Vài năm trởlại đây nghềnuôi tôm ởnước ta và đặc biệt là khu vực ĐBSCL
phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, tình hình dịch bệnh gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nghềnuôi tôm thương phẩm. Từ đó đềtài: “Tìm hiểu một số
bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) ở
Cần Thơvà Sóc Trăng” được thực hiện. Nhằm tạo ra con giống chất lượng và
giảm thiểu dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. Đềtài được thực hiện tại Trại
giống Hậu Giang từ ngày 09/03 đến ngày 01/06/2011 đã tổng hợp được quy
trình sản ương tôm Sú giống theo hệthống lọc sinh học tuần hoàn.
Đềtài gồm 2 thí nghiệm được thực hiện gồm 5 bể ương ấu trùng từgiai đoạn
Nauplius đến Postlarvae12. Qua quá trình theo dõi thu được kết quảsau: tỷlệ
sống của ấu trùng tương đối cao (trung bình là 53,7%), ấu trùng tôm phát triển
tốt, không xuất hiện bệnh trong suốt quá trình ương
62 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: 304
TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG NUÔI TÔM SÚ
(Penaeus monodon) Ở CẦN THƠ VÀ SÓC
TRĂNG
Sinh viên thực hiện
LÊ TUẤN ANH
MSSV: 0753040004
LỚP: NTTS K2
Cần Thơ, 2011
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: 304
TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG NUÔI TÔM SÚ
(Penaeus monodon) Ở CẦN THƠ VÀ
SÓC TRĂNG
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. NGUYỄN MINH HẬU LÊ TUẤN ANH
Ths. HOÀNG TUẤN MSSV: 0753040004
LỚP: NTTS K2
Cần Thơ, 2011
3
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, Ngày 30 tháng 06 năm 2011
Ký tên
LÊ TUẤN ANH
4
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy Nguyễn Minh Hậu đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô Khoa Sinh học Ứng dụng đã
tận tình giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường cũng như giúp đỡ cho
tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Anh Hoàng Tuấn, anh Võ Tuấn Kiệt và anh Phạm Thiện Định đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Cơ sở Sản xuất giống tôm sú
Hậu Giang, cũng như thời gian điều tra tại Sóc Trăng.
Các bạn lớp Nuôi trồng Thủy sản K2 đã đồng hành, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ủng hộ, động
viên và tạo điều kiện thật tốt cho tôi hoàn thành chương trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn !
5
TÓM TẮT
Vài năm trở lại đây nghề nuôi tôm ở nước ta và đặc biệt là khu vực ĐBSCL
phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, tình hình dịch bệnh gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm thương phẩm. Từ đó đề tài: “Tìm hiểu một số
bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) ở
Cần Thơ và Sóc Trăng” được thực hiện. Nhằm tạo ra con giống chất lượng và
giảm thiểu dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. Đề tài được thực hiện tại Trại
giống Hậu Giang từ ngày 09/03 đến ngày 01/06/2011 đã tổng hợp được quy
trình sản ương tôm Sú giống theo hệ thống lọc sinh học tuần hoàn.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm được thực hiện gồm 5 bể ương ấu trùng từ giai đoạn
Nauplius đến Postlarvae 12. Qua quá trình theo dõi thu được kết quả sau: tỷ lệ
sống của ấu trùng tương đối cao (trung bình là 53,7%), ấu trùng tôm phát triển
tốt, không xuất hiện bệnh trong suốt quá trình ương.
Đồng thời.
Qua điều tra về tình hình nuôi và dịch bệnh trong nghề nuôi tôm Sú của 30 hộ ở
huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên (tháng 05/2011) thu được kết quả như sau: tình
hình nuôi tôm ở địa bàn điều tra gặp nhiều khó khăn do tình dịch bệnh bùng
phát mạnh. Đến thời điểm điều tra thì 100% các hộ nuôi tôm ở địa bàn khảo sát
đều bị tôm chết, ghi nhận được một số bệnh: thân đỏ, mòn phụ bộ, đốm trắng,
bệnh về mang, phân trắng và xuất hiện thêm một loại bệnh mới đó là bệnh về
gan tôm chiếm tỷ lệ khá cao.
Từ khóa: Tôm Sú, bệnh trên tôm Sú, ương nuôi tôm Sú.
6
MỤC LỤC
Trang
CAM KẾT KẾT QUẢ............................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC............................................................................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu.......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học tôm Sú .............................................................. 3
2.1.1 Vị trí phân loại............................................................................................... 3
2.1.2 Tập tính sống ................................................................................................. 3
2.1.3 Vòng đời phát triển của tôm Sú..................................................................... 4
2.1.4 Phân biệt đực cái ........................................................................................... 5
2.1.5 Kích cỡ thành thục......................................................................................... 6
2.1.6 Tập tính giao vĩ.............................................................................................. 6
2.1.7 Sự phát triển của buồng trứng ....................................................................... 7
2.1.8 Tập tính đẻ trứng ........................................................................................... 9
2.2 Tình hình sản xuất và nuôi tôm Sú trên thế giới .............................................. 9
2.3 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm Sú ở Việt nam và ĐBSCL................. 11
2.4 Các kỹ thuật liên quan đến quá trình ương tôm ............................................. 15
2.4.1 Ương ấu trùng theo quy trình thay nước ..................................................... 15
2.4.2 Ương ấu trùng theo quy trình tuần hoàn ..................................................... 15
2.4.3 Một số yếu tố môi trường bể ương ấu trùng................................................ 16
2.4.4 Nguyên lý hoạt động của lọc sinh học ........................................................ 16
2.5 Tình hình dịch bệnh trên tôm sú..................................................................... 17
2.6 Một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm Sú .......................... 19
2.6.1 Bệnh Vi-rút .................................................................................................. 19
7
2.6.1.1 Bệnh Vi-rút MBV..................................................................................... 19
2.6.1.2 Bệnh đầu vàng (YHV).............................................................................. 20
2.6.1.3 Bệnh đốm trắng( WSSV) ......................................................................... 21
2.6.1.4 Bệnh phân trắng........................................................................................ 22
2.6.2 Bệnh vi khuẩn.............................................................................................. 23
2.6.2.1 Bệnh do vi khuẩn Vibriosis ...................................................................... 23
2.6.2.2 Bệnh vi khuẩn dạng sợi ............................................................................ 24
2.6.2.3 Bệnh hoại tử gan ở tôm ............................................................................ 25
2.6.3 Bệnh nấm và động vật nguyên sinh............................................................. 25
2.6.3.1 Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác (nấm Mycosis)......................................... 25
2.6.3.2 Bệnh do sinh vật bám ............................................................................... 26
2.6.4 Bệnh do các nguyên nhân khác ................................................................... 26
2.6.4.1 Bệnh mang (mang đen, mang đỏ, phồng nấp mang)................................ 26
2.6.4.2 Bệnh cong thân ......................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 28
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ........................................................... 28
3.2 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 28
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 28
3.2.2 Điều tra tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng..................................................... 28
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 28
3.3.1 Theo dõi quá trình sản xuất giống ............................................................... 28
3.3.1.1 Cách bố trí thí nghiệm.............................................................................. 28
3.3.1.2 Nguồn nước sử dụng ................................................................................ 29
3.3.1.3 Chuẩn bị bể ương ..................................................................................... 29
3.3.1.4 Nuôi cấy tảo.............................................................................................. 29
3.3.1.5 Bố trí ấu trùng vào bể ............................................................................... 30
3.3.1.6 Thức ăn và chế độ cho tôm ăn.................................................................. 30
3.3.1.7 Quản lý môi trường bể ương .................................................................... 30
3.3.1.8 Chuẩn bị bể lọc sinh học .......................................................................... 31
3.3.1.9 Theo dõi các chỉ tiêu môi trường và ấu trùng .......................................... 31
3.3.2 Điều tra tình hình dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm Sú.......................... 32
3.3 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 33
8
4.1 Kết quả sản xuất giống tôm Sú....................................................................... 33
4.1.1 Tổng quan về trại sản xuất giống Hậu Giang.............................................. 33
4.1.2 Các yếu tố môi trường bể ương................................................................... 33
4.1.3 Thời gian biến thái của ấu trùng.................................................................. 36
4.1.4 Kết quả theo dõi ấu trùng và hậu ấu trùng .................................................. 37
4.1.5 Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng......................................................................... 37
4.2 Kết quả điều tra tình hình nuôi tôm Sú ở Sóc Trăng...................................... 39
4.2.1 Thông tin chung về nông hộ nuôi tôm ở địa bàn điều tra ........................... 39
4.2.2 Một vài khía cạnh kỹ thuật trong các mô hình nuôi.................................... 40
4.2.3 Tình hình dịch bệnh trong các mô hình nuôi tôm ....................................... 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 48
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 48
5.2 Đề xuất............................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 49
PHỤ LỤC .............................................................................................................-1-
Phụ lục I................................................................................................................-1-
Phụ lục II ............................................................................................................-10-
Phụ Lục III..........................................................................................................-26-
9
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tuổi và kích cỡ các giai đoạn ấu trùng tôm sú ...................................... 5
Bảng 2.2: Bệnh của tôm sú nuôi thương phẩm .................................................... 19
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường bể ương ........................................................... 33
Bảng 4.2: Nhiệt độ của các bể ương..................................................................... 33
Bảng 4.3: pH của các bể ương.............................................................................. 34
Bảng 4.4: Ammonia của các bể ương .................................................................. 35
Bảng 4.5: Nitrite của các bể ương ........................................................................ 35
Bảng 4.6: Thời gian biến thái (giờ) của ấu trùng ................................................. 36
Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng ................................................................. 38
Bảng 4.8: Kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm ....................................................... 39
Bảng 4.9: Trình độ chuyên môn........................................................................... 40
Bảng 4.10: Thông tin mô hình các hộ nuôi .......................................................... 41
Bảng 4.11: Hóa chất sử dụng trong cải tạo ao nuôi ............................................. 42
Bảng 4.12: Nguồn giống các hộ thả nuôi ............................................................. 43
Bảng 4.13: Một số bệnh trên tôm sú .................................................................... 44
Bảng 4.14: Mức độ gây hại của các loại bệnh...................................................... 46
10
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng tôm........................................... 4
Hình 2.2: Vòng đời của tôm sú .............................................................................. 6
Hình 2.3: Đặc điểm giao vĩ của tôm sú .................................................................. 7
Hình 2.4: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng .............................................. 8
Hình 2.5: Các khu vực sản xuất tôm sú................................................................ 10
Hình 2.6: Các khu vực sản xuất tôm thẻ chân trắng ........................................... 11
Hình 2.7: Diện tích mặt nước NTTS cả nước ...................................................... 13
Hình 2.8: Sản lượng tôm nuôi cả nước ................................................................ 13
Hình 2.9: Diện tích mặt nước NTTS khu vực ĐBSCL ........................................ 14
Hình 2.10: Sản lượng tôm nuôi khu vực ĐBSCL ................................................ 14
Hình 4.1: Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng của các bể ương ...................................... 38
Hình 4.2: Trình độ chuyên môn của người nuôi tôm........................................... 40
Hình 4.3: Tỷ lệ các hộ nuôi sử dụng hóa chất ...................................................... 42
Hình 4.4: Tỷ lệ các hộ nuôi có tôm nhiễm bệnh .................................................. 44
11
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
TN Thí nghiệm
N Nauplius
Z Zoae
M Mysis
PL Postlarvae
S Sáng
C Chiều
tb Tế bào
PCR Polymerase Chain Reaction
RT-PCR Reverse Transcription PCR
ĐVTS Động vật thủy sản
TLS Tỷ lệ sống
SL Số lượng
KST Ký sinh trùng
BKC Thuốc sát trùng, diệt khuẩn nước
TCCA Tricholoroisocyanuric acid
FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
NN-PTNT Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
WSSV White Spot Syndrome Virus
TCBS Môi trường nuôi cấy vi khuẩn
12
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong vài năm trở lại đây, ngành thủy sản Việt Nam không ngừng phát triển,
đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Ở Việt Nam nghề nuôi tôm Sú phát triển từ
Bắc tới Nam, và Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi thủy sản trọng điểm
của cả nước, đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt vùng nông thôn
ven biển. Nghề nuôi tôm ở ĐBSCL trong những năm gần đây không những gia
tăng về diện tích nuôi mà còn phong phú về hình thức, ngoài hình thức nuôi tôm
Sú quảng canh theo kiểu tôm rừng, nuôi tôm thâm canh ở các tỉnh ven biển thì
các hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh và đặc biệt là mô
hình luân canh tôm-lúa mang đến nhiều hứa hẹn cho con tôm Sú trong tương
lai. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản (2006), thì năm 2005 sản lượng tôm nuôi
khoảng 330 nghìn tấn và sản xuất gần 29 tỷ tôm giống. Tính đến hết tháng
11/2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,518 tỷ USD tăng 0,73% về giá trị
so với cùng kỳ năm 2008, năm 2010 vừa qua sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt
khoảng 2,82 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2009, giá trị xuất khẩu toàn ngành
đạt 4,7 tỉ USD. Trong đó, diện tích nuôi tôm Sú là 613.718 ha; diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng khoảng 25.397 ha, tăng 32% so năm 2009. Năm 2010 vừa
qua, kim ngạch xuất khẩu tôm Sú đạt hơn 2 tỷ USD (Thanh Thúy, 2010).
ĐBSCL là vùng nuôi thủy sản trọng điểm với sản lượng tôm nuôi chiếm 80% và
30% tôm giống được sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, nghề nuôi tôm đặc biệt
là tôm Sú đang có nhu cầu cao về con giống. Theo tính toán, hàng năm các tỉnh
khu vực ĐBSCL có nhu cầu thả nuôi 24-25 tỷ tôm giống, với diện tích trên
540.000 ha nhưng nguồn tôm Sú giống sản xuất tại chỗ mới chiếm khoảng 30-
50%, số còn lại phải nhập từ các tỉnh khu vực Miền Trung (theo số liệu của Sở
Thủy Sản các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2009).
Việc không chủ động được nguồn tôm giống ảnh hưởng lớn đến nghề nuôi tôm
thương phẩm ở các tỉnh khu vực ĐBSCL trong thời gian qua, mặt khác do chạy
theo lợi nhuận và do sự quản lý thiếu chặt chẽ giữa các ngành chức năng nên
chất lượng con giống trong vài năm trở lại đây giảm đi rất nhiều. Mặt khác do
sự gia tăng về diện tích, mô hình nuôi một cách tự phát vượt qua khả năng quản
lý của các ngành chức năng nên vấn đề kỹ thuật nuôi và quản lý dịch bệnh chưa
đảm bảo dẫn đến sự gia tăng về ô nhiễm môi trường từ đó dịch bệnh phát sinh.
Hiện nay các trại sản xuất giống tôm Sú ở Cần Thơ không ngừng phát triển về
năng suất cũng như cải tiến về kỹ thuật, ứng dụng và phát triển quy trình sản
13
xuất giống tôm Sú của Trường Đại học Cần Thơ tạo được nguồn tôm giống có
chất lượng đã và đang là địa chỉ tin cậy cho người nuôi tôm ở ĐBSCL. Nhằm
tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm Sú, những bất thường và dịch bệnh xảy ra
trong quá trình sản xuất giống cũng như tình hình nuôi và dịch bệnh của nghề
nuôi tôm thương phẩm. Từ đó đề tài: “ Tìm hiểu một số bệnh thường gặp
trong quá trình ương nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc
Trăng” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương tôm Sú (Penaeus
monodon) ở Cần Thơ và tình hình nuôi, dịch bệnh trong nghề nuôi tôm Sú ở
tỉnh Sóc Trăng.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm Sú trong hệ thống lọc sinh học tuần
hoàn, theo dõi những bất thường và một số bệnh thường xảy ra trong quá trình
ương ấu trùng tôm Sú ở Cần Thơ.
Tổng hợp về tình hình nuôi, dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi tôm Sú ở tỉnh
Sóc Trăng.
14
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học và sinh sản của tôm sú
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Holthius (1980) và Nguyễn Văn Chung (1995),
tôm Sú được phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành p