Luận văn Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, khi phát hiện thấy các hành vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thường khởi kiện ra toà dân sự để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì, toà án sẽ là cơ quan đưa ra phán quyết xác đáng nhất để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hơn nữa, khi toà án áp dụng các biện pháp dân sự sẽ bù đắp được một phần thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra cho chủ thể quyền. Còn ở Việt Nam, số vụ án về quyền tác giả được toà án thụ lý và giải quyết trong thời gian qua còn rất khiêm tốn. Bởi: tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa coi khởi kiện ra toà là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức ngành toà án còn yếu, hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng nên chưa tạo được lòng tin cho chủ thể quyền vào khả năng giải quyết của toà án. Thêm vào đó, nếu muốn khởi kiện ra toà thì hầu hết tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không biết mình phải thực hiện thủ tục như thế nào? Toà nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Chủ thể đã có hành vi vi phạm quyền tác giả của mình sẽ phải chịu những chế tài dân sự nào? Hiện nay, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, các vấn đề trên được quy định rải rác trong các quy định của Luật SHTT và các văn bản pháp luật liên quan khác, khiến cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khó tiếp cận. Chính từ lý do đó, em đã chọn vấn đề: “Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình. “Tác giả”- hiểu theo nghĩa chung nhất là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Theo nghĩa này, “tác giả” gồm cả tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; tác giả của kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tác giả chỉ là là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong khuôn khổ của một luận văn cử nhân, luận văn này chỉ nghiên cứu vấn đề cơ bản nhất về Trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Phương pháp nghiên cứu của luận văn này là dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đồng thời, luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp. Kết cấu của Luận văn gồm: Lời nói đầu Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả Chương 3: Thiệt hại Chương 4: Xử lý xâm phạm Chương 5: Thực tiễn áp dụng luật và kiến nghị Kết luận

doc59 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, khi phát hiện thấy các hành vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thường khởi kiện ra toà dân sự để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì, toà án sẽ là cơ quan đưa ra phán quyết xác đáng nhất để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hơn nữa, khi toà án áp dụng các biện pháp dân sự sẽ bù đắp được một phần thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra cho chủ thể quyền. Còn ở Việt Nam, số vụ án về quyền tác giả được toà án thụ lý và giải quyết trong thời gian qua còn rất khiêm tốn. Bởi: tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa coi khởi kiện ra toà là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức ngành toà án còn yếu, hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng nên chưa tạo được lòng tin cho chủ thể quyền vào khả năng giải quyết của toà án. Thêm vào đó, nếu muốn khởi kiện ra toà thì hầu hết tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không biết mình phải thực hiện thủ tục như thế nào? Toà nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Chủ thể đã có hành vi vi phạm quyền tác giả của mình sẽ phải chịu những chế tài dân sự nào? Hiện nay, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, các vấn đề trên được quy định rải rác trong các quy định của Luật SHTT và các văn bản pháp luật liên quan khác, khiến cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khó tiếp cận. Chính từ lý do đó, em đã chọn vấn đề: “Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình. “Tác giả”- hiểu theo nghĩa chung nhất là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Theo nghĩa này, “tác giả” gồm cả tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; tác giả của kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tác giả chỉ là là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong khuôn khổ của một luận văn cử nhân, luận văn này chỉ nghiên cứu vấn đề cơ bản nhất về Trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Phương pháp nghiên cứu của luận văn này là dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đồng thời, luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp. Kết cấu của Luận văn gồm: Lời nói đầu Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả Chương 3: Thiệt hại Chương 4: Xử lý xâm phạm Chương 5: Thực tiễn áp dụng luật và kiến nghị Kết luận Hà nội, ngày 21 tháng 5 năm 2008 Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Chương 1 Khái niệm trách nhiệm dân sự Ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả và thực trạng xâm phạm 1.1. khái niệm Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả 1.1.1. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng TNDS nói chung là loại trách nhiệm pháp lý do toà án hoặc các chủ thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Bản thân TNDS không phải là sự cưỡng chế mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định. Chủ thể vi phạm bị buộc phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế do pháp luật dân sự quy định. TNDS ngoài hợp đồng là một loại TNDS, do đó mang đầy đủ các đặc tính trên của TNDS. TNDS ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm hình sự. TNDS ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức; Còn trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân. Bên cạnh đó, lỗi trong trách nhiệm hình sự đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng đối với TNDS ngoài hợp đồng cơ sở để xác định trách nhiệm này là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại; tuy lỗi là một yếu tố cấu thành nhưng không phải mọi trường hợp lỗi đều là yếu tố bắt buộc. Trong luật dân sự chỉ quy định những nguyên tắc khái quát về TNDS ngoài hợp đồng mà không quy định những hành vi nào là hành vi có lỗi và phải chịu chế tài. TNDS ngoài hợp đồng khác với TNDS trong hợp đồng. TNDS trong hợp đồng là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng và hành vi vi phạm là hành vi không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Còn TNDS ngoài hợp đồng thường là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các bên không có quan hệ hợp đồng và hành vi của chủ thể vi phạm là hành vi xâm phạm đến tài sản và các quyền nhân thân của chủ thể khác. Thiệt hại xảy ra đối với TNDS trong hợp đồng chỉ có thể là thiệt hại vật chất và chế tài áp dụng chủ yếu không chỉ có bồi thường thiệt hại mà còn có hình thức phạt do vi phạm hợp đồng. Riêng TNDS ngoài hợp đồng thì ngoài thiệt hại về vật chất ra còn có thiệt hại về tinh thần, chế tài thông thường áp dụng là bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, căn cứ xác định TNDS trong hợp đồng không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng các căn cứ khác; bởi vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng ngay cả khi chủ thể vi phạm không có lỗi. Còn TNDS ngoài hợp đồng được dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định, sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu chủ thể vi phạm chứng minh được mình không có lỗi (trừ trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ, cha mẹ bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên và trường hợp ô nhiễm môi trường). Thêm vào đó, TNDS trong hợp đồng do phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng nên trên thực tế, để đảm bảo thực hiện hợp đồng các bên thường có thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm kèm theo hợp đồng, còn đối với TNDS ngoài hợp đồng không áp dụng biện pháp bảo đảm. TNDS ngoài hợp đồng được chia thành hai loại là TNDS ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm tài sản và TNDS ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền nhân thân. Tài sản có thể là tài sản hữu hình (các vật hiện hữu có thể sờ mó, cầm nắm được), có thể là tài sản vô hình (tức là các quyền tài sản trị giá được thành tiền) như quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả. Trường hợp áp dụng TNDS ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền nhân thân, hành vi của chủ thể vi phạm có thể là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, họ, tên, bí mật đời tư… Các quyền nhân thân này luôn gắn liền với chủ thể và về nguyên tắc không thể chuyển dịch được. TNDS nói chung và TNDS ngoài hợp đồng nói riêng đều là trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Ngoài ra, việc áp dụng TNDS ngoài hợp đồng còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 1.1.2. Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả TNDS do xâm phạm quyền tác giả cũng là một loại chế tài dân sự có thể phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng hoặc không có quan hệ hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm và bên bị vi phạm quyền tác giả đã ký hợp đồng liên quan đến quyền tác giả và hợp đồng này đã có hiệu lực pháp luật thì trách nhiệm của bên vi phạm khi không thực hiện hợp đồng, hoặc có thực hiện nhưng không đúng, không đầy đủ là TNDS trong hợp đồng. Vì thế, nội dung này nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trường hợp hai bên, bên vi phạm và bên bị vi phạm về quyền tác giả chưa ký hợp đồng liên quan đến quyền tác giả thì TNDS mà bên vi phạm phải gánh chịu là TNDS ngoài hợp đồng; hoặc có thể các bên này có ký hợp đồng nhưng hành vi vi phạm không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng; hoặc nếu hành vi vi phạm quyền tác giả gây ra tổn thất về tinh thần cho chủ thể quyền tác giả thì dù các bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng thì TNDS được áp dụng đối với bên vi phạm luôn là TNDS ngoài hợp đồng. Như phần 1.1.1 đã phân tích, TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả có thể là hành vi xâm phạm quyền tài sản, có thể là hành vi xâm phạm quyền nhân thân. Hành vi xâm phạm quyền tài sản sẽ làm cho chủ thể quyền bị mất đi những lợi ích vật chất đáng lẽ ra họ được hưởng (tiền nhuận bút, thù lao…) và hành vi xâm phạm quyền nhân thân gây ra tổn thất về tinh thần cho tác giả (danh dự, uy tín, nhân phẩm…). Các hành vi xâm phạm này đều được Luật SHTT quy định tại Điều 28. Qua những phân tích trên, ta có thể hiểu rằng: TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả là một loại trách nhiệm pháp lý thường phát sinh giữa các bên không có quan hệ hợp đồng, chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chủ thể quyền. 1.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc thực thi quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia công ước Berne (24/10/2006) và trở thành thành viên chính thức của WTO (11/01/2007). Tuy nhiên, số vụ vi phạm quyền tác giả vẫn có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng tinh vi hơn. Có ý kiến cho rằng tình trạng vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay đã đến mức báo động. Vi phạm bản quyền lan tràn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. 1.2.1. Trong lĩnh vực xuất bản Hiện tượng xuất bản mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, không có hợp đồng sử dụng tác phẩm để xuất bản diễn ra ngày một trầm trọng. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại chưa thực sự mạnh tay với các trường hợp vi phạm này. Còn tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhiều khi trông chờ vào Nhà xuất bản hoặc cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm này. Nhà văn Nguyễn Nhật ánh cho biết: “Thời gian của nhà văn phải để dành cho sáng tác, săn tìm ý tưởng, tư liệu. Nhà văn không thể chạy theo bảo vệ bản quyền những đứa con tinh thần của mình, nếu vẫn còn mong muốn sáng tác. Chuyện bản quyền đành trông chờ vào nhà xuất bản hoặc các cơ quan chức năng với pháp luật”( () - Website của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. ). Nhà văn chờ vào nhà xuất bản nhưng nhà xuất bản cũng không khá gì hơn. Hai năm sau sự kiện cuốn “Harry Potter” tập 6 bị in lậu, Nhà xuất bản Trẻ - đơn vị giữ bản quyền vẫn đành sống chung với vi phạm khi tập 7 lại tiếp tục bị vi phạm. Chiều ngày 02/01/2007 Nhà xuất bản Trẻ cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện ra một khối lượng lớn ruột sách “Harry Potter 7” bản tiếng Việt in lậu tại một cơ sở thuộc Quận Đống Đa, Hà Nội. Theo ghi nhận của đoàn kiểm tra, khoảng 1,3 tấn ruột sách lậu bán thành phẩm đang được đóng xén nhưng không có mẫu bìa. Trước đó, ngày 31/10/2007, lực lượng công an quản lý đặc doanh (PC13) Hà Nội phối hợp với PA 25 đã phát hiện một cơ sở in lậu bìa Harry Potter 7 tại phố Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chủ cơ sở này thừa nhận vừa qua có in khoảng 2000 mẫu bìa “Harry Potter 7” lậu. Sáng ngày 01/11/2007, nhiều sách “Harry Potter 7” bản tiếng Việt được bày bán công khai tại khu vực đường Láng, Hà Nội. Sách giả này mỏng hơn sách thật, chữ in lem nhem khó đọc, trang giấy mỏng, dễ rách. Không chỉ riêng cuốn Harry Potter, gần như tất cả những tác phẩm có bản quyền của nhà xuất bản này đều bị vi phạm bản quyền. Năm 2007, Nhà xuất bản Trẻ là đơn vị có tới 5 trên tổng số 10 đầu sách bán chạy nhất nước và cũng là nhà xuất bản có nhiều sách bị vi phạm bản quyền nhất nước, từ sách in cho tới sách điện tử. Bởi thế, giám đốc nhà xuất bản Trẻ có lần đã “chỉ muốn bỏ nghề khi thấy sách lậu tràn ngập khắp nơi, chèn ép cả sách thật”( (1) – Website của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. ). Hoàn cảnh này không chỉ mình Nhà xuất bản Trẻ gánh chịu, tất cả các nhà xuất bản trên cả nước đều nằm trong danh mục sách bị vi phạm bản quyền. Nạn “đạo văn” kéo dài suốt mấy năm nay cũng chưa có biện pháp ngăn chặn. Nhiều trường hợp đã sử dụng nguyên xi tác phẩm của người khác, đặc biệt là tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng đưa vào tác phẩm của mình rồi in thành sách. Nạn “đạo văn” xảy ra phổ biến nhất trong lĩnh vực văn học. Tác phẩm của các nhà văn bị đánh cắp trắng trợn. Cuối năm 2006, chính tác giả cuốn tiểu thuyết “Quân sư Đào Duy Từ” đã phát hiện ra “đứa con tinh thần” của mình bị sao chép toàn bộ phần hư cấu. Truyện ngắn “Màu của lá” của nhà văn Võ Thị Hảo thì bị một thí sinh nộp tác phẩm thi vào một trường chuyên đào tạo những cây bút viết văn sao chép tới 99 % (chỉ thay tên nhân vật). Có không ít trường hợp “sách thực chất là dịch từ tác phẩm nước ngoài nhưng đứng tên biên soạn. Sách biên soạn mà thực chất là sao chép từ sách, tài liệu của nước ngoài. Dạng vi phạm này thường tập trung vào các loại sách báo khoa học, công nghệ, sách kinh tế, sách tin học, sách ngoại ngữ”( ()Hoàng Minh Thái,(2001), Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành lý luận Nhà nước và pháp luật, Trang 41. ). Tình trạng cắt xén, sửa chữa, bóp méo, làm thay đổi nội dung tác phẩm, ghi sai tên tác giả vi phạm nghiêm trọng quyền nhân thân vẫn diễn ra thường xuyên. Các hành vi này xâm phạm cả quyền vật chất lẫn tinh thần của tác giả, gây bức xúc trong dư luận 1.2.2. Trong lĩnh vực báo chí Luật Báo chí 1999 ra đời có các quy định về quyền tác giả thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh ở lĩnh vực này. Đối với báo in, tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy ra là việc một số tác giả sử dụng nội dung, tài liệu, tư liệu của người khác rồi viết thành bài gửi đăng báo mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; trích dẫn công trình nghiên cứu của người khác mà không dẫn chiếu nguồn gốc tác phẩm; dịch tác phẩm báo chí nước ngoài nhưng đứng tên mình; không xin phép và trả thù lao cho tác giả khi sử dụng lại các tác phẩm báo chí đã được công bố. Tuy nhiên, báo in vẫn được coi là có ý thức tôn trọng bản quyền hơn trong “làng báo chí” nói chung vì “việc tôn trọng bản quyền đã trở thành một thứ luật “bất thành văn” trong giới báo chí giấy”((), (2) – Website của Trần Ngọc Thái Sơn ). Chuyển sang lĩnh vực báo điện tử, tình trạng vi phạm quyền tác giả đã đến mức “báo động”. Trong thời đại kỹ thuật số, việc “lấy nội dung từ báo chí khác” thật dễ dàng, cùng với tư tưởng “ai cũng làm thế cả” nên việc sử dụng bài viết của báo khác trên các báo điện tử tại Việt Nam đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Một độc giả thân thiết của báo điện tử từng tâm sự:“đã không ít lần khi xem tin tức của một trang tin tức trực tuyến, thấy một bài viết về chủ đề mình quan tâm, tôi hào hứng vào đọc, để rồi nhận ra rằng bài này mình đã đọc ở đâu đó rồi”( ). Các nhà báo sao chép, xào xáo, thay tên đổi họ các tác phẩm của người khác để rồi đăng báo, thậm chí là bê nguyên xi. Tác giả Trần Ngọc Thái Sơn đã từng viết một bài báo về vấn đề này. Anh “dùng Google để tìm xem một tờ báo điện tử sử dụng bao nhiêu bài viết của báo khác”. Cuộc khảo sát này theo tác giả là tương đối chính xác, vì để kiểm tra, tác giả luôn “click vào năm bài viết bất kỳ trong hai mươi kết quả đầu tiên từ Google để kiểm tra cụm từ khoá có thực sự là trích dẫn nguyên xi không. Kết quả 100% trường hợp (6 x 5 x 5 = 150 lần click) đều xác nhận là cụm từ khoá nằm dưới cùng của bài viết, nghĩa là đăng lại chứ không phải trích dẫn”. Qua cuộc khảo sát năm tờ báo điện tử, tác giả Thái Sơn đã đưa ra các con số đáng kinh ngạc sau: T.Trẻ T.Niên VnE Vn.Net Dân Trí 24h Tổng Theo Tuổi trẻ 913 6500 2640 668 5920 16641 Theo Thanh niên 641 6310 789 554 1470 9764 Theo VnExpress 1580 1800 3340 1130 873 8723 Theo VietnamNet 1770 1490 0 1180 2080 6520 Theo Dân Trí 46 70 61 411 35 623 Theo 24h 63 290 2 618 212 1185 Tổng 4100 4563 12873 7798 3744 10378 43456 * Chú giải : Số liệu hàng ngang thể hiện tờ báo nào đăng nguyên xi bao nhiêu bài của báo nào. Ví dụ: Thanh niên đăng của Tuổi trẻ 913 bài, VietnamExpress đăng của Tuổi trẻ 6500 bài. Tổng của hàng ngang thể hiện một tờ báo bị năm tờ còn lại đăng tất cả bao nhiêu bài. Ví dụ: Tuổi trẻ bị năm tờ báo còn lại đăng tất cả 16641 bài của Tuổi trẻ; Thanh niên bị năm tờ báo còn lại đang tất cả 9764 bài của Thanh niên. Tổng của hàng dọc thể hiện một tờ báo đã đăng bao nhiêu bài của báo khác. Ví dụ: Tuổi trẻ đã đăng tất cả 4400 bài của báo khác (641 + 1580 + 1770 + 46 + 63 = 4100); Thanh niên đã đăng tất cả 4563 bài của báo khác (913 + 1800 + 1490 + 70 + 290 = 4563). Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, sáu tờ báo điện tử khá phổ biến, ăn khách nhất hiện nay (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress, VietnamNet, Dân Trí, 24h) còn vi phạm bản quyền nghiêm trọng thì huống hồ các tờ báo “đàn em” khác lại không làm theo. “Tất cả các tờ báo điện tử hiện nay dù ít hay nhiều đều đã vi phạm bản quyền lẫn nhau. Đó là một sự thật đáng buồn, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO”(() – Website của Trần Ngọc Thái Sơn ). Các đài phát thanh và truyền hình cũng có hiện tượng vi phạm bản quyền. Một số đài truyền hình đã sử dụng băng, đĩa phim, băng đĩa hình ca nhạc, sân khấu của các hãng phim, hãng sản xuất không có sự thoả thuận với các hãng đó, vi phạm đến quyền khai thác bình thường tác phẩm của chủ sở hữu tác phẩm. Trên báo “Thanh niên” số ra ngày 04/10/2006 có đăng bài nói về vụ “VTC ăn cắp bản quyền phát hình đêm chung kết Hoa hậu thế giới 2006”. TV plus là công ty đứng ra mua bản quyền phát sóng đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới 2006 và được quyền kêu gọi tài trợ cùng quảng cáo. Họ đã phát sóng hai buổi thi Hoa hậu bãi biển và Hoa hậu tài năng trước đó và thông báo phát sóng vòng chung kết vào đêm 01/10/2006. Tuy nhiên, VTC đã “nhanh chân” hơn, thu lại chương trình này từ kênh Star World và phát vào trưa 01/10 trên kênh VTC 1. Mặc dù đã biết và được thông báo trực tiếp từ phía đại diện của TV plus và VTV nhưng VTC vẫn công khai vi phạm bản quyền. Ngoài ra, tình trạng một số tổ chức, cá nhân đã nhận tín hiệu vệ tinh về các chương trình âm nhạc, thể thao, văn hoá, phim truyện của các hãng truyền hình nước ngoài cũng đã xảy ra. 1.2.3. Trong lĩnh vực âm nhạc Trong lĩnh vực này, nạn sao chép đĩa, download nhạc vô tội vạ diễn ra khắp nơi. Bởi không ai có thể xác minh được sự hợp pháp của các tác phẩm âm nhạc trên những chiếc điện thoại di động, trên máy nghe nhạc MP3… Các website cho phép download nhạc hầu hết không quan tâm đến chuyện tác quyền. Tình trạng ca sỹ trẻ bắt tay với các trùm đĩa lậu diễn ra ngày một tăng. Ngày càng có nhiều ca sỹ sẵn sàng hợp tác với các đầu nậu, băng đĩa lậu để sớm tung một số tác phẩm ra thị trường nhằm quảng bá cho album sắp phát hành. Những ca sỹ vô danh còn tiến xa hơn qua việc hợp tác toàn phần với người làm đĩa lậu nhằm mục tiêu giới thiệu mình với công chúng. “Ca sỹ đưa tác phẩm, đưa băng đĩa trắng, trả tiền cho các đầu nậu để tác phẩm của mình trình bày được chép chung với những ca sỹ đang “hot” khác và tiêu thụ trên thị trường” (nhạc sỹ Hà Quang Minh). Các hành vi vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền âm nhạc Việt Nam nói chung và các ca sỹ, nghệ sỹ trong “làng âm nhạc” nói riêng. Ca sỹ Hiền Thục từng nói: “Một nghệ sỹ phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc để phát hành được một album. Nhưng chỉ vài giờ album ấy đã có trên thị trường đĩa lậu. Chuyện thất thu có thể là chuyện nhỏ vì dù sao đĩa nhạc bán được nhiều thì nghệ sỹ cũng đạt được mục tiêu quảng bá tên tuổi. Nhưng khi chép lậu, chất lượng album giảm đi đáng kể mới là điều đáng buồn”( () – Website của Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. ). Các công cụ sao chép băng đĩa lậu ngày càng tinh vi, tốc độ ngày càng nhanh và giá thành ngày càng giảm làm cho tình trạng vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc diễn ra nghiêm trọng. ở Việt Nam, việc mua một đĩa lậu giá năm, bảy ngàn đồng dễ dàng hơn so với việc bỏ ra vài chục ngàn cho đĩa có bản quyền, lại hợp với túi tiền nên người dân vẫn chuộng hàng vi phạm bản quyền hơn. Chính vì thế, ý thức của người dân là vấn đề cần bàn tới nếu muốn ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền các tác phẩm âm nhạc Việt Nam. Không chỉ riêng nạn sao chép băng
Luận văn liên quan