MỞ ĐẦU
Con người luôn phải chống lại với những khắc nghiệt trong cuộc sống như lũ lụt, hạn
hán, động đất, sống thần,. và cả bệnh tật nữa. Với bệnh tật thì ung thư được xem như là
một bản án tử hình. Để hỗ trợ các bác sỹ trong việc khám và chữa bệnh nói chung, bệnh ung
thư nói riêng thì cần phải có các thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật trên thế giới, các thiết bị này ngày càng hoàn thiện về tính năng cũng
như sự tiện dụng. Trong đó, chụp ảnh cắt lớp phát xạ positron (PET) là kỹ thuật chẩn đoán
hình ảnh hiệu quả và được đưa vào sử dụng ở nước ta trong những năm gần đây. Với ảnh
chụp cắt lớp vi tính (CT) chỉ có thể cho biết hình ảnh về cấu trúc giải phẩu học. Riêng với
ảnh chụp PET cho biết chức năng trao đổi chất của các mô, cơ quan con người. Chính khả
năng này giúp các bác sỹ phát hiện bệnh trước khi cơ thể có những thay đổi về cấu trúc giải
phẫu học và đưa ra các phác đồ điều trị một cách có hiệu quả.
85 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 11310 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính toán che chắn an toàn bức xạ cho phòng máy PET và khu vực lân cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Huỳnh Xuân Mai
TÍNH TOÁN CHE CHẮN AN TOÀN
BỨC XẠ CHO PHÒNG MÁY PET VÀ
KHU VỰC LÂN CẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Huỳnh Xuân Mai
TÍNH TOÁN CHE CHẮN AN TOÀN
BỨC XẠ CHO PHÒNG MÁY PET VÀ
KHU VỰC LÂN CẬN
Chuyên ngành: Vật lí nguyên tử
Mã số: 60 44 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Đông Sơn
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu, nội dung
trong luận văn là trung thực.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2013.
Tác giả luận văn
Lê Huỳnh Xuân Mai
2
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ nhiệt tình và những lời động viên của gia đình, quý thầy cô và các bạn. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Vật lý nguyên tử, hạt nhân và
năng lượng cao của Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tiến sĩ Nguyễn Đông Sơn, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Toàn bộ giảng viên bộ môn Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao của
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu, nền tảng vững chắc để thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những
đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Tấn Châu ở cơ sở PET/CT bệnh viện Chợ Rẫy và
tập thể lớp cao học Vật lý hạt nhân khóa 22 đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG AN TOÀN BỨC XẠ ĐỐI
VỚI MÁY PET ............................................................................................................ 9
1.1. Sơ lược về máy PET ..................................................................................................... 9
1.1.1. Nguyên lý hoạt động của máy PET ......................................................................... 9
1.1.2. Một số ứng dụng lâm sàng của PET, PET/CT ...................................................... 11
1.1.3. Các quy trình kỹ thuật [1] ...................................................................................... 13
1.2. Sự bố trí các phòng chức năng tại một cơ sở PET hay PET/CT [11, tr. 48-55] ... 15
1.2.1. Vị trí cơ sở PET trong bệnh viện ........................................................................... 15
1.2.2. Thiết kế một cơ sở PET ......................................................................................... 16
1.3. An toàn bức xạ trong cơ sở PET .............................................................................. 18
1.3.1. Những quy định về giới hạn liều phóng xạ [3, tr.174-176] ................................... 18
1.3.2. Bảo vệ bức xạ cho nhân viên trong cơ sở PET [10, tr.23-31] ............................... 20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHE CHẮN AN TOÀN BỨC XẠ
CHO CƠ SỞ PET ...................................................................................................... 23
2.1. Mục đích và nguyên tắc của thiết kế che chắn ........................................................ 23
2.1.1. Mục đích ................................................................................................................ 23
2.1.2. Nguyên tắc của thiết kế che chắn .......................................................................... 23
2.2. Những yếu tố cần thiết trong che chắn [16, tr.16-22] ............................................. 26
2.2.1. Tường bên trong .................................................................................................... 26
2.2.2. Tường bên ngoài .................................................................................................... 27
2.2.3. Sàn nhà và trần nhà ................................................................................................ 28
2.2.4. Vùng không gian xen kẽ ........................................................................................ 29
2.3. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến tính toán che chắn ........................ 29
2.3.1. Mục tiêu của thiết kế che chắn P (shielding design goals) .................................... 29
2.3.2. Hằng số suất liều hiệu dụng 𝚪 (effective dose rate constant) ................................ 29
2.3.3. Hoạt độ hấp thu Ao (administered activity ) .......................................................... 32
2.3.4. Hệ số chiếm cứ T (occupancy factor) .................................................................... 32
4
2.3.5. Hệ số giảm liều Rt (dose reduction factor) ............................................................ 33
2.3.6. Hệ số truyền qua B (transmission factor) .............................................................. 33
..................................................................................................................................... 36
2.3.7. Kerma (kinetic energy released per mass unit ) .................................................... 37
2.3.8. Liều hiệu dụng (effective dose) ............................................................................. 37
2.4. Phương pháp tính toán che chắn ATBX cho cơ sở PET [6] .................................. 38
2.4.1. Tính toán che chắn cho phòng tiêm (hấp thu) ....................................................... 40
2.4.2. Tính toán che chắn đối với phòng chụp ảnh .......................................................... 41
2.4.3. Tính toán che chắn đối với tầng trên và tầng dưới của cơ sở PET ........................ 43
2.4.4. Các phòng liền kề với khu vực kiểm soát ............................................................. 46
2.5. Những cân nhắc trong thiết kế che chắn ................................................................. 48
2.5.1. Một số hướng dẫn để thực hiện tốt hơn thiết kế che chắn cho cơ sở PET ............ 49
2.5.2. Sự thiết kế cơ sở PET một cách hợp lý ................................................................. 52
2.5.3. Che chắn máy CT .................................................................................................. 52
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CHE CHẮN AN TOÀN BỨC XẠ CHO CƠ SỞ
PET/CT Ở BỆNH VIỆN CHỢ RẪY. ...................................................................... 53
3.1. Dữ liệu để tính toán che chắn cho cơ sở PET/CT ở bệnh viện Chợ Rẫy .............. 53
3.1.1. Sơ đồ mô phỏng điểm tính liều của cơ sở PET/ CT .............................................. 53
3.1.2. Các tham số trong tính toán che chắn cho cơ sở PET/CT ..................................... 54
3.1.3. Số liệu tính liều hiệu dụng tại các phòng trong cơ sở PET/CT ............................. 55
3.2. Tính toán che chắn ATBX cho cơ sở PET/CT ở bệnh viện Chợ Rẫy ................... 57
3.2.1. Tính toán che chắn cho phòng tiêm 2 và 3 ............................................................ 57
3.2.2. Tính toán che chắn cho phòng vệ sinh bệnh nhân ................................................. 59
3.2.3. Tính toán che chắn cho phòng chụp PET/CT........................................................ 62
3.2.4. Kiểm tra ATBX sau khi che chắn chì ở các phòng phóng xạ ............................... 68
3.3. Đánh giá kết quả và thảo luận .................................................................................. 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 77
5
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAPM : American Association of Physicists in Medicine
ALARA : As Low As Reasonably Achievable
AP : Antero posterior
ATBX : An toàn bức xạ
CFR : Code of Federal Regulations
CPM : Count per minute
CT : Computed Tomography
CTDI : Computed Tomography Dose Index
DCPX : Dược chất phóng xạ
DLP : Dose Length Product
FDG : Fluorodeoxyglucose
HVL : Half value layer
IAEA : International Atomic Energy Agency
ICRP : International Commission on Radiological Protection
Kerma : Kinetic Energy Released in Material
LOR : Line Of Response
MRI : Magnetic resonance imaging
NCRP : National Council on Radiation Protection
PET : Positron Emission Tomography
SI : The International System of Units
SPECT : Single Photon Emission Computed Tomography
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TF : Table feed
TVL : Tenth value layer
6
MỞ ĐẦU
Con người luôn phải chống lại với những khắc nghiệt trong cuộc sống như lũ lụt, hạn
hán, động đất, sống thần,... và cả bệnh tật nữa. Với bệnh tật thì ung thư được xem như là
một bản án tử hình. Để hỗ trợ các bác sỹ trong việc khám và chữa bệnh nói chung, bệnh ung
thư nói riêng thì cần phải có các thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật trên thế giới, các thiết bị này ngày càng hoàn thiện về tính năng cũng
như sự tiện dụng. Trong đó, chụp ảnh cắt lớp phát xạ positron (PET) là kỹ thuật chẩn đoán
hình ảnh hiệu quả và được đưa vào sử dụng ở nước ta trong những năm gần đây. Với ảnh
chụp cắt lớp vi tính (CT) chỉ có thể cho biết hình ảnh về cấu trúc giải phẩu học. Riêng với
ảnh chụp PET cho biết chức năng trao đổi chất của các mô, cơ quan con người. Chính khả
năng này giúp các bác sỹ phát hiện bệnh trước khi cơ thể có những thay đổi về cấu trúc giải
phẫu học và đưa ra các phác đồ điều trị một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên với kỹ thuật chụp ảnh PET thì bệnh nhân trở thành nguồn phóng xạ sau khi
được tiêm dược chất phóng xạ (DCPX) vào cơ thể. Các bức xạ này phát ra mang năng
lượng 511 KeV. Đối với máy chụp ảnh cắt lớp đơn photon (SPECT) và máy CT thì các bức
xạ phát ra mang năng lượng lần lượt khoảng 140 KeV và 100 KeV. Như vậy, các bức xạ từ
chụp ảnh PET mang năng lượng cao hơn nhiều so với chụp SPECT và CT. Điều nguy hiểm
là phóng xạ tích lũy trong cơ thể con người theo năm tháng. Nó có thể gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Do đó, vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ
(ATBX) phải đặt lên hàng đầu. Với bệnh nhân, cùng với những lợi ích trong chẩn đoán thì
luôn đi kèm với những tác hại tiềm tàng của bức xạ. Nên các y bác sỹ luôn cân nhắc cho
từng trường hợp cụ thể. Còn đối với nhân viên bức xạ và công chúng thì việc phòng chống
bức xạ được quy định rõ ràng trong những tiêu chuẩn quốc gia. Hiểu được tầm quan trọng
của vấn đề này, một số tổ chức như ủy ban quốc tế về an toàn bức xạ (ICRP) và cơ quan
năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã có những đóng góp quan trọng trong việc khuyến
cáo và ban hành các tiêu chuẩn ATBX. Từ những năm 30, ICRP đã khuyến cáo rằng mọi
tiếp xúc với bức xạ vượt quá giới hạn phông bình thường nên giữ ở mức độ càng thấp càng
tốt. Khuyến cáo đó được bổ sung bằng những khuyến cáo giới hạn liều được điều chỉnh
hàng năm, để giúp đỡ nhân viên bức xạ và công chúng phòng tránh quá liều. Cụ thể là giới
hạn liều đối với nhân viên bức xạ trong một năm riêng lẻ có thể lên tới 50 mSv/năm nhưng
phải bảo đảm liều trung bình trong 5 năm làm việc liên tục không được vượt quá 20
7
mSv/năm. Đối với công chúng thì liều thấp hơn nhưng không nên vượt quá 1 mSv/năm [3,
tr.174-176]. Để bảo đảm những quy định về ATBX vừa nêu, ngoài việc giảm thời gian tiếp
xúc với nguồn phóng xạ và tăng khoảng cách đến nguồn phóng xạ thì chủ yếu được thực
hiện bằng cách che chắn.
Tính toán che chắn an toàn bức xạ cho phòng máy PET và khu vực lân cận còn gọi là
tính toán che chắn an toàn bức xạ cho cơ sở PET. Sự tính toán này có nhiều phức tạp do sự
đóng góp của nhiều nguồn phóng xạ đặt ở nhiều nơi tiếp giáp với các khu vực có người lưu
lại (gọi là khu vực chiếm cứ). Với chụp CT thì bức xạ phát ra trong một khoảng thời gian
nhất định và chỉ cần che chắn cho phòng máy CT. Còn đối với chụp PET thì bức xạ phát ra
trong khoảng thời gian khá dài: 60 phút hấp thu, 30 phút chụp ảnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân
có sự đi lại từ phòng tiêm thuốc (phòng hấp thu) đến phòng vệ sinh dành riêng cho bệnh
nhân, rồi đến phòng chụp PET. Nên việc che chắn không chỉ cho phòng chụp PET mà còn
che chắn cho phòng tiêm, phòng vệ sinh của bệnh nhân PET, các phòng bên cạnh, trên và
dưới các phòng phóng xạ này. Theo số liệu hệ số suy giảm tuyến tính ở tài liệu [3, tr.50] với
bức xạ mang năng lượng 511 KeV thì bề dày một nửa này là 4,2 mm chì hay 3,4 cm bê
tông, còn với năng lượng bức xạ của máy CT khoảng 100 KeV thì bề dày một nửa này là
0,1 mm chì hay 1,7 cm bê tông. Do đó, bề dày của vật liệu che chắn cho PET lớn hơn đáng
kể so với che chắn cho máy CT.
Việc thiết kế che chắn an toàn bức xạ cho cơ sở PET là một bài toán vừa mang tính
khoa học vừa mang tính kinh tế. Một mặt, nó phải đáp ứng được các quy định về liều giới
hạn đối với từng đối tượng cụ thể. Mặt khác, nó cần hợp lí về chi phí che chắn. Tuy nhiên,
tính toán che chắn không thể giải quyết được nếu chỉ dựa vào những công thức đơn giản về
sự suy giảm của chùm tia photon khi đi qua vật chất, mà còn cần dựa trên sự hiểu biết về
đặc trưng của nguồn phát bức xạ, thời lượng làm việc cũng như cách bố trí các phòng chức
năng trong cơ sở PET.
Trước những vấn đề quan tâm cần giải quyết như trên, tôi đã chọn đề tài “Tính toán
che chắn an toàn bức xạ cho phòng máy PET và khu vực lân cận“ làm đề tài luận văn thạc
sĩ. Hiện nay, hướng dẫn chung về phương pháp tính toán che chắn cho cơ sở PET đã được
trình bày bởi nhóm 108 của hiệp hội y vật lí Bắc Mỹ (AAPM Task Group 108) [6]. Dựa trên
8
tài liệu này, luận văn sẽ tìm hiểu cơ sở khoa học, phương pháp tính toán che chắn cho cơ sở
PET và áp dụng trong trường hợp cụ thể. Luận văn gồm những nội dung chính như sau:
Phần I: Mở đầu
Phần này trình bày những hiểu biết tổng quan của tác giả về ATBX liên quan đến chụp
ảnh PET, kỹ thuật tính toán che chắn và từ đó đề ra mục tiêu nghiên cứu.
Phần II: Nội dung
Chương 1- Những vấn đề chung trong an toàn bức xạ đối với máy PET.
Chương này trình bày những kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động, ứng dụng lâm
sàng, các quy trình kỹ thuật của chụp PET và sự bố trí các phòng chức năng trong cơ sở
PET. Đồng thời cũng đề cập đến những quy định về giới hạn liều và vấn đề bảo vệ bức xạ
cho nhân viên.
Chương 2 - Phương pháp tính toán che chắn an toàn bức xạ cho cơ sở PET
Chương này trình bày mục đích và những nguyên tắc của thiết kế che chắn, những yếu
tố cần thiết trong che chắn, những khái niệm và đại lượng liên quan đến tính toán che chắn
và phương pháp tính toán che chắn cho cơ sở PET.
Chương 3 -Tính toán che chắn an toàn bức xạ cho cơ sở PET/CT ở bệnh viện Chợ Rẫy.
Chương này trình bày quá trình tính toán bề dày chì che chắn cho các phòng phóng xạ
ở bệnh viện Chợ Rẫy và đánh giá, thảo luận các kết quả.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết các kết quả đã đạt được đồng thời đưa ra các kết luận và nhận định về đề tài
này. Ngoài ra, nêu lên những kiến nghị về phương pháp tính toán, phương hướng nghiên
cứu và phát triển tiếp theo cho đề tài.
9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG AN TOÀN BỨC XẠ
ĐỐI VỚI MÁY PET
PET được xem là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, mang lại hiệu quả cao.
PET hoạt động dựa trên cơ sở vật lý là sự phát xạ positron và tương tác của tia gamma với
vật chất. Bên cạnh đó, với đề tài “Tính toán che chắn an toàn bức xạ cho phòng máy PET
và khu vực lân cận“ thì rất cần thiết phải tìm hiểu sự bố trí các phòng chức năng trong cơ sở
PET để đảm bảo ATBX cũng như chi phí che chắn hợp lý.
1.1. Sơ lược về máy PET
1.1.1. Nguyên lý hoạt động của máy PET
PET là một kỹ thuật chẩn đoán hiệu quả trong việc xác định các mô có một tỷ lệ trao
đổi chất cao. PET không giống với các kiểu chẩn đoán khác dựa trên bức xạ. Các kiểu chụp
ảnh khác cho ra một hình ảnh giải phẫu của một mô hoặc cơ quan trong khi đó hình ảnh
PET xác định được mức độ trao đổi chất.
PET dựa trên nguyên lý sử dụng các DCPX (đồng vị phóng xạ phát bức xạ positron
gắn với hợp chất đánh dấu) tập trung đặc hiệu vào các mô trong cơ thể cần khảo sát theo cơ
chế chuyển hóa, hoạt động chức năng. Máy PET sẽ ghi nhận lại bức xạ phát ra từ các mô
đó. Một positron phát ra từ hạt nhân nguyên tử của đồng vị phóng xạ kết hợp với một điện
tử tự do (electron) trong mô cơ thể, tạo nên sự hủy cặp positron - electron. Hiện tượng hủy
cặp này sẽ phát ra hai tia gamma có năng lượng 511 keV theo 2 hướng ngược nhau.
Hình 1.1: Sự hủy cặp positron - electron [4, tr.26]
Các đầu dò gamma được bố trí thành một vòng tròn, để dò tìm bức xạ hủy cặp gây ra
bởi các positron tương tác với các electron. Nếu cả hai gamma này được ghi nhận đồng thời
(ghi nhận trùng phùng) bởi hai đầu dò thì sẽ có một xung điện phát ra. Vị trí xuất hiện của
hai gamma được xem là nằm trên một đường nối giữa hai đầu dò đó, kí hiệu là LOR
Hủy cặp
10
Hình 1.2: Các đường nối sự kiện trùng phùng (LOR) [4, tr.26]
Mỗi sự kiện trùng phùng tương ứng với một LOR xác định. Số LOR tối đa giữa các
cặp đầu dò trên cùng vòng tròn là n2/2, với n là số đầu dò trên một vòng tròn. Có thể có đến
hàng triệu LOR. Máy PET thường có nhiều vòng tròn của đầu dò được đặt sát nhau. Các
đầu dò của các vòng tròn khác nhau cũng có thể ghi nhận trùng phùng. Các dữ liệu trùng
phùng được lưu trữ trong các sinogram. Thông tin trong sinogram sẽ được chuyển đổi thành
hình ảnh nhờ phần mềm tái tạo ảnh chuyên dụng. Máy PET tại cùng một thời điểm có thể
ghi nhận hàng triệu dữ liệu như vậy, tạo nên hình ảnh phân bố phóng xạ trong không gian
của tổ chức, cơ quan trong cơ thể.
Hình 1.3: Sơ đồ hoạt động của máy PET [13, tr.6]
Hiện nay để tăng hiệu quả chẩn đoán hình ảnh người ta kết hợp giữa máy PET và máy
CT. Về hoạt động, chức năng chụp CT là chùm photon được tạo ra từ bên ngoài bằng ống
phát tia X, xuyên qua cơ thể bệnh nhân và được ghi nhận bởi đầu dò phía đối diện nguồn tia
X. Khi đó có sự kết hợp giữa hình ảnh chức năng, chuyển hóa ở mức độ tế bào, mức độ
phân tử của ảnh PET với hình ảnh cấu trúc giải phẫu rõ nét của các cơ quan, định vị chính
Thiết bị ghi nhận sự
trùng phùng
Sinogram
Hủy cặp Tái tạo ảnh
11
xác của chụp CT. Do vậy, PET/CT có khả năng phát hiện tổn thương và các biến đổi bất
thường trong cơ thể ở những giai đoạn rất sớm đặc biệt là sự hình thành, phát triển và di căn
của các khối u. Các kết quả ghi bằng máy PET/CT góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán
và điều trị ung thư, đặc biệt là đánh giá được đáp ứng của bệnh sau mỗi đợt điều trị, giúp
bác sỹ lựa chọn phác đồ tối ưu đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất cho bệnh nhân.
Hình 1.4: Sơ đồ hoạt động của máy PET/CT [10, tr.7]
1.1.2. Một số ứng dụng lâm sàng của PET, PET/CT
1.1.2.1. Ung thư
Trong những năm qua, trê