Luận văn Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên

Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu và là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về xã hội và môi trường. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” [30, trang 44]. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Viện nghiên cứu phát triển du lịch và UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt, trong đó mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Phú Yên thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp "sạch" mang màu sắc độc đáo của Phú Yên và khu vực” [20, trang 2]. Ngành du lịch Phú Yên đã bắt đầu khởi sắc và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch hiện còn nhiều yếu kém mà một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là việc tổ chức lãnh thổ (TCLT). Lãnh thổ du lịch nếu được tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường trên cơ sở khai thác tốt nguồn lực của tỉnh, tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài

pdf219 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần An Vinh TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần An Vinh TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đặng Văn Phan Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 i LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn, PGS.TS Đặng Văn Phan, trong thời gian qua đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng chân thành gửi lời cám ơn đến thầy Phạm Đỗ Văn Trung, giảng viên Khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh vì đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu. Tôi xin gửi lời cám ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên vì đã nhiệt tình cung cấp cho tôi những tài liệu quý giá về du lịch tỉnh nhà. Xin chân thành cám ơn Khoa Địa lí, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh vì đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được nói lời cám ơn đến gia đình, bạn bè vì đã không ngừng quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Tác giả ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xác thực. Tác giả luận văn Trần An Vinh iii MỤC LỤC Lời cám ơn ........................................................................................................................ i Lời cam đoan ................................................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi Danh mục các bảng........................................................................................................ vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ...................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài ..................................................................... 1 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 2 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 7 5. Những đóng góp của luận văn ............................................................................... 10 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 11 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ...................................................................................................................... 12 1.1. Cơ sở lí luận của tổ chức lãnh thổ du lịch .......................................................... 12 1.1.1. Các khái niệm liên quan .............................................................................. 12 1.1.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ........................................................ 18 1.1.3. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch .................................................. 22 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch .................................. 24 1.1.5. Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch ......................................... 28 1.1.6. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch cấp tỉnh ........................................................................................................... 30 1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch ...................................................... 48 1.2.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam .......................................................... 48 iv 1.2.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ .......................... 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 56 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN ................................................................ 57 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên ................... 57 2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 57 2.1.2. Tài nguyên du lịch ....................................................................................... 58 2.1.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 70 2.2. Thực trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên ........................ 72 2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành .................................................... 72 2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ ................................................. 85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 109 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................................................. 110 3.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030........................................................................................................... 110 3.1.1. Các cơ sở của định hướng ......................................................................... 110 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Phú Yên theo ngành .................................. 112 3.1.3. Định hướng phát triển du lịch Phú Yên theo lãnh thổ ............................... 122 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên .................................................. 134 3.2.1. Các giải pháp về xây dựng CSHT và CSVCKT ....................................... 134 3.2.2. Các giải pháp về vốn đầu tư ...................................................................... 134 3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ..................................................................... 135 3.2.4. Các giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................... 136 3.2.5. Các giải pháp tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch ................ 136 v 3.2.6. Các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch .............................................. 137 3.2.7. Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế ................................................ 137 3.2.8. Các giải pháp khác ..................................................................................... 138 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 139 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 144 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 149 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật KTXH Kinh tế - xã hội QL Quốc lộ TB Trung bình TCLT Tổ chức lãnh thổ TCLTDL Tổ chức lãnh thổ du lịch TNDL Tài nguyên du lịch TP Thành phố TX Thị xã vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch ........................................................... 39 Bảng 1.2. Bảng điểm đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch ........................ 39 Bảng 1.3. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch ............................................................ 43 Bảng 1.4. Bảng tổng hợp ý nghĩa của cụm du lịch ........................................................ 43 Bảng 1.5. Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch .......................................................... 47 Bảng 1.6. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch ................................ 47 Bảng 1.7. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ....... 53 Bảng 2.1. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ du lịch tỉnh Phú Yên .................. 62 Bảng 2.2. Diễn biến khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013 ...................... 72 Bảng 2.3. Doanh thu ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013 ............................ 76 Bảng 2.4. Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Yên phân theo loại hình du lịch giai đoạn 2001 – 2010 ................................................................................................................... 78 Bảng 2.5. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Yên .............................................. 79 Bảng 2.6. Cơ cấu lao động ngành du lịch Phú Yên, giai đoạn 2000 - 2013 ................. 81 Bảng 2.7. Kết quả tổng điểm đánh giá các điểm du lịch tỉnh Phú Yên ......................... 95 Bảng 2.8. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch tỉnh Phú Yên ....... 97 Bảng 2.9. Kết quả tổng hợp điểm đánh giá các cụm du lịch tỉnh Phú Yên ................. 102 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các cụm du lịch tỉnh Phú Yên .... 103 Bảng 2.11. Kết quả tổng hợp điểm đánh giá các tuyến du lịch nội tỉnh Phú Yên ....... 105 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch tỉnh Phú Yên .. 106 Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030 ........................ 115 Bảng 3.2. Dự báo doanh thu du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030 ........................ 117 Bảng 3.3. Dự báo GDP du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030 ................................ 118 Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu buồng lưu trú giai đoạn 2010 –2030 ................................. 120 Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030 .. 121 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Bưchơvarốp, 1975) ............................... 19 Hình 2.1. Bản đồ Hành chính tỉnh Phú Yên năm 2013 ................................................. 57 Hình 2.2. Bản đồ Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên ...................................................... 69 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013 ..... 74 Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013..... 77 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tổng số lao động du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013 .. 82 Hình 2.6. Bản đồ Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên ..................................... 108 Hình 3.1. Bản đồ Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 ..................................................................................................................... 133 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu và là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về xã hội và môi trường. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” [30, trang 44]. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Viện nghiên cứu phát triển du lịch và UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt, trong đó mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Phú Yên thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp "sạch" mang màu sắc độc đáo của Phú Yên và khu vực” [20, trang 2]. Ngành du lịch Phú Yên đã bắt đầu khởi sắc và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch hiện còn nhiều yếu kém mà một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là việc tổ chức lãnh thổ (TCLT). Lãnh thổ du lịch nếu được tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường trên cơ sở khai thác tốt nguồn lực của tỉnh, tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài. Từ những điều trên, tôi đã chọn đề tài cho luận văn Thạc sĩ Địa lí học: “Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên”. 2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài 2.1. Mục đích Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) tỉnh Phú Yên và các định hướng, giải pháp phát triển chủ yếu, có tính khả thi. 2 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTDL, xây dựng hệ thống tiêu chí để xác định các hình thức TCLTDL áp dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Kiểm kê và bước đầu đánh giá tài nguyên phục vụ TCLTDL ở tỉnh Phú Yên. - Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và các hình thức TCLTDL ở Phú Yên trên cơ sở các tiêu chí đã được xây dựng. - Xác định các hình thức TCLTDL của tỉnh Phú Yên và đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển. 2.3. Giới hạn nghiên cứu - Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Phú Yên, ưu tiên nghiên cứu các địa bàn trọng điểm, đồng thời xem xét mối quan hệ của Phú Yên với vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. - Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Về nội dung: Xây dựng hệ thống lãnh thổ du lịch ở các cấp điểm, cụm, tuyến, đồng thời đánh giá tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch ở Phú Yên; đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển du lịch bền vững. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Ở Việt Nam Ngày 09.07.1960, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26 thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch nước ta. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được xác định là ngành mũi nhọn. Trong tiến trình đó, các nhà khoa học đã có những đóng góp không nhỏ qua nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nói chung và về TCLTDL nói riêng. Những đề tài lớn phục vụ cho phát triển du lịch cả nước như: “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010”, “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Những nghiên cứu trên đã tiến hành đánh giá điều kiện, hiện trạng khai thác du lịch Việt Nam, đưa ra các phương hướng, giải pháp 3 và kế hoạch hành động để phát triển du lịch cho các thời kỳ. Đề tài cũng đã nghiên cứu các vấn đề về tổ chức lãnh thổ du lịch: hệ thống phân vùng, xây dựng tuyến, điểm, đô thị du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng Đây là cơ sở định hướng cho việc phát triển du lịch cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Chiến lược của từng thời kỳ được cụ thể hóa bằng các quy hoạch: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Những quy hoạch về lãnh thổ đã chia ra các vùng du lịch cho cả nước. Giai đoạn năm 1995 – 2010 là 3 vùng du lịch, giai đoạn từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030 là 7 vùng du lịch gắn liền với 7 vùng kinh tế. Mỗi vùng phân biệt với nhau về tài nguyên, cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), có hướng khai thác du lịch khác nhau Theo quy hoạch mới nhất, Phú Yên nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ với trung tâm du lịch là Đà Nẵng. Ở cấp vùng, mỗi vùng đều có các quy hoạch phát triển du lịch riêng như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Đề án Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long đến 2020”... Đối với vùng du lịch Nam Trung Bộ, ngày 16.05.2014, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã tổ chức “Hội thảo tham vấn về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là bước chuẩn bị để thực hiện quy hoạch tổng thể. TCLTDL tỉnh Phú Yên được hình thành căn cứ trên những hoạch định chiến lược cũng như những mục tiêu trong quy hoạch tổng thể. TCLT cho du lịch một tỉnh không thể tách khỏi định hướng chung của vùng và quốc gia. Nhiều cuốn sách có giá trị liên quan đến du lịch và TCLTDL có thể kể đến như: Nguyễn Minh Tuệ (1992) với “Phương pháp xác định mức độ tập trung các di tích lịch sử, văn hoá theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa lý du lịch” và “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam”. Hai tác phẩm trên đã đề 4 cập đến cách thức xác định mức độ tập trung tài nguyên du lịch và việc khai thác chúng; việc phát triển du lịch biển, nơi mà Phú Yên cũng có thế mạnh. Một số cuốn sách khác có giá trị tham khảo cao về cơ sở lý luận cho luận văn như: Vũ Tuấn Cảnh và Lê Thông (1995): “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch”. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương: “Tài nguyên du lịch”, “Tổ chức lãnh thổ du lịch”. Phạm Trung Lương (1999): “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”, Phạm Trung Lương và nnk (2002): “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”. Nguyễn Đình Hòe (2001): “Du lịch bền vững”. Trần Văn Thông (2005): “Quy hoạch du lịch”. Nguyễn Minh Tuệ (2010): “Địa lí du lịch Việt Nam” Những tài liệu trên đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu du lịch ở nước ta. Chúng đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến những nghiên cứu trong luận văn như hệ thống các khái niệm về du lịch, du lịch bền vững, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, các bước tiến hành quy hoạch du lịch Nhiều bài báo khoa học có giá trị như: Đặng Duy Lợi (1992): “Xây dựng cảnh quan văn hoá phục vụ du lịch” đã đề cập đến việc xây dựng các cảnh quan văn hóa; Phạm Xuân Hậu (2000): “Du lịch sinh thái ở Việt Nam, tiềm năng và triển vọng” đã đi sâu vào phân tích những tiềm năng và triển vọng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Hiện nay, du lịch sinh thái cũng là một trong những loại hình du lịch mà Phú Yên quan tâm phát triển nhằm khai thác hợp lý lợi thế về tự nhiên và văn hóa bản địa. Nguyễn Thị Sơn (2000): “Phương pháp tính sức chứa du lịch cho các tuyến, điểm tham quan ở các vườn quốc gia”; Nguyễn Thu Nhung (2013): “Xác định khả năng chịu tải thực tế vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen
Luận văn liên quan