Luận văn Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi hình thái trong giai đoạn phát triển hoa In Vitro ở cây Hướng dương (Helianthus annuus L.)

Đời sống của thực vật có hoa thường trải qua ba giai đoạn: giai đoạn ấu niên – không ra hoa, giai đoạn trưởng thành –có khả năng ra hoa nếu nhận được đầy đủ kích thích từ môi trường, giai đoạn sinh sản –sự ra hoa thật sự xảy ra. Trong đó, giaiđoạn trưởng thành và ra hoa là thời kỳ quan trọng và thu hút nhiều mối quan tâm nghiên cứu. Cùng với sự phát triển của khoa học, nuôi cấy in vitrocung cấp cho các nhà thực vật học một phương pháp nghiên cứu mới nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các y ếu tố tác động đến đối tượng đang tìm hiểu. Phương pháp này đã và đang có những thành công đối với sự ra hoa ở nhiều loại cây trồngtrong và ngoài nước. Từ thời xa xưa, hướng dương đã là một loài hoa được yêu thích trên thế giới bởi vẻ đẹp rực rỡ và tính hướng dương của nó. Không những là một loại hoa cảnh, hướng dương còn cung cấp tinh dầu từ hạt có giá trị trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Tại Việt Nam, Đỗ Thị Ngọc Hà và cs. (2008) đã có công trình nghiên cứu về sự ra hoa in vitro ở hướng dương với đề tài “Sự biến đổi mô phân sinh ngọn chồi trong những điều kiện nuôi cấy in vitrokhác nhau ở cây Hướng dương (Helianthus annuus L.)”. Đề tài đã đạt được thành công trong việc khảo sát những ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy khác nhau lên giai đoạn chuy ển tiếp ra hoa và tượng hoa ở hướng dương. Tuy nhiên, hoa in vitrocó kiểu hình chưa hoàn chỉnhso với hoa trong tự nhiên. Vì vậy, đề tài "Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi hình thái trong giai đoạn phát triển hoa in vitro ở cây hướng dương Helianthus annuusL." được thực hiện nhằm: -Tìm hiểu một số thay đổi về h ình thái và sinh lý của cây hướng dương trong giai đoạn hình thành và tăng trưởng hoa. -Tìm hiểu về vai trò chất khoáng, tỷ lệ C/N, cách xử lý mẫu cấy và các chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên sự hình thành và tăng trưởng hoa in vitro. Bên cạnh đó, đề tài cũng được thực hiện nhằm xây dựng quy trình nhân giống hướng dương in vitrokhông đột biến, từ đó kiểm soát được những đột biến xảy ra trong điều kiện ex vitro.

pdf34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi hình thái trong giai đoạn phát triển hoa In Vitro ở cây Hướng dương (Helianthus annuus L.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ – THẢO LUẬN Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 30 3.1. KẾT QUẢ 3.1.1. Quan sát sự phát triển của cây trong vườn 3.1.1.1. Quan sát những thay đổi hình thái bên ngoài Hạt giống hoa hướng dương đa sắc TN 18 được gieo vào các chậu nhỏ có đường kính 18 cm. Hạt bước vào giai đoạn sinh dưỡng 10 ngày sau khi nảy mầm, với chiều cao cây 7 – 8 cm và có hai lá dài hơn 4 cm (V2) (ảnh 3.1). Sau 20 ngày, cây đạt đến giai đoạn V8 (có 8 lá dài hơn 4 cm), chiều cao 13 – 15 cm (ảnh 3.2). Chiều cao cây tăng lên 35 – 40 cm vào ngày thứ 30 với bộ lá xòe rộng, cây đạt 10 – 11 lóng (ảnh 3.3). Cây chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh sản, hình thành nụ hoa và đến ngày thứ 40, khi chiều cao cây khoảng 70 – 80 cm, nụ hoa có thể được nhìn thấy bằng mắt thường (giai đoạn nụ non, tương ứng R1) (ảnh 3.4). Giai đoạn lá bắc đóng, tương ứng R2 (khoảng cách từ nụ hoa đến lá gần nhất bên dưới nhỏ hơn 2 cm) được nhận biết vào khoảng ngày thứ 48 (ảnh 3.5). Ngày thứ 53 – 55 đánh dấu giai đoạn lá bắc mở, tương ứng R3, khoảng cách từ nụ hoa đến lá gần nhất bên dưới lớn hơn 2 cm cũng là lúc có thể nhìn thấy các hoa bìa bên trong tổng bao (ảnh 3.6). Ngày thứ 58 – 60, hoa bìa xuất hiện, tương ứng giai đoạn R4 với các hoa chưa nở hoặc nở một phần (ảnh 3.7). Các hoa bìa nở hoàn toàn và hoa đĩa ở các vòng bên ngoài bắt đầu nở vào khoảng ngày thứ 62 (giai đoạn hoa đĩa nở, tương ứng R5) (ảnh 3.8). Cần 3 ngày để tất cả các hoa đĩa trong cụm hoa nở hoàn toàn và sang ngày thứ 67, các hoa đĩa bắt đầu lão suy (ảnh 3.9). Cụm hoa đầu ở đỉnh có đường kính trung bình 10 – 12 cm khi đạt cực đại, số hoa bìa 20 – 35 tùy theo màu sắc và hoa đĩa 150 – 200. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 31 Ảnh 3.1: Giai đoạn sinh dưỡng của hướng dương đa sắc (10 ngày sau khi nảy mầm) Ảnh 3.2: Giai đoạn sinh dưỡng của hướng dương đa sắc (20 ngày sau khi nảy mầm) Ảnh 3.3: Giai đoạn sinh dưỡng của hướng dương đa sắc (30 ngày sau khi nảy mầm) Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 32 Ảnh 3.4: Giai đoạn nụ non của hướng dương đa sắc Ảnh 3.5: Giai đoạn lá bắc đóng của hướng dương đa sắc Ảnh 3.6: Giai đoạn lá bắc mở của hướng dương đa sắc Ảnh 3.7: Giai đoạn hoa bìa xuất hiện của hướng dương đa sắc Ảnh 3.8: Giai đoạn hoa đĩa nở của hướng dương đa sắc Ảnh 3.9: Giai đoạn bắt đầu lão suy của hướng dương đa sắc Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 33 3.1.1.2. Quan sát hình thái giải phẫu Ở giai đoạn sinh dưỡng, vào ngày thứ 30 sau khi nảy mầm, mô phân sinh ngọn chồi của hướng dương có hình chóp nhỏ với hai phác thể lá hai bên (ảnh 3.10). Sau đó hai ngày, chóp này kéo dài, tăng sinh về chiều cao (ảnh 3.11). Đến ngày thứ 35 sau khi nảy mầm, hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy mô phân sinh ngọn chồi gia tăng đường kính, mở rộng bề mặt để đóng vai trò như một đế hoa cho giai đoạn sinh sản (ảnh 3.12). Giai đoạn nụ non bắt đầu với những biến đổi từ ngoại vi của đế hoa vào trong, cụ thể là sự hình thành các sơ khởi hoa nhỏ từ ngoài rìa đế hoa tiến dần vào trung tâm. Hoạt động này xảy ra cùng lúc với sự san bằng đế hoa cho đến khi các sơ khởi hoa nhỏ phân bố đều trên đế hoa. Các sơ khởi bên ngoài lớn hơn bên trong và có dạng mấu, vảy. Giai đoạn này kết thúc khi toàn bộ đế hoa đều đã hình thành các sơ khởi hoa nhỏ (ảnh 3.13, 3.14, 3.15). Giai đoạn lá bắc đóng được đánh dấu bởi sự tăng trưởng và biệt hóa các sơ khởi hoa đã hình thành trong giai đoạn trước. Có thể chia giai đoạn này ra làm hai thời kỳ sớm và muộn. Thời kỳ sớm là sự thay đổi hình dạng các sơ khởi, từ dạng vảy sang dạng khối với các thùy (chưa phân biệt hoa đĩa hay hoa bìa) (ảnh 3.16, 3.17, 3.18). Thời kỳ muộn có thể thấy rõ dưới kính hiển vi khi vòi nhụy tăng trưởng bên trong bầu noãn hạ (đối với hoa đĩa) (ảnh 3.19, 3.20) và hoa bìa chưa có sắc tố. Các hoa có kích thước nhỏ dần từ ngoài vào trong. Dựa vào những thay đổi hình thái này, có thể nói cụm hoa hướng dương kết thúc giai đoạn tượng hoa vào cuối thời kỳ sớm, với các bộ phận của hoa đã được hình thành đầy đủ, khi các lá bắc chưa mở. Giai đoạn lá bắc mở bắt đầu khi có sự phân biệt rõ ràng hoa đĩa và hoa bìa bằng mắt thường. Mỗi hoa đĩa tăng trưởng đi kèm với một lá bắc (dạng vảy), bên trong là các hạt phấn bao xung quanh vòi nhụy. Hoa bìa ở giai đoạn này đã kéo dài và có sắc tố với ba thùy cuộn vào nhau (ảnh 3.21, 3.22). Giai đoạn này kết thúc khi nhìn từ bên ngoài tổng bao có thể thấy hoa bìa nằm bên dưới các lá bắc. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 34 Ảnh 3.10: Mô phân sinh ngọn chồi của hướng dương đa sắc vào ngày thứ 30 sau khi nảy mầm Ảnh 3.11: Mô phân sinh ngọn chồi của hướng dương đa sắc vào ngày thứ 32 sau khi nảy mầm Ảnh 3.12: Mô phân sinh ngọn chồi của hướng dương đa sắc vào ngày thứ 35 sau khi nảy mầm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 35 Ảnh 3.13: Giai đoạn nụ non, thời kỳ đầu của hướng dương đa sắc. Các sơ khởi hoa đầu tiên mới xuất hiện. Ảnh 3.14: Giai đoạn nụ non, thời kỳ giữa của hướng dương đa sắc. Các sơ khởi hoa lan dần vào bên trong đồng thời với sự san bằng đế hoa. Ảnh 3.15: Giai đoạn nụ non, thời kỳ cuối của hướng dương đa sắc. Các sơ khởi hoa phân bố đều trên bề mặt đế hoa. Các sơ khởi bên ngoài lớn hơn bên trong. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 36 Ảnh 3.16: Giai đoạn lá bắc đóng, thời kỳ sớm của hướng dương đa sắc Ảnh 3.17: Các hoa ở ngoại vi vào giai đoạn lá bắc đóng, thời kỳ sớm Ảnh 3.18: Một sơ khởi hoa đang biệt hóa vào giai đoạn lá bắc đóng, thời kỳ sớm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 37 Ảnh 3.21: Lát cắt dọc một bông hoa hướng dương đa sắc giai đoạn lá bắc mở Ảnh 3.22: Các hoa nhỏ của hướng dương đa sắc giai đoạn lá bắc mở (A: hoa bìa, B: hoa đĩa và lá bắc vảy, C: hoa đĩa cắt dọc) Ảnh 3.19: Giai đoạn lá bắc đóng, thời kỳ muộn của hướng dương đa sắc Ảnh 3.20: Vòi nhụy tăng trưởng bên trong bầu noãn một hoa đĩa vào giai đoạn lá bắc đóng, thời kỳ muộn của hướng dương đa sắc C B A Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 38 3.1.1.3. Cường độ hô hấp nụ hoa hướng dương ở các giai đoạn phát triển Nụ hoa vào các giai đoạn nụ non được đo cường độ hô hấp ở tình trạng nguyên vẹn. Các giai đoạn sau do kích thước cụm hoa đầu lớn nên mẫu được tách nhỏ hoa đĩa và hoa bìa để đưa vào buồng đo. Cuồng độ hô hấp tăng mạnh ở giai đoạn khởi đầu, sau đó giảm dần. Hô hấp vào giai đoạn biệt hóa và tăng trưởng các sơ khởi hoa giảm mạnh (lá bắc đóng và mở), có thể do mẫu không nguyên vẹn. Giai đoạn hoa bìa xuất hiện cường độ hô hấp tăng trở lại, có thể do các thành phần rời đã phát triển hoàn chỉnh nên ít bị ảnh hưởng bởi vết thương. Bảng 3.1: Cường độ hô hấp nụ hoa trong vườn ở các giai đoạn phát triển Các giai đoạn phát triển Cường độ hô hấp (µmol O2/g.giờ) R1-1 Nụ non, thời kỳ đầu 13,68 ± 0,26 a R1-2 Nụ non, thời kỳ giữa 11,52 ± 0,23 b R1-3 Nụ non, thời kỳ cuối 8,29 ± 0,59 c R2 Lá bắc đóng 2,05 ± 0,05 e R3 Lá bắc mở 1,25 ± 0,03 e R4 Hoa bìa xuất hiện 6,15 ± 0,28 d Hình 3.1: Cường độ hô hấp nụ hoa trong vườn qua các giai đoạn phát triển 0,000 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 R1-1 R1-2 R1-3 R2 R3 R4 Các giai đoạn tăng trưởng C ư ờ ng đ ộ hô h ấp (µ m ol O 2/ g. gi ờ ) Các giai đoạn phát triển Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 39 3.1.2. Cường độ hô hấp và cường độ quang hợp cây in vitro Cường độ hô hấp cao nhất khi chồi sinh sản mới bước vào giai đoạn nụ non. Đây là giai đoạn làm đầy đế hoa bằng cách phát sinh các sơ khởi hoa nhỏ. Sau đó, hô hấp giảm dần đến giai đoạn biệt hóa và tăng trưởng hoa (lá bắc đóng) và tăng nhẹ khi lá bắc mở. Giai đoạn này là lúc các hoa đĩa và hoa bìa, đã được xác định ở giai đoạn trước, tiếp tục tăng trưởng để hoàn thiện hình thái và tổng hợp sắc tố. Các hoa bìa xuất hiện cũng là lúc hô hấp giảm. Bảng3.2 : Cường độ hô hấp nụ hoa in vitro ở các giai đoạn phát triển Các giai đoạn phát triển Cường độ hô hấp (µmol O2/g.giờ) R1-1 Nụ non, thời kỳ đầu 34,19 ± 0,05 a R1-2 Nụ non, thời kỳ giữa 25,44 ± 0,79 b R1-3 Nụ non, thời kỳ cuối 18,44 ± 0,55 c R2 Lá bắc đóng 16,54 ± 0,30 d R3 Lá bắc mở 19,64 ± 0,49 c R4 Hoa bìa xuất hiện 13,51 ± 0,32 e Hình 3.2 : Cường độ hô hấp của nụ hoa in vitro qua các giai đoạn phát triển 0,000 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 R1-1 R1-2 R1-3 R2 R3 R4 Các giai đoạn tăng trưởng C ư ờ ng đ ộ hô h ấp (µ m ol O 2/ g. gi ờ ) Các giai đo phát triể Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 40 Cường độ quang hợp của lá trưởng thành gần nhất bên dưới nụ hoa tăng khi nụ hoa mới bước vào giai đoạn nụ non (tạo sơ khởi ), giảm dần và tăng nhẹ ở giai đoạn lá bắc đóng (biệt hóa và tăng trưởng các sơ khởi). Sau đó, quang hợp giảm khi lá bắc mở và duy trì mức độ đó đến khi hoa bìa xuất hiện và bắt đầu nở. Bảng3.3: Cường độ quang hợp của lá trưởng thành gần nhất bên dưới nụ hoa in vitro ở các giai đoạn phát triển Các giai đoạn phát triển Cường độ quang hợp (µmol O2/cm2.giờ) R1-1 Nụ non, thời kỳ đầu 1,015 ± 0,002 a R1-2 Nụ non, thời kỳ giữa 0,873 ± 0,003 b R1-3 Nụ non, thời kỳ cuối 0,614 ± 0,004 d R2 Lá bắc đóng 0,686 ± 0,003 c R3 Lá bắc mở 0,423 ± 0,027 e R4 Hoa bìa xuất hiện 0,389 ± 0,003 e Hình 3.3: Cường độ quang hợp của lá trưởng thành gần nhất bên dưới nụ hoa in vitro qua các giai đoạn phát triển 0,000 0,200 0,400 0,600 0,800 1,000 1,200 R1-1 R1-2 R1-3 R2 R3 R4 Các giai đoạn tăng trưởng C ư ờ ng đ ộ qu an g hợ p (µ m ol O 2/ cm 2. gi ờ ) Các giai đoạn phát triển Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 41 3.1.3. Xác định hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong nụ hoa in vitro và trong vườn 3.1.3.1. Hoạt tính auxin Hoạt tính auxin thấp nhất ở giai đoạn lá bắc đóng (biệt hóa và tăng trưởng các sơ khởi hoa nhỏ) và đạt cực đại khi vào giai đoạn lá bắc mở ở cả cây ex vitro và in vitro. Hàm lượng auxin khi cụm hoa đang tạo các sơ khởi (nụ non) và khi hoa bìa bắt đầu nở tương đương nhau đối với mẫu in vitro. Tuy nhiên, mẫu ex vitro có sự giảm nhẹ nếu so sánh giữa hai giai đoạn này. Đặc biệt, hoạt tính auxin in vitro thấp hơn ex vitro vào giai đoạn lá bắc đóng nhưng cao hơn nhiều khi lá bắc mở. Bảng 3.4: Hoạt tính auxin trong nụ hoa ở các giai đoạn phát triển Hoạt tính auxin (mg/L) Các giai đoạn phát triển Ex vitro In vitro R1 Nụ non 1,25 ± 0,07 b 1,25 ± 0,11b R2 Lá bắc đóng 0,64 ± 0,06 d 0,23 ± 0,08 c R3 Lá bắc mở 1,59 ± 0,04 a 2,13 0,09 a R4 Hoa bìa xuất hiện 1,02 ± 0,14 c 1,11 ± 0,09 b Hình 3.4: Hoạt tính auxin trong nụ hoa qua các giai đoạn phát triển 0,000 0,500 1,000 1,500 2,000 2,500 R1 R2 R3 R4 Các giai đoạn tăng trưởng H o ạt t ín h ( m g /L ) ex vitro in vitro Các giai đoạn phát triển Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 42 3.1.3.2. Hoạt tính cytokinin Hoạt tính cytokinin tăng cao nhất vào giai đoạn lá bắc mở ở cả hoa in vitro và ex vitro. Có sự duy trì hoạt tính ở mức trung bình trong các giai đoạn còn lại đối với nụ hoa ex vitro. Nụ hoa in vitro có hoạt tính cytokynin nhỏ hơn nhiều so với ex vitro qua tất cả các giai đoạn. Bảng3.5 : Hoạt tính cytokinin trong nụ hoa ở các giai đoạn phát triển Hoạt tính cytokinin (mg/L) Các giai đoạn phát triển Ex vitro In vitro R1 Nụ non 0,63 ± 0,15 ab 0,12 ± 0,01 b R2 Lá bắc đóng 0,99 ± 0,77 a 0,25 ± 0,01 a R3 Lá bắc mở 0,52 ± 0,12 b 0,09 ± 0,01 c R4 Hoa bìa xuất hiện 0,52 ± 0,14 b 0,06 ± 0,00 c Hình 3.5: Hoạt tính cytokinin trong nụ hoa qua các giai đoạn phát triển 0,000 0,200 0,400 0,600 0,800 1,000 1,200 R1 R2 R3 R4 Các giai đoạn tăng trưởng H o ạt t ín h ( m g /L ) ex vitro in vitro á giai đoạn phát triển Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 43 3.1.3.3. Hoạt tính gibberellin Gibberellin hoạt động mạnh khi hoa ex vitro mới bước vào giai đoạn (tạo sơ khởi). Hoạt tính của hormone này giảm rõ rệt ngay từ khi lá bắc còn đóng (biệt hóa và tăng trưởng sơ khởi) và mất hẳn khi hoa bìa bắt đầu nở. Không có sự tăng mạnh hoạt tính gibberellin ở nụ hoa in vitro như ex vitro. Tuy nhiên, hoạt động của hormone này vẫn tồn tại đến khi lá bắc mở. Bảng3.6: Hoạt tính gibberellin trong nụ hoa ở các giai đoạn phát triển Hoạt tính gibberellin (mg/L) Các giai đoạn phát triển Ex vitro In vitro R1 Nụ non 2,91 ± 0,06 a 0,56 ± 0,05 a R2 Lá bắc đóng 0,48 ± 0,09 b 0,26 ± 0,01 b R3 Lá bắc mở 0,61 ± 0,03 b 0,35 ± 0,04 b R4 Hoa bìa xuất hiện 0,00 ± 0,00 c 0,00 ± 0,00 c Hình 3.6: Hoạt tính gibberellin trong nụ hoa qua các giai đoạn phát triển 0,000 0,500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 R1 R2 R3 R4 Các giai đoạn tăng trưởng H o ạt t ín h ( m g /L ) ex vitro in vitro ác giai đoạn phát triển Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 44 3.1.3.4. Hoạt tính acid abscisic Hoạt tính ABA tăng mạnh ở giai đoạn lá bắc đóng (biệt hóa và tăng trưởng các sơ khởi) của nụ hoa ex vitro và giảm xuống thấp nhất khi lá bắc mở (các sơ khởi hoàn thiện cấu trúc và tổng hợp sắc tố). Tuy nhiên, cả hai giai đoạn này đều không có sự xuất hiện ABA trong nụ hoa in vitro. ABA in vitro chỉ tồn tại ở giai đoạn nụ non mới hình thành và khi hoa bìa xuất hiện. Bảng 3.7: Hoạt tính acid abscisic trong nụ hoa ở các giai đoạn phát triển Hoạt tính acid abcisic (mg/L) Các giai đoạn phát triển Ex vitro In vitro R1 Nụ non 0,86 ± 0,07 b 0,65 ± 0,07 a R2 Lá bắc đóng 1,41 ± 0,08 a 0,00 ± 0,00 c R3 Lá bắc mở 0,46 ± 0,06 c 0,00 ± 0,00 c R4 Hoa bìa xuất hiện 0,59 ± 0,10 c 0,19 ± 0,03 b Hình 3.7: Hoạt tính acid abscisic trong nụ hoa qua các giai đoạn phát triển 0,000 0,200 0,400 0,600 0,800 1,000 1,200 1,400 1,600 R1 R2 R3 R4 Các giai đoạn tăng trưởng H o ạt t ín h ( m g /L ) ex vitro in vitro ác giai đoạn phát triển Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 45 3.1.4. Ảnh hưởng của thành phần khoáng lên sự phát triển cụm hoa Môi trường MS ½ (giảm N, P, K): Các chồi sinh sản hình thành sau 3 tuần nuôi cấy. Sau đó, các chồi này (giai đoạn nụ non) được cấy chuyền sang môi trường tương ứng. Bộ lá bên dưới phát triển mạnh, ôm lấy thân sau 3 tuần tiếp theo; lá bắc xung quanh nụ hoa phát triển mạnh và sau đó nụ hoa dần héo tàn. Trường hợp xuất hiện hoa bìa là khi cấy chuyền lần thứ hai với đối tượng là các nhánh hoa (giai đoạn lá bắc đóng) bên dưới hoa chính vào môi trường tương ứng kết hợp với việc loại bỏ các chồi thứ cấp bên dưới nếu có phát sinh. Hoa đĩa phát triển chậm hơn hoa bìa (ảnh 3.23A). Môi trường MS (không tăng hay giảm N, P, K): Số lượng chồi sinh sản hình thành cao nhất trong các loại môi trường. Tuy nhiên, 3 tuần sau khi cấy chuyền, bộ lá bên dưới phát triển mạnh, ôm lấy thân; các nhánh hoa bên dưới vươn cao; lá bắc xung quanh các nụ hoa phát triển mạnh và sau đó nụ hoa dần héo tàn. Trường hợp xuất hiện hoa bìa cũng tương tự trên môi trường MS ½. Hoa đĩa phát triển mạnh hơn hoa bìa. Các lá bắc dạng vảy phát triển mạnh, có màu xanh (ảnh 3.23B). Môi trường MS, giảm N, tăng P, K: Số lượng chồi hoa hình thành tương đương trên môi trường MS ½. Sau khi cấy chuyền 3 tuần, hai lá xung quanh chồi hoa phát triển; các nhánh hoa bên dưới phát triển nhưng không vươn cao như trên môi trường MS; lá bắc xung quanh tương xứng với hoa. Hoa bìa chỉ xuất hiện khi cắt bỏ tất cả các hoa khác. Tuy nhiên, cả hoa đĩa và hoa bìa đều không có số lượng lớn (ảnh 3.23C). Môi trường MS, tăng P, K, không giảm N: Sau 3 tuần, chỉ một chồi hoa hình thành ở đỉnh nhưng các lá xung quanh to khỏe, xòe rộng. Các chồi sinh sản này được cấy chuyền sang môi trường mới và sau 3 tuần, cả hoa đĩa và hoa bìa đều phát triển với số lượng hoa bìa tối đa 10 hoa. Tuy nhiên, sự sắp xếp vòng hoa không đều (ảnh 3.23D). Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 46 Bảng3.8: Ảnh hưởng của hàm lượng khoáng lên số lượng chồi sinh sản hình thành trên một mẫu cấy sau 3 tuần nuôi cấy Môi trường Số lượng chồi sinh sản M1 MS ½ 4,13 ± 0,18 c M2 MS 6,40 ± 0,16 a M3 MS giảm N tăng P, K 4,80 ± 0,16 b M4 MS tăng P, K, không giảm N 1,00 ± 0,00 d Bảng 3.9: Ảnh hưởng của hàm lượng khoáng lên số lượng hoa bìa và hoa đĩa trên một cụm hoa đầu in vitro sau 8 tuần nuôi cấy Môi trường Số hoa bìa Số hoa đĩa M1 MS ½ 3,87 ± 0,07c 3,27 ± 0,18d M2 MS 5,67 ± 0,24b 12,27 ± 0,57a M3 MS giảm N tăng P, K 3,13 ± 0,18d 6,67 ± 0,24c M4 MS tăng P, K, không giảm N 7,20 ± 0,12a 11,27 ± 0,35a Hình 3.8: Ảnh hưởng của hàm lượng khoáng lên sự hình thành và tăng trưởng cụm hoa đầu 0 2 4 6 8 10 12 14 M1 M2 M3 M4 Các loại môi trường S ố lư ợ ng h oa / m ẫu c ấy Số chồi sinh sản / mẫu cấy Số hoa bìa / cụm Số hoa đĩa / cụm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 47 Ảnh 3.23 : Hoa in vitro sau 8 tuần nuôi cấy trên các môi trường khoáng thay đổi (A: MS ½; B: MS; C: MS giảm N, tăng P, K; D: MS tăng P, K) 3.1.5. Ảnh hưởng của hàm lượng đường lên sự phát triển cụm hoa Sau 8 tuần nuôi cấy (kể cả các lần cấy chuyền), trên môi trường bổ sung 50 g/L sucrose số lượng hoa bìa đạt cao nhất là 8 hoa đối với các nhánh bên dưới hoa chính (ảnh 3.24A). Cũng trên môi trường này, hoa của mẫu cấy ban đầu chỉ cho 5 cánh không đều nhau với hoa đĩa phát triển mạnh. Môi trường bổ sung 60 g/L sucrose cũng cho số lượng hoa bìa xấp xỉ nghiệm thức 50 g/L sucrose. Tuy nhiên, hình dạng hoa bìa và hoa đĩa bất thường so với tự nhiên (ảnh 3.24B). Hai nghiệm thức còn lại cho số lượng hoa bìa và hoa đĩa không đáng kể. C A B D Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 48 Bảng 3.10 : Ảnh hưởng của sucrose lên số lượng hoa bìa và hoa đĩa trên một cụm hoa đầu in vitro sau 8 tuần nuôi cấy Sucrose (g/L) Số hoa bìa Số hoa đĩa 30 0,60 ± 0,12d 1,87 ± 0,07c 40 2,07 ± 0,18c 2,07 ± 0,18c 50 6,47 ± 0,35a 12,60 ± 0,50a 60 5,53 ± 0,41a 4,67 ± 0,18b Hình 3.9: Ảnh hưởng của sucrose lên số lượng hoa bìa và hoa đĩa trên một cụm hoa đầu in vitro sau 8 tuần nuôi cấy 0 2 4 6 8 10 12 14 30 40 50 60 Sucrose (g/L) S ố h o a / c ụm Số hoa bìa / cụm Số hoa đĩa / cụm Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 49 Ảnh 3.24 : Hoa in vitro sau 8 tuần nuôi cấy trên môi trường bổ sung sucrose ở các nồng độ khác nhau (A: 50 g/L, B: 60 g/L) 3.1.6. Ảnh hưởng của cách xử lý mẫu cấy lên sự tăng trưởng hoa - Cắt bỏ hết lá xung quanh chồi hoa và ở các đốt bên dưới: Hoa chết chỉ sau 4 tuần nuôi cấy. - Cắt bỏ bớt lá, chỉ để lại 2 – 4 lá gần chồi hoa nhất đồng thời cắt bỏ hoa phụ bên hông hoa chính: Cụm hoa phát triển đầy đủ cả hoa bìa và hoa đĩa sau 6 tuần và có dấu hiệu xuất hiện thêm hoa bìa (ảnh 3.25B). - Để lại toàn bộ lá: Lá bên dưới và lá bắc xung quanh hoa phát triển mạnh cùng với sự chen chúc các cụm hoa làm hạn chế số lượng hoa bìa và hoa đĩa (ảnh 3.25A). Bảng 3.11: Ảnh hưởng của cách xử lý mẫu cấy lên số lượng hoa bìa và hoa đĩa trên một cụm hoa đầu in vitro sau 6 tuần nuôi cấy Cách xử lý mẫu cấy Số hoa bìa Số hoa đĩa Cắt hết lá 0,00 ± 0,00 c 0,00 ± 0,00 c Để lại 2 – 4 lá 6,60 ± 0,12 a 10,87 ± 0,29 a Để lại toàn bộ lá 4,20 ± 0,12 b 7,67 ± 0,13 b A B Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Văn Lệ HV: Lê Thị Trang Nhã Trang 50 Ảnh 3.25: Hoa in vitro sau 6 tuần nuôi cấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11.pdf
  • pdf1.pdf
  • pdf2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5.pdf
  • pdf6.pdf
  • pdf7.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10.pdf
  • pdf12.pdf
  • pdf13.pdf
  • pdf14.pdf
Luận văn liên quan