ỞViệt Nam, nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò rất quan trọng trong sựphát triển
kinh tếvà đảm bảo an ninh thực phẩm cho những hộnuôi quy mô nhỏvà đóng góp tới
35% lượng tiêu thụprotein của người Việt Nam. Sản lượng nuôi trồng thuỷsản hàng
năm tăng trưởng 10% và góp phần đáng kểcho thu nhập từnguồn xuất khẩu của cả
nước (BộThuỷsản, 2007).
Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, thủy sản
đang phát triển với tốc độcao và là thếmạnh trong phát triển kinh tếxã hội. Vùng
ĐBSCL với điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt đã tạo nên một vùng sinh thái đặc trưng,
hiếm thấy trên thếgiới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản, với đặc trưng là
vùng châu thổ được hình thành từhệthống sông Mekong đã tạo cho vùng ĐBSCL
tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản ởnhiều loại hình khác nhau (Nguyễn
Thanh Tùng, 2005). Trong đó nuôi thủy sản nước ngọt đang có nhu cầu và tiềm năng
phát triển rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đứng trước nguy cơcạn kiệt nguồn tài
nguyên thủy sản nghiêm trọng, môi trường sống của các đối tượng thủy sản dần bịthu
hẹp do nhiều nguyên nhân: ô nhiễm môi trường nước, tình trạng khai thác tràn lan,
biến đổi khí hậu Do đó các loài cá có khảnăng thích ứng môi trường và khảnăng
chịu đựng môi trường khắc nghiệt ngày càng được quan tâm
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái cá Chép giai đoạn phôi, cá bột và cá Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH LÝ, SINH THÁI CÁ CHÉP
GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN BÍCH NGỌC ĐAN THANH
MSSV: 0753040082
LỚP: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN K2
Cần Thơ, 2011
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH LÝ, SINH THÁI CÁ CHÉP
GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT CÁ HƯƠNG
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ts. Phạm Minh Thành Nguyễn Bích Ngọc Đan
Thanh
MSSV: 0753040082
Lớp: NTTS K2
Cần Thơ, 2011
3
LỜI CẢM TẠ
Trong khoảng thời gian 3 tháng thực hiện đề tài vừa qua, tuy gặp nhiều khó khăn
nhưng với sự giúp đỡ và động viên từ nhiều phía đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo
điều kiện để tôi được học tập, trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong thời
gian vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Ts. Phạm
Minh Thành, giảng viên Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ, đã tận tình quan
tâm, hướng dẫn chỉ bảo, cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt
nghiệp và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường
Đại Học Tây Đô đã dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian học tập tại trường và động viên tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến Cô Trần Ngọc Huyền, cán bộ phòng Thí Nghiệm Khoa
Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Tây Đô đã hỗ trợ các dụng cụ hóa chất và kỹ
thuật chuyên môn giúp tôi hoàn thành được đề tài.
Cảm ơn các bạn tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 2 đã cùng tôi gắn bó, đoàn
kết, san sẻ vượt qua khó khăn trong suốt chặng đường dài học tập.
Cuối cùng là lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên về tinh thần và hỗ trợ vật chất tạo điều kiện cho tôi thực hiện được đề
tài để hoàn thành chương trình học này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẻ với tôi để có được
thành công hôm nay!
4
TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá chép (Cyprinus carpio L.)
giai đoạn phôi, cá bột và cá hương” được tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011
tại trại giống Minh Trang và phòng Thí nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng. Mục tiêu
thu thập một số dẫn liệu về các chỉ tiêu sinh lý sinh thái của cá chép ở giai đoạn phôi,
cá bột, cá hương. Góp phần làm cơ sở khoa học cho sự phát triển kỹ thuật sản xuất
giống và ương nuôi cá chép đạt hiệu quả cao.
Các phương pháp nghiên cứu được xây dựng dựa theo “Hướng dẫn nghiên cứu cá”
của I.F Pravdin (1973) và “Sinh thái học cá” của Nicolski (1963) và “Methods for fish
biology” của Carl B. Schreck và Peter B. Moyle (1990).
Kết quả nghiên cứu trên đối tượng là cá chép ở các giai đoạn phát triển phôi, cá bột và
cá hương cho thấy:
• Nhiệt độ không sinh học của cá chép là 6,73 oC.
• Ngưỡng nhiệt độ trên của phôi tự do, cá bột và cá hương có các giá trị trung bình
tương ứng là 40,67 oC, 41,33 oC và 41,5 oC.
• Ngưỡng nhiệt độ dưới của phôi tự do, cá bột và cá hương có các giá trị trung bình
tương ứng là 5 oC, 4,67 oC và 4,5 oC.
• Ngưỡng oxy của phôi tự do, cá bột và cá hương có các giá trị trung bình tương ứng
là 1,64 mg/L, 0,94 mg/L và 0,79 mg/L.
• Cường độ hô hấp của phôi tự do, cá bột và cá hương có các giá trị trung bình tương
ứng là 0,68 mgO2/g/giờ, 0,54 mgO2/g.giờ và 0,45 mgO2/g/giờ.
• Ngưỡng pH trên của phôi tự do, cá bột và cá hương có các giá trị trung bình tương
ứng là 9,41, 9,64 và 10,04.
• Ngưỡng pH dưới của phôi tự do, cá bột và cá hương có các giá trị trung bình tương
ứng là 4,97, 4,68 và 4,07.
• Ngưỡng độ mặn của phôi tự do, cá bột và cá hương có các giá trị trung bình tương
ứng là 11,17‰, 12,33‰ và 13,17‰.
Từ khóa: Cyprinus carpio L.,cá chép, sinh lý, sinh thái, nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn, cường độ hô hấp
5
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào
khác.
Cần Thơ, ngày 29 tháng 6 năm 2011
Ký tên
Nguyễn Bích Ngọc Đan Thanh
6
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................... i
TÓM TẮT.......................................................................................................................... ii
CAM KẾT KẾT QUẢ ..................................................................................................... iii
MỤC LỤC......................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................................... vii
CHƯƠNG I (ĐẶT VẤN ĐỀ) ............................................................................................1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................2
CHƯƠNG II (LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU) .......................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá chép...............................................................................3
2.1.1 Đặc điểm phân bố.........................................................................................3
2.1.2 Vị trí phân loại ............................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm hình thái ......................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................5
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................................6
2.1.6 Đặc điểm sinh sản .......................................................................................7
2.2 Khả năng thích ứng môi trường của cá chép .........................................................8
2.2.1 Nhiệt độ .......................................................................................................9
2.2.2 Oxy ............................................................................................................10
2.2.3 pH ..............................................................................................................11
2.2.4 Độ mặn ......................................................................................................11
CHƯƠNG III (VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU)............................13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................13
3.2 Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................13
3.2.1 Dụng cụ nghiên cứu ...................................................................................13
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................13
3.2.3 Thức ăn thí nghiệm ....................................................................................13
3.2.4 Nguồn nước cho thí nghiệm.......................................................................14
3.3 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học cá .............................................14
3.3.1 Xác định nhiệt độ không sinh học..............................................................14
3.3.2 Xác định ngưỡng nhiệt độ ..........................................................................15
3.3.3 Xác định ngưỡng oxy.................................................................................15
3.3.4 Xác định cường độ hô hấp ........................................................................16
3.3.5 Xác định ngưỡng pH ..................................................................................17
3.3.6 Xác định ngưỡng độ mặn ...........................................................................19
3.4 Phương pháp tính toán, xử lý số liệu và đánh giá kết quả....................................21
CHƯƠNG IV (KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN)..............................................................22
4.1 Xác định nhiệt độ không sinh học của cá chép (T0) .............................................22
4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm...............................................................22
7
4.1.2 Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học .................................................22
4.2 Ngưỡng nhiệt độ của cá chép ...............................................................................23
4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm...............................................................23
4.2.2 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ .............................................................24
4.3 Ngưỡng oxy của cá chép ......................................................................................25
4.3.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm...............................................................25
4.3.2 Kết quả xác định ngưỡng oxy ....................................................................26
4.4 Cường độ hô hấp của cá chép...............................................................................26
4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm...............................................................26
4.4.2 Kết quả xác định cường độ hô hấp.............................................................27
4.5 Ngưỡng pH của cá chép .......................................................................................28
4.5.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm...............................................................28
4.5.2 Kết quả xác định ngưỡng pH .....................................................................28
4.6 Ngưỡng độ mặn của cá chép ................................................................................30
4.6.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm...............................................................30
4.6.2 Kết quả xác định ngưỡng độ mặn ..............................................................30
CHƯƠNG V (KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT) ...................................................................32
5.1 Kết luận.................................................................................................................32
5.2 Đề xuất..................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................34
PHỤ LỤC...........................................................................................................................A
8
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa chiều dài cơ thể và ngày tuổi của cá chép........................7
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa số lượng trứng cá đẻ và khối lượng trứng.......................8
Bảng 4.1: Điều kiện môi trường thí nghiệm độ không sinh học ..................................22
Bảng 4.2: Thời gian phát triển phôi của cá chép ..........................................................23
Bảng 4.3: Nhiệt độ không sinh học của cá chép ............................................................23
Bảng 4.4: Điều kiện môi trường thí nghiệm ngưỡng nhiệt độ .....................................23
Bảng 4.5: Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá chép ...........................................24
Bảng 4.6: Điều kiện môi trường thí nghiệm ngưỡng oxy .............................................25
Bảng 4.7: Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá chép ...................................................26
Bảng 4.8: Điều kiện môi trường thí nghiệm cường độ hô hấp.....................................27
Bảng 4.9: Kết quả xác định cường độ hô hấp................................................................27
Bảng 4.10: Điều kiện môi trường thí nghiệm ngưỡng pH............................................28
Bảng 4.11: Kết quả xác định ngưỡng pH của cá chép..................................................28
Bảng 4.12: Điều kiện môi trường thí nghiệm ngưỡng độ mặn ....................................30
Bảng 4.13: Kết quả xác định ngưỡng độ mặn của cá chép ..........................................31
9
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình thái cá chép Cyprinus carpio L ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ............4
Hình 2.2: Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên sức khỏe cá.............................10
Hình 2.3: Ảnh hưởng của pH đến đời sống của cá .......................................................11
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng pH ...............................................18
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng độ mặn........................................20
Hình 4.1: Ngưỡng pH trên và dưới của cá chép............................................................29
10
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ở Việt Nam, nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế và đảm bảo an ninh thực phẩm cho những hộ nuôi quy mô nhỏ và đóng góp tới
35% lượng tiêu thụ protein của người Việt Nam. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng
năm tăng trưởng 10% và góp phần đáng kể cho thu nhập từ nguồn xuất khẩu của cả
nước (Bộ Thuỷ sản, 2007).
Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, thủy sản
đang phát triển với tốc độ cao và là thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội. Vùng
ĐBSCL với điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt đã tạo nên một vùng sinh thái đặc trưng,
hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản, với đặc trưng là
vùng châu thổ được hình thành từ hệ thống sông Mekong đã tạo cho vùng ĐBSCL
tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở nhiều loại hình khác nhau (Nguyễn
Thanh Tùng, 2005). Trong đó nuôi thủy sản nước ngọt đang có nhu cầu và tiềm năng
phát triển rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài
nguyên thủy sản nghiêm trọng, môi trường sống của các đối tượng thủy sản dần bị thu
hẹp do nhiều nguyên nhân: ô nhiễm môi trường nước, tình trạng khai thác tràn lan,
biến đổi khí hậu… Do đó các loài cá có khả năng thích ứng môi trường và khả năng
chịu đựng môi trường khắc nghiệt ngày càng được quan tâm.
Cá chép Cyprinus carpio L là một trong những loài cá dễ nuôi và được nuôi phổ biến,
sử dụng được nhiều loại thức ăn, có giá trị thương phẩm và được nuôi ghép trong các
mô hình nuôi thủy sản kết hợp ở ĐBSCL. Theo điều tra gần đây, cá Chép là loài nuôi
chiếm ưu thế có 30,1% số lượng cá trong những ao nuôi ghép (Austin et al., 2007). Vì
vậy, việc ương nuôi từ giai đoạn cá bột, tạo ra nguồn giống đảm bảo chất lượng và số
lượng là điều cần thiết hiện nay. Trong quá trình sản xuất giống và ương nuôi, đặc biệt
từ giai đoạn trứng lên cá bột là giai đoạn biến đổi phức tạp về sinh lý sinh thái, phụ
thuộc chủ yếu vào các yếu tố môi trường: nhiệt độ, oxy, pH…, chúng quyết định đến
tỷ lệ sống, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình của cá bột. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều
nghiên cứu về khả năng thích ứng của cá chép với điều kiện môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên đề tài “Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý sinh thái
cá chép (Cyprinus carpio L.) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương” được thực hiện.
11
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thu thập một số dẫn liệu về chỉ tiêu sinh thái sinh lý cá chép giai đoạn phôi cá bột và
cá hương; góp phần làm cơ sở khoa học cho sự phát triển kỹ thuật sản xuất giống và
ương nuôi cá chép đang được áp dụng hiện nay ở ĐBSCL đạt hiệu quả cao hơn.
1.3 Nội dung nghiên cứu
• Xác định nhiệt độ không sinh học của cá chép.
• Xác định các ngưỡng sinh lý sinh thái: nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn và cường độ hô
hấp cá chép giai đoạn phôi, cá bột và cá hương.
12
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá chép
2.1.1 Đặc điểm phân bố
Trên thế giới, Linnaeus là người đầu tiên mô tả về cá chép, loài cá chép ở châu Âu có
nguồn gốc hoang dã ở vùng Danubian và có tên khoa học Cyprinus carpio.
Cá chép phân bố rộng trên nhiều vùng địa lý, từ vùng cận nhiệt đới đến nhiệt đới. Cá
sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được ở nước lợ có nồng độ muối thấp.
Chúng có thể sống được ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển.
Riêng ở Việt Nam, cá chép phân bố ở phía Bắc đến Bắc Trung Bộ với những quần đàn
tự nhiên khá lớn. Tuy nhiên, các tỉnh phía Nam nước ta không có cá chép phân bố. Cá
chép hiện đang được nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có xuất xứ từ
Indonesia và từ miền Bắc đưa vào (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Hiện nay ở nước ta, bên cạnh cá chép nhập nội từ Trung Quốc, đã nhập thêm nhiều
dòng cá chép chất lượng cao ở Châu Âu, đặc biệt là các dòng cá đã được lai tạo và
chọn lọc từ Hungary, góp phần làm phong phú thêm các giống loài cá thả nuôi trong
các lọai hình thủy vực (Lan Anh, 2009).
Các thủy vực có độ sâu trên 1m, người ta chia độ sâu làm 3 tầng: tầng mặt, tầng giữa
và tầng đáy. Trong các thủy vực nước ngọt, cá chép thường phân bố ở tầng đáy và bơi
lội thành đàn. Tuy nhiên, cá chép có thể lên sống ở tầng mặt khi điều kiện sống ở tầng
đáy bất lợi cho cá. Trong đó, yếu tố nổi bật là hàm lượng oxy hòa tan thấp và đáy có
nhiều chất hữu cơ đang phân hủy tạo khí độc NH3, H2S.
2.1.2 Vị trí phân loại
Theo tài liệu Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc của Mai Đình Yên (1978), cá
chép có hệ thống phân loại như sau:
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio Linnaeus, 1758
13
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Một số đặc điểm hình thái chung của cá chép được nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
được thể hiện qua hình 2.1
Hình 2.1: Hình thái cá chép Cyprinus carpio L ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Theo Trần Đình Trọng (1983), cá chép Việt Nam có tên khoa học là Cyprinus carpio
L. có sự phân bố rộng và có nhiều biến dị rất phong phú về hình thái lẫn màu sắc. Tùy
theo khu vực địa lý phân bố mà các loại hình cá chép có một số đặc điểm hình thái
khác biệt nhau. Tuy nhiên, chúng có vài đặc điểm chung như sau:
Số tia vây lưng D.III – IV.18 – 21
Số tia vây hậu môn A. II. 4 – 5
Số tia vây ngực P.I. 13 – 16
Số tia vây bụng V.I. 6 – 9
Số tia vây đuôi C. 21 – 23
Vẩy đường bên 36 – 39
Số lược mang trên cung mang thứ nhất 22 – 28
Công thức răng hầu 1.1.3 – 3.1.1
Số đốt sống toàn thân trung bình 38
Cá chép có thân dẹp bên, đầu cá thuôn, cân đối. Cá có 2 đôi râu. Miệng khá rộng,
hướng ra phía trước. Cá có màu thẫm trên lưng, bụng trắng, cạnh các vây có màu đỏ
(Mai Đình Yên, 1978).
Tùy theo khu vực địa lý phân bố mà cá chép sẽ có một số đặc điểm hình thái khác
nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các cá thể vẫn nằm trong giới hạn đặc tính hình
thái của loài.
Những nghiên cứu đầu tiên của Trần Đình Trọng 1983 thì cá chép Việt Nam có 6
dạng hình: cá chép đỏ, cá chép trắng, cá chép kính, cá chép cẩm, cá chép gù, cá chép
14
Bắc Cạn. Riêng cá chép trắng được nuôi phổ biến và giữa các loại hìn