Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và tinh hoa của dân tộc được gìn
giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học Việt Nam, so với các thể loại khác, tục ngữ là một
trong những thể loại văn học dân gian có sức thu hút mạnh mẽ đối với nhiều người trong giới
nghiên cứu. Sức hấp dẫn ấy không chỉ vì tục ngữ là sản phẩm của tư duy mà còn là công cụ diễn
đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh sâu sắc thâm thúy và không kém
phần nghệ thuật, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Thực tế cho đến nay vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ mặc dù đã đạt được những thành
tựu đáng kể, có giá trị nhưng đòi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm vì còn nhiều vấn đề chưa được
nhìn nhận một cách thỏa đáng, còn nhiều ý kiến tranh luận, thậm chí có vấn đề còn bỏ ngỏ.
Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay ngoài ý nghĩa
tái hiện lại một giai đoạn nghiên cứu, tổng kết những điều mà người đi trước đã làm được, đã đặt ra
và giải quyết, còn có thể qua đó tìm thấy những vấn đề hết sức cần thiết cho nghiên cứu tục ngữ
hôm nay và mai sau.
Vì vậy, về mặt khách quan, tổng thuật những công trình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam để
tìm ra những hướng nghiên cứu mới về thể loại này là một việc làm hết sức cần thiết. Hơn nữa, về
mặt chủ quan, người viết rất hứng thú với đề tài đã chọn vì qua đó, học hỏi được nhiều kinh nghiệm
trong nghiên cứu khoa học, hiểu sâu hơn về bản chất, đặc điểm, giá trị thể loại tục ngữ. Chọn đề tài
“Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay” để nghiên cứu,
chúng tôi hy vọng đóng góp được phần nào trong công việc tổng thuật ấy
163 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 12014 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO
TÌM HIỂU NHỮNG CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ TỤC NGỮ VIỆT NAM
TỪ 1975 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh -2010
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và tinh hoa của dân tộc được gìn
giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học Việt Nam, so với các thể loại khác, tục ngữ là một
trong những thể loại văn học dân gian có sức thu hút mạnh mẽ đối với nhiều người trong giới
nghiên cứu. Sức hấp dẫn ấy không chỉ vì tục ngữ là sản phẩm của tư duy mà còn là công cụ diễn
đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh sâu sắc thâm thúy và không kém
phần nghệ thuật, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Thực tế cho đến nay vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ mặc dù đã đạt được những thành
tựu đáng kể, có giá trị nhưng đòi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm vì còn nhiều vấn đề chưa được
nhìn nhận một cách thỏa đáng, còn nhiều ý kiến tranh luận, thậm chí có vấn đề còn bỏ ngỏ.
Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay ngoài ý nghĩa
tái hiện lại một giai đoạn nghiên cứu, tổng kết những điều mà người đi trước đã làm được, đã đặt ra
và giải quyết, còn có thể qua đó tìm thấy những vấn đề hết sức cần thiết cho nghiên cứu tục ngữ
hôm nay và mai sau.
Vì vậy, về mặt khách quan, tổng thuật những công trình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam để
tìm ra những hướng nghiên cứu mới về thể loại này là một việc làm hết sức cần thiết. Hơn nữa, về
mặt chủ quan, người viết rất hứng thú với đề tài đã chọn vì qua đó, học hỏi được nhiều kinh nghiệm
trong nghiên cứu khoa học, hiểu sâu hơn về bản chất, đặc điểm, giá trị thể loại tục ngữ. Chọn đề tài
“Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay” để nghiên cứu,
chúng tôi hy vọng đóng góp được phần nào trong công việc tổng thuật ấy.
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu tục ngữ từ trước đến nay là vấn đề thú vị, đã thu hút được
sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu trong cả nước. Có thể kể đến các công trình sau:
Trong công trình “Tục ngữ Việt Nam” (1975), Chu Xuân Diên đã giới thiệu một số thành
tựu chủ yếu của những người đi trước về các vấn đề nghiên cứu tục ngữ Việt Nam qua phần “Tiểu
luận về tục ngữ”. Đó là những nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học, nhận thức luận và ngữ văn
học. Theo tác giả, nghiên cứu và khai thác tục ngữ Việt Nam về mặt xã hội học thường được tiến
hành theo hai hướng: thứ nhất, tục ngữ là đối tượng của chính sự nghiên cứu, đó là tìm hiểu nguồn
gốc, ý nghĩa các câu tục ngữ và nội dung khái quát của tục ngữ. Hướng thứ hai, tục ngữ được dùng
như tài liệu bổ trợ, loại tài liệu xã hội học trong việc nghiên cứu những đối tượng thuộc nhiều ngành
khoa học xã hội khác nhau: khoa học lịch sử, dân tộc học, tâm lý học, đạo đức học, lịch sử tư tưởng.
Sau khi điểm qua vai trò của nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học, Chu Xuân Diên ghi nhận: “Kết
quả bước đầu trong việc nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học ở ta chứng tỏ hướng nghiên cứu này
là quan trọng và hiện nay đang được nhiều người quan tâm đến” [37, 36]. Tác giả nhận thấy có một
hướng nghiên cứu đến nay chưa được quan tâm đúng mức, đó là nghiên cứu tục ngữ về mặt nhận
thức luận. Nghiên cứu về mặt xã hội học và nhận thức luận là nghiên cứu tục ngữ với tư cách là
một hiện tượng ý thức xã hội. Ngoài ra, tục ngữ còn được nghiên cứu về mặt ngữ văn. Trong từng
góc độ, Chu Xuân Diên đã nêu lên các vấn đề và phương pháp nghiên cứu, có minh họa bằng một
số công trình tiêu biểu. Những vấn đề và phương pháp mà người viết đưa ra có tính chất lý luận
nhằm giới thiệu những thành tựu của người đi trước và tìm ra những triển vọng trên con đường
nghiên cứu tục ngữ, làm cơ sở cho phần nghiên cứu tiếp theo của công trình trên..
Năm 1997, qua công trình “Tục ngữ Việt Nam- cấu trúc và thi pháp”, Nguyễn Thái Hòa
đã lược thuật những kiến giải và thành tựu nghiên cứu về phương diện lý thuyết của thể loại tục
ngữ. Đó là những vấn đề của tục ngữ nhìn ở góc độ nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học. Ở góc độ
nghiên cứu văn học, theo ông, nhìn một cách tổng quát, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn
đề của tục ngữ: xác định khái niệm (phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục ngữ với ca dao), nội dung,
hình thức diễn đạt của tục ngữ, sự vận dụng và mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học
khác. Ở góc độ ngôn ngữ học, tác giả cũng điểm qua một số quan niệm về tục ngữ: tục ngữ là cụm
từ cố định; là câu hoàn chỉnh diễn đạt một ý trọn vẹn có cấu tạo là các kết cấu hai trung tâm; tục ngữ
là những câu cố định, thành ngữ là những cụm từ cố định; tục ngữ là ngữ thông báo; những đơn vị
ngữ cú và câu- thông điệp nghệ thuật. Tuy nhiên, Nguyễn Thái Hòa chỉ lược thuật một vài kiến
giải cũng như thành tựu của một số công trình tiêu biểu có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong
cuốn sách trên, vì thế, nhiều vấn đề của tục ngữ không được đề cập đến.
Năm 1999, qua bài viết “Tình hình sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu tục ngữ Việt Nam
từ năm 1975 đến nay” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội, (số 1), Nguyễn Việt Hương đã
cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát về quá trình sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu tục ngữ
Việt Nam từ 1975 đến nay. Các công trình nghiên cứu được tác giả phân loại theo từng vấn đề, cụ
thể là: nhận diện tục ngữ của các nhà văn học và ngôn ngữ học; khái quát về tục ngữ; ý nghĩa,
nguồn gốc của những câu tục ngữ cụ thể; nội dung; giá trị nhận thức, giáo dục của tục ngữ; hình
thức; so sánh tục ngữ; tục ngữ là tài liệu để nghiên cứu lịch sử- xã hội, triết lý nhân sinh, tâm lý, đạo
đức của con người; đưa tục ngữ vào chương trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho
người nước ngoài. Trong từng vấn đề, sau khi liệt kê một vài công trình tiêu biểu, tác giả có nhận
xét và ghi nhận thành tựu nhưng chưa đi vào phân tích sâu những đóng góp của từng công trình
cũng như tìm ra những khoảng trống mà các công trình chưa đề cập đến.
Trong phần thứ nhất “Tổng quan về tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam” của công trình
“Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam” , nhà xuất bản KHXH, HN phát hành
năm 2000 do Trần Thị An (chủ biên), tác giả đã giới thiệu sơ lược về thành tựu nghiên cứu tục
ngữ người Việt ở phương diện lý thuyết từ các góc độ. Trong mỗi góc độ, người viết điểm qua
những thành tựu với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu. Cụ thể: ở góc độ ngữ văn có các công
trình nghiên cứu về thi pháp thể loại tục ngữ; ở góc độ nhận thức luận có các công trình nghiên cứu
về vấn đề nghĩa của tục ngữ. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu sơ lược lịch sử sưu tầm và nghiên cứu
tục ngữ các dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu tục ngữ các dân tộc thiểu số được người viết giới
thiệu qua một số công trình với các vấn đề theo tiến trình thời gian và ghi nhận chưa có nhiều thành
tựu: “Trong khi tình hình sưu tầm tư liệu tục ngữ các dân tộc thiểu số đã thu được một số thành tựu
nhất định thì việc nghiên cứu lại chưa được tiến hành bao nhiêu”.[1,50].
Năm 2002, trong công trình “Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 1”, nhà xuất bản
KHXH, HN ở phần III của “Khải luận”, Nguyễn Xuân Kính đã giới thiệu khái quát vấn đề nghiên
cứu tục ngữ. Đó là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ và những vấn đề chung quanh việc nghiên
cứu tục ngữ người Việt. Trong phần quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ, tác giả chia thành ba
giai đoạn: trước Cách mạng Tháng Tám; trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và sau hiệp
định Giơnevơ (1954), miền bắc hoàn toàn giải phóng; sau năm 1975. Khi đề cập đến tình hình
nghiên cứu tục ngữ Việt Nam trước năm 1945, Nguyễn Xuân Kính đã nhận định: “Nhìn chung,
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta chưa có quan niệm thật xác đáng, khoa học về tục
ngữ với tư cách là một thể loại văn học dân gian. Trong một thời gian dài tục ngữ được quan tâm
chủ yếu trên phương diện sưu tầm, biên soạn” [117, 41]. Để chứng minh cho nhận định trên, tác giả
đã liệt kê một số công trình nghiên cứu tục ngữ trong thời gian này đồng thời đi đến kết luận: “Các
bài viết thiếu tính hệ thống... Việc nghiên cứu được tiến hành có tính chất tự phát, nghiệp dư, chưa
có cuốn sách nào bàn chuyên về tục ngữ, chưa có những tập hợp bài viết tìm hiểu, phân tích thể loại
này một cách hệ thống”[117, 42, 43]. Ở giai đoạn từ 1945 đến năm 1975, người viết giới thiệu sơ
bộ một số hoạt động nghiên cứu văn học dân gian: việc giảng dạy, xuất bản, sưu tầm, biên soạn,
nghiên cứu (trong đó có tục ngữ), có liệt kê một số công trình với những tác giả tiêu biểu, đồng thời
ghi nhận thành tựu: “Cho đến đầu những năm 1970 tuy còn một vài chỗ yếu về lý luận và phương
pháp, ngành nghiên cứu văn học dân gian ở miền bắc có những bước trưởng thành rõ rệt” [117,44].
Giai đoạn đất nước thống nhất (1975) đến nay, nghiên cứu tục ngữ đã được tác giả giới thiệu qua
nhiều thành tựu, có minh họa một số công trình tiêu biểu và đi đến nhận định: “Tục ngữ trở thành
đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học: khoa nghiên cứu văn học dân gian, ngành ngôn ngữ học,
khoa nghiên cứu văn hóa dân gian...”[117,46].
Phần tiếp theo, Nguyễn Xuân Kính xoay quanh những vấn đề nghiên cứu tục ngữ, đó là:
vấn đề bản chất thể loại; khai thác, phân tích nội dung tục ngữ; thi pháp tục ngữ; so sánh tục ngữ;
khai thác tục ngữ phục vụ cho hôm nay; tìm hiểu tục ngữ với tính chất là chất liệu trong sáng tác
văn học thành văn, trong sự vận dụng của các tác gia và những vấn đề khác Tuy nhiên, trong mỗi
vấn đề, tác giả chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu theo tiến trình thời gian. Có thể nói, các vấn
đề xoay quanh việc nghiên cứu tục ngữ đã được người viết đề cập nhưng chưa đi vào phân tích cụ
thể để từ đó tổng hợp, khái quát thành những đóng góp cũng như hạn chế của các công trình.
Qua bài viết “Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học” in trong tạp chí Văn hóa dân gian,
số 1(103), HN, năm 2006, Hoàng Minh Đạo đã giới thiệu một cách tổng quát việc tìm hiểu giá trị
thể loại tục ngữ của các nhà folklore học Việt Nam dưới các góc độ chủ yếu sau đây: ở góc độ xã
hội học, tục ngữ được xem là một hiện tượng ý thức xã hội có tính đặc thù (đại diện cho xu hứớng
này là các công trình của Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan); ở góc độ ngôn ngữ học, các nhà
nghiên cứu đi vào phân biệt tục ngữ với thành ngữ (đại diện là Nguyễn Văn Mệnh, Cù Đình Tú,
Hoàng Văn Hành); từ góc độ văn học, tục ngữ được xem là đối tượng nghiên cứu của bộ môn văn
học dân gian (tiêu biểu là Đỗ Bình Trị, Hoàng Tiến Tựu); tiếp cận tục ngữ từ góc độ kí hiệu học, thi
pháp học (tiêu biểu là Hoàng Trinh, Nguyễn Thái Hoà, Phan Thị Đào, Nguyễn Xuân Đức), tiếp
cận tục ngữ từ góc độ nhận thức luận (đại diện là Chu Xuân Diên) và từ nhiều góc độ, trên nhiều
bình diện (tiêu biểu là Nguyễn Xuân Kính). Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở sự liệt kê vài tác giả
tiêu biểu qua các góc độ nghiên cứu tục ngữ.
Trong công trình “Khảo luận về tục ngữ người Việt” do Nxb Giáo dục, TP HCM phát
hành năm 2006, Triều Nguyên đã giới thiệu khái quát hai hướng tiếp cận tục ngữ của các nhà
nghiên cứu ở chương I “Tình hình nghiên cứu tục ngữ và các vấn đề đặt ra”. Đó là hướng tiếp cận
của các nhà folklore học và các nhà ngôn ngữ học. Riêng ở lĩnh vực folklore học, ông giới thiệu các
vấn đề đã được các nhà nghiên cứu xem xét như: khái niệm (xác định tục ngữ); nội dung; hình thức
kết cấu (hay cấu trúc); nghĩa và cơ chế tạo nghĩa; sự vận dụng và mối quan hệ giữa tục ngữ với các
thể loại văn học dân gian khác. Bên cạnh tác giả folklore học quan tâm đến vấn đề của tục ngữ trên,
theo Triều Nguyên, tác giả ngành ngôn ngữ học cũng chú ý đến các vấn đề: quan niệm xem tục ngữ
thuộc cấp độ ngữ, ngữ vị, ngữ cú; xem tục ngữ là câu, câu cố định; xem tục ngữ vừa là câu, vừa là
thông điệp nghệ thuật. Với mục đích trình bày các kiến giải của người đi trước như là những chỉ
dẫn, định hướng cho việc tiếp tục xem xét vấn đề nghiên cứu trong công trình của mình, mỗi hướng
tiếp cận tục ngữ, người viết giới thiệu một số công trình tiêu biểu, có phân tích, lý giải những đóng
góp cũng như hạn chế của từng công trình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ trình bày một cách khái quát lịch sử sưu
tầm, biên soạn cũng như nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay. Một
số công trình giới thiệu các góc độ nghiên cứu tục ngữ và một số tổng thuật chung về tình hình
nghiên cứu tục ngữ. Trong các công trình tổng thuật về nghiên cứu tục ngữ, các tác giả chỉ giới
thiệu vấn đề nghiên cứu và điểm qua các công trình tiêu biểu, chưa phân tích sâu để có thể tổng hợp,
khái quát những đóng góp cũng như những hạn chế của các công trình, tìm ra những khoảng trống,
các khía cạnh tục ngữ chưa được nghiên cứu.
Như vậy, điểm qua lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy rằng đây là những công trình gợi ý
quý báu, là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp tục khảo sát, thực hiện đề tài nghiên cứu. Đó là: “Tìm
hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công trình nghiên cứu đã in thành sách hoặc đăng
trên các báo, tạp chí trong nước, các luận án, luận văn nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam.
Phạm vi luận văn khảo sát là các công trình nghiên cứu tục ngữ người Việt và các dân tộc
thiểu số từ 1975 đến nay theo từng vấn đề.
Do điều kiện khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu, nhất là các tài liệu nghiên cứu tục ngữ
xuất bản ở địa phương, có một số ít công trình chúng tôi chưa tìm được. Vì vậy, trong luận văn này,
chúng tôi khảo sát 249 công trình mà chúng tôi đã tiếp cận. Tuy vậy, với một khối lượng các công
trình vừa nêu, có thể nói, các vấn đề nghiên cứu tục ngữ đã được khai phá, lý giải.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Đây là phương pháp được tiến hành đầu tiên nhằm thống kê, phân loại những công trình
nghiên cứu về tục ngữ theo từng vấn đề một cách hệ thống.
4.2 Phương pháp so sánh
So sánh để thấy được những điểm tương đồng cũng như những khác biệt, những điểm đặc
sắc, mới mẻ của các công trình nghiên cứu theo từng vấn đề hoặc thời gian. Trên cơ sở đó, người
viết có thể miêu tả lịch sử nghiên cứu thể loại này.
4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề
Phân tích các công trình nghiên cứu về tục ngữ từ đó có thể tổng hợp, khái quát những
đóng góp cũng như những hạn chế của các công trình, qua đó tìm ra những khoảng trống, các khía
cạnh tục ngữ chưa được nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng còn nhiều bàn cãi, qua đó đề xuất,
kiến nghị các hướng nghiên cứu tục ngữ sau này.
Thực tế, bức tranh nghiên cứu tục ngữ Việt Nam cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Qua
tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có hai hướng nghiên cứu tục ngữ: thứ nhất, tục ngữ được khám phá
dưới nhiều góc độ: ngữ văn học, ngôn ngữ học, đạo đức học, dân tộc học, xạ hội học...thứ hai, tục
ngữ được lý giải, tìm tòi với nhiều vấn đề. Cả hai hướng nghiên cứu tục ngữ đều đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách tổng thuật theo từng vấn đề, sắp xếp để
giới thiệu các công trình theo trình tự thời gian vì cách làm này có thể giúp mọi người dễ dàng nhận
ra tiến trình nghiên cứu tục ngữ, thuận lợi đối với người đọc khi tìm ra vấn đề trong từng công trình,
qua đó tiếp tục phần nghiên cứu sau này.Với cách tổng thuật như trên, trong quá trình tìm hiểu, có
thể một công trình được nhắc lại nhiều lần với các vấn đề khác nhau.
5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
Qua việc tổng thuật tình hình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay, luận văn có
thể giúp người đọc khám phá bức tranh toàn cục về nghiên cứu thể loại, học hỏi những thành tựu
trong nghiên cứu tục ngữ của những người đi trước. Từ đó, mọi người có thể nhận thức đúng đắn
hơn về bản chất, đặc điểm, giá trị thể loại này cũng như hiểu được những nỗ lực của các nhà khoa
học trong việc chiếm lĩnh, khám phá kho tàng tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Giúp mọi người thêm yêu quý di sản, tinh hoa trí tuệ của cha ông, dân tộc trong đó có tục
ngữ. Nâng cao ý thức giữ gìn và quý trọng vốn tục ngữ vô giá vì tục ngữ là kho kinh nghiệm quý
báu của cha ông đúc kết lại trên tất cả các lĩnh vực cuộc sống, vì nó thể hiện lối sống của thời đại,
lối nghĩ của nhân dân, lối nói của dân tộc.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm có 4 chương:
+Chương 1:Giới thiệu chung về tục ngữ và tình hình nghiên cứu tục ngữ ở Việt Nam.
Ở chương này, chúng tôi trình bày một số vấn đề mang tính lý thuyết làm cơ sở, nền tảng
cho việc nghiên cứu của luận văn như: khái quát về tục ngữ, tục ngữ - một thể loại văn học giàu
tiềm năng nghiên cứu và vài nét về tình hình nghiên cứu tục ngữ ở Việt Nam.
+Chương 2: Những công trình nghiên cứu về vấn đề nội dung tục ngữ Việt Nam
Đây là chương chúng tôi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về sự phong phú, đa dạng của
nội dung tục ngữ; những quan niệm về nghĩa của tục ngữ và giải thích ý nghĩa từng câu tục ngữ.
+Chương 3: Những công trình nghiên cứu về vấn đề thi pháp tục ngữ Việt Nam
Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về cú pháp; vần, nhịp, sự hòa
đối và phương thức tạo nghĩa trong tục ngữ.
+Chương 4: Những công trình nghiên cứu về các vấn đề khác của tục ngữ Việt Nam.
Các vấn đề mà chúng tôi tìm hiểu ở chương này là: nhận diện tục ngữ; so sánh; vận dụng và
sáng tạo tục ngữ; mối quan hệ giữa tục ngữ và các thể loại văn học dân gian khác; khai thác tục ngữ
phục vụ cho hôm nay và cội nguồn tục ngữ.
Ở mỗi chương, chúng tôi sẽ tóm tắt nội dung, nhận xét các công trình nghiên cứu và đề xuất
các hướng nghiên cứu tiếp theo cho những vấn đề còn bỏ ngỏ.
Ngoài ra luận văn còn có phần Phụ lục, gồm:
+Bảng thống kê các công trình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (theo trình tự
thời gian)
+Giới thiệu một số hình ảnh sách, luận án, luận văn nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ
1975 đến nay.
+Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu tục ngữ
Việt Nam ( theo thứ tự A,B,C tên tác giả)
+Lược trích một số bài nghiên cứu in trên các báo, tạp chí theo các vấn đề đã tìm hiểu trong
luận văn .
B.PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỤC NGỮ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TỤC NGỮ Ở VIỆT NAM.
1.1Khái quát về tục ngữ:
1.1.1 Khái niệm tục ngữ:
Từ trước đến nay, ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa về tục ngữ.
Vũ Ngọc Phan trong công trình “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, năm 1965 đã định
nghĩa như sau: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,
một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán”[182, 39].
Trong bài viết “ Đạo lý trong tục ngữ” đăng trên tạp chí Văn học, số 5 năm 1985, Nguyễn
Đức Dân đã quan niệm:“Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức,
kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã
hội” [ 18, 58].
Hoàng Tiến Tựu trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam”, tập 2 năm 1990 đã cho
rằng: “Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận
xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, súc
tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền” [257,109].
Theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong “Văn học dân gianViệt
Nam” do Nxb Giáo dục phát hành năm 1998 thì: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa
hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ” [112, 244].
Có thể nói: tục ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có chức năng thông báo, có khả năng tạo câu
một cách độc lập dưới dạng lời nói, hình thức cấu trúc của chúng tương đối ổn định, có ý nghĩa khái
quát cao, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều