1. Tính cấp thiếtcủa đề tài
Tổng công tycổ phầndệt may Hòa Thọ là doanh nghiệp có quy
môlớn,Tổng công ty có nhiều ơnvị trực thuộc.Kểtừ ngày
01/02/2008, sau khi có quyết ịnh ổi Nhà máySợi (là ơnvị trực
thuộcTổng công ty) thành Công tySợi, Công tySợi trở thành ơnvị
sản xuấtsợi chuyên nghiệp,mộtlĩnhvực chịusựcạnh tranh gaygắt
không chỉ ở thị trường trongnước mà còn chịu ảnhhưởngrấtlớntừ
thị trường ngoàinước. Hiện nay, thông tin thể hiện trên báo cáo cung
cấp cho nhà quản trịtại Công tySợi chủyếu làdựa vào thông tin do
bộ phậnkế toán tài chính cungcấp, nên thường không đáp ứng ược
nhucầuvề thông tincủa nhà quản trị, gây khó khăn cho nhà quản trị
trong việc lựa chọn quyết ịnh.
Chính vìvậy, Công ty mong muốntổ chức cácnội dungcủakế
toán quản trị, giúp cho nhà quản trị trong việclậpkế hoạch,tổ chức
điều hành, kiểm soát và ra quyết ịnh kinh doanhkịp thời, đúng ắn
và hiệu quảhơn.
Trước những yêucầutừ thực tiễncủa Công ty, tác giả chọn ề
tài: “Tổ chức công táckế toán quản trịtại Công tySợi thuộcTổng
công ty cổphần Dệt May Hòa Thọ”.
2. Mục tiêu nghiêncứu
-Vềmặt lý luận: Luậnvăn làm rõbản chấtcủakế toán quản trị và
nhữngnộidungcủa kế toánquản trị trongdoanh nghiệp.
-Về thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng công táckế toán quản trị phục
vụquản trịnộibộtại Công tySợi thuộcTổngcông tycổphần dệtnay
Hòa Thọ. Qua đó, đánh giá tình hìnhvậndụngkế toán quản trịtại
Công ty, rút ra những ưu và nhược điểm làmcơsởtổ chức công tác
kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ộngsản xuất kinh
doanh của Công ty.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tóm tắt Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty sợi thuộc tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ HỒNG SƯƠNG
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY SỢI THUỘC TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. NGÔ HÀ TẤN
Phản biện 1 : PGS. TS. Nguyễn Công Phương
Phản biện 2 : TS. Lê Thị Thúy Loan
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doạnh họp tại Đại học Đà Nẵng
ngày 15 tháng 03 năm 2013.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ là doanh nghiệp có quy
mô lớn, Tổng công ty có nhiều đơn vị trực thuộc. Kể từ ngày
01/02/2008, sau khi có quyết định đổi Nhà máy Sợi (là đơn vị trực
thuộc Tổng công ty) thành Công ty Sợi, Công ty Sợi trở thành đơn vị
sản xuất sợi chuyên nghiệp, một lĩnh vực chịu sự cạnh tranh gay gắt
không chỉ ở thị trường trong nước mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ
thị trường ngoài nước. Hiện nay, thông tin thể hiện trên báo cáo cung
cấp cho nhà quản trị tại Công ty Sợi chủ yếu là dựa vào thông tin do
bộ phận kế toán tài chính cung cấp, nên thường không đáp ứng được
nhu cầu về thông tin của nhà quản trị, gây khó khăn cho nhà quản trị
trong việc lựa chọn quyết định.
Chính vì vậy, Công ty mong muốn tổ chức các nội dung của kế
toán quản trị, giúp cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, tổ chức
điều hành, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh kịp thời, đúng đắn
và hiệu quả hơn.
Trước những yêu cầu từ thực tiễn của Công ty, tác giả chọn đề
tài: “ Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Sợi thuộc Tổng
công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ bản chất của kế toán quản trị và
những nội dung của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Về thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán quản trị phục
vụ quản trị nội bộ tại Công ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần dệt nay
Hòa Thọ. Qua đó, đánh giá tình hình vận dụng kế toán quản trị tại
Công ty, rút ra những ưu và nhược điểm làm cơ sở tổ chức công tác
kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức vận
dụng những nội dung cơ bản của kế toán quản trị gồm: mô hình tổ
chức kế toán quản trị, tổ chức hệ thống tài khoản phục vụ cho kế toán
quản trị, công tác tính giá thành, lập dự toán sản xuất kinh doanh, tổ
chức báo cáo kế toán quản trị và phân tích thông tin theo các yêu cầu
quản trị ở Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: công tác kế toán quản trị trong phạm
vi Công ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Các giáo trình, tạp
chí kế toán, các công trình đã nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu: thu thập, thống kê, so sánh, phân
tích những thông tin liên quan đến công tác kế toán quản trị tại Công
ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán quản trị
trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Sợi
thuộc Tổng Công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ.
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Sợi
thuộc Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hoà Thọ.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị
1.1.2. Kế toán quản trị với các chức năng quản lý
Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin phục vụ cho các
chức năng quản trị. Cụ thê:
- Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và dự toán
- Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện
- Cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá.
- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ
1.2.1. Khái niệm về chi phí
1.2.2. Phân loại chi phí
a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
- Chi phí sản xuất
- Chi phí ngoài sản xuất
b. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính
- Chi phí sản phẩm
- Chi phí thời kỳ
c. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Chi phí được phân thành ba loại:
- Biến phí
- Định phí
- Chi phí hỗn hợp
d. Phân loại chi phí nhằm mục đích kiểm soát và ra quyết định
4
1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.3.1. Lập dự toán sản xuất kinh doanh
a. Khái niệm và ý nghĩa dự toán
b. Nội dung lập dự toán
- Dự toán tiêu thụ
+ Dự toán tiêu thụ là dự toán khởi đầu và cơ sở cho tất cả các
dự toán.
+ Cơ sở để lập dự toán tiêu thụ:
Dựa vào tình hình tiêu thụ kỳ trước, chu kỳ sản xuất kinh
doanh, chính sách giá cả sản phẩm, chính sách tín dụng, …… …..
Dự toán
doanh thu
=
Số lượng sản phẩm
tiêu thụ dự kiến
x
Đơn giá
bán
- Dự toán sản xuất
Sản xuất phải đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ, đồng thời phải đảm
bảo mức tồn kho sản phẩm tối thiểu cần thiết đảm bảo cho quá trình
tiêu thụ liên tục.
Dự toán sản
phẩm sản
xuất
=
Dự toán sản
phẩm tiêu
thụ
+
Dự toán sản
phẩm tồn kho
cuối kỳ
-
Dự toán sản
phẩm tồn
kho đầu kỳ
- Dự toán chi phí sản xuất và giá thành
+ Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được lập dựa trên cơ
sở dự toán sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
nhằm xác định nhu cầu về lượng và giá đảm bảo nguyên vật liệu cho
sản xuất.
+ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được căn cứ vào dự toán
sản xuất, định mức chi phí nhân công trực tiếp nhằm xác định thời
5
gian lao động và chi phí nhân công cần thiết đảm bảo cho tiến trình
sản xuất.
+ Dự toán chi phí sản xuất chung
Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung các doanh nghiệp nên
thực hiện phân chia chi phí sản xuất chung thành định phí sản xuất
chung và biến phí sản xuất chung, sau đó tổng hợp lại để xác định
tổng số chi phí sản xuất chung.
- Dự toán giá thành sản phẩm
Sau khi lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Kết hợp với các thông
tin về việc đánh giá sản phẩm dở dang dự toán, số lượng sản phẩm
sản xuất, kế toán tiến hành tập hợp thông tin để lập dự toán giá thành
sản phẩm.
- Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là
việc dự kiến các khoản chi phí sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch để phục
vụ cho quá trình bán hàng và quản lý chung toàn doanh nghiệp.
- Dự toán kết quả kinh doanh
Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh được lập căn cứ vào các dự
toán doanh thu, giá vốn và các dự toán chi phí ngoài sản xuất đã được
lập. Dự toán này có thể được lập theo phương pháp tính giá toàn bộ
hoặc theo phương pháp tính giá trực tiếp.
1.3.2. Kế toán giá thành sản phẩm
a. Hệ thống tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)
Đặc điểm của hệ thống này là ghi chép chi phí theo công việc
riêng lẻ. Đối với các chi phí trực tiếp căn cứ vào chứng từ gốc để ghi,
những chi phí chung thì tính toán phân bổ cho các loại sản phẩm, sau
đó cộng dồn chi phí của từng loại sản phẩm, công việc để tính giá
thành.
b. Hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất
Hệ thống tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất được
áp dụng trong các công ty sản xuất đại trà một loại sản phẩm và quá
6
trình sản xuất đi qua nhiều công đoạn hoặc nhiều phân xưởng khác
nhau. Do đó, chi phí sản xuất thường được theo dõi và tập hợp theo
từng phân xưởng.
1.3.3. Tổ chức báo cáo kế toán quản trị
a. Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị
b. Tổ chức báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho hai chức năng chủ yếu là
kiểm soát và làm căn cứ cho các quyết định kinh doanh.
- Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm soát quá trình
thực hiện kế hoạch như: báo cáo tình hình thực hiện chi phí, doanh
thu (theo khu vực, theo sản phẩm….). Tất cả thông tin được thiết kế
dưới hình thức so sánh giữa thực tế dự toán.
- Báo cáo phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị:
tùy theo yêu cầu của nhà quản lý.
1.3.4. Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định
a.Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận (CVP)
Nội dung của phân tích CVP gồm:
+ Phân tích điểm hoà vốn: phân tích điểm hoà vốn là khởi
điểm của phân tích CVP. Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh
thu bằng tổng chi phí, tại điểm hòa vốn xác định được số lượng sản
phẩm tiêu thụ hòa vốn và doanh thu hòa vốn. Mặc dù điểm hoà vốn
không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích
hoà vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để tránh lỗ. Ngoài ra, phân
tích hoà vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến cách ứng
xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau.
+ Phân tích mức sản lượng cần thiết để đạt mức lợi nhuận mong
muốn.
+ Xác định giá bán sản phẩm với mức sản lượng, chi phí và lợi
nhuận mong muốn.
+ Phân tích ảnh hưởng của giá bán đối với lợi tức với những
thay đổi dự tính về biến phí và định phí.
7
b. Phân tích thông tin chi phí thích hợp để ra quyết định kinh
doanh
Phương pháp phân tích thông tin chi phí thích hợp sẽ hỗ trợ cho
nhà quản trị trong việc lựa chọn các thông tin thích hợp cho việc ra
quyết định kinh doanh.
1.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.4.1. Mô hình kết hợp
Mô hình kết hợp: mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán
tài chính.Nội dung mô hình này tức là kế toán quản trị không sử dụng
chế độ kế toán riêng, tách rời với kế toán tài chính mà sử dụng các tài
khoản kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán quản trị
kết hợp chung trong một hệ thống kế toán thống nhất với kế toán tài
chính.
1.4.2. Mô hình tách rời
Kế toán quản trị sử dụng hệ thống kế toán riêng, tách rời
hoàn toàn với kế toán tài chính. Hệ thống kế toán quản trị được tổ
chức thành bộ máy riêng (phòng kế toán quản trị hay bộ phận kế
toán quản trị) sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo
cáo kế toán nội bộ tách rời với kế toán tài chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY SỢI THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÒA THỌ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SỢI THUỘC TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
2.1.1. Đặc điểm của Công ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần
dệt may Hòa Thọ
a. Sự hình thành và phát triển của Công ty Sợi
Năm 1975 nhà máy Sợi Hòa Thọ được thành lập. Hiện là công
ty trực thuộc của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ. Cho đến
ngày 01/02/2008 Nhà máy Sợi Hòa Thọ chuyển đổi thành Công ty
Sợi Hòa Thọ. Hiện tại Công ty có 2 nhà máy (Nhà máy Sợi 1 và nhà
máy Sợi 2).
b. Mối quan hệ giữa Công ty Sợi với Tổng công ty cổ phần
dệt may Hòa Thọ
Công ty Sợi là 1 trong 10 công ty trực thuộc của Tổng công ty
cổ phần dệt may Hòa Thọ.
· Về vốn đầu tư và tài sản: Vốn và tài sản do Tổng công ty cấp cho
Công ty Sợi hoạt động sản xuất kinh doanh.
· Về khâu lập kế hoạch: Công ty sợi trực tiếp lập kế hoạch sản xuất
cụ thể Phòng Kinh doanh của Công ty sợi dựa vào các hợp đồng
đã ký và nghiên cứu thị trường, Phòng Kinh doanh Công ty Sợi
sẽ lập kế hoạch sản xuất theo tháng.
· Về định mức kinh tế - kĩ thuật: Giám đốc Công ty Sợi được
quyền tổ chức xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và trình
lên Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
· Về tiêu thụ sản phẩm
Công ty Sợi chủ động bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài, tự
mình tìm kiếm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm. Cuối tháng, lập báo
9
cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm lên Phòng Kế hoạch tài chính Tổng
công ty.
· Về kết quả kinh doanh và nghĩa vụ tài chính
- Căn cứ vào mức doanh thu năm trước và kế hoạch kinh doanh
năm nay, Tổng công ty sẽ khoán doanh thu cho Công ty sợi. Về chi
phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại Công ty rất lớn nên Công ty sẽ
lập kế hoạch trình lên Tổng công ty xem xét dựa trên mức doanh thu
khoán trên. Dựa trên doanh thu và chi phí được xác định, Công ty xác
định kết quả kinh doanh.
- Về nghĩa vụ tài chính: Tổng công ty đứng ra thực hiện và chịu
trách nhiệm mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước.
c. Quy trình công nghệ và tổ chức quá trình sản xuất ở Công
ty Sợi
- Qui trình công nghệ sản xuất sợi
- Tổ chức quy trình sản xuất tại Công ty
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3. Tổ chức kế toán tại Công ty Sợi
a. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Công ty hạch toán theo qui định của Tổng công ty từ khâu tập
hợp chi phí, doanh thu đến xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị
mình, định kỳ lập báo cáo gửi về phòng kế toán Tổng công ty. Trên
cơ sở báo cáo của các đơn vị thành viên, phòng kế toán Tổng công ty
lập báo cáo tài chính tổng hợp cho toàn Tổng công ty.
b. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Sợi
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán máy dựa
theo hình thức kế toán Chứng từ - ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán
được thực hiện trên máy vi tính thông qua phần mềm Bravo 6.3.
c. Quan hệ về kế toán giữa Công ty với Tổng công ty
- Là đơn vị trực thuộc, Công ty không tự chủ hoàn toàn trong
việc xây dựng kế toán tài chính, kế toán quản trị mà công việc này
một phần do Tổng công ty quy định và chuyển xuống cho Công ty
vận dụng.
10
- Về báo cáo kế toán quản trị: Hiện tại, Công ty tự lập một số
báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho nhu cầu quản trị tại Công ty
như : Báo cáo về tình hình sử dụng vật liệu, báo cáo chi phí nhân
công, báo cáo tổng hợp,….. Các báo cáo này sẽ lập vào cuối tháng và
được chuyển lên cho kế toán Tổng công ty.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY SỢI THUỘC TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT MAY HÒA THỌ
2.2.1. Về phân loại chi phí ở Công ty
Hiện nay, Công ty Sợi phân loại chi phí theo nội dung của chi
phí, bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Ngoài ra, Công ty cũng phân loại chi phí theo công dụng phục
vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
2.2.2. Công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại Công ty
Sợi
Qua khảo sát thực tế tại Công ty cho thấy, việc lập dự toán sản
xuất kinh doanh tại Công ty chỉ mới chú trọng đến công tác lập dự
toán về chi phí sản xuất, còn các dự toán còn lại Công ty chưa lập dự
toán.
a. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Căn cứ vào số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trong tháng.
+ Dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được xây dựng
phối hợp giữa phòng kỹ thuật và phân xưởng sản xuất.
+ Căn cứ vào mức giá do phòng kế hoạch kinh doanh cung cấp.
- Dự toán chi phí NVL chính
Nguyên vật liệu chính gồm có 2 loại: Bông thiên nhiên (CO)
và xơ hóa học (PE).
11
- Dự toán chi phí NVL phụ
Dựa vào dự toán chi phí nguyên vật liệu chính và định mức
Côn, bao PP và lượng sản phẩm hoàn thành.
b. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán lập do Phòng Kế toán tài chính phối hợp với Trưởng
bộ phận nhân sự trên Tổng công ty. Cơ sở để lập dự toán nhân công
trực tiếp là sản lượng sản phẩm sản xuất và bảng đơn giá tiền lương.
c. Dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán chi phí khấu hao được thực hiện thông qua việc ước
tính từng phần xưởng và sau đó phân bổ cho từng sản phẩm.
Bên cạnh chi phí khấu hao, còn một số chi phí khác: chi phí vật
liệu phân xưởng, chi phí động lực và các chi phí khác thì chi phí
tương đối ổn định, ít có sự thay đổi nên căn cứ vào số liệu kỳ trước để
lập dự toán cho kỳ này. Cuối tháng căn cứ vào sản phẩm hoàn thành
quy về chi số Ne 30 để tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm
2.2.3. Công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty
a. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
- Đối tượng tập hợp chi phí: Do quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm tại Công ty trải qua nhiều công đoạn và tổ chức sản xuất ở
2 nhà máy riêng với các phân xưởng sản xuất độc lập. Vì vậy, đối
tượng tập hợp chi phí tại Công ty là từng phân xưởng sản xuất.
- Đối tượng tính giá thành: Từng loại sản phẩm hoàn thành
- Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp (giản
đơn).
Để thuận lợi trong công tác tính giá thành sản phẩm, Công ty tổ
chức theo dõi các chi phí trên từng tài khoản chi phí theo từng phân
xưởng tương ứng.
- Đánh giá sản phẩm dở dang
Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo
Dự toán chi phí
NCTT
=
Đơn giá tiền
lương SPi
*
Sản lượng SP quy về
chi số Ne 30 của SPi
12
chi phí NVL chính. Khi hạch toán chi phí NVL chính, kế toán tiến
hành xác định luôn giá trị NVL dở dang cuối kỳ. Vì vậy, giá trị sản
phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ chính là giá trị NVL chính đầu kỳ,
cuối kỳ tại các phân xưởng sản xuất.
b. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu phụ
c. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
d. Kế toán chi phí sản xuất chung
e. Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Cuối tháng, kế toán Công ty tập hợp các chi phí trên TK 621,
622, 627 của từng sản phẩm rồi kết chuyển chi phí sang tài khoản 154
để xác định tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
2.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị ở Công ty Sợi
Định kỳ hàng tháng, Công ty Sợi phải lập các báo cáo chi phí
gửi lên Tổng công ty để lập báo cáo tổng hợp cho toàn Tổng công ty.
Hiện tại, công ty Sợi lập các báo cáo như sau:
a. Báo cáo về tình hình sử dụng vật liệu
- Báo cáo nguyên vật liệu chính
Mục đích của báo cáo này nhằm theo dõi NVL chính xuất dùng
cho sản xuất. Qua đó, đánh giá tình hình sử dụng NVL chính so với
định mức nhằm xác nhận trách nhiệm vật chất của từng thành viên có
liên quan.
- Báo cáo nguyên vật liệu phụ
Cuối tháng, kế toán sẽ tập hợp chi phí vật liệu phụ cho từng
phân xưởng và phân bổ cho từng sản phẩm. Mục đích của báo cáo
này nhằm theo dõi được nguyên vật liệu phụ xuất dùng cho từng phân
xưởng, Qua đó, đánh giá tình hình sử dụng vật liệu so với định mức
nhằm kiểm soát chi phí.
- Báo cáo phụ tùng vật tư
Chi phí phụ tùng vật tư là khoản chi thường xuyên và không
nhỏ. Cuối quý, kế toán sẽ tập hợp lập báo cáo nhập - xuất - tồn kho
13
phụ tùng - vật tư. Qua đó đánh giá được tình hình sử dụng phụ tùng
vật tư so với kế hoạch như thế nào.
b. Báo cáo về chi phí nhân công
Mục đích của báo cáo này cho biết được chi phí nhân công thực
tế so với kế hoạch như thế nào? Bên cạnh đó báo cáo này cũng phục
vụ cho việc tính giá thành chính xác. Qua đó, giúp nhà quản trị kiểm
soát chi phí này tốt hơn.
c. Báo cáo tổng hợp
- Báo cáo phân tích giá thành
Nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị về các chi phí cấu
thành nên sản phẩm. Thông qua bảng báo cáo này giúp cho nhà quản
trị có thể biết được khoản chi phí nào chiếm tỷ lệ cao trong giá thành,
từ đó xem xét và có biện pháp kiểm soát chi phí.
- Báo cáo nhập - xuất - tồn thành phẩm
Báo cáo này giúp cho nhà quản trị biết được trong tháng công
ty đã xuất ra, nhập vào bao nhiêu và còn tồn bao nhiêu để có kế hoạch
sản xuất cho kỳ tiếp theo.
- Báo cáo phân tích hiệu quả kinh doanh
Báo cáo này phản ánh kết quả kinh doanh của từng loại sản
phẩm. Giúp cho nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng
loại sản phẩm. Trên cơ sở đó giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định
cho từng loại sản phẩm nên hay không nên đầu tư vào sản phẩm nào
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất