tộc này ở Tây Nam Bộ, đồng thời góp phần làm rõ tiến trình văn hóa Việt Nam ở vùng cực Nam của tổ quốc. Tìm hiểu tiến trình văn hóa của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa giúp người viết hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của dân tộc mà còn có cơ hội tìm hiểu về vùng đất quê hương mình, từ đó giúp cho việc giảng dạy lịch sử thêm sinh động nhất là mảng lịch sử địa phương. Từ đó, góp phần giáo dục cho học sinh thêm yêu thích lịch sử và hứng thú học tập. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. Như tên đề tài đã phản ánh, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giá trị văn hóa của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng Tây Nam Bộ, cụ thể là quá trình lịch sử, văn hóa xã hội của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa sinh sống ở vùng Tây Nam Bộ. Văn hóa là một phạm trù có nội dung rộng lớn. Trong điều kiện và khả năng hạn chế, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu văn hóa gồm hai mảng chính là văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất trong lịch sử phát triển tộc người. Văn hóa tinh thần với các dạng thức cơ bản là yếu tố tâm linh, tín ngưỡng và phong tục tập quán,Văn hóa vật chất với các công trình văn hóa 3 vật chất cụ thể như chùa chiền, miếu mạo, thánh đường, nhà ở, trang phục, ăn uống, Trên cơ sở những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rút ra được những nét biến đổi trong một số lĩnh vực của văn hóa của các dân tộc trong thời đại mới. Phạm vi nghiên cứu. - Về mặt thời gian nghiên cứu được xác định là những giá trị trong văn hóa từ năm 1802 đến nay. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, hiệu Gia Long, vương triều Nguyễn chính thức được xác lập, cai quản lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đến mũi Cà Mau. Dưới triều Nguyễn, đặc biệt là triều vua Minh Mạng đã cho thực hiện cuộc cải cách hành chính quy mô và toàn diện. Theo đó, các đơn vị hành chính như tỉnh, thành được xác lập ở triều Nguyễn gần như tương ứng với các tỉnh, thành ngày nay. Và cho đến nay, cộng đồng các dân tộc Khmer, Hoa, Chăm đã hòa nhập và phát triển hòa hợp trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của vùng. - Về chủ thể nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu, trình bày những giá trị văn hóa của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình phát triển bên cạnh người Việt cùng sinh sống trong vùng. - Về không gian nghiên cứu của đề tài được xác định là vùng đất Tây Nam Bộ hay còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long. Về không gian ngoài vùng Tây Nam Bộ (vùng Đông Nam Bộ, miền Trung); chủ thể ngoài các tộc người Khmer, Chăm, Hoa (tộc người Việt); thời gian ngoài giai đoạn từ năm 1802 đến nay (giai đoạn Óc Eo, Phù Nam, Chân Lạp, các chúa Nguyễn) trong đề tài có thể được nhắc đến để so sánh đối chiếu làm rõ nội dung luận văn. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài, người viết vận dụng phương pháp chính của chuyên ngành lịch sử là: 4 - Phương pháp lịch sử: Được vận dụng làm rõ những sự kiện lịch sử cụ thể phản ánh những giá trị văn hóa của các tộc người Khmer, Chăm, Hoa từ thế kỉ XIX cho đến nay sao cho đúng những gì nó đã diễn ra và tồn tại theo một thời gian xác định. - Phương pháp logic: Giúp xem xét những sự kiện lịch sử, rút ra những kết luận khoa học có tính tổng quát, những nhận xét, đánh giá khách quan, hướng tới tìm ra bản chất và cái tất yếu của lịch sử. Cụ thể là dựa vào sự phân kỳ lịch sử nêu lên được những đặc điểm, những biến đổi văn hóa của các tộc người Khmer, Chăm, Hoa trong lịch sử. Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp và các thao tác khác để thực hiện đề tài như: - Phương pháp phân tích, so sánh: Trên cơ sở quá trình phát triển của văn hóa các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng Tây Nam Bộ, tìm ra những đặc điểm riêng của văn hóa vùng đất này trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tìm hiểu cái riêng và cái chung văn hóa của các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Dựa vào kết quả so sánh, thấy được mối quan hệ giữa các dân tộc, sự giao thoa giữa các nền văn hóa. - Phương pháp liên ngành: Người viết sử dụng kết quả nghiên cứu của một số bộ môn khoa học gần gũi như dân tộc học, văn hóa học, khảo cổ hoc,trong đó phương pháp nghiên cứu văn hóa sẽ được chú trọng để làm rõ những giá trị văn hóa các tộc người Khmer, Chăm, Hoa trong phát triển ở Tây Nam Bộ 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ quá trình phát triển văn hóa của các dân tộc Khmer, Hoa, Chăm trong dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, làm cơ sở tư liệu cho nghiên cứu tiến trình văn hóa của các dân tộc 5 ở vùng Nam Bộ, tạo cơ sở để hiểu về dân tộc đầy đủ hơn, phong phú hơn. Từ đó, khắc phục cách nhìn có phần phiến diện đối với truyền thống, bổ sung thêm cách nhìn khoa học, khách quan về dân tộc, về văn hóa dân tộc tuy đa dạng nhưng thống nhất trong văn hóa vùng Tây Nam Bộ. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp học sinh ở các trường phổ thông các tỉnh vùng Tây Nam Bộ tìm hiểu văn hóa vùng Tây Nam Bộ trong nền văn hóa Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu “Tiến trình văn hóa các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng Tây Nam Bộ từ 1802 đến nay” tức là nghiên cứu mảng lịch sử văn hóa của các tộc người Khmer, Chăm, Hoa. Kết quả này góp phần hiểu thêm lịch sử kinh tế, xã hội của vùng đất Tây Nam Bộ, hiểu thêm đặc điểm, tâm lý, tính cách của các tộc người ở đây. Đặc biệt, qua sự tiếp xúc, tiếp thu của những yếu tố văn hóa khác nhau đã hình thành nên khối đoàn kết các tộc người cùng lao động xây dựng đất nước Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó, các dân tộc xét về địa vựa cư trú có tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, tinh thần cách mạng và tiềm lực của các dân tộc rất lớn. Ngay từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta đã rất chú trọng đến công tác dân tộc nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tăng cường học hỏi, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu lịch sử văn hóa các tộc người Khmer, Chăm, Hoa ở vùng Tây Nam Bộ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn bởi đây là những tộc người đã cùng các dân tộc Việt Nam đóng góp cho lịch sử dân tộc. Do vây, việc tìm hiểu lịch sử văn hóa của các dân tộc góp phần để Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương có những định hướng về đường lối, chính sách đúng đắn, phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, tâm lý nhằm bảo tồn và phát triển những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc. 6 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Cho đến nay, vùng Tây Nam Bộ đã được nghiên cứu khá nhiều trên mọi bình diện. Để nghiên cứu đề tài, người viết đã kế thừa và sử dụng các cơ sở lý luận, thành quả nghiên cứu trước có liên quan, bao gồm hai mảng lớn: lịch sử và văn hóa vùng đất Tây Nam Bộ. Nghiên cứu Nam Bộ không thể bỏ qua cuốn “Chân Lạp phong thổ ký” (của Châu Đạt Quan, 2006, Hà Văn Tấn dịch, Nhà xuất bản Thế giới). Công trình này nói đến cuộc hành trình của đoàn sứ thần Trung Hoa đến kinh đô Ăngko nước Cao Miên (tức Campuchia hiện nay) dưới triều vua Shindravarman (1295-1307), trong đó ghi lại về đất nước và con người bản xứ, nơi mà đoàn sứ thần đã đi qua. Tài liệu quan trọng nhất về Nam bộ là tác phẩm “Gia Định thành thông chí” (Trịnh Hoài Đức 1998, Bản dịch của Viện Sử học, Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục). Tác phẩm đã ghi chép khá công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của cư dân Gia Định xưa, bao gồm cả vùng đất Đông và Tây Nam bộ. Một số bút ký, chuyên khảo về Tây Nam Bộ, tiêu biểu là của học giả Sơn Nam với đề tài khẩn hoang đã trở thành sở trường và thế mạnh của ông như: “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” (Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009), “Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1981), “Đất Gia Định xưa” (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984) cung cấp những tư liệu quý về sinh hoạt, phong tục, tín ngưỡng, nhà ở, trang phục, ăn uống của cư dân đồng bằng sông Cửu Long; sự giao tiếp văn hóa các cư dân trong đó có ăn uống; ngoài ra có văn học dân gian như ca dao, giai thoại-sự sáng tạo của cư dân trong buổi đầu khai phá. Tác phẩm “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ của Huỳnh Lứa (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987) trình bày tiến trình nhân 7 dân ta khai khẩn và mở mang vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XX. Đồng thời với các công trình nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng là các công trình chuyên khảo về đặc trưng văn hóa của các tộc người ở vùng Tây Nam Bộ Tác phẩm “ Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam” (Bộ Văn hóa-giáo dục và Thanh niên, 1974) của Nguyễn Văn Luận, tác phẩm nghiên cứu một cách hệ thống về tộc người Chăm ở miền Tây Nam Bộ từ lịch sử tộc người, quá trình di cư của tộc người Chăm tới vùng đất miền Tây Nam Bộ đến đời sống văn hóa, tôn giáo, các tập tục gia đình, hôn nhân đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết giá trị về tộc người Chăm cũng như văn hóa của tộc người này trong tiến trình phát triển văn hóa ở miền Tây Nam bộ. Lê Anh Trà với “Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long” (Viện văn hóa xuất bản 1984) đã tập hợp các bài nghiên cứu về: phương ngôn Nam bộ, về dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, về văn hóa vật chất của cư dân đi khẩn hoang, sự hình thành nếp sống và tập quán của người nông dân Nam bộ, tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa vùng đồng bằng sông Cửu Long, trang phục và văn nghệ truyền thống của đồng bào Chăm, văn hóa dân gian của người Việt, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Tác phẩm cho thấy văn hóa đồng bằng sông Cửu Long có nét đặc trưng riêng, trong đó nổi lên vai trò chủ đạo của người Việt trong giao lưu và phát triển văn hóa ở đây. Viện văn hóa công bố tác phẩm “Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1993) đã khái quát lịch sử hình thành tộc người và văn hóa tộc người Khmer đồng thời nghiên cứu một cách hệ thống các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của tộc người khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. 8 Mạc Đường, “Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long” (Nxb khoa học xã hội, 1991), tập hợp những bài nghiên cứu về: dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, một số đặc điểm về văn hóa vật chất của người Khmer và người Chăm, lịch sử di cư của người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của hai dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Phan Thị Yến Tuyết (Luận án Phó Tiến sĩ năm 1992) với “ Văn hóa vật chất của các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long”, đề cập đến quá trình định cư của các tộc người ở đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu một cách hệ thống các thành tố văn hóa vật chất như nhà ở, ăn uống, trang phục của bốn tộc người Việt, Hoa, Chăm, Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long thế kỉ XVII-XVIII. Huỳnh Ngọc Trản
Luận văn liên quan