Luận văn Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng

Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển rất nhanh và là một trong những ngành kinh tếmũi nhọn của đất nước, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập người dân. Trong đó ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã có từlâu đời và ngày càng phát triển. Bên cạnh những loài cá nuôi phổbiến hiện nay, cá trê là một trong những loài cá nuôi kinh tếquan trọng ởnước ta. Các loài cá trê đang được nuôi bao gồm: cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê phi (Clarias gariepinus) và cá trê lai giữa cá trê vàng cái và cá trê phi đực. Tất cảnhững loài cá này đều có sức chịu đựng cao, chu kỳnuôi ngắn, ăn tạp, thịt ngon, giá bán ổn định, phù hợp với điều kiện nuôi hộgia đình. Với những ưu điểm nhưvậy: nên cá trê vàng được nuôi phổbiến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặc khác, cá trê vàng là đối tượng ăn tạp, thức ăn dễtìm, có khi sửdụng được cảphếphẩm của nông nghiệp (Dương Nhựt Long, 2004). Chính vì những đặc điểm trên nên cá trê vàng đang thu hút được người nuôi hiện nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cá trê vàng ít được người nuôi quan tâm (người nuôi cá thường tập trung vào nuôi cá trê lai), chính vì vậy mà những thông tin vềkết quả ương nuôi cá trê vàng rất hạn chế. Còn một vấn đềkhá mới được đặt ra là người nuôi chưa được biết các loài cá có khảnăng nhịn đói rất tốt và có khảnăng tăng trưởng bù khi bịbỏ đói với thời gian hợp lý. Nếu có kết quảnghiên cứu vấn đềnày thì có thểgiảm được chi phí nuôi cá. Vì vậy đềtài “Tìm hiểu khảnăng tăng trưởng bù của cá trê vàng (Clarias macrocephalus)” được thực hiện. Nhằm làm cơsởcho việc giảm chi phí thức ăn nuôi cá trê vàng thông qua việc giảm lượng thức ăn sửdụng.

pdf39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG BÙ CỦA CÁ TRÊ VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM LÊ HẠNH NHÂN MSSV: 06803027 ThS. NGUYỄN THÀNH TÂM LỚP: NTTS K1 ii LỜI CẢM TẠ Sau 2 tháng thực tập từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010 tại nhà thầy Kiểm Quận Cái Răng – TP. Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Kiểm – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy cho em trong suốt thời giai làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Xin cảm ơn tất cả các bạn trong nhà Thầy Kiểm đã tận tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để được hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn và ghi nhớ! LÊ HẠNH NHÂN iii TÓM TẮT Thí nghiệm tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng (Clarias macrocephalus), được tiến hành trong thời gian 5 tuần. Cá trê vàng sau 10 ngày tuổi cá khối lượng và chiều dài trung bình là (0,009 g/con và 0,75 cm/con). Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức và 1 đối chứng mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ 20 con/bể. Nghiệm thức đối chứng (ĐC) cá được cho ăn thỏa mãn liên tục hằng ngày trong suốt quá trình thí nghiệm, các nghiệm thức còn lại cho ăn thỏa mãn 1 ngày và bỏ đói 1 ngày (NT1), cho ăn thỏa mãn 2 ngày và bỏ đói 2 ngày (NT2), cho ăn thỏa mãn 3 ngày và bỏ đói 3 ngày (NT3), thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là trùn chỉ (turbifex). Những chỉ tiêu về khối lượng, chiều dài, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tỷ lệ sống đều được ghi nhận trong thời gian tiến hành thí nghiệm. Kết thúc nhận thấy: cá ở nghiệm thức ĐC có khối lượng và chiều dài cao nhất, các nghiệm thức bỏ đói 1, 2 ngày thì có khối lượng và chiều dài tương đương nhau còn cá ở NT3 bỏ đói 3 ngày có khối lượng và chiều dài thấp nhất. iv MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ........................................................................................................... i TÓM TẮT ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ..............................................................................................................iii DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... v DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................vi CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu.................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1 1.3 Nội dung thực hiện..................................................................................... 1 CHƯƠNG 2............................................................................................................. 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................... 2 2.1 Đặc điểm sinh học cá trê vàng ................................................................... 2 2.1.1 Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái ...................................... 2 2.1.2 Một vài đặc điểm sinh học cá trê vàng ........................................... 4 2.2 Tình hình nghiên cứu ương nuôi cá trê trong và ngoài nước..................... 5 2.3 Một số nghiên cứu về tăng trưởng bù, phương pháp cho ăn và tăng trưởng của cá 6 CHƯƠNG 3........................................................................................................... 10 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 10 3.1 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 10 3.1.1 Thời gian và địa điểm ................................................................... 10 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 10 3.1.3 Nguồn cá ....................................................................................... 10 3.1.4 Dụng cụ và trang thiết bị .............................................................. 10 3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 10 3.2.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................... 10 3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................... 11 v 3.3 Theo dõi các yếu tố môi trường ............................................................... 12 3.4 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 12 CHƯƠNG 4........................................................................................................... 13 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................. 13 4.1 Các yếu tố môi trường.............................................................................. 13 4.1.1 Nhiệt độ ........................................................................................ 13 4.1.2 Oxy hòa tan................................................................................... 14 4.1.3 pH ................................................................................................. 14 4.1.4 Nitrite (NO2-) ................................................................................ 15 4.1.5 TAN (NH3/NH4+).......................................................................... 16 4.2 Ảnh hưởng của thời gian bỏ đói đến sự tăng trưởng bù của cá trê vàng từ 10 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi. .................................................................................... 17 4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng trung bình của cá.......... 17 4.2.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá trên ngày ............................. 22 4.3 Tỷ lệ sống................................................................................................. 26 PHẦN 5 .................................................................................................................. 27 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................. 27 5.1 Kết luận .................................................................................................... 27 5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 28 PHỤ LỤC A ........................................................................................................... A PHỤ LỤC B............................................................................................................H PHỤ LỤC C .......................................................................................................... M vi DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Một số đặc điểm hình thái của cá trê ........................................................ 3 Bảng 4.1 Biến động của nhiệt độ, Oxy và pH trong quá trình thí nghiệm............. 13 Bảng 4.2 Biến động Nitrite và TAN trong quá trình thí nghiệm............................ 15 Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá................................. 18 Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá.............................. 20 Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức ...... 22 Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức ......... 24 Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá trê vàng ở các nghiệm thức ........................................ 26 vii DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê .............................................................. 2 Hình 2.2 Hình dạng ngoài cá trê vàng...................................................................... 4 Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm ................................................................................ 11 Hình 3.2 Phương pháp cân trực tiếp....................................................................... 11 Hình 3.3 Phương pháp đo trực tiếp ........................................................................ 11 Hình 3.4 Dụng cụ test môi trường .......................................................................... 12 Hình 4.1 Biến động của NO2- trong môi trường nước ........................................... 16 Hình 4.2 Sự biến động hàm lượng TAN trong nước.............................................. 17 Hình 4.3 Tăng trưởng chiều dài của cá ở các nghiệm thức bỏ đói khác nhau ....... 19 Hình 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá trong suốt thời gian thí nghiệm................ 21 Hình 4.5Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức........ 23 Hình 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối trên ngày của cá ở các nghiệm thức ................................................................................................................................ 25 Hình 4.7 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức....................................................... 26 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NT: Nghiệm thức S: Sáng C: Chiều ĐC: Đối chứng TLSTB: Tỷ lệ sống trung bình ix CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa dùng cho bất cứ luận văn cung cấp nào khác. Ký tên LÊ HẠNH NHÂN Ngày .....tháng......năm2010 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển rất nhanh và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập người dân. Trong đó ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Bên cạnh những loài cá nuôi phổ biến hiện nay, cá trê là một trong những loài cá nuôi kinh tế quan trọng ở nước ta. Các loài cá trê đang được nuôi bao gồm: cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê phi (Clarias gariepinus) và cá trê lai giữa cá trê vàng cái và cá trê phi đực. Tất cả những loài cá này đều có sức chịu đựng cao, chu kỳ nuôi ngắn, ăn tạp, thịt ngon, giá bán ổn định, phù hợp với điều kiện nuôi hộ gia đình. Với những ưu điểm như vậy: nên cá trê vàng được nuôi phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặc khác, cá trê vàng là đối tượng ăn tạp, thức ăn dễ tìm, có khi sử dụng được cả phế phẩm của nông nghiệp (Dương Nhựt Long, 2004). Chính vì những đặc điểm trên nên cá trê vàng đang thu hút được người nuôi hiện nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cá trê vàng ít được người nuôi quan tâm (người nuôi cá thường tập trung vào nuôi cá trê lai), chính vì vậy mà những thông tin về kết quả ương nuôi cá trê vàng rất hạn chế. Còn một vấn đề khá mới được đặt ra là người nuôi chưa được biết các loài cá có khả năng nhịn đói rất tốt và có khả năng tăng trưởng bù khi bị bỏ đói với thời gian hợp lý. Nếu có kết quả nghiên cứu vấn đề này thì có thể giảm được chi phí nuôi cá. Vì vậy đề tài “Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng (Clarias macrocephalus)” được thực hiện. Nhằm làm cơ sở cho việc giảm chi phí thức ăn nuôi cá trê vàng thông qua việc giảm lượng thức ăn sử dụng. 1.2 Mục tiêu của đề tài Tìm ra được thời gian bỏ đói hợp lý với mức tăng trưởng bù tốt nhất đối với cá trê vàng. 1.3 Nội dung thực hiện • So sánh mức tăng trưởng bù và so sánh tỷ lệ sống của cá trê vàng ở thời gian bỏ đói khác nhau. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá trê vàng 2.1.1 Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái Theo Trương Thủ Khoa và csv (1993), cá trê vàng thuộc: Bộ: Siluriformes Họ: Clariidae Giống: Clarias Loài: Clarias macrocephalus Gunther,1864 Tên tiếng anh: Yellow catfish Tên địa phương: Cá trê vàng Họ Clariidae đặc trưng bởi cơ quan hô hấp phụ (Trương Thủ Khoa và csv 1993). Theo Dương Nhựt Long (2004) ở nước ta đang khai thác và nuôi 4 loài cá trê đó là cá Trê Đen (Clarias fucus), Trê Trắng (Clarias batracus), Trê vàng (Clarias macrocephalus), Trê phi (Clarias gariepinus) và cá Trê lai (Hybrid catfish) là con lai giữa cá Trê vàng cái và cá Trê phi đực. Theo Phạm Thanh Liêm (2006) có nhiều chỉ tiêu hình thái để phân biêt các loài cá Trê, tuy nhiên có 5 đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài cá Trê đó là các đặc điểm về màu sắc cơ thể (1) hình dạng của thóp trán (2), xương chẩm (3), khoảng cách xương chẩm – vi lưng (4) và sau cùng là gai vi ngực(5). Hình 2.1 : Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê ( Phạm Thanh Liêm, 2006) Ghi chú : A : Trê Trắng (Clarias batracus) ; B : Trê vàng (Clarias macrocephalus) ; C : Trê lai (Hybrid catfish) ; D : Trê phi (Clarias gariepinus) 3 Bảng 2.1 Một số đặc điểm hình thái của cá trê (Phạm Thành Liêm, 2006) Đặc điểm Trê trắng Trê vàng Trê lai Trê Phi Màu sắc màu sậm, đồng nhất, có nhiều đốm trắng sáng sắp thành những vạch ngang trên thân, và rải rác ở mặt dưới thân màu sậm, đồng nhất, có nhiều đốm trắng sáng sắp thành những vạch ngang trên thân, và rải rác ở mặt dưới thân còn nhỏ thì màu sắc như cá Trê vàng, có vài đốm trắng sáng trên cơ thể, nhưng khi lớn lên lại giống cá Trê phi, màu sắc loang lỗ Không đồng nhất mà có dạng bông trắng đen loang lỗ, không có các đốm trắng sáng Thóp trán ngắn, hình thoi ngắn có hình tam giác không có đặc điểm riêng, một số cá thể giống cá Trê vàng, trong khi số khác lại giống cá Trê phi dài, có dạng như trái bầu kéo dài Xương chẩm hình tam giác (đỉnh xương chẩm nhọn chứ không tròn như cá Trê lai) tròn hình chữ M, đỉnh xương chẩm tròn hình chữ M Khoảng cách xương chẩm - vi lưng dài, 1/4 - 1/5,5 chiều dài đầu ngắn, 1/5 – 1/7 chiều dài đầu dài, 1/4 - 1/5 chiều dài đầu Gai vi ngực mặt trong xẻ răng cưa, sâu (rất dễ kẹt vào trong lưới khi đánh bắt) chỉ xẻ răng cưa ở mặt ngoài 4 Hình 2.2. Hình dạng ngoài cá trê vàng (Nguồn Trích dẫn bởi Trần Quang Nhị, 2009) Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá trê vàng cá đầu rộng, dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cận dưới, không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng chắc. Có 4 đôi râu khá phát triển : 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cầm dưới, râu mép to và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chót mõm hơn điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường ngang nối hai mắt, còn hai lỗ kia nằm phía trước gốc mấu xương chẫm. Mấu xương chẫm tròn, chiều rộng mốc mấu xương chẫm tương đương 3 – 5 lần chiều cao của nó. Lỗ mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển. Thân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Đường bên hoàn toàn chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi, phần trước lệch xuống mặt bụng và phần sau nằm trên trục giữa của thân. Vi hậu môn rất dài, phần cuối gần chạm gốc vi đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn, cả hai đầu đều cớ răng cưa hương xuống gốc, xương vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn không chẻ hai. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có khoảng 10 chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân. 2.1.2 Một vài đặc điểm sinh học cá trê vàng Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) hay các loài cá trê khác là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá được tìm thấy trong các thủy vực như ao, đìa, đầm lầy, mương vườn và cả trong ruộng lúa ở Thái lan, Campuchia, Lào… và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và csv, 1993). Cá trê là loài ăn tạp, thiên về chất hữu cơ và xác chết động vật. Khi còn ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính dữ như cá tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thức ăn thích hợp của cá là tôm tép, cá con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng và các phụ phẩm từ các trại chăn nuôi, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, cá rất thích ăn mồi là động vật thối rữa. Khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến cũng rất cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 5 Cá trê vàng có chất lượng thịt ngon, cá dễ nuôi nhưng tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình. Ở giai đoạn cá bột lên cá giống, cá tăng nhanh về chiều dài. Khi kích thước từ 15cm trở lên thì trọng lượng cá tăng nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008). Ngoài ra cá còn có thể sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ (độ mặn 5‰). Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH khoảng 5,5 – 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, đặc biệt là cá có thể hô hấp khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ “ hoa khế ”. Nhờ đó mà cá có thể sống và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi như ao tù, mương rãnh cả những nơi có hàm lượng ôxy thấp (1 – 2 mg/l) (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá trê vàng có phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 12 – 39 oC (Vũ Ngọc Út và csv, 1991). Theo Dương Nhựt Long (2004) mùa vụ sinh sản của cá trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 – 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần (4 – 6 lần). Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 – 32 oC. Sau khi sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Sức sinh sản của cá trê vàng từ 60.000 – 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính trứng 1,1 – 1,2 mm, trứng cá có màu nâu nhạt, vàng nâu. Trứng cá trê thuộc loại trứng dính và cá có tập tính làm tổ đẻ dọc theo các bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 – 0,5 m. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sản của cá 28 – 30 oC (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Về kỹ thuật ương nuôi các loại cá trê theo Võ Tòng Xuân và Bùi Lai, 1984 (trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006): Cá sau khi nở ba ngày đầu dinh dưỡng bằng noãn hoàng đến ngày thứ tư cá bắt đầu dinh dưỡng ngoài, thức ăn tốt nhất giai đoạn này là trứng nước, sau đó là trùn chỉ, cắt ngắn, mật độ thả 100 cá bột/2 lít nước sẽ sang thưa dần khi cá lớn. Sau đó 10 – 12 cá đạt kích thước 2 – 3 con ương từ hương lên giống mật độ 5 con/ lít, theo Võ Tòng Xuân và Bùi Lai, 1984 - trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006. Thức ăn phù hợp là trùn chỉ, thức ăn hổn hợp giữa bột cám và cá tạp sau 12 – 15 ngày cá có thể đạt tiêu chuẩn cá giống 4 – 6 con. Với cách ương này nếu thực hiện trên bể xi măng thì tỷ lệ sống đạt 80 – 90% còn ở ao đất 50 – 60%. 2.2 Tình hình nghiên cứu ương nuôi cá trê trong và ngoài nước Ở một số nước như : Thái Lan, Philippin, Ấn độ, Đài Loan… nghề nuôi cá Trê đã có từ lâu đời. Đặc biệt là ở Philippin, Thái Lan, nghề nuôi cá đã được phổ cập đến các gia đình (Theo Dương Nhựt Long, 2004). Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về các loại cá trê như: Từ năm 1972 –
Luận văn liên quan