Nghiên cứu này được thực hiện tại trại cá Minh Trang, Quận Cái Răng-TP Cần Thơ
trên đối tượng là phôi, cá bột, cá hương của loài cá Sặc rằn. Thông qua nghiên cứu,
nhằm cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của những giai đoạn đầu
trong chu kỳsống của cá Sặc rằn, góp phần làm cơsởcho những giải pháp kỹthuật
cung cấp thức ăn trong quá trình ương nuôi cá Sặc rằn đạt hiệu quảcao.
Phương pháp nghiên cứu được xây dựng dựa theo “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của
I.F.Pravdin, 1973; “Sinh thái học cá” của Nicolski, 1953; và một số phương pháp
thông thường nghiên cứu môi trường nước. Các thí nghiệm được thực hiện trong điều
kiện môi trường thích hợp cho đối tượng và yêu cầu nghiên cứu.
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu, Kết quảthu được là nhiệt độkhông sinh học của cá Sặc
rằn là 12,10±1,08
o
C, thời gian dinh dưỡng noãn hoàng là 35,33±0,57 giờ, thời gian
xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1 là 1,33±0,55 ngày sau khi nở, thời gian xuất hiện
phase chuyển tính ăn lần 2 là 14 ngày sau khi nở, cường độdinh dưỡng giảm từ15
ngày tuổi (6,69 %/giờ) đến 30 ngày tuổi (2,23 %/giờ) và chỉsố độno cũng giảm dần
từ15 ngày tuổi (1,60%) đến 30 ngày tuổi (1,20%).
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3375 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, bột, hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
MÃ SỐ: 304
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
CỦA CÁ SẶC RẰN
GIAI ĐOẠN PHÔI, BỘT, HƯƠNG
Sinh viên thực hiện
BÙI ÚT MƯỜI
MSSV: 0753040056
Lớp: NTTS K2
Cần Thơ, 2011
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
MÃ SỐ: 304
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
CỦA CÁ SẶC RẰN
GIAI ĐOẠN PHÔI, BỘT, HƯƠNG
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ts. PHẠM MINH THÀNH BÙI ÚT MƯỜI
MSSV: 0753040056
Lớp: NTTS K2
Cần Thơ, 2011
3
LỜI CẢM TẠ
Sau gần 3 tháng thực tập, từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011 tại trại cá Minh
Trang, Quận Cái Răng - TP Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với
kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Phạm Minh Thành - Khoa Thủy Sản -
Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy em trong suốt thời gian
làm đề tài, thường xuyên quan tâm và có những góp ý quý báu để em có thể hoàn
thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong
những năm học vừa qua và tạo dựng cho em vốn kinh nghiệm cần có để em bước vào
cuộc sống sau này.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
BÙI ÚT MƯỜI
4
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện tại trại cá Minh Trang, Quận Cái Răng-TP Cần Thơ
trên đối tượng là phôi, cá bột, cá hương của loài cá Sặc rằn. Thông qua nghiên cứu,
nhằm cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của những giai đoạn đầu
trong chu kỳ sống của cá Sặc rằn, góp phần làm cơ sở cho những giải pháp kỹ thuật
cung cấp thức ăn trong quá trình ương nuôi cá Sặc rằn đạt hiệu quả cao.
Phương pháp nghiên cứu được xây dựng dựa theo “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của
I.F.Pravdin, 1973; “Sinh thái học cá” của Nicolski, 1953; và một số phương pháp
thông thường nghiên cứu môi trường nước. Các thí nghiệm được thực hiện trong điều
kiện môi trường thích hợp cho đối tượng và yêu cầu nghiên cứu.
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu, Kết quả thu được là nhiệt độ không sinh học của cá Sặc
rằn là 12,10±1,08oC, thời gian dinh dưỡng noãn hoàng là 35,33±0,57 giờ, thời gian
xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1 là 1,33±0,55 ngày sau khi nở, thời gian xuất hiện
phase chuyển tính ăn lần 2 là 14 ngày sau khi nở, cường độ dinh dưỡng giảm từ 15
ngày tuổi (6,69 %/giờ) đến 30 ngày tuổi (2,23 %/giờ) và chỉ số độ no cũng giảm dần
từ 15 ngày tuổi (1,60%) đến 30 ngày tuổi (1,20%).
Tứ khoá: Cá Sặc rằn, nhiệt độ không sinh học, thời gian tiêu biến noãn hoàng, phase chuyển tính ăn
lần 1; lần 2, cường độ dinh dưỡng, chỉ số độ no.
5
MỤC LỤC
trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ i
CAM KẾT KẾT QUẢ ................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1
1.1 Giới thiệu ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu: ...................................................................................................................2
1.3 Nội dung: ..................................................................................................................2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Sặc Rằn ...........................................................................3
2.1.1 Hệ thống phân loại ................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái ................................................................................................4
2.1.3 Phân bố ...................................................................................................................4
2.1.4 Sinh trưởng .............................................................................................................5
2.1.5 Dinh dưỡng.............................................................................................................5
2.1.6 Sinh sản...................................................................................................................6
2.1.7 Khả năng thích nghi với môi trường ...................................................................7
2.2 Sơ lược tình hình nuôi cá Sặc rằn.............................................................................8
2.2.1 Sơ lược tình hình nuôi cá Sặc rằn trên thế giới .............................................8
2.2.2 Sơ lược và hiện trạng nuôi cá Sặc rằn trong nước ………………………. 8
2.3 Một số vấn đề cần nghiên cứu ..................................................................................9
2.3.1 Nhiệt độ không sinh học (T0) ...............................................................................9
2.3.2 Thời gian dinh dưỡng noãn hoàng ......................................................................9
2.3.3 Thời điểm xuất hiện pha hỗn dưỡng ..................................................................9
6
2.3.4 Thời điểm xuất hiện pha 2...................................................................................9
2.3.5 Cường độ dinh dưỡng và chỉ số độ no ...............................................................9
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................10
3.1 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................10
3.1.1 Dụng cụ.................................................................................................................10
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................10
3.1.3 Thức ăn thí nghiệm
......................................................................................10
3.1.4 Nguồn nước thí nghiệm ..............................................................................10
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................10
3.2.1 Xác định nhiệt độ không sinh học .....................................................................10
3.2.1.1 Bố trí thí nghiệm ..........................................................................................10
3.2.1.2 Tính toán kết quả ..........................................................................................11
3.2.2 Xác định thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng ................................................12
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................12
3.2.2.2 Ghi nhận kết quả ....................................................................................12
3.2.3 Pha chuyển tính ăn lần 1 .....................................................................................12
3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................12
3.2.3.2 Ghi nhận kết quả ....................................................................................12
3.2.4 Pha chuyển tính ăn lần 2 .....................................................................................12
3.2.4.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................12
3.2.4.2 Ghi nhận và tính toán kết quả ................................................................13
3.2.5 Cường độ dinh dưỡng và chỉ số no ...................................................................13
3.2.5.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................13
3.2.5.2 Tính toán kết quả ...................................................................................13
3.2.6 Xác định một số yếu tố môi trường...................................................................14
3.3 Xử lý số liệu và đánh giá kết quả............................................................................14
3.3.1 Xử lý số liệu .........................................................................................................14
3.3.2 Đánh giá kết quả ..................................................................................................14
7
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................15
4.1 Xác định nhiệt độ không sinh học ..........................................................................15
4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm .................................................................15
4.1.2 Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học ...................................................16
4.2 Xác định thời gian dinh dưỡng noãn hoàng............................................................17
4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm .................................................................17
4.2.2 Kết quả xác định thời gian dinh dưỡng noãn hoàng ....................................18
4.3 Xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1 ......................................20
4.3.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm .................................................................20
4.3.2 Kết quả xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1...............20
4.4 Xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 2 ......................................22
4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm .................................................................22
4.4.2 Kết quả xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 2...............22
4.5 Cường độ dinh dưỡng và chỉ số độ no....................................................................23
4.5.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm .................................................................23
4.5.2 Kết quả xác định cường độ dinh dưỡng và chỉ số độ no .............................24
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................27
5.1 Kết luận...................................................................................................................27
5.2 Đề xuất ....................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................28
PHỤ LỤC...................................................................................................................... x
8
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam là một trong 10 nước đứng đầu về sản lượng
thủy sản thế giới. Để được như vậy, ngoài những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, còn do
áp dụng những thành tựu khoa học vào trong ương nuôi một cách có hiệu quả. Bên
cạnh đó, vấn đề con giống là mối quan tâm hàng đầu và hiện nay với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật đã góp phần vào việc sản xuất giống nhân tạo thành công những
loài cá có giá trị kinh tế: cá Tra, cá Basa, cá Lóc, cá Bống tượng, cá Leo. Bên cạnh
việc phát triển các nguồn lợi trên thì cũng cần củng cố việc sản xuất giống các loại cá
đồng như: cá Rô đồng, Trê vàng, cá Sặc rằn. Cá Sặc rằn là loài cá có chất lượng thịt
thơm ngon và được xem là đặc sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có giá
trị ở cả sản phẩm tươi và đặc biệt là sản phẩm làm khô.
Tuy nhiên, việc ương nuôi giai đoạn từ cá bột đến cá giống vẫn còn gặp không ít khó
khăn. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu nhưng các kết quả này hoàn toàn khác biệt
nhau và cũng chưa xác định khẩu phần dinh dưỡng của cá trong giai đoạn này. Để
việc ương nuôi trong giai đoạn này đạt hiệu quả phải nắm được khẩu phần dinh dưỡng
của cá ở từng giai đoạn nuôi.
Hoạt động dinh dưỡng của cá được bắt đầu khi cá tiếp nhận thức ăn từ môi trường
nước, làm cơ sở cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình biến đổi của cơ thể để tạo
nên các vật liệu cấu trúc, thay cũ đổi mới tế bào, tạo ra các hoạt chất sinh học đặc
trưng, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Hoạt động dinh dưỡng được kết
thúc khi vật chất dinh dưỡng từ thức ăn đã hoàn thành các quá trình trên, để phần cuối
cùng trở lại với môi trường dưới dạng vật chất và năng lượng bài thải. Các chất dinh
dưỡng bao gồm: protein, hydratcarbon, lipid, chất khoáng, vitamin và nước (Trần Thị
Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Chúng được cá tiếp nhận chủ yếu từ thức ăn
trong môi trường nước và một số ít bằng con đường thẩm thấu. Đặc trưng dinh dưỡng
của cá khác nhau theo loài, trạng thái sinh lý cơ thể và theo điều kiện sống (Phạm
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Những hiểu biết về đặc điểm dinh dưỡng của cá qua các giai đoạn có ý nghĩa quan
trọng đối với người nuôi thủy sản. Đây là cơ sở ban đầu cho những giải pháp kĩ thuật
cung cấp thức ăn trong quản lý, chăm sóc phôi (trong quá trình ương ấp trứng), ương
nuôi cá bột (ấu trùng cá).
9
Vì vậy việc tìm ra thức ăn thích hợp cho cá Sặc rằn trong giai đoạn từ cá bột đến cá
giống có vai trò quan trọng trong quá trình ương nuôi cá. Do đó đề tài “ Tìm hiểu đặc
điểm dinh dưỡng của cá Sặc rằn giai đoạn phôi, bột, hương” được thực hiện nhằm
giải quyết phần nào khó khăn trong ương nuôi cá ở giai đoạn này .
1.2 Mục tiêu đề tài
• Thu thập một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Sặc rằn các giai đoạn:
phôi, cá bột, cá hương. Góp phần làm cơ sở khoa học cho những giải pháp kỹ
thuật cung cấp thức ăn trong quá trình ương nuôi cá con đạt hiệu quả cao.
1.3 Nội dung tiến hành
• Xác định nhiệt độ không sinh học.
• Tìm hiểu thời gian dinh dưỡng noãn hoàng.
• Tìm hiểu thời điểm xuất hiện và kéo dài của phase chuyển tính ăn lần 1, lần 2.
• Cường độ dinh dưỡng và hệ số no của cá 15 ngày tuổi, 20 ngày tuổi và 30
ngày tuổi.
10
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Sặc rằn
2.1.1 Hệ thống phân loại
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) định loại cá Sặc rằn như sau:
Ngành: Vertebrata
Ngành phụ: Craniata
Tổng lớp: Gnathostomata
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterygii
Tổng bộ: Percomorpha
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Anabantoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Trichogaster
Loài: Trichogaster pectoralis (Regan, 1910)
Tên tiếng Anh: Snakeskin Gouramy
Tên địa phương: Cá Sặc rằn, cá Sặc bổi, cá Lò Tho...
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá Sặc rằn
11
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994) mô tả hình dáng bên ngoài của cá
Sặc rằn như sau: Đầu nhỏ dẹp bên; Mõm ngắn, nhọn; Miệng trên nhỏ; Răng nhỏ mịn
mọc hai bên hàm; Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn; Mắt lớn nằm trên trục giữa
thân và gần chóp mõm hơn điểm cuối xương nắp mang. Thân dẹp bên; Vẩy lược nhỏ
phủ khắp thân và đầu, có nhiều vẩy nhỏ phủ lên gốc vi đuôi, vi hậu môn và vi lưng.
Cá có màu xanh đen ở mặt lưng, nhạt dần xuống hai bên hông và bụng. Trên cơ thể có
hai chấm đen tròn, một ở giữa thân và một ở gốc vi đuôi. Ở một số cá thể còn có
nhiều vạch đen mờ nằm vắt xéo ngang thân. Trên vi hậu môn, vi lưng, vi đuôi có
nhiều chấm đỏ li ti màu đỏ cam. Vào mùa sinh sản con đực có màu đen và vi đuôi
màu đỏ cam rõ.
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) sau khi phân tích 23 mẫu thu
thập ở nhiều nơi tại vùng ĐBSCL đã mô tả về cá Sặc rằn như sau: Ðầu nhỏ, dẹp bên;
Mõm ngắn; Miệng hơi hướng trên; Mắt lớn; Thân cá dẹp bên. vẩy lược phủ khắp thân
và đầu, có một số vẩy nhỏ chồng lên gốc vi hậu môn, vi đuôi, vi bụng, vi ngực.
Ðường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mang, cong lên phía trên một đoạn ngắn rồi uốn
cong tới trục giữa thân sau đó chạy ngoằn ngoèo đến giữa gốc vi đuôi. Khởi điểm vi
lưng ngang với vẩy đường bên thứ 17 – 19. Ở cá đực khi trưởng thành, vi lưng kéo dài
tới khỏi gốc vi đuôi còn cá cái thì vi này ngắn, chưa tới gốc vi đuôi. Gốc vi hậu môn
kéo dài. Khởi điểm vi hậu môn ngang với vẩy đường bên thứ 5 và phần cuối nối với
vi đuôi. Gai vi lưng, vi hậu môn cứng, nhọn. Tia phân nhánh đầu tiên của vi bụng kéo
dài có thể chạm tới ngọn vi đuôi. Vi đuôi chẽ hai, rãnh chẻ cạn và phần cuối của 2
thùy vi đuôi tròn. Phần bụng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt
dần xuống bụng. Có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá. Chiều rộng 2 sọc lớn
hơn khoảng cách 2 sọc. Ở cá nhỏ các sọc ngang chưa rõ nhưng có 1 sọc dọc chạy từ
mõm tới gốc vi đuôi và ở gốc vi đuôi có 1 chấm đen tròn. Chấm và sọc này lợt dần và
mất hẳn khi cá lớn. Vi cá có màu xanh đen hoặc xám đen.
Nhìn chung những trích dẫn đều nhấn mạnh mạnh những điểm quan trọng trong phân
loại, hầu như không có sự khác biệt nhiều, nhưng nếu có xuất hiện những đặc điểm
mới đó là do tùy điều kiện môi trường sống mà cá có một kiểu hình biến dị riêng
mang đặc tính riêng của môi trường mà chúng sống. Ðó cũng là kết quả của sự biến dị
thích nghi trong những vùng mà cá Sặc rằn phân bố (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999).
2.1.3 Phân bố
Cá Sặc rằn là loài cá nước ngọt nhưng có thể sống được ở nước lợ. Cá phân bố ở các
quần đảo thuộc Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… Và di giống
theo nhiều nước khác (Phạm Minh Thành và Lê Như Xuân, 1994).
12
Cá Sặc rằn đặc biệt thích sống ở các thủy vực có nhiều cây cỏ thuỷ sinh và có nhiều
chất hữu cơ. Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông MeKong, cá phân bố tập trung
trong các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ao, ruộng, kênh
mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều
chất hữu cơ (Horra và Pilay, 1962). Loài cá này cũng được nuôi phổ biến trong ruộng
lúa và ao gia đình (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994) cá Sặc rằn sau khi đẻ 20 giờ ở điều
kiện nhiệt độ 28–30 oC trứng nở, lúc đầu cá nằm trên mặt nước, sau dần dần di chuyển
xuống lớp nước sâu hơn. Cá một ngày tuổi dài 3 mm, màu đen dinh dưỡng bằng noãn
hoàng, nằm ngữa trên mặt nước bơi lội không định hướng. Cá có khoảng 14 đốt cơ
thân. Cá 3 ngày tuổi dài 4–5 mm, trên thân cá có nhều sắc tố đen rãi rác, cá cử động
mạnh. Cá nằm sấp và thường tập trung nơi có ánh sáng, cá dinh dưỡng bằng thức ăn
bên ngoài. Cá 5 ngày tuổi dài 5 mm, noãn hoàng tiêu biến, xương nắp mang xuất hiện,
tia mang hình thành nhưng chưa đầy đủ. Tim có cấu tạo hoàn chỉnh bao gồm bầu
động mạch, tâm nhĩ, tâm thất. Cá 7 ngày tuổi dài 6 mm, xuất hiện vi lưng như một
màng mỏng. Cá 15 ngày tuổi dài 10–14,3 mm, trên thân có đường sắc tố đen chạy từ
sau mắt đến cuống đuôi nhưng chưa rõ và chấm dứt bằng một đám sắc tố màu đen
tròn. Ống tiêu hóa giống cá trưởng thành gồm miệng, thực quản, dạ dày ruột. Hệ
thống hô hấp bằng mang hoàn chỉnh. Cá 35 ngày tuổi dài 23–27 mm, lưng màu đen
thân phủ vẩy, vi đuôi, vi lưng, vi hậu môn… đã hoàn chỉnh. Ruột cuộn 1,5–2 vòng (cá
có hình dạng của cá trưởng thành), cá chuyển sang ăn thức ăn đặc trưng của loài. Cá
có tốc độ sinh trưởng chậm.