Luận văn Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn la fontaine

Trải hơn ba trăm năm, những gì mà nhà thơ Pháp thế kỉ XVII – Jean de La Fontaine mang đến cho chúng ta vẫn còn nguyên giá trị. Vốn sinh ra không phải để làm thi sĩ, nhưng Nàng Thơ đã cám dỗ và biến ông thành một thiên tài vĩ đại. La Fontaine đã thử bút ở rất nhiều thể loại: truyện kể, kịch, thơ, tiểu thuyết Ở mỗi thể loại, ông đều dừng lại “nhấm nháp” chút ít rồi lại “bay đi”. Trong khu vườn đầy hoa ấy, La Fontaine tham lam không muốn dừng lại cố định ở một nụ hoa nào. Thế nhưng đến với ngụ ngôn, tên tuổi ông đã được định vị. Với 238 bài thơ viết trong hai mươi sáu năm (1668 – 1694) được chia thành mười hai quyển in trong ba tập, La Fontaine đã tìm được một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học Pháp thế kỉ XVII nói riêng và văn học nhân loại nói chung. Ông là một trường hợp khá đặc biệt vì hầu như trong sáng tác của mình, không có đề tài nào là do ông tự sáng tạo. Thơ ngụ ngôn của ông là sự kế tục những đề tài có sẵn của Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, hay truyện cổ Pháp Và bằng tài năng của mình, ông đã mang lại cho ngụ ngôn những nét đặc sắc mới. Ông đã làm mờ những người đi trước mình. Bây giờ chỉ còn “ngụ ngôn” – “đó là La Fontaine”. (La Bruyère)

pdf88 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn la fontaine, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MỸ NHÂN TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA FONTAINE Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 602230 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. LƯƠNG DUY TRUNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường ĐHSPTPHCM, Phòng KHCN – SĐH, tập thể Thầy, Cô khoa Ngữ Văn, cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn tất luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. Lương Duy Trung – người Thầy đã tận tụy, không quản nhọc nhằn hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự khích lệ, động viên của gia đình tôi và bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Tháng 6 / 2006 Nguyễn Thị Mỹ Nhân MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trải hơn ba trăm năm, những gì mà nhà thơ Pháp thế kỉ XVII – Jean de La Fontaine mang đến cho chúng ta vẫn còn nguyên giá trị. Vốn sinh ra không phải để làm thi sĩ, nhưng Nàng Thơ đã cám dỗ và biến ông thành một thiên tài vĩ đại. La Fontaine đã thử bút ở rất nhiều thể loại: truyện kể, kịch, thơ, tiểu thuyết Ở mỗi thể loại, ông đều dừng lại “nhấm nháp” chút ít rồi lại “bay đi”. Trong khu vườn đầy hoa ấy, La Fontaine tham lam không muốn dừng lại cố định ở một nụ hoa nào. Thế nhưng đến với ngụ ngôn, tên tuổi ông đã được định vị. Với 238 bài thơ viết trong hai mươi sáu năm (1668 – 1694) được chia thành mười hai quyển in trong ba tập, La Fontaine đã tìm được một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học Pháp thế kỉ XVII nói riêng và văn học nhân loại nói chung. Ông là một trường hợp khá đặc biệt vì hầu như trong sáng tác của mình, không có đề tài nào là do ông tự sáng tạo. Thơ ngụ ngôn của ông là sự kế tục những đề tài có sẵn của Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, hay truyện cổ Pháp Và bằng tài năng của mình, ông đã mang lại cho ngụ ngôn những nét đặc sắc mới. Ông đã làm mờ những người đi trước mình. Bây giờ chỉ còn “ngụ ngôn” – “đó là La Fontaine”. (La Bruyère) Cho đến ngày nay, khi lần giở những bài ngụ ngôn của ông, trẻ con vẫn thích thú vì sự mới lạ, ngộ nghĩnh; người lớn thì tìm thấy đâu đó bóng dáng của chính mình và các hiện tượng xã hội quanh mình. Ngụ ngôn La Fontaine, đó thực sự là tấm gương trung thực để chúng ta loại bỏ những thói xấu, phát huy những tính tốt trên con đường vươn tới cái toàn thiện toàn mĩ. Thêm nữa, bên cạnh những bài học luân lý nhẹ nhàng mà sâu sắc, ta còn hiểu được rất nhiều về xã hội Pháp thời “Đại thế kỉ”. Bởi vì ngụ ngôn của ông là “cả một phòng triển lãm thênh thang gồm những bức tranh của xã hội Pháp thế kỉ XVII” [21, 159]. Đủ mọi loại người từ tầng lớp thấp nhất (nhân dân) đến vị chúa tể quyền lực nhất (nhà vua) với tất cả thói tật của mình đều lần lượt bước lên sàn diễn. Sự đồ sộ và phong phú ấy là một trong nhiều nguyên nhân giải thích cho sức thanh xuân của ngụ ngôn La Fontaine. Thế nhưng, chúng ta có thể đọc ở bất cứ đâu những bài học đạo đức, những lối xử thế ở đời. Tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích đều có thể đảm trách công việc này. Nếu chỉ có thế (bài học kinh nghiệm) ngụ ngôn La Fontaine chưa chắc đã đứng vững. Vậy, thực chất sự trường tồn mà ta không thể phủ nhận của những bài thơ này là do đâu? Theo chúng tôi, đó là tiếng cười. Đương nhiên, tiếng cười gắn liền với thể loại ngụ ngôn xưa nay không có gì lạ. Nhưng tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine còn là cái chìa khóa, cái bản chất nhất chi phối các mặt còn lại. Dù xét ở phương diện nào, bộ phận nào của ngụ ngôn, tiếng cười đều có tác động rất lớn. Vì vậy, chọn đề tài “TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA FONTAINE”, chúng tôi muốn đi tìm cội nguồn, đối tượng và các sắc thái của tiếng cười La Fontaine là gì, để từ đó có một cách đánh giá chính xác hơn về những bài ngụ ngôn tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá phức tạp của ông. Đồng thời chúng tôi cũng muốn trả lời câu hỏi ra đời cách nay hơn ba thế kỉ, liệu những bài học mà La Fontaine đưa ra có còn phù hợp? Và nên hiểu những bài học luân lý ấy thế nào cho đúng. Ở nước ta, ngụ ngôn La Fontaine đã không còn xa lạ. Ngay những năm đầu thế kỉ XX, ta đã được làm quen với chúng qua các bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh, Đỗ Thận, Hoàng Cảnh Tuấn Sau này, nhiều dịch giả cũng đã hứng thú và dịch ra tiếng Việt khá thành công như Nguyễn Đình, Huỳnh Lý, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Nguyễn Trinh Vực Một số bài như: Ve và kiến, Thỏ và rùa, Lão nông và các con, Quạ và cáo, Ếch muốn to bằng bò đã trở nên khá quen thuộc. Không chỉ ở Pháp, ngụ ngôn mới được đưa vào chương trình học cho trẻ em. Trong sách giáo khoa Văn học 7 (chương trình chưa cải cách) và Tư liệu văn học 7 của chúng ta cũng có các bài Thỏ và rùa, Lão nông và các con được đưa vào giảng dạy. Sách cải cách Ngữ văn 9, tập 2, thì lại đề cập đến bài Chó sói và cừu non thông qua bài phân tích của Hippolyte Taine Như vậy, với chuyên luận này, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc hiểu và đánh giá đúng giá trị của ngụ ngôn La Fontaine. Qua đó, chúng tôi có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân nói riêng và mọi người nói chung khi thâm nhập vào thế giới muôn màu muôn vẻ của các bài ngụ ngôn. Khi chuyên luận thành công, chúng ta sẽ có được một cái nhìn đầy đủ hơn về nhà ngụ ngôn đại tài thế kỉ XVII. Và trong một chừng mực nào đó, người viết cũng muốn mượn những thói hư tật xấu, những “thực trạng” của xã hội Pháp thế kỉ XVII để làm bài học cho chúng ta hôm nay khắc phục bản thân, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Nói như nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn: lôi hết bệnh tật ra ánh sáng không phải để mỉa mai, chế giễu, bi quan về xã hội; lôi hết ra để mỗi người đều thấy được mà có cách chữa trị, làm cho nó tốt hơn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Chọn đề tài là tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine chúng tôi hướng đến các mục tiêu sau: Chỉ ra được cái gì đã làm nên tiếng cười La Fontaine, hay cội nguồn của tiếng cười ấy là gì. Nhà thơ đã cười ai? Cười gì? Và cười như thế nào? Giá trị và ý nghĩa thực tiễn của tiếng cười La Fontaine trong thời đại chúng ta. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thơ ngụ ngôn La Fontaine không còn xa lạ đối với độc giả Việt Nam nhưng việc nghiên cứu nó vẫn còn là một “ẩn số”. Vì vậy, trong các tài liệu nghiên cứu La Fontaine ở Việt Nam, chúng tôi chưa thấy có một cuốn sách hay một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào (trừ Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Thế giới loài vật trong thơ ngụ ngôn La Fontaine của Cầm Thị Phượng, ĐHSPHN, 2004). Phần lớn những bài viết về La Fontaine và thơ ngụ ngôn của ông được tập hợp chọn lọc trong một số cuốn giáo trình như: Văn học Phương Tây, Lịch sử văn học Phương Tây, Văn học Pháp, Hợp tuyển văn học Châu Âu Những tài liệu này chủ yếu nghiên cứu thơ ngụ ngôn La Fontaine trong lịch sử phát triển của nó Hoặc tập hợp trong một số bài giới thiệu ở đầu các tập ngụ ngôn, hoặc ở một số cuốn từ điển như Từ điển văn học, Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài Điều đáng chú ý là mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận những nét mới và sáng tạo của ông so với các nhà ngụ ngôn trước đó. Và phần lớn những ý kiến mà chúng tôi tập hợp được (cả ở Việt Nam và nước ngoài) đều nhận xét chung chung về thơ ngụ ngôn La Fontaine chứ chưa có sự đi sâu đi sát vào vấn đề. Riêng việc tìm hiểu tiếng cười trong thơ ngụ ngôn của ông cũng đã có một số nhà nghiên cứu đề cập đến. Chúng tôi cũng đã tiếp thu được những nhận xét, đánh giá hết sức quý báu. Trước hết, đối với nhận xét của các học giả Phương Tây, chúng tôi thấy J.J.Rousseau và Lamartine không mấy thiện cảm với La Fontaine. Lamartine cho rằng thơ của La Fontaine không phải là thơ, nó rườm rà, tẻ nhạt như lối ghi biên bản. Còn Rousseau thì khẳng định ngụ ngôn La Fontaine chỉ “khuyến khích một thứ triết lý khắc nghiệt, lạnh lùng, vị kỉ”. Nhưng đa phần các học giả khác đều đánh giá cao ông. Sainte Beuve – nhà phê bình văn học thế kỉ XIX – ca ngợi La Fontaine ở chỗ ông vẫn giữ được cốt cách chính của nguyên bản gốc dù đã sáng tạo rất nhiều. Trái với Lamartine, ông cho rằng La Fontaine đã “viết bằng trái tim chân thành, có những nhận xét tinh tế, vui, dí dỏm, dùng các ngôn ngữ dân gian giỏi, khéo chọn, hàm súc và có vần điệu” [4, 21]. Nizard – nhà văn thế kỉ XVIII - lại chú ý đến “những tình huống bất ngờ giống như những kịch tính trong kịch bản sân khấu” trong thơ ngụ ngôn La Fontaine tạo sự hào hứng, say mê nơi người đọc. Ông cũng quan tâm đến vấn đề độc giả của những bài ngụ ngôn này. Và Nizard đã khẳng định rằng: “độc giả mọi lứa tuổi đều đọc truyện ngụ ngôn La Fontaine”. Cùng một truyện nhưng tùy theo tuổi tác mà người đọc “sẽ rút ra từ tác phẩm sự thích thú, những hiểu biết bổ ích, kinh nghiệm sống, cách xử thế phù hợp với tâm lý và tuổi tác của mình”. Đặc biệt, Hippolyte Taine – triết gia, nhà phê bình văn học thế kỉ XIX – có cả một chuyên luận về thơ ngụ ngôn La Fontaine. Trong công trình “La Fontaine và ngụ ngôn của ông”, nhà xuất bản Hachette, Paris (bản in lần thứ 26), ông đã có những kết luận khá sâu sắc. Bằng cách so sánh La Fontaine với nhà vạn vật học Bouffon trong việc miêu tả thế giới loài vật, ông cho rằng La Fontaine đã “để cho Bouffon dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc”. Taine cũng đánh giá cao La Fontaine ở việc khắc họa chân dung nhân vật. Mỗi loại người đều có những nét tính cách, ngôn ngữ riêng không lẫn vào đâu được. Quả thật “ông đã hiểu con người như Molière, hiểu xã hội như St.Simon”. Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam , phần lớn các ý kiến đều nêu bật được vị trí cũng như tầm quan trọng của thơ ngụ ngôn La Fontaine. Trong quyển Lịch sử văn học Phương Tây, tập 1 (Trần Duy Châu chủ biên, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1979), phần văn học Pháp thế kỉ XVII, Nguyễn Trung Hiếu đã có những đánh giá chung về các tập ngụ ngôn La Fontaine. Tác giả bài viết đã xem xét nó trong quá trình phát triển toàn diện qua cả ba tập. Sau khi nêu các nội dung lớn, người viết kết luận: “La Fontaine đã dùng chuyện của các giống vật mà khẳng định rằng xã hội Pháp bấy giờ đã đặt trên cơ sở của sự bất bình đẳng và độc đoán, rằng quảng đại quần chúng bị trị thì rên xiết dưới ách kẻ lớn, còng lưng ra cho bọn thống trị bóc lột, lấy mồ hôi mình đổi lấy tội ác và sự trụy lạc của chúng. Còn tình cảm chân thành, tâm hồn trong sạch cao cả chỉ có thể tìm thấy trong nhân dân lao động mà thôi” [21, 161]. Tác giả cũng đặc biệt quan tâm đến bút pháp nghệ thuật đặc sắc của La Fontaine. Đó là sự quan sát tỉ mỉ con người và cuộc sống; có nhiều kịch tính sinh động, hấp dẫn. La Fontaine cũng rất đạt trong lối văn châm biếm, trữ tình. Phùng Văn Tửu trong Giáo trình văn học Phương Tây (Nxb Giáo Dục). Sau khi xem xét những điểm cơ bản trong thơ ngụ ngôn La Fontaine, ông cho rằng: “Mỗi bài ngụ ngôn của ông thường gồm hai phần tách biệt: phần chính giống như một màn kịch nhỏ, có xung đột, có cao trào, có thắt nút, mở nút, và phần rút ra bài học thường chỉ một vài câu ngắn gọn bố trí ở đầu hoặc cuối bài” [55, 94]. Khi xem xét thế giới nhân vật ông cho rằng “đại bộ phận các nhân vật trong thơ ngụ ngôn của ông là loài vật”. La Fontaine đã mượn thế giới loài vật để nói đến xã hội loài người mà cụ thể là xã hội Pháp thế kỉ XVII. Ông cũng chú ý đến sự “am hiểu tính cách đặc thù mỗi loài” của La Fontaine và những bài học luân lý sâu sắc được rút ra sau mỗi bài. Trong cuốn Văn học Pháp, tập 1 (Hoàng Nhân chủ biên, Nxb Trẻ TpHCM, 1997), phần viết về La Fontaine, tác giả nhận định “ngụ ngôn chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ. Nhưng nó lại làm cho tên tuổi ông lưu danh muôn thuở”. Trong bài viết này, tác giả không đặt vấn đề như những nhà nghiên cứu khác vẫn làm mà ông đi tìm sự phát triển, sự sáng tạo của La Fontaine so với những nhà ngụ ngôn trước đó như Esope, Phèdre Ông viết: “La Fontaine – một con người đọc tất cả – lấy khắp nơi, kể cả những nhà thơ ít tiếng tăm làm vốn liếng cho mình. La Fontaine hiểu rõ sự sáng tạo không phải nằm trong chất liệu mà trong cách biểu hiện”. Do vậy, nhà nghiên cứu đã tìm được sự khác biệt của La Fontaine so với những người đi trước. Nhà thơ quan niệm: “Tôi cố gắng biến cái xấu thành cái lố bịch Vì không thể tấn công nó bằng cánh tay của Hercule” “Đôi khi tôi đối lập bằng hình ảnh sóng đôi Cái xấu và đức hạnh, sự ngốc nghếch với lương tri”. Nhà nghiên cứu đã phát hiện ra La Fontaine rất chú ý đến lợi ích, hứng thú của câu chuyện kể, tức phần xác của bài ngụ ngôn để nó phục vụ tốt ý đồ đạo đức của bài thơ. Theo ông, mặc dầu La Fontaine khai thác chất liệu của Esope, Phèdre hay Pilpai nhưng rất ít bài hoàn toàn trung thành với nguyên bản. Nhà thơ không thể và không muốn đua tài về sự khúc chiết ngắn gọn của các nhà ngụ ngôn trên. Bù vào đó, ông cố gắng làm cho câu chuyện phong phú lên, “duyên dáng và dễ chịu” để tiếp thu những vấn đề đôi lúc nghiêm túc và khô khan nhất”. [41, 376] Và trong cuốn Văn học Phương Tây (Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nxb Giáo Dục, 1999) phần viết về La Fontaine, Nguyễn Văn Chính đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thơ ngụ ngôn La Fontaine. Theo ông, “thơ ngụ ngôn La Fontaine là sự tổng hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, kịch trong một thể loại thơ rộng rãi, nhiều khả năng biểu hiện thơ tự do”. [26, 254] Điều này được nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn khẳng định lần nữa trong Hợp tuyển văn học Châu Âu (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002). Theo ông, “ngụ ngôn là tác phẩm lớn nhất, tiêu biểu nhất của La Fontaine. Nhờ nó mà ông trở thành bất tử với thời gian và được xếp vào hàng các nhà ngụ ngôn nổi tiếng thế giới”. Sau khi giới thiệu sơ lược về những bài ngụ ngôn của La Fontaine, nhà nghiên cứu cũng đề cập đến sự phát triển của chúng. Theo ông, “La Fontaine không chỉ làm mới hóa chất liệu cũ mà còn tạo ra một giọng điệu riêng, tạo cho câu chuyện ngụ ngôn một cuộc sống mới và nhờ vậy ông đã vượt qua các nhà ngụ ngôn trước đây”. [20, 609] Trong một công trình nghiên cứu chung: Truyện ngụ ngôn Việt Nam và thế giới (Nxb Khoa học xã hội, 1993), Phạm Minh Hạnh đã đánh giá rất cao ngụ ngôn La Fontaine, đặc biệt về mặt kết cấu chặt chẽ. Nhà nghiên cứu khẳng định “La Fontaine đã chiếm lĩnh thể loại ngụ ngôn và làm rạng rỡ cho thể loại này. () Ông đã tạo cho câu chuyện ngụ ngôn như là một màn kịch với hành động chặt chẽ, một sân khấu với đầy đủ phông màn, cảnh vật trang trí mà người đạo diễn dàn dựng là một nghệ sĩ tài hoa đã làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện kể, đồng thời nêu lên bài học thâm trầm, ẩn kín trong câu chuyện”. [32, 82] Ngoài các ý kiến trên, rải rác đây đó trong các lời tựa, lời giới thiệu các tập ngụ ngôn, trong từ điển chúng tôi cũng tìm thấy nhiều ý kiến xác đáng về thơ ngụ ngôn La Fontaine. Trong Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài (Hữu Ngọc chủ biên, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1982) mục từ La Fontaine, tác giả đã có những nhận định chung về cuộc đời và sáng tác của La Fontaine và khẳng định sự thành công ở thể loại ngụ ngôn. Nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến các khía cạnh: đề tài, thể thơ, ngôn ngữ và cách La Fontaine “xây dựng những đoản kịch phản ánh một cách trào phúng xã hội Pháp với những sự bất công, thói chuyên quyền, áp bức” [40, 236]. Viết ngụ ngôn, La Fontaine đã “kết hợp được nhiều thể loại (bi kịch, hài kịch, hùng ca, trữ tình, nghị luận, triết lý) để tạo thành những bài thơ ngắn gọn, chính xác, có hiệu quả giáo dục cao”. Ở mục từ La Fontaine trong Từ điển văn học, tập 1 (Nxb KHXH, 1983), nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu sau khi giới thiệu khái quát vài nét về tiểu sử La Fontaine đã kết luận: “La Fontaine bắt chước cổ đại nhưng “không phải là nô lệ”, ông coi mục đích của văn học là răn dạy người đời bằng nghệ thuật ngôn ngữ”. [34, 370] Trong tập Ngụ ngôn chọn lọc (Nxb Văn học, Hà Nội, 1985) các dịch giả cũng viết: “La Fontaine có biệt tài khó có thể bắt chước được khi tả cảnh và tả nhân vật trong khuôn khổ rất giới hạn của một bài thơ ngụ ngôn để biến nó thành một vở kịch cười với đầy đủ những tính cách, những xung đột kịch tính”. [3, 6] Hoàng Hữu Đản trong lời nói đầu tập Ngụ ngôn La Fontaine (song ngữ Pháp – Việt, Nxb Trẻ, 1996) không đồng tình với quan niệm lâu nay trong giới nghiên cứu rằng tất cả mọi ngụ ngôn của La Fontaine đều là những trang châm biếm đánh thẳng vào xã hội đương thời. Nhà nghiên cứu cho rằng điều này không đúng với sáu quyển đầu vì đó chỉ là sự sao chép từ Esope. Ông khẳng định La Fontaine có thể đã nghĩ đến những vấn đề đó của xã hội nhưng chưa có ý thức đưa vào. Từ quyển bảy trở đi, chất phê phán mới được biểu hiện. Ông cũng nhấn mạnh tác dụng giáo dục của thơ ngụ ngôn La Fontaine: “Nó vừa là thứ văn chương dành cho trẻ con, mang tính chất giáo dục và giảng dạy; vừa là văn chương châm biếm cho tất cả mọi người, và là một bức tranh trung thực của xã hội loài người nói chung và riêng của xã hội Pháp đương thời”. [1, 41] Trong phần mở đầu Truyện ngụ ngôn La Fontaine (Nxb Văn hóa thông tin), Nguyễn Văn Qua cũng đã đưa ra nhiều nhận xét xác đáng. Như nhiều nhà n
Luận văn liên quan