Luận văn Tự do hóa thương mại dịch vụ và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của dịch vụ hàng không Việt Nam

Toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành một xu thế phát triển, tạo cho ngành hàng hải nước ta nói chung và dịch vụ hàng hải nói riêng nhiều cơ hội cũng như thách thức. Nghị quyết 07/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị đã nêu rõ chủ trương “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Dịch vụ hàng hải Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập, tham gia các định chế khu vực và thế giới, chấp nhận và tuân thủ những quy định chung được hình thành của các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, APEC và WTO, tiến hành việc mở cửa kinh doanh với bên ngoài. Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, dịch vụ hàng hải nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng. Thị trường dịch vụ hàng hải đang dần được mở rộng theo nhịp độ chung của hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. Đây là một đòi hỏi khách quan và là nhu cầu nội tại của sự phát triển dịch vụ hàng hải nước ta. Theo đó, dịch vụ hàng hải phục vụ đắc lực cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá và vận tải biển của nước ta đang ngày một gia tăng với tốc độ cao. Các nước trong khu vực và trên thế giới có quan hệ kinh tế và vận tải biển với nước ta đang áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư. Qúa trình tự do hoá đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về chính sách và cơ cấu kinh tế, cắt giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, tạo cơ hội kinh doanh thông thoáng với luật lệ rõ ràng, minh bạch.

pdf127 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4648 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tự do hóa thương mại dịch vụ và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của dịch vụ hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG  LÊ THỊ BÍCH THỦY TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ HÀNG HẢI VIỆT NAM Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ SỸ TUẤN HÀ NỘI 2007 i MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.1 Thƣơng mại dịch vụ và tự do hóa thƣơng mại dịch vụ 4 1.1.1 Khái niệm về thương mại dịch vụ và các hình thức cung cấp dịch vụ 4 1.1.1.1 Khái niệm về thương mại dịch vụ 4 1.1.1.2 Các hình thức cung cấp dịch vụ 5 1.1.2 Khái quát về tự do hoá thương mại dịch vụ 6 1.1. 2.1 Bản chất của tự do hoá thương mại dịch vụ 6 1.1. 2.2 Các biện pháp của tự do hoá thương mại 7 1.1. 2.3 Các hình thức của tự do hoá thương mại 8 1.1. 2.4 Xu thế tự do hoá thương mại hiện nay 13 1.1.3 ảnh hưởng của thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế 17 1.1. 3.1 Lợi ích của tự do hoá thương mại dịch vụ 17 1.1. 3.2 Những hạn chế khi thực hiện chính sách tự do hoá thương mại dịch vụ 22 1.2 Vài nét về các Hiệp định mà Việt Nam tham gia nhằm thực hiện tự do hóa thƣơng mại dịch vụ 23 1.2.1 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS 23 1.2.2 Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) 27 1.2.3 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) 28 CHƢƠNG II: ẢNH HƢỞNG CỦA TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng dịch vụ hàng hải Việt Nam 31 2.1.1 Dịch vụ vận tải biển 31 2.1.1.1 Tình trạng đội tàu biển Việt Nam 31 ii 2.1.1.2 Thị phần vận tải 31 2.1.2 Dịch vụ hàng hải phụ trợ 32 2.1.2.1 Phân loại dịch vụ hàng hải phụ trợ 32 2.1.2.2. Thực trạng các dịch vụ hàng hải phụ trợ tại Việt Nam 34 2.2 ảnh hƣởng của tự do hóa thƣơng mại dịch vụ đối với sự phát triển của dịch vụ hàng hải tại Việt Nam 38 2.2.1 Ảnh h•ëng ®èi víi qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ söa ®æi nguån luËt ®iÒu chØnh ho¹t ®éng cña dÞch vô hµng h¶i t¹i ViÖt Nam 38 2.2.1.1 C¸c quy ®Þnh liªn quan ®Õn dÞch vô vËn t¶i biÓn 38 2.2.1.2 C¸c quy ®Þnh liªn quan ®Õn c¸c dÞch vô hµng h¶i phô trî 45 2.2.1.3 C¸c chÝnh s¸ch ®Çu t• c¬ së h¹ tÇng c¶ng biÓn 48 2.2.1.4 C¶i c¸ch thñ tôc hµnh chÝnh 48 2.2.1.5. C¸c cam kÕt cña ViÖt Nam vÒ tù do ho¸ th•¬ng m¹i dÞch vô hµng h¶i 49 2.2.2 ¶nh h•ëng cña tù do ho¸ th•¬ng m¹i dÞch vô ®èi víi kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña dÞch vô hµng h¶i ViÖt Nam 51 2.2.2.1 Dịch vụ vận tải biển 52 2.2.2.2 Dịch vụ hàng hải phụ trợ 56 2.2.3 ảnh hưởng của tự do hoá thương mại dịch vụ lên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải Việt Nam 64 2.2.3.1 Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển 64 2.2.3.2 Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải phụ trợ 67 CHƢƠNG III : ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ HÀNG HẢI VIỆT NAM 3.1 Định hƣớng phát triển dịch vụ hàng hải ở Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 76 3.1.1 Mục tiêu phát triển 76 iii 3.1.2 Quan điểm phát triển 76 3.1.3 Định hướng phát triển 76 3.2 Lộ trình phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại dịch vụ hàng hải Việt Nam 84 3.2.1 Dịch vụ vận tải biển 84 3.2.2 Dịch vụ hàng hải phụ trợ 84 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ hàng hải Việt Nam 86 3.3.1 Giải pháp vĩ mô 86 3.3.1.1. Phát triển đội tàu và dịch vụ vận tải biển 86 3.3. 1.2. Phát triển và quản lý khai thác hệ thống cảng biển 88 3.3. 1.3. Hoàn thiện cơ chế giá cho các dịch vụ hàng hải 90 3.3.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của dịch vụ hàng hải 90 3.3. 1.5. Hoàn thiện hệ thống luật pháp 91 3.3.1.6. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải 93 3.3.1.7 Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành nghề 95 3.3.2 Giải pháp vi mô 95 3.3.2.1 Kiện toàn, đổi mới tổ chức doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải 95 3.3.2.2 Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế 96 3.3.2.3 Hình thành mạng lưới dịch vụ hàng hải toàn cầu 97 3.3.2.4 Đa dạng hoá trong cung cấp dịch vụ hàng hải 97 3.3.2.5 Chủ động áp dụng công nghệ tin học trong kinh doanh dịch vụ hàng hải 97 3.3.2.6 Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế và tuyên truyền thông tin về hội nhập 98 iv KẾT LUẬN 100 iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1.1: Tăng trưởng bình quân của xuất khẩu dịch vụ theo khu vực 19 Bảng 2.1: Sản lượng vận chuyển của đội tàu Việt Nam 30 Bảng 2.2: Sản lượng hàng hoá thông qua cảng năm 2005 và 2006. 35 Bảng 2.3: Thay đổi trong những quy định áp dụng cho các thực thể kinh doanh 39 ngoài quốc doanh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển Bảng 2.4: Thay đổi các quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ 41 vận tải biển Bảng 2.5: Những thay đổi về lệ phí hàng hải và gía dịch vụ cảng biển 49 Bảng 2.6. Năng lực thông qua cảng container ở châu Á và của Việt Nam 58 Bảng 2.7: Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải biển 65 ở Việt Nam Bảng 2.8: Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải phụ trợ 68 Bảng 3.1. Kinh phí đầu tư cho các cảng trọng điểm dự kiến đến năm 2006 79 Bảng 3.2. Tóm tắt các nhóm cảng dự kiến quy hoạch 81 v DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Tăng trưởng thị phần của đội tàu Việt Nam 31 Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng của đội tàu Việt Nam 52 Hình 2.3: Đội tàu Việt Nam phân theo tuổi 53 Hình 2.4: Xu hướng đầu tư vào tàu container 54 Hình 2.5: Quy mô trung bình của đội tàu các nước ASEAN 55 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA Asian Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asian AFAS Asian Framework Agreement Hiệp định Khung về dịch vụ on Services Asian ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Corporation Châu Á-Thái Bình Dương BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương EEC European Economic Community Cộng chung Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu CEFTA Central Europe Free Hiệp hội buôn bán tự do Trade Association Trung Âu CEPT Common Effective Program Chương trình ưu đãi thuế On Tariffs quan có hiệu lực chung CIF Cost Insurance Freight Phương thức giao hàng trong Ngoại thương FOB Free on Board Phương thức giao hàng trong Ngoại thương GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thuế And Trade quan và mậu dịch GATS General Agreement on Trade in Hiệp định chung về Services thương mại dịch vụ LAFTA Latin America Free Trade Khu vực mậu dịch tự do Mỹ La Area tinh NAFTA North America Free Trade Khu vực mậu dịch tự do Bắc vii Area Mỹ NT National Treatment Chế độ đãi ngộ quốc gia MFN Most favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc SADC South Africa Devolopment Cộng đồng phát triển Nam Phi Community TAFTA Tran- Atlantic Free Trade Khu vực mậu dịch tự do xuyên Area Đại Tây Dương TEU Twenty – foot equitvalent Đơn vị đo tải trọng UNCTAD United Nation Conference Hội thảo Liên Hiệp Quốc về On Trade and Development thương mại và phát triển WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương Mại thế giới 1 LỜI NÓI ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành một xu thế phát triển, tạo cho ngành hàng hải nước ta nói chung và dịch vụ hàng hải nói riêng nhiều cơ hội cũng như thách thức. Nghị quyết 07/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị đã nêu rõ chủ trương “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa...” Dịch vụ hàng hải Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập, tham gia các định chế khu vực và thế giới, chấp nhận và tuân thủ những quy định chung được hình thành của các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, APEC và WTO, tiến hành việc mở cửa kinh doanh với bên ngoài. Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, dịch vụ hàng hải nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng. Thị trường dịch vụ hàng hải đang dần được mở rộng theo nhịp độ chung của hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. Đây là một đòi hỏi khách quan và là nhu cầu nội tại của sự phát triển dịch vụ hàng hải nước ta. Theo đó, dịch vụ hàng hải phục vụ đắc lực cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá và vận tải biển của nước ta đang ngày một gia tăng với tốc độ cao. Các nước trong khu vực và trên thế giới có quan hệ kinh tế và vận tải biển với nước ta đang áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư. Qúa trình tự do hoá đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về chính sách và cơ cấu kinh tế, cắt giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, tạo cơ hội kinh doanh thông thoáng với luật lệ rõ ràng, minh bạch. Trước trào lưu tự do hoá thương mại thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đã đặt dịch vụ hàng hải của Việt Nam phải đối mặt với những thay đổi mang tính bước ngoặt bởi vì tự do hoá thương mại một mặt đem đến cho nền kinh tế của các quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức. Tự do hoá thương mại dịch vụ mở ra cơ hội phát triển cho ngành 2 dịch vụ hàng hải nước ta như nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ, tăng cường tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện chất lượng các dịch vụ hàng hải phụ trợ và các dịch vụ cảng biển sẽ ra tăng số lượng các tàu ra vào cảng Việt Nam, nhờ đó sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và doanh thu cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng hải. Bên cạnh đó, tự do hoá thương mại cũng sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hàng hải (hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tác giả xin chọn đề tài “ Tự do hoá thương mại dịch vụ và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của dịch vụ hàng hải Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: 1. Tìm hiểu, phân tích và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản có liên quan đến xu thế tự do hoá thương mại nói chung và tự do hoá thương mại dịch vụ nói riêng. 2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động của dịch vụ hàng hải Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, do các sản phẩm của dịch vụ hàng hải rất phong phú nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 2 tiểu hệ thống chính của dịch vụ hàng hải là: dịch vụ vận tải biển và các dịch vụ hàng hải phụ trợ (bao gồm các dịch vụ hàng hải phụ trợ và các dịch vụ cảng biển). - Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của dịch vụ hàng hải Việt Nam trước tác động của xu hướng tự do hoá thương mại dịch vụ. 3.Nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ hàng hải Việt Nam trước xu hướng tự do hoá thương mại dịch vụ. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Khoá luận tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về xu hướng tự do hoá thương mại dịch vụ và những tác động của tự do hoá thương mại dịch vụ đối với dịch vụ hàng hải Việt Nam trong phạm vi từ những năm đổi mới (1986) đến nay. IV. Phương pháp nghiên cứu Trong qúa trình nghiên cứu, người viết đã kết hợp sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, so sánh và phương pháp thống kê để tìm ra mối quan hệ qua lại giữa những hiện tượng kinh tế, tìm ra những tác động của xu hướng tự do hoá thương mại dịch vụ đối với ngành dịch vụ hàng hải Việt Nam, từ đó đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ hàng hải tại Việt Nam. Đồng thời, khoá luận có kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các thầy cô giáo, các học giả trong và ngoài nước liên quan đến dịch vụ hàng hải Việt Nam. V. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương được kết cấu như sau: Chương I: Tổng quan về tự do hoá thương mại dịch vụ Chương II: Ảnh hưởng của tự do hoá thương mại dịch vụ đối với sự phát triển của dịch vụ hàng hải Việt Nam Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ hàng hải Việt Nam 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.1. THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.1.1 Khái niệm về thƣơng mại dịch vụ và các hình thức cung cấp dịch vụ 1.1.1.1 Khái niệm về thƣơng mại dịch vụ Dịch vụ trên thực tế đã tham gia vào thƣơng mại từ rất lâu. Để bán một mặt hàng sau khi đã sản xuất xong, các nhà sản xuất thƣờng phải viện đến một chiến lƣợc quảng cáo, sử dụng một mạng lƣới phân phối rộng khắp để đƣa hàng hoá tới ngƣời tiêu dùng. Thậm chí để giữ đƣợc khách hàng, các nhà kinh doanh còn phải đảm bảo một hệ thống dịch vụ sau bán hàng: sửa chữa, thay thế đối với những mặt hàng bị hỏng hóc và đôi khi chi phí cho dịch vụ bảo hành sản phẩm chiếm tới phân nửa bản thân giá trị hàng hoá. Nhƣ vậy dịch vụ đã hình thành và phát triển trong thƣơng mại. Tuy vậy, nó còn nhỏ bé và thƣờng tồn tại cùng với thƣơng mại hàng hoá nên dịch vụ chỉ đƣợc coi là hoạt động bổ trợ cho thƣơng mại, tức dịch vụ lúc này là dịch vụ cho thương mại. Cùng với sự phát triển của thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ đã ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng của nó, làm thay đổi cơ cấu thƣơng mại quốc tế. Lúc này dịch vụ không còn tồn tại với tính chất là một ngành bổ trợ, là dẫn xuất cho thƣơng mại nữa mà trở thành một đối tƣợng của thƣơng mại, từ đó mà hình thành khái niệm về thƣơng mại dịch vụ. Trong Hiệp định GATS, không có điều khoản nào nói rõ bản chất của thƣơng mại dịch vụ mà thƣơng mại dịch vụ đƣợc định nghĩa bằng cách liệt kê 4 phƣơng thức cung cấp. Tuy nhiên, trên cơ sở định nghĩa về thƣơng mại hàng hoá, có thể hiểu Thương mại dịch vụ là sự trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau vì mục đích thương mại. Cần nhấn mạnh mục đích thương mại trong định nghĩa trên vì một dịch vụ có thể đƣợc trao đổi với tƣ cách là đối tƣợng chính mà hoàn toàn không phải là thƣơng mại dịch vụ vì không mang mục đích này. Chẳng hạn, bác sỹ có thể chữa bệnh cho 5 bệnh nhân trên cơ sở từ thiện. Khi đó bác sỹ đã cung cấp dịch vụ chữa bệnh, bệnh nhân sử dụng dịch vụ này, nhƣng việc cung cấp và sử dụng dịch vụ trên không đƣợc tiến hành trên cơ sở thƣơng mại. Trên cơ sở định nghĩa về thƣơng mại dịch vụ trên ta có định nghĩa về thƣơng mại dịch vụ quốc tế. Với chú ý rằng, do bản chất của GATS là để điều chỉnh các mối quan hệ thƣơng mại giữa các nƣớc về dịch vụ, và xét theo 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ đƣợc dùng để định nghĩa về nó nên thƣơng mại dịch vụ đƣợc nhắc đến trong Hiệp định này chính là thƣơng mại dịch vụ quốc tế chứ không phải hoạt động thƣơng mại dịch vụ mà nhà cung cấp và ngƣời tiêu dùng bó hẹp trong phạm vi một quốc gia. Thương mại dịch vụ quốc tế là sự trao đổi về dịch vụ giữa pháp nhân hoặc thể nhân trong nước với pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài vì mục đích thương mại. 1.1.1.2 Các hình thức cung cấp dịch vụ Điều 1, khoản 2 của Hiệp định GATS liệt kê 4 phương thức cung cấp dịch vụ như là định nghĩa về thương mại dịch vụ. Bốn phƣơng thức cung cấp dịch vụ đó là: Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới - dich vụ đƣợc cung cấp từ một nƣớc sang một nƣớc khác (ví dụ gọi điện thoại từ Việt Nam sang Mỹ); đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ đi qua biên giới, còn ngƣời cung cấp dịch vụ không có mặt tại nƣớc nhận dịch vụ. Phương thức 2: Tiêu thụ tại nƣớc ngoài - ngƣời tiêu dùng dịch vụ tại một nƣớc khác, ví dụ nhƣ đi du lịch nƣớc ngoài. Phương thức 3: Hiện diện thƣơng mại - một công ty nƣớc ngoài thành lập chi nhánh hoặc công ty con để cung cấp dịch vụ tại một nƣớc khác, ví dụ nhƣ một ngân hàng của Mỹ thành lập chi nhánh ở Canada. Phương thức 4: Hiện diện của các cá nhân trực tiếp cung cấp dịch vụ (hay còn gọi là hiện diện của các thể nhân). Tức là công dân nƣớc này trực tiếp cung ứng dịch vụ ở nƣớc khác. 6 Cách phân loại trên đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở xuất xứ của ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời tiêu dùng và dựa trên vị trí địa lý lãnh thổ của họ khi dịch vụ đƣợc cung ứng. Mục tiêu chính của việc phân loại này là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét các quy định của mỗi nƣớc thành viên ảnh hƣởng tới các loại hình cung cấp dịch vụ này. 1.1.2. Khái quát về tự do hoá thƣơng mại dịch vụ 1.1.2.1 Bản chất của tự do hoá thƣơng mại dịch vụ Thƣơng mại quốc tế những năm cuối thế kỉ XX bƣớc sang thế kỉ XXI đã phát triển với tốc độ vũ bão. Dƣới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lƣợng sản xuất đã phát triển một bƣớc nhảy vọt, làm cơ sở thúc đẩy nền kinh tế thị trƣờng các nƣớc phát triển tới mức cao độ. Thị trƣờng quốc gia trở nên quá chật hẹp và đặt ra yêu cầu phải mở cửa ra thị trƣờng khu vực và thế giới. Kết quả tuyệt vời và tất yếu của việc nối liền thị trƣờng của từng quốc gia riêng lẻ với thị trƣờng quốc tế rộng lớn là sự tăng trƣởng thần kì của thƣơng mại thế giới trong hàng thập kỉ qua. Trong gần 100 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của thế giới đã tăng 27 lần. Nếu nhƣ trong giai đoạn 1900-1947, thƣơng mại thế giới tăng 2 lần thì từ năm1948 đến năm 2000 khối lƣợng thƣơng mại thế giới tăng gần 20 lần. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 1998-2010, thƣơng mại thế giới sẽ tăng 7.5 %/năm so với 7.0 % trong những năm 90 của thế kỉ XX. Sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế và vai trò ngày càng quan trọng của thƣơng mại đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của mỗi nƣớc đặt ra đòi hỏi phải phá bỏ các rào cản của thƣơng mại quốc tế, từng bƣớc tiến tới tự do hoá thƣơng mại toàn cầu để thúc đẩy thƣơng mại quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vậy, về mặt bản chất, tự do hoá thương mại là gì? Theo Từ điển chính sách thƣơng mại quốc tế- Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế - Đại học Adelaide-Australia, tự do hoá thương mại là thuật ngữ dùng để 7 chỉ hoạt động loại bỏ các cản trở hiện hành đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ. Thuật ngữ này có thể bao trùm cả hành động loại bỏ những hạn chế về đầu tư nếu thị trường mục tiêu cần đầu tư để thực hiện tiếp cận thị trường. Theo khái niệm này, tự do hoá thƣơng mại là hƣớng tới xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá trong nƣớc và hàng nhập khẩu, tạo điều kiện cho sự tự do lƣu chuyển dòng hàng hoá . Nhƣ vậy, tự do hoá thương mại, xét về mặt bản chất, đó là hành động loại bỏ mọi cản trở đối với các hoạt động giao thương quốc tế nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Các rào cản gây trở ngại cho thƣơng mại quốc tế bao gồm: các rào cản thuế quan, phi thuế quan, các hàng rào kĩ thuật, và các rào cản khác mang tính chính trị-xã hội. Tự do hoá thƣơng mại chính là việc loại bỏ các rào cản nêu trên. Muốn dỡ bỏ các rào cản đó, các nƣớc phải đơn phƣơng hoặc thông qua các cam kết song phƣơng và đa phƣơng tiến hành từng bƣớc cắt giảm thuế quan, hạn chế và tiến tới xoá bỏ hành rào phi thuế quan (hạn ngạch, giấy phép, các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật...) để cho hàng hoá,dịch vụ trong nƣớc cũng nhƣ hàng hoá, dịch vụ nƣớc ngoài cùng đƣợc tự do cạnh tranh, đƣợc đối xử bình đẳng mà không vấp phải một rào cản bảo hộ nào, từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để thƣơng mại quốc tế đƣợc phát triển ở khả năng cao nhất có thể. Từ những năm 80 trở lại đây, cùng với sự tăng trƣởng mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế và sự gia tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh tế trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là sự ra đời của WTO, khái niệm tự do hoá thƣơng mại không còn bó hẹp trong phạm vi thƣơng mại hàng hoá mà đã mở rộng ra ở hầu hết các lĩnhvực nhƣ: lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lĩnh vực đầu tƣ, thƣơng mại điện tử, và dịch vụ. 1.1.2.2 Các biện pháp của tự do hoá thƣơng mại Thực tiễn tiến trình tự do hoá thƣơng mại hơn nửa thế kỉ qua trên toàn cầu với nhiề
Luận văn liên quan