Luận văn Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone,1931) tại Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Tôm bố mẹ được nhập về từ hai nguồn chính là Singapore, đã được kiểm tra kiểm dịch kỹ lưỡng không mang các bệnh nguy hiểm và đạt tiêu chuẩn: + Đối với tôm đực: Tuyển chọn những con có chiều dài 16 ÷ 18cm, khối lượng từ 45 ÷ 50 gam, khỏe mạnh, có màu sắc sáng bóng, không bị trắng cơ, các phần phụ còn nguyên vẹn (không bị mòn đuôi, mòn chân, không bị cụt râu), petasma không bị tổn thương. + Đối với tôm cái: Tuyển chọn những con có chiều dài từ 18 ÷ 20cm, khối lượng từ 55 ÷ 60 gam, khỏe mạnh, có màu sắc sáng bóng, không bị trắng cơ, các phần phụ còn nguyên vẹn, Thelycum không bị tổn thương.

doc64 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone,1931) tại Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone,1931) tại Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone,1931) tại Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, gia đình và các anh chị của trung tâm để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này . Tôi xin cảm ơn Khoa Nuôi trồng Thủy Sản – Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đợt thực tập này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Mai Như Thuỷ đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị của trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.Đặc biệt tôi xin cảm ơn anh Bùi Đức Tân và anh (chị) trong trung tâm sản xuất giống đã tận tình chỉ bảo tôi. Tôi xin gửi lời ơn đến cha mẹ và các bạn bè đã ủng hộ và giúp tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bến Tre, tháng 6 năm 2012 Sinh viên Huỳnh Thanh Minh MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH v GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặc điểm sinh học của tôm He chân trắng 3 1.1.1 Vị trí phân loại 3 1.1.2 Đặc điểm phân bố của tôm He chân trắng 3 1.1.3 Tập tính sống và khả năng thích ứng với một số điều kiện môi trường 4 1.1.4 Các thời kỳ phát triển và vòng đời của tôm He chân trắng 5 1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng. 8 1.1.6 Đặc điểm sinh sản. 9 1.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm He chân trắng 11 1.2.1 Trên thế giới 11 1.2.2 Tại Việt Nam 12 Phần 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 14 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (Hình 2.1) 14 2.3 Các phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu 15 2.4 Phương pháp xử lý số liệu 17 Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 3.1 Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất 19 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19 3.1.2 Công trình, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất 21 3.2 Vài nét về công ty TNHH đầu tư thuỷ sản Huy Thuận. 26 3.3 Công tác vệ sinh trại và chuẩn bị nước 27 3.3.1 Công tác vệ sinh trại 27 3.3.2 Công tác chuẩn bị nước 28 3.4 Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ 30 3.4.1 Nguồn gốc tôm bố mẹ 30 3.4.2 Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ 30 3.4.3 Kỹ thuật cho đẻ 32 3.5 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ Nauplius đến Post Larvae. 35 3.5.1 Công tác vệ sinh và chuẩn bị bể ương 35 3.5.2 Kỹ thuật làm thức ăn sống cho ấu trùng 36 3.5.3 Kỹ thuật ương từ Nauplius đến P4 39 3.5.4 Kỹ thuật nuôi từ P4 – P12 46 3.5.5 Kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển 46 3.5.6 Các yếu tố môi trường trong bể ương ấu trùng 47 3.5.7 Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm He chân trắng 49 3.6 Công tác phòng và trị bệnh 51 3.6.1 Phòng bệnh 51 3.6.2 Trị bệnh 52 Phần 4:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54 4.1 Kết luận 54 4.2 Đề xuất ý kiến 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 DANH MỤC BẢNG trang Bảng 1.1: Khả năng thích nghi với một số yếu tố môi trường 4 Bảng 1.2: Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Nauplius 5 Bảng 1.3: Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Zoea 6 Bảng 1.4: Đặc điểm giai đoạn Mysis 6 Bảng 2.1: Độ chính xác của các thiết bị đo 15 Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường nước biển tại trại giống 20 Bảng 3.2: Các chỉ số môi trường nước sau khi chuẩn bị xong 29 Bảng 3.3: Các yếu tố môi trường trong bể nuôi thành thục 31 Bảng 3.4: Chế độ cho tôm bố mẹ ăn trong ngày 31 Bảng 3.5: Kết quả sinh sản qua 4 lần cho đẻ 34 Bảng 3.6: Kết quả ấp nở trứng 35 Bảng 3.7: Diễn biến yếu tố độ mặn và nhiệt độ trong bể đẻ và ấp trứng 35 Bảng 3.8: Diễn biến yếu tố pH và độ kiềm trong bể đẻ và ấp trứng 35 Bảng 3.9: Điều kiện môi trường và mật độ để ấp nở Artemia 39 Bảng 3.10: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của một số loại thức ăn 40 Bảng 3.11: Thành phần thức ăn cho các giai đoạn phụ của Zoea 42 Bảng 3.12: Khẩu phần thức ăn sống các giai đoạn phụ của Zoea 42 Bảng 3.13: Thành phần thức ăn cho các giai đoạn phụ của Mysis 42 Bảng 3.14: Chế độ cho ăn ở giai đoạn Mysis 43 Bảng 3.15: Thành phần thức ăn cho các giai đoạn phụ của Post larvae 43 Bảng 3.16: Chế độ cho ăn ở giai đoạn Post larvae 44 Bảng 3.17: Nồng độ dung dịch Treflan cho từng giai đoạn ấu trùng 52 DANH MỤC HÌNH Trang GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT N : Giai đoạn Nauplius Z : Giai đoạn Zoea M : Giai đoạn Mysis P : Giai đoạn Postlarvae NTTS : Nuôi trồng Thủy sản TLS : Tỷ lệ sống. TLN : Tỷ lệ nở T : Thời gian biến thái E : Tổng số trứng A : Tổng số ấu trùng có trong bể TB : Trung bình MỞ ĐẦU Việt Nam có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nước ta một tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là nuôi tôm. Hiện nay nguồn lợi thủy sản trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng suy giảm nhanh chóng, nó đang là vấn đề nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân gây ra như dân số tăng nhanh, người dân không có ý thức trong việc khai thác, các hoạt động kinh tế khác không được quản lý chặt chẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên... Để khôi phục lại nguồn lợi thủy sản nên từ đó nghề nuôi trồng thủy sản ra đời, đã tạo ra được lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể cung cấp cho thị trường, đáp ứng được nhu cầu đời sống của con người. Trong xu thế hiện nay, tôm là loại thực phẩm được ưa chuộng ở rất nhiều nước trên thế giới vì đây là loại thực phẩm cao cấp có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giàu đạm, vitamin.... Do đó nghề nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú, đã phát triển không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước khác trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở nước ta, từ năm 1980, nghề nuôi tôm đã hình thành và phát triển rất mạnh, được xem đây là ngành nghề mũi nhọn của cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, việc phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu có tầm quan trọng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Song song với việc nuôi tôm, việc sản xuất tôm giống cũng đang là vấn đề quan trọng hiện nay, đòi hỏi phải tạo ra được con giống có chất lượng cao, sạch bệnh, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, các trại sản xuất tôm giống phát triển nhiều nhưng phân bố chưa cân đối, chủ yếu tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung. Để đáp ứng được nhu cầu về con giống đảm bảo chất lượng cao, cung cấp cho nhu cầu nuôi của bà con trong và ngoài tỉnh, cũng như các định hướng phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản, Sở thủy sản Bến Tre đã cho phép ra đời dự án “TRUNG TÂM SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HUY THUẬN” thuộc công ty TNHH đầu tư thủy sản Huy Thuận, đặt tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Nhằm mục đích nắm được quy trình sản xuất giống tôm sú, đưa lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, em đã được khoa NTTS trường ĐH Nha Trang phân công thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp:“Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone, 1931)” tại trung tâm sản xuất giống Huy Thuận – Bến Tre. Nội dung nghiên cứu gồm: Tìm hiểu cơ sở vật chất của trại giống Tìm hiểu kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ Nauplius đến Postlarvae Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị Do còn nhiều hạn chế về thời gian thực tập, tài liệu, kinh nghiệm nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn! Bến Tre, tháng 6 năm 2012 Sinh viên Huỳnh Thanh Minh Phần 1:TỔNG LUẬN 1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm He chân trắng. 1.1.1 Vị trí phân loại Ngành chân khớp: Arthropoda Lớp giáp xác: Crustacea Bộ mười chân: Decapoda Bộ phụ bơi lội: Natantia Bộ tôm he: Penaeidae Giống: Penaeus Loài: Penaeus vanamei Boone, 1931 Hình 1.1 Hình dạng ngoài của tôm He chân trắng Tên tiếng anh: Whiteleg shrimp Tên Việt Nam: Tôm He chân trắng 1.1.2 Đặc điểm phân bố của tôm He chân trắng Tôm He chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo thuộc Đông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La Tinh) và Nam Trung Mỹ. Trên thế giới tôm He chân trắng phân bố nhiều ở vùng biển Ecuado, tại vùng Esmieraldes quanh năm đều bắt được tôm cái mang trứng. Vì vậy, tôm He chân trắng được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ. Ở Châu Á không có tôm He chân trắng phân bố tự nhiên. Vào những thập niên 1980 - 1990 của thế kỷ XX đối tượng này đã được thuần hóa, di giống nuôi thử nghiệm thành công ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… tại Trung Quốc những năm gần đây, tỉnh Quảng Đông đã xem tôm chân trắng là đối tượng nuôi chính thay thế cho tôm He Trung Quốc (P.chinensis).Tôm chân trắng có thể sống ở độ sâu 72 m, đáy bùn, nhiệt dộ nước ổn định từ 25 ÷ 32oC, độ mặn 28 ÷ 34 0/00, pH từ 7,7 ÷ 8,3. Giai đoạn tôm con sống ở vùng cửa sông, trưởng thành sống ở biển sâu. 1.1.3 Tập tính sống và khả năng thích ứng với một số điều kiện môi trường a. Tập tính sống Trong vùng biển tự nhiên tôm He chân trắng sống ở đáy cát, độ sâu từ 0 ÷ 72m, tôm trưởng thành phần lớn sống ở vùng biển gần bờ, tôm nhỏ ưa sống ở khu vực cửa sông giàu dinh dưỡng. Ngoài tự nhiên tôm nhỏ thường sống ở vùng cửa sông có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, tôm trưởng thành bơi ra biển giao vĩ và tiến hành sinh sản. Trong tự nhiên tôm mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70 m nước, độ mặn 350/00, nhiệt độ nước từ 26 ÷ 280C. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới đi kiếm ăn. b. Khả năng thích ứng của tôm He chân trắng với một số yếu tố môi trường Trong điều kiện tự nhiên tôm He chân trắng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường nếu các yếu tố môi trường dao động trong khoảng thích hợp sau: Bảng 1.1: Khả năng thích nghi của tôm He chân trắng với một số yếu tố môi trường: TT Chỉ tiêu Khả năng thích ứng Khoảng thích ứng nhất 1 Nhiệt độ (0C) 18 ÷ 37 (0C) 25 ÷ 32 (0C) 2 Độ mặn (S0/00) 0,5 ÷ 45 (0/00) 18 ÷ 22 (0/00) 3 pH 7,0 ÷ 9,0 7,5 ÷ 8,5 4 Oxy hòa tan 4 ÷ 8 (mg/l) ≥ 4 (mg/l) 5 Độ kiềm 100 ÷ 250 (mg/l) 6 Độ trong 30 ÷ 50 (cm) 7 NH4-N ≥ 0,4 (mg/l) 8 NH3 < 0,1 (mg/l) 9 H2S < 0,002 (mg/l) 10 BOD 5 ÷ 30 (mg/l) 11 COD < 6 (mg/l) 12 Màu nước Xanh lục, xanh nõn chuối Vỏ đậu, màu mận chín (Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003) 1.1.4 Các thời kỳ phát triển và vòng đời của tôm He chân trắng a. Các thời kỳ phát triển Bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi tôm chết bao gồm nhiều thời kỳ như: thời kỳ phôi, thời kỳ ấu trùng, thời kỳ ấu niên, thời kỳ thiếu niên, thời kỳ sắp trưởng thành và thời kỳ trưởng thành. * Thời kỳ phôi: Bắt đầu khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi phụ thuộc rất lớn vào yếu tố nhiệt độ nước. * Thời kỳ ấu trùng Ấu trùng tôm He chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn Nauplius (N): Ấu trùng N trải qua 6 lần lột xác và có 6 giai đoạn phụ. Ấu trùng Nauplius có 3 đôi phần phụ và một diểm mắt. Đôi phần phụ thứ nhất không phân nhánh, là mầm của đôi Anten1. Hai đôi phần phụ thứ 2, thứ 3 phân hai nhánh, là mầm của đôi Anten2 và đôi hàm 1. Trên các phần phụ có nhiều lông cứng. Ở giai đoạn (N1) lông cứng trơn. Từ (N2) trở đi,lông cứng có nhiều lông nhỏ dạng lông chim. Trên chạc đuôi có các gai đuôi, công thức gai đuôi là đặc điểm quan trọng để phân biệt các giai đoạn Nauplius. Bắt đầu từ N3, mặt bụng ấu trùng xuất hiện các mấu lồi là mầm của đôi hàm 2, hàm 3, chân hàm 1, 2, 3 sau này. Giai đoạn N4, N5, N6 phần sau cơ thể kéo dài. Ấu trùng Nauplius bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zíc zắc, không định hướng và không liên tục. Bảng 1.2: Đặc điểm phân biệt các giai đoạn phụ ấu trùng Nauplius Giai đoạn Công thức gai đuôi Đặc điểm lông cứng Nauplius 1 1 – 1 Trơn Nauplius 2 1 – 1 Lông chim Nauplius 3 2 – 3; 3 -3 Lông chim Nauplius 4 3 – 4; 4 - 4 Lông chim Nauplius 5 4 – 5; 5 - 5 Lông chim Nauplius 6 7 - 7 Lông chim (Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003) + Giai đoạn Zoea (Z): Có 3 giai đoạn phụ gồm: - Zoea 1: Cơ thể kéo dài chia làm hai phần,phần đầu có vỏ giáp,phần sau gồm 5 đốt ngực và phần bụng chưa phân đốt có chạc đuôi,chưa có chủy đầu,mắt chưa có cuống. - Zoea 2: Chủy đầu xuất hiện,hai mắt kép có cuống mắt tách rời, phần bụng đã chia thành 4 đốt. - Zoea 3: Có chủy đầu,hai mắt kép có cuống. Ở mặt bụng phần đầu ngực xuất hiện 5 đôi chân ngực. Phần bụng có 7 đốt bao gồm 6 đốt bụng và một chạc đuôi, đốt bụng 6 kéo dài có mầm chân đuôi. Bảng 1.3: Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Zoea Đặc điểm Zoea 1 Zoea 2 Zoea 3 1. Chủy đầu Không Có Có 2. Cuống mắt Không Không Có 3. Mầm chân đuôi Không Không Có (Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003) Ấu trùng Zoea bơi lội nhờ hai đôi Anten và ba đôi chân hàm. Chúng bơi liên tục có định hướng, bơi thẳng về phía trước. + Giai đoạn Mysis(M): Có 3 giai đoạn phụ là M1, M 2, M3. Giai đạn Mysis mầm chân đuôi phát triển, nhánh ngoài của Anten2 dẹp hình thành vẩy râu, cơ thể cong gập. Ở giai đoạn này, ấu trùng M bơi lội theo kiểu búng ngược vận động chủ yếu dựa vào 5 đôi chân bò. Bảng 1.4 Đặc điểm giai đoạn Mysis Đặc điểm M1 M2 M3 Mầm chân bụng Bắt đầu hình thành Có một đốt Có 2 đốt (Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003) Sự khác biệt giữa Z và M là Z ăn thực vật phù du, còn M ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phù du; Z có khuynh hướng bơi gần mặt nước do đặc tính hướng quang, còn M thì bơi hướng xuống sâu và đuôi đi trước, đầu đi sau. M cũng ít bị lôi cuốn bởi ánh sáng như các thời kỳ N và Z. Khi bơi ngược đầu M dùng 5 cặp chân bơi ở dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy tảo khuê vào miệng và đẩy động vật phù du về phía cặp chân đi để tóm lấy dễ dàng hơn. + Giai đoạn Postlarvae (PL) Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng ngoài giống như của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong của Anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu dựa vào 5 đôi chân bụng. PL bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi.Tuổi của PL tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, nhưng từ PL5 trở đi chúng di chuyển xuống đáy. * Thời kỳ ấu niên Do ấu trùng đã có hệ thống mang đã hoàn chỉnh, nên tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và sắc tố thân ngày càng phát triển, thời kỳ này tương đương với tôm bột hay PL5 ÷ PL20. * Thời kỳ thiếu niên Thời kỳ này, tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ thân, thelycum và petasma được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt. Cuối thời kỳ ấu niên bắt đàu xuất hiện sự sinh trưởng không đều giữa hai giới, cá thể cái lớn nhanh hơn đực. Giai đoạn này tương đương với giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm trong sản xuất. * Thời kỳ sắp trưởng thành Tôm trưởng thành về mặt sinh dục như cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, cá thể đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, cá thể cái đã tham gia giao vĩ lần đầu. * Thời kỳ trưởng thành Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng di cư và sống ở vùng biển sâu, nơi có độ trong cao và độ mặn ổn định. b. Vòng đời của tôm He chân trắng Trong vòng đời của mình, tôm He chân trắng có giai đoạn ấu niên và thiếu niên sống ở vùng cửa sông, đến thời kỳ sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm tham gia sinh sản lần đầu thì sống ở vùng triều có độ sâu từ 7 ÷ 20m nước. Khi trưởng thành và có sản phẩm sinh dục đã chín hoàn toàn thì chuyển ra vùng biển khơi, ở đó có độ sâu khoảng 70m nước và tham gia sinh sản ở đây. Trứng và ấu trùng Z, M sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào vùng gần bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae và tiếp tục theo thủy triều trôi dạt vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu niên và tiếp tục vòng đời của chúng. 1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm He chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ động, thực vật. Trong nuôi tôm thâm canh hay nuôi bán thâm canh có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp. Ở giai đoạn tiền ấu trùng và hậu ấu trùng, chúng sử dụng thức ăn tự nhiên của loài chủ yếu là tảo đơn bào và luân trùng. Trong sinh sản nhân tạo người ta thường sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, tảo khô, các chất bổ sung khác… Nhu cầu dinh dưỡng của tôm He chân trắng Tôm He chân trắng có nhu cầu về đạm (20 ÷ 35%) thấp hơn so với tôm sú (38 ÷ 40%), hệ số thức ăn FCR thấp khoảng 0,9 ÷ 1,2 so với tôm sú là 1,5. Cũng giống như các loài tôm He khác, thức ăn của nó cũng cần các thành phần như: Protein, Lipid, vitamin, muối khoáng,… Thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng tới sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. * Nhu cầu protein Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm. Nhu cầu Protein thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của tôm. Giai đoạn ấu trùng cần hàm lượng cao hơn so với giai đoạn nuôi thương phẩm… * Nhu cầu lipid Thành phần Lipid có trong thức ăn khoảng 6 ÷7,5%. Không nên quá 10% vì sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng và tăng tỷ lệ tử vong. * Nhu cầu vitamin Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cở, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện dinh dưỡng. Nhu cầu từng loại vitamin cho từng loài tôm, từng giai đoạn phát triển của tôm vẫn chưa được biết nhiều. Trong thức ăn lượng vitamin bổ sung thường nhiều hơn nhu cầu thực tế nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước, do phân hủy trong quá trình sản xuất. * Nhu cầu khoáng Giống như các động vật thủy sản khác, tôm co thể hấp thụ và bài tiết chất khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, nhu cầu chất khoáng ở tôm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khoáng có trong môi trường tôm đang sống. Tính ăn của tôm Trong vòng đời của tôm, tùy thuộc vào giai đoạn biến thái mà chúng sử dụng các loại thức ăn khác nhau. * Giai đoạn Nauplius Tôm dinh dưỡng bằng lượng noãn hoàng dự trữ, chưa sử dụng thức ăn ngoài. Đến cuối N6 hệ tiêu hóa có sự chuyển động nhu động, chuẩn bị cho giai đoạn sử dụng thức ăn ngoài. * Giai đoạn Zoea Ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi chủ yếu là tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros sp, Cossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolenia,… * Giai đoạn Mysis Ấu trùng bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng N-Copepoda, N-artemia, ấu trùng động vật thân mềm, … Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu trùng Mysis vẫn có thể ăn tảo Silic. * Giai đoạn Post larvae Tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như Artemia, Copepoda, ấu trùng giáp xác, ấu trùng động vật thân mềm,… Cần chú ý giai đoạn này tôm thích ăn mồi sống, nếu thiếu thức ăn thì tôm sẽ ăn thịt lẫn nhau. * Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành Từ thời kỳ ấu niên, tôm thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên về động vật). Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ. Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng tôm chân trắng còn được cho ăn các loại thức ăn nhân tạo và thức ăn tự chế biến như: lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, thịt tôm, thịt hầu, trùng,… 1.1.6 Đặc điểm sinh sản a. Cơ quan sinh sản * Cơ quan sinh dục đực Cơ quan sinh dục đực bên trong của Tôm gồm một đôi tinh hoàn và đôi ống dẫn tinh. Đôi tinh hoàn trong suốt không sắc tố, nằm ở mặt lưng từ vùng tim đến gan tụy. Đôi túi tinh đổ ra hai lỗ sinh dục ở gốc đôi chân bò 5. Túi tinh có chứa tinh trùng sẽ có màu xám nhạt hoặc trắng sữa. Khi tôm đực thành thục, ta có thể thấy rõ đôi túi tinh trắng đục ở gốc đôi chân bò 5. Đây là căn cứ để tuyển chọn tôm đực khi nuôi tôm bố mẹ. Cơ quan sinh dục đực bên ngoài bao gồm Petasma và đôi phụ bộ đực. Petasma do hai nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành, đôi phụ bộ đực do hai nhánh trong của đôi chân bò 2 biến thành. * Cơ quan sinh dục cái Cơ quan sinh dục cái bên ngoài là Thelycum, có nhiệm vụ nhận và giữ túi tinh từ tôm đực chuyển sang. Thelycum nằm giữa gốc đôi chân ngự
Luận văn liên quan