“Kiến thức là cái gì còn lại khi người ta đã quên hết những điều đã học” (Selma Lagerlof).
Quả đúng như vậy, chúng ta đang tiến tới nền văn minh thứ ba: nền văn minh trí tuệ - nền văn minh
với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Lượng thông
tin tích lũy được của nhân loại là khổng lồ và luôn được cập nhật, biến đổi từng giây, từng phút.
Vòng đời của một công nghệ được rút ngắn lại còn từng ngày, từng tháng Với lượng kiến thức vô
tận đó, liệu chúng ta có thể nhồi nhét hết vào đầu óc của mình? Câu trả lời tất nhiên là không thể!
Chúng ta chỉ có thể dạy cho học sinh cách học, cách xử lí những tình huống trong thực tế, rèn luyện
cho học sinh kĩ năng sống Tóm lại là dạy cho học sinh cách tự học suốt đời, dựa trên bốn trụ cột:
học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người.
Với mục đích đó, đất nước ta đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học từ nhiều năm qua và
đã thu được một số kết quả đáng mừng. Nhưng nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở lí luận mà chưa chú
trọng nhiều đến việc vận dụng vào thực tiễn dạy học. Đa số cách dạy của giáo viên vẫn chưa chú ý
đến vấn đề dạy – tự học cho học sinh. Mặt khác, với sức ép của thi cử và tuyển sinh, giáo viên và
học sinh không còn cách nào khác là phải ra sức rèn kĩ năng giải bài tập theo kiểu “nhồi nhét”, học
tủ, học lệch. Điều này kéo theo tình trạng dạy thêm – học thêm tràn lan, ngoài thời gian học trên
lớp, học sinh dành phần lớn thời gian cho việc học thêm bên ngoài. Và điều đương nhiên là còn rất
ít thời gian để tự học ở nhà. Kiến thức mà học sinh tiếp thu được trên lớp và trong các buổi học
thêm chỉ mới ở dạng “thô”, nếu không có thời gian tự học ở nhà thì học sinh biến những kiến thức
dạng “thô” đó thành kiến thức của mình như thế nào? Cứ như vậy, những gì học được sẽ nhanh
chóng bị quên lãng theo thời gian. Đó là chưa kể đến lối học “nhồi nhét” như vậy sẽ biến học sinh
chúng ta thành những chú “gà công nghiệp” chỉ biết chờ đợi thức ăn người ta mang tới mà không
biết tự tìm kiếm thức ăn cho riêng mình, từ đó mà tư duy phân tích, tổng hợp, sáng tạo cũng bị thui
chột đi
157 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức tự học ở nhà nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” - Sgk Vật lí 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRÖÔØNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Đinh Thị Bích Đào
TỔ CHỨC TỰ HỌC Ở NHÀ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC, TỰ LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” - SGK VẬT
LÍ 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HS Học sinh
PHT Phiếu học tập
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
PHT 1A PHT chuẩn bị bài mới của bài Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
PHT 1B PHT củng cố bài của bài Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
PHT 1C PHT hướng dẫn HS làm bài tập bài Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
PHT D1 PHT hướng dẫn HS làm thí nghiệm vật lí bài Động lượng. Định luật bảo toàn động
lượng (dạng 1)
PHT D2 PHT hướng dẫn HS làm thí nghiệm vật lí bài Động lượng. Định luật bảo toàn động
lượng (dạng 2)
PHT D3 PHT hướng dẫn HS làm thí nghiệm vật lí bài Động lượng. Định luật bảo toàn động
lượng (dạng 3)
PHT E1 PHT hướng dẫn HS tìm hiểu ứng dụng của vật lí vào thực tiễn (ứng dụng của định luật
bảo toàn động lượng vào thực tiễn)
PHT 2A PHT chuẩn bị bài mới của bài Công và công suất
PHT 2B PHT củng cố bài của bài Công và công suất
PHT 2C PHT hướng dẫn HS làm bài tập bài Công và công suất
PHT 3A PHT chuẩn bị bài mới của bài Động năng
PHT 3B PHT củng cố bài của bài Động năng
PHT 3C PHT hướng dẫn HS làm bài tập bài Động năng và bài Thế năng (bài Động năng và
Thế năng chung)
PHT E2 PHT hướng dẫn HS tìm hiểu ứng dụng của vật lí vào thực tiễn (ứng dụng của động
năng, thế năng và sự biến đổi giữa chúng)
PHT 4A PHT chuẩn bị bài mới bài Thế năng
PHT 4B PHT củng cố bài của bài Thế năng
PHT 5A PHT chuẩn bị bài mới bài Cơ năng
PHT 5B PHT củng cố bài của bài Cơ năng
PHT 4C PHT hướng dẫn HS giải bài tập bài Cơ năng
PHT 6 PHT ôn tập chương
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn:
Thầy hướng dẫn, TS. Phạm Thế Dân – người đã trực tiếp khuyến khích, động viên, hướng
dẫn tôi thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và trách nhiệm.
Quý thầy cô trong tổ Phương Pháp Giảng Dạy, khoa vật lí, thư viện, phòng Khoa Học Công
Nghệ Sau Đại Học trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô trong thư viện
Khoa Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh đã khuyến khích, quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trong bộ môn Vật lí trường THPT KrôngAna, gia đình và bạn
bè đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài.
Tác giả
Đinh Thị Bích Đào
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Kiến thức là cái gì còn lại khi người ta đã quên hết những điều đã học” (Selma Lagerlof).
Quả đúng như vậy, chúng ta đang tiến tới nền văn minh thứ ba: nền văn minh trí tuệ - nền văn minh
với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Lượng thông
tin tích lũy được của nhân loại là khổng lồ và luôn được cập nhật, biến đổi từng giây, từng phút.
Vòng đời của một công nghệ được rút ngắn lại còn từng ngày, từng tháng Với lượng kiến thức vô
tận đó, liệu chúng ta có thể nhồi nhét hết vào đầu óc của mình? Câu trả lời tất nhiên là không thể!
Chúng ta chỉ có thể dạy cho học sinh cách học, cách xử lí những tình huống trong thực tế, rèn luyện
cho học sinh kĩ năng sốngTóm lại là dạy cho học sinh cách tự học suốt đời, dựa trên bốn trụ cột:
học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người.
Với mục đích đó, đất nước ta đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học từ nhiều năm qua và
đã thu được một số kết quả đáng mừng. Nhưng nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở lí luận mà chưa chú
trọng nhiều đến việc vận dụng vào thực tiễn dạy học. Đa số cách dạy của giáo viên vẫn chưa chú ý
đến vấn đề dạy – tự học cho học sinh. Mặt khác, với sức ép của thi cử và tuyển sinh, giáo viên và
học sinh không còn cách nào khác là phải ra sức rèn kĩ năng giải bài tập theo kiểu “nhồi nhét”, học
tủ, học lệch. Điều này kéo theo tình trạng dạy thêm – học thêm tràn lan, ngoài thời gian học trên
lớp, học sinh dành phần lớn thời gian cho việc học thêm bên ngoài. Và điều đương nhiên là còn rất
ít thời gian để tự học ở nhà. Kiến thức mà học sinh tiếp thu được trên lớp và trong các buổi học
thêm chỉ mới ở dạng “thô”, nếu không có thời gian tự học ở nhà thì học sinh biến những kiến thức
dạng “thô” đó thành kiến thức của mình như thế nào? Cứ như vậy, những gì học được sẽ nhanh
chóng bị quên lãng theo thời gian. Đó là chưa kể đến lối học “nhồi nhét” như vậy sẽ biến học sinh
chúng ta thành những chú “gà công nghiệp” chỉ biết chờ đợi thức ăn người ta mang tới mà không
biết tự tìm kiếm thức ăn cho riêng mình, từ đó mà tư duy phân tích, tổng hợp, sáng tạo cũng bị thui
chột đi.
Như vậy, hướng dẫn học sinh tự học là cần thiết, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà còn cần
thiết hơn, vì nó là cơ sở để học sinh có thể tự học suốt đời. Thế nhưng việc dạy học sinh tự học ở
nhà hiện nay chưa được quan tâm đúng mực. Giáo viên lên lớp cũng chỉ dành vài phút cuối giờ dạy
để dặn dò một cách hình thức là các em về học cái này, cái kia mà chưa hướng dẫn cụ thể là các em
phải làm như thế nào. Vì thế, với lòng yêu nghề và với trách nhiệm của bản thân, tôi chọn đề tài “Tổ
chức tự học ở nhà nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh trong dạy học chương
“Các định luật bảo toàn” – SGK Vật lí 10” với mong muốn góp một phần sức lực rất nhỏ bé của
mình trong công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước. Tôi chọn chương “Các định luật bảo toàn”
sách giáo khoa vật lí 10 vì nội dung chương này khá trừu tượng và khá khó đối với học sinh so với
những chương khác, đồng thời cũng có nhiều ứng dụng trong thực tế hiện đại mà học sinh cần thiết
phải nắm được.
Có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh như:
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông (luận văn thạc sĩ giáo dục học của Nguyễn Tiến Dũng,
năm 2006); Thiết kế và sử dụng website trong dạy học phần “Dao động điện – dòng điện xoay
chiều, dao động điện từ - sóng điện từ” lớp 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo
của học sinh (luận văn thạc sĩ giáo dục học của Mai Hoàng Phương, năm 2007); Sử dụng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học
chương “Chất khí” lớp 10 ban KHTN (luận văn thạc sĩ giáo dục học của Lê Phú Đăng Khoa, năm
2008)
Về vấn đề tự học, có các nghiên cứu như: Xây dựng hệ thống bài tập chương “Các định luật
bảo toàn” lớp 10 THPT nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học của
học sinh (luận văn thạc sĩ giáo dục học của Nguyễn Xuân Phượng, năm 2007); Tổ chức hoạt động
học tập tự lực – sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT
ban cơ bản (luận văn thạc sĩ giáo dục học của Võ Thị Tuyết Mai, năm 2008); Bồi dưỡng năng lực tự
học và liên hệ thực tế của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” lớp 12 THPT
(luận văn thạc sĩ giáo dục học của Nguyễn Kim Dũ, năm 2007)
Riêng về vấn đề hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, có một số bài báo đề cập đến như: Tổ chức
hoạt động tự học ở nhà về môn vật lí cho học sinh (TS. Tạ Tri Phương, Tạp chí Giáo dục số 64,
2003); Thí nghiệm vật lí ở nhà của học sinh: ý nghĩa và các phương án tiến hành (TS. Nguyễn
Ngọc Hưng, Tạp chí Giáo dục số 27, 2002). Những bài báo này đề cập đến tầm quan trọng và một
số vấn đề lí thuyết của việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Tiếp tục nghiên cứu sâu và khai thác
nhiều khía cạnh khác của vấn đề tự học ở nhà của học sinh, tôi thực hiện đề tài “Tổ chức tự học ở
nhà nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh trong dạy học chương “Các định luật
bảo toàn” – SGK Vật lí 10”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng hệ thống phiếu học tập hướng dẫn học sinh tự học ở nhà chương “Các định luật bảo
toàn” vật lí lớp 10 THPT ban cơ bản.
2. Tổ chức cho học sinh tự học ở nhà nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động tự học ở nhà; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh; Đánh giá mức độ tích cực, tự lực của học sinh trong giờ học trên lớp. Từ đó so sánh mức
độ tích cực, tự lực của học sinh khi có hướng dẫn tự học ở nhà với khi không có hướng dẫn tự học ở
nhà.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên tổ chức cho học sinh tự học ở nhà một cách phù hợp
thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà.
3. Nghiên cứu nội dung chương “Các định luật bảo toàn” và các mục tiêu cần đạt được của học
sinh khi học chương này.
4. Tìm hiểu thực trạng việc tự học ở nhà môn vật lí của học sinh trường THPT KrôngAna để
phát hiện những khó khăn và nguyên nhân những khó khăn đó trong quá trình tự học ở nhà.
5. Xây dựng hệ thống phiếu học tập chương “Các định luật bảo toàn”, bao gồm phiếu học tập
dùng cho việc chuẩn bị bài mới, phiếu học tập dùng cho việc vận dụng, củng cố bài cũ, phiếu học
tập hướng dẫn làm bài tập vật lí, phiếu học tập hướng dẫn làm thí nghiệm vật lí, phiếu học tập
hướng dẫn tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong thực tiễn.
6. Soạn thảo tiến trình dạy học 5 bài của chương “Các định luật bảo toàn” theo hướng phù hợp
với quá trình tổ chức tự học ở nhà.
7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ phù hợp, đánh giá
tính khả thi và hiệu quả của việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà. Rút kinh nghiệm để việc tổ chức
tự học có hiệu quả cao hơn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách giáo viên và các tài liệu liên quan đến
chương “Các định luật bảo toàn”.
2. Điều tra và khảo sát
- Tìm hiểu thực tế việc học bài ở nhà của học sinh thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và
học sinh trường THPT, lập phiếu điều tra khảo sát. Phân tích kết quả nhằm đánh giá sơ bộ tình hình
tự học ở nhà của học sinh.
- Quan sát việc học của học sinh ở trên lớp, lập bảng thống kê về các biểu hiện của tính tích
cực, tự lực của học sinh. Phân tích kết quả nhằm đánh giá hiệu quả của việc tổ chức cho học sinh tự
học ở nhà đối với việc phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
3. Thực nghiệm sư phạm
Tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo kế hoạch đã vạch ra, so sánh kết quả giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng nhằm khẳng định tính khả thi của việc phát huy tính tích cực, tự lực học
tập thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Đưa ra kết luận và kiến nghị.
VI. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 THPT trong quá trình học chương “Các định luật bảo
toàn”.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình dạy – học vật lí ở trên lớp chương “Các định luật bảo toàn”.
- Quá trình tự học vật lí ở nhà của học sinh chương “Các định luật bảo toàn”.
VII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc tổ chức tự học ở nhà và thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 10 ban cơ
bản trường THPT KrôngAna - huyện KrôngAna - tỉnh ĐăkLăk.
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TỰ HỌC Ở NHÀ NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
1.1.1. Khái niệm tính tích cực học tập
- Tính tích cực
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi
tương tác với đối tượng. Tính tích cực cũng là khái niệm biểu thị cường độ vận động của chủ thể khi
thực hiện một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đấy”. [59, tr.463].
Theo tác giả Trần Bá Hoành, “Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động. Tính
tích cực của trẻ biểu hiện trong những hoạt động khác nhau: học tập, lao động, thể dục thể thao, vui
chơi giải trí,trong đó học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học đường”. [18, tr.46].
- Tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập của học sinh là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao
về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ. Học tập là một trường hợp riêng của sự nhận thức,
“một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi, và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên”.
Vì vậy, tính tích cực học tập thực chất là tính tích cực nhận thức. Có nhiều cách định nghĩa về
tính tích cực nhận thức.
Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá
trình học tập, nghiên cứu; thể hiện ở sự nỗ lực hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức
năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí,) nhằm đạt được mục đích đặt ra với chất lượng cao. [58].
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập,
cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. [25].
Tính tích cực nhận thức được hiểu là “thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua
sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập nhận thức”.
Dưới góc độ tâm lí học, hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng
nhận thức, tình cảm và ý chí; trong đó chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu, các chức năng tâm
lí khác đóng vai trò hỗ trợ. Các yếu tố của chúng kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động và
thúc đẩy lẫn nhau tạo nên một cái gọi là mô hình tâm lí của hoạt động nhận thức. [47].
Cả ba khái niệm trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận mô hình tâm lí của tính tích cực
nhận thức bao gồm nhận thức, tình cảm và ý chí. Theo tác giả Ngô Đình Qua, định nghĩa tiêu biểu
cho khái niệm tính tích cực nhận thức là định nghĩa thứ ba: Tính tích cực nhận thức được hiểu là
thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng
tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập nhận thức. Các định nghĩa khác góp phần mở rộng nội
hàm của khái niệm.
- Các mức độ của tính tích cực nhận thức
+ Tính tích cực tái hiện: Chủ yếu dựa vào trí nhớ để tái hiện những điều đã học được.
+ Tính tích cực sử dụng: Vận dụng kĩ năng giải thích, phân tích, tổng hợp để giải
quyết một vấn đề.
+ Tính tích cực sáng tạo: Tạo ra cái mới có giá trị.
1.1.2. Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức
Muốn phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, trước hết phải nắm được những biểu
hiện cụ thể của tính tích cực. Có thể nhận biết tính tích cực nhận thức của học sinh bằng các dấu
hiệu sau:
- Thứ nhất là những dấu hiệu bề ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú
Nhu cầu, hứng thú nhận thức của học sinh được thể hiện bằng những dấu hiệu cụ thể sau:
+ Thích thú, chủ động tiếp xúc với đối tượng
Thể hiện ở chỗ các em hay nêu những thắc mắc, đặt những câu hỏi nhằm hiểu biết nhiều hơn,
sâu hơn về những đối tượng mà các em tiếp xúc. Những câu hỏi dạng:
Đây là cái gì? Dùng để làm gì? Có thểđược không? Tại sao? Như thế nào? Từ đâu mà
có?...
Học tập thụ động, không hứng thú sẽ không có câu hỏi và cũng sẽ không có phản ứng nếu
câu hỏi không được trả lời.
+ Chú ý quan sát, chăm chú lắng nghe và theo dõi những gì thầy cô làm
+ Giơ tay phát biểu, nhiệt tình hưởng ứng, bổ sung ý kiến vào câu trả lời của bạn và thích
tham gia vào các hoạt động. Vui sướng, hài lòng khi được người khác giải đáp những câu hỏi,
những thắc mắc hoặc khi tự mình tìm ra câu trả lời đúng. Bực mình, thất vọng nếu trí tò mò không
được thỏa mãn hoặc khi không thành công trong hoạt động học tập.
Có thể cụ thể hóa dấu hiệu bên ngoài qua một số câu hỏi sau đây:
Các em có chú ý, tập trung tư tưởng học tập không?
Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không? (Thể
hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép).
Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không?
Tốc độ học tập có nhanh không?
Có thường xuyên hỏi thầy cô, trao đổi với bạn bè, tích cực tham gia học nhóm,
học tổ không?
Có hay lui tới thư viện, cửa hàng sách không?
Thân hình có gầy gò tiều tụy đi không? Sức khỏe có bị giảm sút không?
Có thì giờ vui chơi giải trí không?
Có thì giờ thăm hỏi bạn bè, bà con, tham gia các hoạt động xã hội
không?
- Thứ hai là những dấu hiệu bên trong như sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực hoạt động, sự
phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảmNhững dấu hiệu bên trong này cũng chỉ có thể phát hiện
được qua những biểu hiện bên ngoài, nhưng phải tích lũy một lượng thông tin đủ lớn và phải qua
một quá trình xử lí thông tin mới thấy được, cụ thể là:
+ Các em tích cực sử dụng các thao tác nhận thức, đặc biệt là các thao tác tư duy như phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóavào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.
+ Tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy được vào việc giải quyết các tình
huống và các bài tập khác nhau, đặc biệt là vào việc xử lí các tình huống mới.
+Phát hiện nhanh chóng, chính xác những nội dung được quan sát.
+ Hiểu lời người khác và diễn đạt cho người khác hiểu ý của mình.
+ Có những biểu hiện của tính độc lập, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận
thức như tự tin khi trả lời câu hỏi, có sáng kiến, tự tìm ra một vài cách giải quyết khác nhau cho các
bài tập và tình huống, biết lựa chọn cách giải quyết hay nhất.
+ Có những biểu hiện của ý chí trong quá trình nhận thức, như sự nỗ lực, cố gắng vượt qua
các tác động nhiễu bên ngoài và các khó khăn để thực hiện đến cùng những nhiệm vụ được giao, sự
phản ứng khi có tín hiệu thông báo hết giờ.
Có thể cụ thể hóa dấu hiệu bên trong qua các câu hỏi sau:
Có biểu hiện hứng thú, say mê, có hoài bão học tập không?
Có ý chí vượt khó khăn trong học tập không?
Có sự phát triển về năng lực phân tích, tổng hợpnăng lực tư duy nói chung
không?
Có biểu hiện sự sáng tạo trong học tập không?
- Thứ ba là kết quả học tập. Kết quả học tập là một dấu hiệu quan trọng và có tính chất khái
quát của tính tích cực nhận thức. Chỉ tích cực học tập một cách thường xuyên, liên tục, tự giác mới
có kết quả học tập tốt.
Một số câu hỏi cụ thể hóa dấu hiệu này:
+ Có hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao không?
+ Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?
+ Có vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế không?
+ Có phát triển tính năng động, sáng tạo không?
+ Kết quả kiểm tra, thi cử có cao không?
Trên đây là những biểu hiện tính tích cực nhận thức của học sinh. Tuy nhiên mức độ tích cực
của học sinh trong quá trình học tập không giống nhau. Giáo viên có thể phát hiện được điều đó nhờ
dựa vào một số dấu hiệu như: Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia
đình, bạn bè, xã hội,); Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa; Tích
cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục; Tích cực tăng lên hay giảm dần; Có kiên trì vượt khó hay
không?
Ta có thể lượng hóa mức độ tích cực của học sinh qua một số tiêu chí sau:
- Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học (bốn mức độ)
+ Mức độ 1: Thụ động hoàn toàn (đơn thuần ghi chép).
+ Mức độ 2: Nhận biết không chủ định (giáo viên nói gì ghi đó, không phân biệt đúng
- sai).
+ Mức độ 3: Nhận biết có chủ định (tiếp thu có chọn lọc, ghi theo ý riêng của mình).
+ Mức độ 4: Tích cực suy nghĩ, tìm tòi, tham gia giải quyết vấn đề (được lượng hóa
bằng số % số học sinh phát biểu xây dựng bài).
- Sự tập trung chú ý của học sinh trong tiến trình bài học (bốn mức độ)
+ Mức độ 1: Hoàn toàn không chú ý (làm việc riêng, nói chuyện, không tập trung).
+ Mức độ 2: Chú ý giả tạo (ngồi nghiêm chỉnh nhưng đầu óc trống rỗng).
+ Mức độ 3: Chăm chú theo dõi, quan sát.
+ Mức độ 4: Tập trung chú ý cao độ (tập trung, hăng say phát