Thế giới đang bước vào thời đại văn minh của trí tuệ. Sự sáng tạo của con
người đã mang đến cho xã hội những giá trị vật chất và tinh thần rất phong phú.
Tính sáng tạo được coi là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của
người lao động mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong quá trình giáo
dục. “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ
vào học lớp 1”. Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả
năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển
tâm lý, khả năng sáng tạo sau này của tr
162 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4274 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Hoàng Yến
TÌM HIỂU MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG
TẠO CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
VẼ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC
Mã số : 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH VĂN SƠN
TP. Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là những thầy cô khoa Tâm lý giáo dục và những
thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Văn Sơn, người thầy kính mến
đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học và thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên trường Mầm non
Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương đã tạo điều kiện cho tôi khảo
sát để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình
khác.
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ............................................................................................... 2
0TLỜI CAM ĐOAN0T ......................................................................................... 3
0TMỤC LỤC0T .................................................................................................... 4
0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T .......................................................... 9
0TDANH MỤC CÁC BẢNG0T .......................................................................... 10
0TDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ0T..................................................................... 12
0TMỞ ĐẦU0T ....................................................................................................... 1
0T1. Lý do chọn đề tài:0T ..................................................................................................... 1
0T2. Mục đích nghiên cứu0T................................................................................................. 2
0T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu0T ........................................................................... 2
0T4. Giả thuyết khoa học0T .................................................................................................. 3
0T5. Nhiệm vụ nghiên cứu0T ................................................................................................ 3
0T6. Giới hạn đề tài0T .......................................................................................................... 3
0T7. Phương pháp nghiên cứu0T ........................................................................................... 4
0TCHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ0T................................... 6
0T1.1. Lịch sử nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vẽ.0T ...... 6
0T1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới0T ..................................................... 6
0T1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu tưởng tượng và tưởng tượng sáng tạo0T ........ 6
0T1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu hoạt động vẽ và tưởng tượng sáng tạo trong
hoạt động vẽ của trẻ em0T ....................................................................................... 8
0T1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam0T .................................................... 11
0T1.2. Lý luận về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 0T .................. 14
0T1.2.1. Tưởng tượng0T ................................................................................................. 14
0T1.2.1.1. Khái niệm về tưởng tượng0T ..................................................................... 14
0T1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình tưởng tượng0T ............................................... 16
0T1.2.1.3. Phân loại tưởng tượng0T ........................................................................... 17
0T1.2.1.4. Các phương pháp sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng0T .................. 19
0T1.2.2. Tưởng tượng sáng tạo0T ................................................................................... 19
0T1.2.2.1. Sáng tạo0T ................................................................................................ 19
0T1.2.2.2. Khái niệm tưởng tượng sáng tạo0T ............................................................ 23
0T1.2.2.3. Đặc điểm tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi0T ..................................... 24
0T1.2.3. Hoạt động vẽ0T ................................................................................................ 26
0T1.2.3.1 Khái niệm hoạt động vẽ0T .......................................................................... 26
0T1.2.3.2. Một số đặc điểm trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 0T ................................... 27
0T1.2.3.3. Ý nghĩa của hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng đối
với sự phát triển toàn diện trẻ mẫu giáo 0T.............................................................. 30
0T1.2.3.4. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển hoạt động vẽ của trẻ em0T ... 35
0T1.2.3.5. Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ của trẻ em0T .......................... 37
0T1.2.4. Tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi0T .............. 39
0T1.2.4.1. Đặc điểm tưởng tượng trong hoạt động vẽ của trẻ mầm non0T .................. 39
0T1.2.4.2. Tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi0T ...... 42
0T1.2.4.3. Mối quan hệ giữa tưởng tượng sáng tạo và các yếu tố tâm lý khác trong
hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi0T .............................................................................. 44
0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON TẠI TP BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI0T .............................. 50
0T2.1. Vài nét về các trường Mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai0T ............... 50
0T2.2. Thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở các
trường thuộc mẫu nghiên cứu0T ...................................................................................... 51
0T2.2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng0T .................................................. 51
0T2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu0T ............................................................................. 51
0T2.2.1.2. Khách thể nghiên cứu0T ............................................................................ 51
0T2.2.1. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu0T................................................................. 52
0T2.2.1.4. Phương pháp nghiên cứu0T ....................................................................... 52
0T2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động vẽ0T .................................................................................................. 54
0T2.2.2.1. Thực trạng về mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động vẽ0T .............................................................................................................. 54
0T2.2.2.2. Thực trạng biểu hiện tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ của trẻ 5-6 tuổi
qua một số tiêu chí0T ............................................................................................. 56
0T2.2.2.3 Phân tích thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trên các phương
diện so sánh0T ....................................................................................................... 66
0T2.2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tưởng tượng sáng tạo trong hoạt
động vẽ của trẻ 5-6 tuổi0T ..................................................................................... 72
0T2.2.2.5. Đánh giá của giáo viên về các biện pháp có thể nâng cao tưởng tượng
sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi0T ....................................................... 82
0TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TƯỞNG
TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ0T ................ 85
0T3.1. Một số biện pháp nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động vẽ0T ....................................................................................................................... 85
0T3.1.1. Một vài cơ sở lý luận nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt
động vẽ0T .................................................................................................................. 85
0T3.1.1.1. Khái niệm biện pháp0T ............................................................................. 85
0T3.1.1.2. Cơ sở để xây dựng một số biện pháp nâng cao tưởng tượng sáng tạo của
trẻ trong hoạt động vẽ0T ........................................................................................ 85
0T3.1.2. Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động vẽ0T .................................................................................................. 86
0T3.1.2.1. Biện pháp 1: Giáo viên tổ chức cho trẻ các bài tập, trò chơi “tưởng tượng
có định hướng” nhằm giúp trẻ hình thành thói quen độc lập trong việc tìm kiếm ý
tưởng, tạo ra những biểu tượng, những cách biểu đạt linh hoạt, độc đáo.0T ............ 86
0T3.1.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức quá trình tri giác cho trẻ với học cụ trực quan đa
dạng về chủng loại và hình thức nhằm làm phong phú vốn biểu tượng về đối
tượng sắp vẽ.0T ..................................................................................................... 89
0T3.1.2.3. Biện pháp 3: Tạo hứng thú, phát triển ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm
mỹ0T ..................................................................................................................... 92
0T3.2. Thực nghiệm một số biện pháp nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong
hoạt động vẽ0T ............................................................................................................... 97
0T3.2.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm0T ................................................................. 97
0T3.2.1.1. Mục đích thực nghiệm0T ........................................................................... 97
0T3.2.1.2. Khách thể thực nghiệm0T .......................................................................... 97
0T3.2.1.3. Nội dung thực nghiệm0T ........................................................................... 98
0T3.2.1.4 Tổ chức thực nghiệm0T ............................................................................ 101
0T3.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm0T ................................................................. 102
0T3.2.2.1. So sánh mức độ tưởng tượng sáng tạo của nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm trước thực nghiệm0T ............................................................................... 102
0T3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm0T ................................................... 104
0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T .................................................................. 119
0T1. Kết luận0T ................................................................................................................ 119
0T2. Kiến nghị0T .............................................................................................................. 122
0TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO0T ................................................. 123
0TDANH MỤC CÁC PHỤ LỤC0T ................................................................. 128
0TPHỤ LỤC0T...................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Thực nghiệm TN
Đối chứng ĐC
Tần số N
Tỷ lệ phần trăm %
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Ký hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Kết quả về mức độ tưởng tượng sáng tạo trong tranh
vẽ của trẻ
53
2 Bảng 2.2 Kết quả mức độ tưởng tượng sáng tạo qua từng tiêu
chí cụ thể
56
3 Bảng 2.3 Đánh giá của giáo viên về mức độ biểu hiện tưởng
tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
61
4 Bảng 2.4 Đánh giá của giáo viên về các biểu hiện tưởng tượng
sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
63
5 Bảng 2.5 Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ phân theo giới. 65
6 Bảng 2.6 So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
phân theo giới.
65
7 Bảng 2.7 Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ phân theo
trường.
67
8 Bảng 2.8 So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
phân theo trường.
68
9 Bảng 2.9 So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
theo từng cặp trường.
69
10 Bảng
2.10
Đánh giá của giáo viên về các hoạt động mà trẻ thể
hiện tưởng tượng sáng tạo.
70
11 Bảng
2.11
Đánh giá của giáo viên về các yếu tố nhằm nâng cao
tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
72
12 Bảng
2.12
Các biện pháp giáo viên sử dụng để nâng cao tưởng
tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
74
13 Bảng
2.13
Các hình thức giáo viên sử dụng trong việc hình
thành biểu tượng về đối tượng vẽ cho trẻ.
76
14 Bảng
2.14
Các cách thức giáo viên sử dụng để tạo động cơ,
hứng thú cho trẻ trong hoạt động vẽ.
78
15 Bảng
2.15
Đánh giá của giáo viên về các biện pháp nâng cao
tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ
81
16 Bảng 3.1 Mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ “Quà
tặng người thân”
101
17 Bảng 3.2 Kết quả mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ
“Hoa”.
103
18 Bảng 3.3 Mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ “Thiên
nhiên quanh bé”.
104
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Ký hiệu Tên biểu đồ Trang
1 Biểu đồ 2.1 Sự phân bố số lượng trẻ theo tổng điểm 54
2 Biểu đồ 2.2 Điểm trung bình tưởng tượng sáng tạo của
trẻ phân tích theo giới tính.
67
3 Biểu đồ 2.3 Điểm trung bình tưởng tượng sáng tạo của
trẻ phân tích theo trường.
70
4 Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối
chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm.
102
5 Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối
chứng và thực nghiệm trong đề tài: “Vẽ
hoa”
104
6 Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối
chứng và thực nghiệm trong đề tài: “Vẽ
thiên nhiên quanh bé”.
105
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới đang bước vào thời đại văn minh của trí tuệ. Sự sáng tạo của con
người đã mang đến cho xã hội những giá trị vật chất và tinh thần rất phong phú.
Tính sáng tạo được coi là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của
người lao động mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong quá trình giáo
dục. “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ
vào học lớp 1”. Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả
năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển
tâm lý, khả năng sáng tạo sau này của trẻ.
Chúng ta đang sống trong một “Kỷ nguyên của thông tin”, ý tưởng là bánh xe
của sự tiến bộ. Ý tưởng là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có hoạt động nhận
thức. Trong hoạt động nhận thức, chúng ta không thể không kể đến vai trò của
tưởng tượng. Tưởng tượng là một trong những chức năng quan trọng nhất và luôn
có mặt trong mọi hoạt động và giao tiếp của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực
nghệ thuật tưởng tượng sáng tạo đóng vai trò chủ đạo, quyết định năng lực sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung cơ bản của việc hình thành và
phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động không thể thiếu ở
lứa tuổi mầm non. Qua nhiều cuộc nghiên cứu về vai trò của hoạt động tạo hình đối
với sự phát triển nhận thức của trẻ em, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình có
thể coi là một trong những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển
trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ em.
Một hoạt động mang tính tạo hình đặc trưng nhất và xuất hiện sớm nhất - đó là
hoạt động vẽ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ 5-6 tuổi, trẻ rất thích vẽ.
Qua vẽ, trẻ dùng ngôn từ là những nét vẽ, những màu sắc, biểu tượng để nói lên
những xúc cảm, tình cảm nhận thức của mình về thế giới xung quanh theo cách nhìn
2
của riêng trẻ. Và cũng chính từ những tác phẩm này mà ta có thể hiểu được phần
nào những nét tâm lí của trẻ và có những hướng giáo dục phù hợp. Thực tế giáo dục
mầm non cho thấy ở một số trường mầm non thì hoạt động tạo hình nói chung và
hoạt động vẽ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động này được tổ chức
với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp - hình thức còn mang tính
áp đặt, trẻ thực hiện quá trình tạo hình một cách thụ động thiếu nguồn cảm hứng.
Tình trạng này sẽ làm cản trở sự phát triển nhận thức thẩm mỹ và làm mai một khả
năng sáng tạo của trẻ.
Với ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường Mầm
non tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ từ 5-6 tuổi trong hoạt động
vẽ ở một số trường Mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở
nghiên cứu, đề ra một số biện pháp giúp nâng cao khả năng tưởng tượng sáng tạo
của trẻ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
- 150 trẻ 5-6 tuổi thuộc 3 trường: Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu
giáo Hướng Dương tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là khách thể nghiên cứu
chính của đề tài
- 31 giáo viên trực tiếp giảng dạy chăm sóc nhóm trẻ 5-6 tuổi thuộc 3 trường:
Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương là khách thể
nghiên cứu bổ trợ của đề tài.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 -6 tuổi trong hoạt động vẽ.
3
4. Giả thuyết khoa học
- Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ thể hiện trong hoạt động vẽ ở mỗi
trường phần lớn đạt trung bình là chủ yếu. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân
nhưng nguyên nhân chính là về phía giáo viên, giáo viên chưa có biện pháp kích
thích tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Nếu áp dụng một số biện pháp tác động như:
(1) Tổ chức cho trẻ các bài tập, trò chơi “tưởng tượng có định hướng” nhằm giúp trẻ
hình thành thói quen độc lập trong việc tìm kiếm ý tưởng, tạo ra những biểu tượng,
những cách biểu đạt linh hoạt, độc đáo; (2) Tổ chức quá trình tri giác với học cụ
trực quan đa dạng về chủng loại và hình thức; (3) Tạo hứng thú, phát triển ở trẻ
những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ có thể nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo trẻ
trong hoạt động vẽ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu vấn đề lý luận về tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động vẽ
5.2 Khảo sát thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động vẽ.
5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao khả năng tưởng
tượng sáng tạo ở trẻ.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ qua thể loại vẽ theo đề
tài.
6.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu
Chỉ khảo sát 150 trẻ 5-6 tuổi được chọn ngẫu nhiên 3 trường: Mầm non Hoa
Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
4
7.