Từ cuối năm 1963, bối cảnh lịch sử - xã hội ở Huế nói riêng và ở đô thị miền Nam nói chung có
những biến đổi lớn lao mà nổi bật là sức trỗi dậy mạnh mẽ của phong trào cách mạng quần chúng
trên “trận địa đường phố” với sự tham gia đông đảo của thế hệ trẻ đã làm điêu đứng thêm một chế
độ đang trên đà tan rã, khủng hoảng. Chiến tranh, cùng với sự xuất hiện đông đảo của quân viễn
chinh Mỹ trở nên khốc liệt hơn lúc nào hết. Trong hoàn cảnh lịch sử đầy máu lửa ấy, những cây bút
trẻ giàu nhiệt huyết và đầy tài năng trên mặt trận văn hóa của đô thị Huế đã thực sự trở thành những
ngọn lửa tranh đấu, làm nên một giai đoạn phát triển vượt bậc và đầy khởi sắc của bộ phận văn học
yêu nước về nhiều thể loại, trong đó đáng chú ý là truyện ngắn. Để rồi giờ đây, sau hơn 30 năm kể
từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, lần giở lại những sáng tác của
một thế hệ đã biết sống và dám chết cho độc lập, tự do ở thành thị miền Nam mà Huế là một trong
những trung tâm tranh đấu ngày ấy, ta vẫn không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao trong một hoàn
cảnh xã hội vô cùng phức tạp và ngặt nghèo, các cây bút yêu nước ấy vẫn có thể tạo nên một bộ
phận truyện ngắn đậm đà giá trị tư tưởng và đạt đến một trình độ nghệ thuật khá cao như thế?
Phải chăng chính lương tri và trách nhiệm của người cầm bút trước hiện tình đất nước, chính tình
tự dân tộc, ước muốn làm một điều gì đó cho quê hương và cả khát vọng tự khẳng định đã thôi thúc
thế hệ các nhà văn, nhà thơ còn rất trẻ ấy coi hoạt động sáng tạo văn chương như một cách thế dấn
thân và tranh đấu của chính mình
122 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn yêu nước ở huế giai đoạn 1964 – 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
HOÀNG HƯƠNG THẢO
TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở HUẾ
GIAI ĐOẠN 1964 – 1975
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 34
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành biết ơn:
Sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Hữu Tá,
Sự cung cấp tư liệu và những chỉ dẫn quý báu của nhà văn
Trần Duy Phiên cũng như một số nhà thơ trong nhóm Việt, của anh Trần Xuân
Thắng – con trai cố thi sĩ Trần Quang Long;
Sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học
và Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, cũng như của Ban Giám
Hiệu và đồng nghiệp Trường THPT Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk;
Cùng gia đình và bạn bè;
Đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này, cũng như đã dìu dắt tôi trong suốt quá
trình học tập.
Hoàng Hương Thảo
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1.Lý do chọn đề tài
Từ cuối năm 1963, bối cảnh lịch sử - xã hội ở Huế nói riêng và ở đô thị miền Nam nói chung có
những biến đổi lớn lao mà nổi bật là sức trỗi dậy mạnh mẽ của phong trào cách mạng quần chúng
trên “trận địa đường phố” với sự tham gia đông đảo của thế hệ trẻ đã làm điêu đứng thêm một chế
độ đang trên đà tan rã, khủng hoảng. Chiến tranh, cùng với sự xuất hiện đông đảo của quân viễn
chinh Mỹ trở nên khốc liệt hơn lúc nào hết. Trong hoàn cảnh lịch sử đầy máu lửa ấy, những cây bút
trẻ giàu nhiệt huyết và đầy tài năng trên mặt trận văn hóa của đô thị Huế đã thực sự trở thành những
ngọn lửa tranh đấu, làm nên một giai đoạn phát triển vượt bậc và đầy khởi sắc của bộ phận văn học
yêu nước về nhiều thể loại, trong đó đáng chú ý là truyện ngắn. Để rồi giờ đây, sau hơn 30 năm kể
từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, lần giở lại những sáng tác của
một thế hệ đã biết sống và dám chết cho độc lập, tự do ở thành thị miền Nam mà Huế là một trong
những trung tâm tranh đấu ngày ấy, ta vẫn không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao trong một hoàn
cảnh xã hội vô cùng phức tạp và ngặt nghèo, các cây bút yêu nước ấy vẫn có thể tạo nên một bộ
phận truyện ngắn đậm đà giá trị tư tưởng và đạt đến một trình độ nghệ thuật khá cao như thế?
Phải chăng chính lương tri và trách nhiệm của người cầm bút trước hiện tình đất nước, chính tình
tự dân tộc, ước muốn làm một điều gì đó cho quê hương và cả khát vọng tự khẳng định đã thôi thúc
thế hệ các nhà văn, nhà thơ còn rất trẻ ấy coi hoạt động sáng tạo văn chương như một cách thế dấn
thân và tranh đấu của chính mình.
Xác định đề tài là truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975, luận văn hướng tới việc
khẳng định một thành tựu rất đáng ghi nhận của văn học yêu nước ở Huế trong chặng đường hơn
mười năm này; đồng thời qua việc thực hiện đề tài này, người viết hy vọng sẽ góp được phần nhỏ
vào công việc tìm hiểu văn học thành thị miền Nam – một vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều.
Bên cạnh đó, với suy nghĩ rằng mọi công sức, thành quả cha anh để lại bao giờ cũng là di sản của
truyền thống mà những thế hệ con cháu đời sau phải có sứ mệnh gìn giữ và trao truyền, tiếp nối,
người viết mong muốn công trình khiêm tốn này sẽ là một sự thể hiện tấm lòng tri ân đối với công
lao của những nhà văn đã đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình, thống nhất Tổ quốc, cho công lý và lẽ
phải trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt lúc bấy giờ.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn dự định tập trung giải quyết các yêu cầu cơ bản sau:
1.2.1 Về mặt lý luận:
Khái quát bối cảnh lịch sử của bộ phận thơ văn yêu nước ở Huế - một trong những trung tâm
tranh đấu của phong trào đô thị miền Nam giai đoạn 1964 – 1975.
Xác định vị trí của truyện ngắn yêu nước ở Huế trong hệ thống bộ phận văn học yêu nước ở Huế
giai đoạn 1964 – 1975 và truyện ngắn yêu nước, tiến bộ thành thị miền Nam cùng giai đoạn .
Xác định và đánh giá những đặc điểm, thành tựu cơ bản, nổi bật, đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật của truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975.
1.2.2 Về mặt thực tiễn:
Đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu về một bộ phận văn học yêu nước để lại những dấu ấn khó
phai mờ trong dòng văn học thành thị miền Nam thời trước 1975. Luận văn có thể được dùng làm
tài liệu tham khảo trong nhà trường.
Góp phần giữ gìn một thành tựu đáng ghi nhận của nền văn học dân tộc nói chung và văn học
hiện đại nói riêng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn yêu nước ở Huế trong giai đoạn 1964 –
1975, giai đoạn trước đó (1954 – 1963) được giới thiệu một cách khái quát nhằm đạt đến một cái
nhìn toàn cảnh và làm nổi rõ sự khởi sắc của giai đoạn sau.
Khái niệm “yêu nước” ở đây được người viết phân định với khái niệm “phản chiến”. Khác với
các nhà văn phản chiến phản đối chiến tranh bất luận loại chiến tranh nào (vệ quốc hay xâm
lăng), các nhà văn yêu nước không chấp nhận sự thống trị của ngoại bang, đề cao dân tộc và độc
lập dân tộc. Nói như Phạm Thanh Hùng, họ là “những con người ở nhiều vị trí và hoàn cảnh sống
khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của cách mạng và kháng chiến. Họ có thể là
cán bộ kháng chiến “nằm vùng” hay người công dân yêu nước bình thường, đồng tình với cộng sản
hay không, đứng trên lập trường cách mạng hay lập trường dân tộc; những gì họ viết ra phải làm
sao vượt qua được chế độ kiểm duyệt của chính quyền nhằm cổ vũ hòa bình, chống chiến tranh xâm
lược, khơi dậy truyền thống quật cường, khích lệ tinh thần dân tộc, tình đoàn kết yêu thương giống
nòi” và “dù mức độ có khác nhau, tác phẩm của họ vẫn mang hơi thở nhân dân, sức sống dân tộc,
thấm đượm tình yêu quê hương đất nước và tinh thần nhân văn” [31; tr.4]. Từ cách hiểu đó, đối
tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn sẽ là tất cả những truyện ngắn được sáng tác trong giai
đoạn 1964 – 1975 của các nhà văn sau: Trần Quang Long, Trần Duy Phiên, Trần Hữu Lục, Trần
Hồng Quang, Huỳnh Ngọc Sơn và Tiêu Dao Bảo Cự. Ngoài ra, một số truyện ngắn của các cây bút
trẻ vốn nổi danh trên văn đàn về thơ ca như Tần Hoài Dạ Vũ, Thái Ngọc San, Ngô Kha cũng được
chú ý nhằm đạt đến cái nhìn toàn cảnh.
Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu như vậy, luận văn sẽ mô tả, khái quát những nét chính
của phong trào đấu tranh đô thị ở miền Nam nói chung và ở Huế nói riêng với tư cách là hoàn cảnh
lịch sử của sự ra đời bộ phận văn học yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975. Bước tiếp theo, luận
văn đi vào xác định vị trí của thể loại truyện ngắn trong bức tranh toàn cảnh của văn học yêu nước ở
Huế giai đoạn 1964 – 1975 . Cuối cùng, phần trọng tâm của luận văn sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ xác
định, đánh giá những thành tựu nổi bật, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn yêu nước
ở Huế giai đoạn 1964 – 1975. Ở phần này, bộ phận truyện ngắn được nghiên cứu sẽ được đặt trong
thế đối sánh với một số truyện ngắn các cây bút đô thị miền Nam cùng giai đoạn để làm nổi rõ vị trí
cũng như những đóng góp của nó.
2.2 . Phạm vi nghiên cứu :
Với việc xác định đối tượng như trên, luận văn dự định sẽ khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn
yêu nước ở Huế trong khoảng thời gian 11 năm (từ 1964 – 1975) từ các nguồn tư liệu chính sau:
- Các truyện ngắn và thơ, lý luận phê bình của những tác giả tham gia phong trào đấu tranh đô thị
ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 in trên các báo, tạp chí ra đời ở miền Nam trước 1975.
- Các tập truyện ngắn của Trần Quang Long, Trần Hữu Lục, Trần Duy Phiên,cũng như các tác
phẩm thuộc các thể loại khác của các nhà văn trong và ngoài nhóm Việt được in riêng hoặc đăng rải
rác trên báo chí trước 1975.
- Tuyển tập thơ văn yêu nước của tuổi trẻ Huế nói riêng và tuổi trẻ miền Nam nói chung xuất
bản sau 1975.
Ngoài ra, các bài viết, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Huế; các sáng tác của các tác giả cùng thời
ở Huế cũng như ở các địa phương khác sẽ được vận dụng trong quá trình nghiên cứu khi cần thiết.
Tiểu sử của các tác giả cũng được tìm hiểu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tuy nhiên nhân
thân của các nhà văn sau 1975 sẽ không thuộc phạm vi quan tâm của luận văn.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Liên quan đến đề tài của luận văn đã có một số thành tựu nghiên cứu đi trước và cả các bài viết
nghiêng về giới thiệu hay cảm nhận.
Trước 1975, do hoàn cảnh khách quan nên không có những trang viết mang tính nghiên cứu hoàn
chỉnh về các nhà văn yêu nước ở Huế. Sau ngày đất nước thống nhất, nhiều bài viết và công trình
nghiên cứu được công bố hoặc ít hoặc nhiều có đề cập đến truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn
1964 - 1975, nhưng đều thống nhất ở sự khẳng định vị trí quan trọng của bộ phận văn học này.
Chẳng hạn, sách giáo khoa Ngữ văn dành cho học sinh khối 12 hệ nâng cao của Bộ Giáo dục Đào
tạo, NXB Giáo dục, năm 2007 sau khi nhận định về văn học vùng địch tạm chiếm: “Từ khoảng giữa
những năm sáu mươi trở đi, người ta thấy xuất hiện hàng loạt những cây bút trẻ, phần lớn là học
sinh, sinh viên, chưa có kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng có văn hóa và đầy nhiệt tình yêu nước”
(tr.13) đã kể ra một số tác giả tiêu biểu , trong đó có Trần Quang Long. Tuy nhiên, nhìn tổng quát,
truyện ngắn của Trần Quang Long chưa được chú ý nghiên cứu mà hầu như các bài viết về nhà thơ,
nhà văn này vẫn dừng lại ở sự hồi tưởng về cuộc đời hoặc nhận xét chung về sáng tác thơ. Nổi trội
hơn vẫn là những bài viết, bài nghiên cứu về nhóm Việt.
Nhân kỷ niệm sự kiện báo Đứng Dậy ra số 100 vào năm 1977, nhà văn Trần Hữu Lục trong bài
hồi tưởng Những ngày Đối Diện in trên số báo này đã ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ về một thời
kỳ đấu tranh sôi nổi, hào hùng trong sự kết đoàn bền chặt của anh em nhóm Việt và báo Đối Diện.
Trên vị thế của một người trong cuộc, ông nghiêm khắc tự phê phán “chúng tôi chưa thực hiện đúng
mức sứ mệnh của văn nghệ. Một số bài thơ chưa thoát khỏi cái không khí u uẩn, ngậm ngùi, tiêu
cực. Kết thúc truyện còn quẩn quanh, bế tắc và không tưởng ở trong truyện: Ngón tay chết của
Huỳnh Ngọc Sơn – Tiếng chim bìm bịp gọi người về của Võ Trường Chinh – Tư Giò của Trần Duy
Phiên – Thằng con trai khu vườn chiếc quan tài của Trần Hồng Quang – Người tình lạ mặt của
Trần Hữu Lục...” [58;tr.21]. Nhưng đồng thời ông cũng ghi nhận những bước tiến mới trong tư
tưởng nghệ thuật của các nhà văn nhóm Việt từ 1972.
Mười năm sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiều bài nghiên cứu cũng như một số tuyển tập
tác phẩm của các nhà văn yêu nước, tiến bộ trước ngày giải phóng được giới thiệu. Trong số ấy, rất
đáng chú ý là bài Những chặng đường của nhóm Việt của Trần Thức và Hoàng Dũng trên Tạp chí
Sông Hương số 15, 1985 (sau in lại trong phần phụ lục của Tuyển tập truyện ngắn Việt và Tuyển tập
thơ nhạc họa Việt, 1997). Đúng như tựa đề, hai nhà nghiên cứu đã điểm lại các chặng đường phát
triển của nhóm Việt: từ Hội Hồng Sơn đến nhóm Việt, nhóm Việt trước và sau khi hợp tác với Đối
Diện, nhóm Việt từ khi được sự chỉ đạo từ Đảng đồng thời cũng ghi nhận ý nghĩa lớn lao của nhóm
Việt trong phong trào tranh đấu ở miền Nam. Bên cạnh đó, vào năm 1986, cuốn sách Mùa xuân
chim én bay về cũng được ra mắt bạn đọc . Trong lời giới thiệu ở đầu sách, Huỳnh Như Phương khi
điểm lại quá trình phát triển của truyện ngắn yêu nước tiến bộ miền Nam (1954 – 1975) đã đặc biệt
lưu ý đến sự khởi sắc của dòng truyện ngắn này sau 1968: “Đội ngũ sáng tác ngày càng được bổ
sung và đã trở thành quen thuộc với bạn đọc như Vũ Hạnh, Võ Hồng, Sơn Nam, Nguyễn Văn Xuân,
Minh Quân..., xuất hiện hàng loạt các cây bút trẻ sung sức: Trần Hữu Lục (tức Trần Phước
Nguyện), Võ Trường Chinh, Trường Sơn Ca (tức Tiêu Dao Bảo Cự) () Mỗi truyện ngắn của họ
trực diện đả kích chế độ, áp bức ,bóc lột, phơi bày những thủ đoạn của bọn cướp nước và bán nước,
nói lên sự chịu đựng gian khổ của quần chúng lao động” [116;tr.7]. Mấy năm sau, một tuyển tập
văn học đồ sộ với những bài nghiên cứu công phu, nghiêm túc được xuất bản: Tiếng hát những
người đi tới (1993). Trong bài viết với tựa đề Vẻ đẹp và vẻ đáng yêu của một thế hệ, cũng là lời giới
thiệu phần truyện ngắn trong tuyển tập này, Vũ Hạnh đã nêu lên những cảm nhận thực sự sâu sắc
và xúc động về những “chiến hữu” của ông trong một thời kỳ đấu tranh không thể nào quên. Sau đó,
ông ghi lại những đánh giá tinh tế của mình về một số truyện ngắn tiêu biểu: Địa ngục trần gian của
Tiêu Dao Bảo Cự, Mặt trời mù của Trần Hồng Quang, Tư Giò của Trần Duy Phiên, Ngủ ấp của
Trần Hữu Lục, Bông cúc vàng của Trần Quang Long.
Huỳnh Như Phương một lần nữa chứng tỏ tâm huyết của mình với di sản văn học quá khứ qua lời
giới thiệu trong Tuyển tập truyện ngắn Việt, 1997. Nhà nghiên cứu đã có một cái nhìn vừa mang
tính toàn cảnh lại vừa rất chi tiết, kỹ lưỡng về ý nghĩa tư tưởng cũng như những nét đặc sắc về
phong cách của các truyện ngắn của nhóm Việt. Theo ông, “sự xuất hiện của nhóm Việt trong sinh
hoạt văn học ở miền Nam những năm 1965 – 1975 có thể xem như một cách trả lời về thái độ của
nhà văn trước xã hội và con người trong một hoàn cảnh cực đoan của đời sống (...) Trong mười
năm hoạt động của mình, các nhà văn nhóm Việt đã bày tỏ một thái độ dấn thân ngày càng sâu sắc,
vừa trên bình diện ý thức công dân, vừa trên bình diện ý thức nghệ sĩ” [23] . Về nội dung tư tưởng,
ông đặc biệt chú ý đến hình ảnh của một thế hệ tuổi trẻ bị săn đuổi với những khắc khoải, những
ước mơ và tình liên đới với đồng bào mình. Huỳnh Như Phương cũng khẳng định giá trị của
phương thức hiện thực chủ nghĩa trong việc phản ánh và miêu tả hiện thực của nhóm Việt mà nổi
bật là tố cáo sự băng hoại của xã hội và trở thành “chứng từ” về đời sống tâm hồn của cả một lớp
người, vạch trần sự phi nhân của chế độ nhà tù đồng thời , xây dựng những hình tượng nông dân
giàu tính điển hình. Nhà nghiên cứu đã điểm qua phong cách nổi bật của từng tác giả trong nhóm
Việt và ông cũng không quên chỉ ra những hạn chế tất yếu trong các sáng tác của họ.
Trong một công trình nghiên cứu – biên soạn có chất lượng - Nhìn lại một chặng đường văn học
(2000), PGS.Trần Hữu Tá cũng đã dành một phần không nhỏ trong việc giới thiệu và nhận định về
văn học yêu nước ở Huế với một số đặc điểm và thành tựu nổi bật của nó. Ông điểm qua những giai
đoạn phát triển của phong trào yêu nước ở Huế, một trong những trung tâm tranh đấu của phong
trào yêu nước, cách mạng thành thị miền Nam. Đặc biệt, ông đi sâu vào giới thiệu nhóm Việt – “một
hiện tượng rất đẹp” trong phong trào tranh đấu. Trong phần khái quát những thành tựu của khuynh
hướng văn học yêu nước, cách mạng, Trần Hữu Tá cũng có những nhận định sâu sắc về sáng tác thơ
và truyện ngắn của những cây bút ở Huế trong một cái nhìn toàn cảnh.
Năm 2005 đánh dấu sự ra mắt bạn đọc của khá nhiều ấn phẩm về văn học yêu nước ở Huế. Bài
viết Có một thời để nhớ của Trần Thức in ở đầu cuốn sách Viết trên đường tranh đấu. Đây vốn là
bài được ông viết vào năm 1986 sau đó có bổ sung sửa chữa và in lại trong tuyển tập nói trên. Trần
Thức khẳng định: “Trong lịch sử đấu tranh kiên cường của nhân dân Huế, có thể nói, chưa bao giờ
sức mạnh của văn nghệ được phát huy một cách tập trung và đạt được nhiều thành tựu như trong
thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Và cũng chưa bao giờ cuộc chiến đấu trên “trận địa đường phố” lại
tập hợp được một đội ngũ đông đảo, trẻ trung, có ý thức về tính mục đích trong hoạt động sáng tạo
của mình như trong thời kỳ 1954 – 1975” [25;tr.7]. Tác giả bài viết cũng lần lượt điểm qua các thời
kỳ phát triển của văn học yêu nước ở Huế với ba giai đoạn: 1954 – 1960, 1960 – 1968 và 1969 –
1975. Ông đặc biệt nhấn mạnh hai thuộc tính riêng của dòng văn học được khai sinh trên “trận địa
đường phố” này: Trước hết “người cầm bút trong phong trào đô thị phải lách qua nghìn cửa ải để
tìm ra một cách nói, làm thế nào để tránh bộc lộ lực lượng mà vẫn có thể hướng tình cảm, nhận
thức của người đọc đi vào quỹ đạo cách mạng” do đó, “rất nhiều trường hợp, phải đọc giữa hai
hàng chữ mới tìm thấy thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi” (tr.11). Thứ hai là tính chất “ phong
trào” của dòng văn học này, vì thế “không ít tác phẩm còn nhiều hạn chế về mặt nghệ thuật” nhưng
“chắc chắn vẫn còn một số quả xanh” (tr.8).
Bên cạnh những bài nghiên cứu công phu, bài cảm nhận của một người đọc – nhà văn Kim
Quyên: Bút nhóm Việt và những năm tháng ấy [124] được đăng trên trang web Vietnamnet,
30/4/2005 có một dấu ấn riêng. Tự thấy mình là “người tri âm tri kỷ của dòng văn học Huế”, Kim
Quyên đã nói lên sự ngưỡng mộ của mình về một thế hệ tuổi trẻ: “Ngày ấy Họ là những chàng
sinh viên trẻ của đất kinh kỳ, gương mặt khôi ngô tuấn tú, lòng đầy lãng mạn mộng mơ, trái tim tràn
tình yêu quê hương, đất nước, con người. Nhưng từ khi non sông bị gót giày quân xâm lược dày
xéo, quê làng nhuộm máu lửa, dân lành bị áp bức đoạ đày, họ đâu thể ngồi yên trên ghế nhà
trường, họ đã dấn thân cùng dân tộc bằng chính thể xác và tâm hồn mình, bằng trí tuệ và ngòi bút
của mình, những ngòi bút tràn ứ lòng căm hận bọn đế quốc, những dòng chữ như có lửa, có máu rỏ
xuống từng trang giấy. Những tên tuổi quen thuộc của bút nhóm VIỆT như: Võ Quê, Đông Trình,
Bửu Chỉ, Nguyễn Phú Yên, Trần Hữu Lục,Trần Duy Phiên, Trần Hồng Quang, Huỳnh Ngọc Sơn,
Trường Sơn Ca, Võ Trường Chinh, Tần Hoài Dạ Vũ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê
Gành với lời thơ, câu văn, bút ký, bài hát, tranh vẽ đã một thời từng gây sóng gió điên đảo cho
chế độ cũ và khắc những dấu ấn không quên trong lòng người đọc.” . Sau đó, Kim Quyên lần lượt
đánh giá một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả nhóm Việt để chứng minh cho nhận định “Lực
lượng viết văn xuôi càng ngày càng hùng hậu, tập hợp được nhiều cây viết có tâm huyết, tài năng
và dũng cảm, không sợ chết chóc tù đày, theo từng giai đoạn lịch sử đấu tranh của dân tộc mà xây
dựng những truyện ngắn, những bút ký đã miêu tả, khắc họa thật tỉ mỉ qua những chi tiết rất thật,
rất tài hoa.”.
Tiếp đó, năm 2007, Phác họa chân dung một thế hệ được xuất bản. Có thể nói, Tần Hoài Dạ Vũ
và Nguyễn Đông Nhật với tấm lòng biết ơn và tình bè bạn, tình đồng chí , đã thực sự khắc họa nên
bức chân dung rất đẹp của một thế hệ tuổi 20 trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính
quyền Sài Gòn ở các đô thị tiêu biểu của miền Nam. Là người trong cuộc, đã từng sống và tham gia
tích cực trong phong trào tranh đấu của tuổi trẻ đồng thời cũng là thành viên của nhóm Việt, Tần
Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật đã có những trang viết đầy xúc động về nhóm Việt cũng như các
tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước ở Huế như Trần Quang Long, Ngô Kha...
Được viết bởi các tác giả mà hầu hết là những nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp, Chân dung Huế
(2009) là đầu sách chuyên đề có giá trị do tủ sách Nhớ Huế liên kết với Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Trong 22 nhân vật đương thời được vẽ chân dung có hai nhà văn đã sớm nổi danh trước 1975 với
nhiều truyện ngắn yêu nước: Trần Duy Phiên và Trần Hữu Lục.Với văn phong mềm mại, uyển
chuyển khá hấp dẫn, các bài viết đã tái hiện thật sinh động cuộc đời hoạt động và sáng tác sôi nổi
mà trong đó đáng chú ý hơn cả là quãng thời gian tranh đấu tại đô thị miền Nam trước ngày giải
phóng của cả hai cây bút trên. Với bài Trần Duy Phiên – hai quê hương, một ngòi bút, nhà văn
Trần Hữu Lục đã điểm lại quãng đời tuổi trẻ của Trần Duy Phiên “một trong số những cây bút chủ
lực văn xuôi của Việt” từ khi còn là “một sinh viên năng động” gắn liền tên tuổi mình với các tờ báo
phong trào như Hướng Đi (1963), Đỉnh Triều (1965), Việt (1966) đến khi đi dạy ở KonTum và cùng
các thành viên khác của nhóm Việt phụ trách toàn bộ phần văn học – nghệ thuật của Đối Diện. Theo
Trần Hữu Lục, “ngày đó, Trần Duy Phiên đã tạo ấn tượng với một văn phong sắc cạnh, mạnh mẽ và
lôi cuốn” [26;tr.177] qua hai giai đoạn sáng tác. Ông viết : “Đọc lại một số truyện ngắn của anh (tức
Trần Duy Phiên – HHT c.t), tôi bắt gặp tuổi thơ và thời trai trẻ của mình. Anh viết về đám học trò
khắc khoải trong ngô