Huyện Đồng Văn là địa bàn xung yếu, phên dậu của cửa ngõ Việt Nam
ở phía Bắc và cũng là một trong những nơi tiếp nhận di dân người Mông từ
bên kia biên giới sang Việt Nam sinh sống sớm nhất. Đến nay, người Mông là
cư dân có số lượng đông đảo nhất ở Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói
chung. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình dân tộc Mông cùng các
dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử
xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang.
Tuy cư trú trên vùng đất ít thuận lợi, nhiều khó khăn nhưng dân tộc
Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trong lịch sử lại có một tổ chức xã hội, chính
trị đáng lưu ý bên cạnh một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng
phong phú độc đáo và giàu bản sắc. Vì lẽ đó mà tình hình c hính trị, kinh tế,
văn hoá - xã hội của đồng bào Mông đã trở thành đối tượng nghiên cứu về
dân tộc học, lịch sử, khoa học xã hội nhân văn nói chung của nhiều cơ quan
và nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau song cho đến nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của
người Mông ở Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám một cách thấu đáo và
toàn diện.
Cùng với thực tế hiện nay, các dân tộc ít người trong đó có dân tộc
Mông ở Đồng Văn trình độ dân trí còn thấp, trình độ phát triển kinh tế còn
nhiều hạn chế. Trong khi đó kẻ thù và các thế lực thù địch lợi dụng phong tục,
tập quán, tín ngưỡng kết hợp sửa đổi giáo lý đạo Tin Lành để mê hoặc, lôi
kéo, xúi giục đồng bào người Mông chống phá đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước ta, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của chúng. Do
đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào người Mông cũng như
2
các dân tộc anh em trên địa bàn và gây mất ổn định trong nước cũng như khu
vực. Thực trạng đó đặt ra thách thức mới trong việc hoạch định chính sách
dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông để tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định trật tự an ninh quốc gia.
Tìm hiểu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Mông ở
Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám của người Mông là cần thiết để thấy
rằng lịch sử phát triển của người Mông gắn liền với lịch sử dân tộc, vai trò vị
trí của người Mông Hà Giang cũng là một bộ phận hữu cơ trong cơ thể Việt
Nam, góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống thực hiện mục tiêu
“phát huy mạnh mẽ tính đa dạng bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm
phong phú thêm nền văn hoá chung của cả nước” như Nghị quyết Trung ương
V khoá VIII của Đảng đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước, đồng thời vận
dụng làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách đại đoàn kết dân tộc
của Đảng.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn: “Tổ chức xã hội và
tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách
mạng tháng Tám năm 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, mong muốn
góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu khoa học về cư dân miền núi
mà lâu nay chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo.
90 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức xã hội và tín nguỡng, tôn giáo của nguời mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
─────────────
PHÙNG THỊ SINH
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGUỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGUỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thái Nguyên - năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
─────────────
PHÙNG THỊ SINH
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGUỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGUỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN
Thái Nguyên - năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG........... 6
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ......................................................... 6
1.2. Đồng Văn qua các thời kì lịch sử ......................................................... 8
1.3. Khái quát về dân tộc Mông .................................................................. 9
Chương 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ
GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ........................ 17
2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ. ............................................................. 17
2.1.1. Tổ chức gia đình ............................................................................. 17
2.1.2.Tổ chức dòng họ .............................................................................. 21
2.2. Tổ chức làng bản ............................................................................... 31
2.2.1. Sự hình thành bản của người Mông ................................................ 31
2.2.2. Bộ máy tự quản của bản ................................................................. 33
2.2.3. Những luật tục về đất đai, nguồn nước, chăn nuôi và các thể thức xử
phạt vi phạm. ............................................................................................ 34
2.2.4. Bản (giao) với quan hệ cộng đồng về tín ngưỡng và đời sống sinh
hoạt: ......................................................................................................... 37
2.3. Chế độ thổ ty ..................................................................................... 39
2.3.1. Ruộng đất và quan hệ giai cấp ........................................................ 39
2.3.2. Sự thay đổi trong thời kỳ Pháp thuộc .............................................. 45
Chương 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐỒNG
VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945. ...... 53
3.1. Tín ngưỡng dân gian .......................................................................... 53
3.1.1. Luận thuyết “vạn vật hữu linh” ....................................................... 53
3.1.2. Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở cho gia đình .......................... 56
3.1.3. Thờ cúng thần của cộng đồng giao ................................................. 62
3.1.4. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp ............................. 62
3.1.5. Tàn dư ma thuật .............................................................................. 63
3.1.6. Sa man giáo .................................................................................... 64
3.2. Tôn giáo ............................................................................................ 67
KẾT LUẬN .................................................................................................. 73
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Huyện Đồng Văn là địa bàn xung yếu, phên dậu của cửa ngõ Việt Nam
ở phía Bắc và cũng là một trong những nơi tiếp nhận di dân người Mông từ
bên kia biên giới sang Việt Nam sinh sống sớm nhất. Đến nay, người Mông là
cư dân có số lượng đông đảo nhất ở Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói
chung. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình dân tộc Mông cùng các
dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử
xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang.
Tuy cư trú trên vùng đất ít thuận lợi, nhiều khó khăn nhưng dân tộc
Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trong lịch sử lại có một tổ chức xã hội, chính
trị đáng lưu ý bên cạnh một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng
phong phú độc đáo và giàu bản sắc. Vì lẽ đó mà tình hình chính trị, kinh tế,
văn hoá - xã hội của đồng bào Mông đã trở thành đối tượng nghiên cứu về
dân tộc học, lịch sử, khoa học xã hội nhân văn nói chung của nhiều cơ quan
và nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau song cho đến nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của
người Mông ở Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám một cách thấu đáo và
toàn diện.
Cùng với thực tế hiện nay, các dân tộc ít người trong đó có dân tộc
Mông ở Đồng Văn trình độ dân trí còn thấp, trình độ phát triển kinh tế còn
nhiều hạn chế. Trong khi đó kẻ thù và các thế lực thù địch lợi dụng phong tục,
tập quán, tín ngưỡng kết hợp sửa đổi giáo lý đạo Tin Lành để mê hoặc, lôi
kéo, xúi giục đồng bào người Mông chống phá đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước ta, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của chúng. Do
đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào người Mông cũng như
2
các dân tộc anh em trên địa bàn và gây mất ổn định trong nước cũng như khu
vực. Thực trạng đó đặt ra thách thức mới trong việc hoạch định chính sách
dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông để tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định trật tự an ninh quốc gia.
Tìm hiểu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Mông ở
Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám của người Mông là cần thiết để thấy
rằng lịch sử phát triển của người Mông gắn liền với lịch sử dân tộc, vai trò vị
trí của người Mông Hà Giang cũng là một bộ phận hữu cơ trong cơ thể Việt
Nam, góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống thực hiện mục tiêu
“phát huy mạnh mẽ tính đa dạng bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm
phong phú thêm nền văn hoá chung của cả nước” như Nghị quyết Trung ương
V khoá VIII của Đảng đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước, đồng thời vận
dụng làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách đại đoàn kết dân tộc
của Đảng.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn: “Tổ chức xã hội và
tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách
mạng tháng Tám năm 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, mong muốn
góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu khoa học về cư dân miền núi
mà lâu nay chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã được thừa hưởng kết quả
nghiên cứu của những người đi trước đề cập đến vấn đề nghiên cứu một cách
trực tiếp hay gián tiếp ở những khía cạnh khác nhau:
- “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” của Uỷ ban
khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học, Nhà xuất bản khoa học xã hội
Hà Nội năm 1978. Đây là công trình biên soạn về nguồn gốc lịch sử, đặc
3
điểm kinh tế, quan hệ giai cấp xã hội… của các dân tộc ít người ở phía Bắc
Việt Nam trong đó có dân tộc Mông.
- Cuốn sách “Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang ” do Trường Lưu và
Hùng Đình Quý chủ biên, viện văn hoá - bộ văn hoá thông tin, sở văn hoá
thông tin tỉnh Hà Giang năm 1996. Chuyên đề này đã đề cập một cách khá
toàn diện, trong một hệ thống nhằm khẳng định những đặc điểm của văn hoá
Mông từ truyền thống đến hiện đại.
- Cuốn “Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891-
2001)” của Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang,
nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2001. Đây là một cuốn thông sử
được biên soạn, trình bày toàn diện và có hệ thống về các lĩnh vực trọng yếu:
tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử, văn hoá, dân tộc… của tỉnh Hà
Giang từ khi thành lập đến nay.
- “Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944 – 1975)” tập I Ban chấp
hành Đảng bộ huyện Đồng Văn xuất bản năm 2004 cũng là một công trình
nghiên cứu khoa học công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của
nhân dân các dân tộc Đồng Văn trong đó có đồng bào Mông trong cuộc đấu
tranh chống thổ ty phong kiến, đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục kinh tế,
văn hoá xã hội, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống mới.
- Luận văn thạc sĩ “Cuộc vận động định canh, định cư đối với đồng bào
Mông huyện Đồng Văn – Hà Giang trong thời kì đổi mới (1986 – 2005)”
chuyên ngành lịch sử Việt Nam của thạc sĩ Lâm Thị Thu Hằng là một đề tài
nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về tình hình kinh tế của đồng bào Mông
trong cuộc vận động định canh định cư của Đảng và Nhà Nước ta.
Đây là tổng quát kết quả nghiên cứu của giới học thuật, là những gợi
mở quý báu, tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
4
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm tìm hiểu
về lịch sử địa phương mình đồng thời góp phần phản ánh một cách khoa học,
chân thực về lịch sử hình thành, tổ chức xã hội, chính trị, văn hoá tín ngưỡng
tôn giáo của dân tộc Mông và bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa
phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài đi sâu giải quyết các vấn đề về tổ chức
xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn ( Hà Giang) trước
cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn gốc dân tộc, tổ chức xã hội, quan hệ
giai cấp, quan hệ xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn
( Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu trong thời gian trước cách
mạng tháng Tám 1945 với không gian nghiên cứu là huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
4. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu chung: Kiến văn tiểu lục; Các dân tộc ít người ở Việt
Nam (các tỉnh phía Bắc); Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn, Hà
Giang 110 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1891 – 2001); Văn hoá
Mông Hà Giang; Văn hoá truyền thống các dân tộc Hà Giang; Cuộc vận
động định canh định cư đối với đồng bào Mông huyện Đồng Văn - Hà Giang
trong thời kì đổi mới ( 1986- 2005).
Ngoài ra còn một số tư liệu bổ sung: Các chính sách nghị quyết của
Đảng về dân tộc miền núi, báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Đồng Văn.
Nguồn tư liệu chủ yếu là điền dã dân tộc học.
5
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp phân tích nguồn tài liệu thư tịch.
- Phương pháp điền dã dân tộc học.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu.
- Phương pháp hệ thống hoá bằng bảng biểu, sơ đồ.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và toàn
diện về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở huyện Đồng
Văn tỉnh Hà Giang trước cách mạng tháng Tám.
Luận văn là một tài liệu tham khảo cho quá trình học tập bộ môn lịch
sử địa phương, cơ sở văn hoá cũng như giảng dạy lịch sử địa phương ở trường
phổ thông sau này. Đồng thời làm cơ sở cho các nhà khoa học hoạch định
chính sách dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hoá truyền thống của dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Hà
Giang nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 80 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được
chia làm 3 chương sau:
Chương 1: Khái quát về huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang)
trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn (Hà
Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Luận văn còn có các phần: Bản đồ hành chính và phụ lục .
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Đồng Văn là một huyện miền núi cao của tỉnh Hà Giang, điểm cực Bắc
của Tổ quốc Việt Nam. Huyện Đồng Văn có vị trí địa lý trong toạ độ từ 230 -
06
’
- 06
”
đến 23o-21’- 17” vĩ bắc, từ 1050 07’-35” đến 1050 24’- 4” kinh đông.
Phía bắc và phía tây giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa với chiều dài
đường biên giới quốc gia 52,5 km, phía đông giáp với huyện Mèo Vạc, phía
nam giáp với huyện Yên Minh.
Huyện Đồng Văn có diện tích tự nhiên là 44.666 ha trong đó 11.837 ha
là đất sản xuất nông nghiệp, diện tích núi đá chiếm 73,49% địa hình phức tạp,
có nhiều núi cao, vực sâu chia cắt làm cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng
gặp nhiều khó khăn.
Do địa hình núi cao, chia cắt nên tính chất khí hậu khắc nghiệt. Nhiệt
độ trung bình hàng năm từ 170-190C, lượng mưa trung bình hàng năm từ
1600mm-2000mm, chế độ thuỷ văn mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Vào mùa này, mưa lớn gây ra xói lở mạnh, giao
thông gặp nhiều khó khăn. Mùa khô từ tháng 11đến tháng 4 năm sau, thường
có sương muối, sương mù, nhiệt độ có lúc xuống tới 4-50c như ở Phố Bảng,
Lán Xì…thời tiết khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông (tháng 11, 12) ít mưa nên
nguồn nước sinh hoạt và sản xuất rất khan hiếm gây rất nhiều khó khăn cho
cuộc sống của con người.
Đồng Văn có con sông lớn nhất là sông Nho Quế, bắt nguồn từ các dãy
núi phía tây bắc của huyện chảy qua Ma Lé, Đồng Văn sang Mèo Vạc và Bắc
Mê rồi đổ vào sông Gâm. Sông Nho Quế là nguồn thuỷ sinh quan trọng trong
sự phát triển thuỷ điện và tưới tiêu cũng như nước sinh hoạt hằng ngày và
điều hoà khí hậu, mùa đông dòng sông đầy ắp sương mù. Ngoài ra, còn có các
con suối nhỏ khác như Lũng Táo, suối Đồng Văn, suối Phó Bảng nhưng đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
mùa mưa mới có nước. Quá trình tạo sơn tự nhiên lâu đời trên địa hình núi đá
vôi đã để lại cho Đồng Văn những thắng cảnh đẹp.
Khí hậu mang tính chất ôn đới là điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho
việc trồng các loại cây ăn quả như lê, mận, đào, táo …và các cây dược liệu
quý như thảo quả, đỗ trọng, ý dĩ...
Rừng Đồng Văn vốn là một thảm thực vật đa dạng, phong phú, thích
hợp cho sự phát triển nhiều loại cây gỗ quý. Tuy nhiên do khai thác bừa bãi
nên đã rơi vào tình trạng cạn kiệt, theo đó mà những loại thú như sóc, trăn, tê
tê…vì không còn rừng cư trú nên gần như đã tiệt chủng.
Cây trồng trong nông nghiệp chủ yếu là ngô, một số vùng trồng lúa và
các loại cây họ đậu như: Đậu hà lan, kê, lúa mì, tam giác mạch…do diện tích
đất sản xuất nông nghiệp ít và kinh nghiệm sản xuất được tích luỹ, đồng bào
đã biết trồng xen canh, gối vụ để tăng sản lượng và thu nhập, đa dạng các loại
cây trên đơn vị diện tích nhất định. Vì thiếu đất canh tác nên người Mông
phải làm nương ruộng trên đá, gùi đất đổ lên hốc đá để trồng. Điều kiện khí
hậu điều Đồng Văn rất thích hợp trồng cây anh túc. Đồng bào có thói quen
trồng cây anh túc từ lâu đời nay để sử dụng làm thuốc. Dưới chế độ cũ, cây
anh túc được khuyến khích trồng, sử dụng. Đây là một loại hàng hoá đặc biệt,
có nhiều thời điểm buôn bán thuốc phiện tự do, các cửa khẩu tiểu ngạch là nơi
giao lưu mua bán thuốc phiện của thương gia nhiều nước, thị trấn Phó Bảng là
nơi tấp nập, đây cũng là nơi nảy sinh các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cướp
bóc, cờ bạc…Sau ngày giải phóng, sản phẩm từ cây anh túc được Nhà nước
thu mua và quản lý.
Chăn nuôi của Đồng Văn phát triển. Người dân nuôi các gia súc như
bò, dê, ngựa, để lấy thịt, dùng sức kéo và vận chuyển …ngoài ra các gia đình
còn chăn thả các loại gia cầm như lợn, gà, vịt và nuôi ong mật là một ngành
kinh tế phụ của gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
Thủ công nghiệp Đồng Văn nhìn chung chưa phát triển, có các nghề
truyền thống thường thấy như dệt thổ cẩm, dệt vải lanh, rèn đúc, nung ngói,
máng…
Tài nguyên khoáng sản đến nay chưa phát hiện ra loại nào có trữ lượng
lớn và giá trị cao.
Như vậy, khi nói đến điều kiện tự nhiên Đồng Văn, người ta hình dung
ra một vùng biên cương núi non hiểm trở, địa hình phức tạp khí hậu khắc
nghiệt…những điều kiện sẵn có đó đã chi phối đặc điểm đời sống kinh tế, xã
hội của người dân trên vùng cao nguyên đá này.
1.2. Đồng Văn qua các thời kì lịch sử
Huyện Đồng Văn trước đây là tổng Đông Quang thuộc Châu Bình
Nguyên, phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang sau đó thuộc về Châu Bảo Lạc
do một thổ quan người Tày họ Nông ở Bảo Lạc cai quản như một lãnh địa.
Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng tách khu vực vùng cao của tỉnh Tuyên
Quang, thành lập tỉnh Hà Giang vào năm 1891, Đồng Văn được tách ra khỏi
Bảo Lạc [1,tr.9].
Châu Đồng Văn bao gồm hai tổng: Tổng Quang Mậu và Tổng Đông
Minh. Trong đó, tổng Quang Mậu bao gồm các xã: Lũng Cô, Mìa Ré, Mai Li
Ăng, Đồng Văn, Sủng Máng, Sơn Vi, Chung Phùng, Sả Phung, Niêm Sơn.
Tổng Đông Minh bao gồm các xã: Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích, Na Khê,
Ngam La, Sà Phìn, Mèo Vạc, Lũng Chín, Lũng Tỉnh, Phú Cao, Sủng Là, Vần
Chải, Đường Thượng, Lũng Phìn [17, tr.274-290].
Theo Ngô Vi Liễn công bố trong địa dư các tỉnh Bắc Kỳ. Xuất bản năm
1928 thì Đồng Văn là một trong hai đại lý của tỉnh Hà Giang gồm các tổng
xã: Tổng Quang Mậu và tổng Đông Minh gồm 19 xã: Đồng Văn, Bạch Đích,
Sà Phìn, Lũng Phìn, Đường Thượng, Lũng Chinh, Mậu Duệ, Mèo Vạc, Niêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
Sơn, Na Khê, Ngam La, Phú Lũng, Sủng Máng, Sơn Vĩ, Phố Cáo, Sủng Là,
Sủng Thài, Vần Chải, Yên Minh.
Cuối năm 1975, hai tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang được sáp nhập thành
tỉnh Hà Tuyên và tới tháng 10 năm 1991 lại được tách thành Tuyên Quang và
Hà Giang. Đồng Văn là một trong 7 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo
nghị quyết của Hội đồng chính phủ, quyết định số 211/CP tách Đồng Văn ngày
15/12/1962 đã tách Đồng Văn làm 3 huyện: Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc.
Huyện Đồng Văn ngày nay bao gồm 2 thị trấn và 18 xã: thị trấn Phó
Bảng, thị trấn Đồng Văn và các xã: Tả Lủng, Thắng Mố, Sảng Tủng, Sính Lủng,
Lũng Táo, Phố Là, Sủng Máng, Phú Lũng, Lũng Cú, Sà Phìn, Sủng Thài, Ma
Lé, Sủng Là, Lũng Thầu, Thài Phìn Tủng, Phố Cáo, Vần Chải, Tù Phìn.
Có thể nói, theo bước đi của lịch sử, Đồng Văn cũng là một mảnh đất
có nhiều thay đổi về tên gọi và diên cách. Những thay đổi này có ảnh hưởng
đến nhiếu vấn đề sự có mặt của các tộc người, về chính trị, về kinh tế, xã hội
và văn hóa của địa bàn xung yếu nơi địa đầu của Tổ quốc.
1.3. Khái quát về dân tộc Mông
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Mông
Dân tộc Mông được xếp vào nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Trước đây
người Hán gọi người Mông là Miêu Tử hay Miêu Tộc, rồi sau đó Miêu trở
thành tên của tộc người. Từ đó các cộng đồng ở phía Bắc Việt Nam gọi họ là
người Mèo [46, tr.5]. Lê Quý Đôn có nhắc đến dân tộc Mông với tên gọi là
“Sơn Miêu”, họ ở nơi “đại sơn lâm cày cấy thì đốt nương, đào hố, bỏ thóc,
chỗ ở nay đây mai đó không nhất định” [11, tr. 335]. Đồng Khánh dư địa chí
cũng có viết: “Người Mèo ở đỉnh núi, áo quần đơn giản, không trang sức hoa
văn…người Mèo, Mán thì tìm chỗ hơi bằng phẳng trên đỉnh núi, sườn núi
phát cây trồng khoai, lúa mạch, rải rác cũng trồng được lúa nương (lúa dẻo)”
[38, tr.871]. Hiện nay trong các văn bản tộc danh Mông trở thành chính thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
Về mặt lịch sử, theo các nguồn tài liệu đều cho biết dân tộc Mông có
nguồn gốc từ Trung Quốc. Tổ tiên của họ là người sớm biết nghề trồng lúa
vùng giữa hồ Động Đình và Bành Lãi và về sau cùng với quá trình lịch sử họ
đã thiên cư mở rộng địa bàn cu trú tới Tứ Xuyê