Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật phát triển với
tốc độ chóng mặt thì nhu cầu hội nhập, hợp tác với các quốc gia trên thế
giới ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu hội nhập, vấn đề nguồn nhân
lực là vấn đề ưu tiên phát triển hàng đầu. Đào tạo nguồn nhân lực không
chỉ chú trọng việc phát triển kỹ thuật nghề nghiệp mà còn chú trọng phát
triển vốn sống, phát triển những kỹ năng mềm để thích ứng tốt với môi
trường làm việc và môi trường sống. Để thực hiện được điều đó, chương
trình giáo dục phải thay đổi từ gốc đến ngọn, giải quyết vấn đề triết lý, tầm
nhìn. Không chỉ chạy đua theo bề nổi thành tích để khỏa lấp những lỗ hổng
vốn đã có từ trước, giáo dục cần phải đổi mới từ chương trình đào tạo, từ
phương pháp (PP) dạy học đến vấn đề kiểm tra đánh giá. Và phải bắt đầu
thực hiện từ bậc học thấp nhất đến cao nhất.
123 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông ứng dụng dạy tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở sgk các lớp THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Phú
TỪ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN ĐẾN VIỆC
GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ỨNG DỤNG
DẠY TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI Ở SGK CÁC LỚP THPT
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. LÊ NGỌC TRÀ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến GS.TSKH Lê Ngọc Trà, người đã
quan tâm, động viên tôi vượt qua khó khăn; tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Trường Đại học Sư phạm
Tp. Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học
tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Ngữ văn, Phòng Khoa học công nghệ -
Sau Đại học (Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh); Sở Giáo dục và
Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh các
trường THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Thủ
Đức và THPT Nguyễn Hiền – Tp. HCM); gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện, động viên tôi vượt qua khó khăn, nhiệt tình giúp đỡ
tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt thời gian học tập cũng như
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả luận văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật phát triển với
tốc độ chóng mặt thì nhu cầu hội nhập, hợp tác với các quốc gia trên thế
giới ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu hội nhập, vấn đề nguồn nhân
lực là vấn đề ưu tiên phát triển hàng đầu. Đào tạo nguồn nhân lực không
chỉ chú trọng việc phát triển kỹ thuật nghề nghiệp mà còn chú trọng phát
triển vốn sống, phát triển những kỹ năng mềm để thích ứng tốt với môi
trường làm việc và môi trường sống. Để thực hiện được điều đó, chương
trình giáo dục phải thay đổi từ gốc đến ngọn, giải quyết vấn đề triết lý, tầm
nhìn. Không chỉ chạy đua theo bề nổi thành tích để khỏa lấp những lỗ hổng
vốn đã có từ trước, giáo dục cần phải đổi mới từ chương trình đào tạo, từ
phương pháp (PP) dạy học đến vấn đề kiểm tra đánh giá. Và phải bắt đầu
thực hiện từ bậc học thấp nhất đến cao nhất.
Nhằm mục đích giáo dục con người toàn diện với các yếu tố Đức,
Trí, Thể, Mỹ; học để biết, học để làm và học để sống, phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh, đào tạo những con người năng động,
tài năng để làm chủ tương lai của đất nước, nhà nước ta đã thực hiện nhiều
cuộc cải cách giáo dục, mới nhất là cuộc cải cách giáo dục phổ thông với
việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa (SGK) phân ban ở trung học
phổ thông (THPT) và được thực hiện đại trà vào năm học 2006-2007 sau
ba năm thực hiện thí điểm.
Cùng với việc biên soạn lại chương trình, SGK cho phù hợp với
khuynh hướng phát triển của thế giới, đổi mới PP giảng dạy là nhu cầu cấp
bách của giáo dục phổ thông nước ta hiện nay. Những năm gần đây, không
ít dư luận phàn nàn về chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở nhà trường
phổ thông. Học sinh (HS) ngày càng chán học, lơ là với môn Ngữ văn; các
em không biết viết một bài văn như thế nào, làm một lá đơn cũng không
biết phải bắt đầu từ đâu Vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường đang
ngày càng không được nhìn nhận đúng. Đối với môn Ngữ văn, việc đổi
mới PP giảng dạy là vô cùng cấp thiết. Vấn đề đặt ra là đổi mới như thế
nào? Và phải chăng những PP mà GV dùng để giảng dạy xưa nay là không
phù hợp, không đạt chất lượng?
Trong các phân môn của môn Ngữ văn, phần dạy học tác phẩm văn
chương là phân môn giúp HS có nhiều hứng thú với môn học nhất. Tuy
nhiên, hiệu quả của dạy học tác phẩm văn chương hiện nay cũng là vấn đề
đáng bàn. Hướng đến mục đích phát huy vai trò của người học, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn Văn ở trường phổ thông, chúng tôi muốn
góp một chút công sức trong việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn
chương ở trường phổ thông sao cho chất lượng và hiệu quả. Để nâng cao
chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, đã có rất nhiều PP được nêu ra và
đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi như: PP dạy học nêu vấn đề, PP
dạy học thảo luận nhóm, PP dạy học theo dự án những PP này đều dựa
trên lý thuyết dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, chú trọng đến vai trò
của người học. Điều đó có nghĩa là dạy học bằng PP tích cực lấy HS làm
trung tâm là chú trọng đến vai trò của người học, người tiếp nhận.
Trong giảng dạy tác phẩm văn chương, từ lâu người ta đã nói đến lý
thuyết tiếp nhận, trong đó đề cao vai trò của bạn đọc - HS. Tuy nhiên,
hướng khai thác lý thuyết tiếp nhận và ảnh hưởng của nó đến các PP giảng
dạy trong việc dạy học tác phẩm văn chương thì chưa được khai thác đáng
kể. Nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận và PP dạy học tích cực có một ý nghĩa
lớn trong việc phát huy vai trò của người học, nâng cao năng lực văn học
cho HS. Vì thế, luận văn chọn đề tài “Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc
giảng dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông - Ứng dụng
giảng dạy phần thơ Việt Nam hiện đại ở sách giáo khoa các lớp trung học
phổ thông”
2. Lịch sử vấn đề:
Tác phẩm văn chương thực sự trở thành tác phẩm khi bắt đầu dòng
đời của nó xuất phát từ tác giả đến tay người đọc. Hoạt động tiếp nhận là
hoạt động tương tác giữa người đọc và tác phẩm và tương tác với cả tác
giả. Có thể nói lý luận văn học chỉ chú trọng lý thuyết tiếp nhận nghiên cứu
vai trò của người tiếp nhận, nghiên cứu quá trình biện chứng của các mối
quan hệ trong tiếp nhận. Hoạt động tiếp nhận vốn phong phú, đa chiều do
bản chất của văn học là một tác phẩm nghệ thuật; do mỗi người tùy vào
tình cảm, tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của bản thân mà tiếp nhận tác
phẩm mỗi khác. Tiếp nhận văn học đề cao vai trò của người tiếp nhận,
chính người tiếp nhận quyết định số phận tác phẩm. Và việc dạy học tác
phẩm văn chương trong nhà trường là một hoạt động tiếp nhận khá đặc
biệt. Sở dĩ chúng tôi cho rằng nó đặc biệt bởi lẽ đối tượng tiếp nhận ở đây
là học sinh, với lứa tuổi còn trẻ người, ít vốn sống, ít kinh nghiệm, tư duy
của các em phần nào còn non nớt thì việc tiếp nhận tác phẩm phụ thuộc vào
những yếu tố nhất định.
Nghiên cứu vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn chương của HS bắt buộc
chúng ta phải nghiên cứu những vấn đề PP luận dạy học Văn học; nghiên
cứu mối quan hệ giữa lý thuyết tiếp nhận với việc vận dụng các PP dạy học
tác phẩm văn chương để tìm một hướng đi đúng trong dạy học tác phẩm
hiện nay.
Xét về mặt lịch sử, so với các môn khoa học kỹ thuật thì môn Văn –
Tiếng việt (hiện nay gọi là Ngữ văn) vốn được giảng dạy trong nhà trường
từ rất sớm. Các nhà giáo giảng dạy trên cơ sở tích lũy những tri thức, kinh
nghiệm thẩm bình, dạy học qua các hoạt động bình giảng, ngâm vịnh của
các nhà nho xưa. Dần dần, môn Ngữ văn chiếm một vị trí quan trọng trong
chương trình giáo dục phổ thông. Điểm số của môn Ngữ văn và Toán ở nhà
trường luôn có hệ số điểm như nhau và gấp đôi các môn học khác. Thế nhưng,
một thời gian dài chúng ta dạy học văn theo kiểu học hỏi kinh nghiệm, tích
lũy những kiến thức của người đi trước chứ chưa có một hệ PP luận soi đường
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề dạy học môn Ngữ văn nói chung và tác
phẩm văn chương nói riêng. Mãi đến những năm 60 của thế kỷ XX mới xuất
hiện những bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Nếu tính từ năm 1950 khi cuốn Giảng văn Chinh phụ ngâm khúc của
giáo sư Đặng Thai Mai được ấn hành ở liên khu trong thời kì kháng chiến
chống Pháp đến nay, phải đến cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, nhiều chuyên
luận lần lượt ra đời như “Rèn luyện tư duy học sinh qua giờ giảng dạy văn
học” (1969) của Phan Trọng Luận; “Vấn đề giảng dạy văn học theo loại
thể” (1970) Trần Thanh Đạm chủ biên; “Phân tích tác phẩm văn học trong
nhà trường (1977) của Phan Trọng Luận... Những công trình đó bước đầu
đã nghiên cứu về PP theo hướng chú ý đến sự tiếp nhận của HS và từng
bước đi vào con đường cải tiến, hoàn thiện và đổi mới về PP. Đến năm
1983, Phan Trọng Luận xuất bản chuyên luận “Cảm thụ văn học và giảng
dạy văn học”. Với PP luận nghiên cứu khoa học liên hợp, ứng dụng, kết
hợp giữa lý luận với khảo sát thực tiễn Phan Trọng Luận đã cung cấp một
số hiểu biết khoa học về tính đặc thù của cảm thụ văn chương, mối quan hệ
thẩm mỹ của người đọc với tác phẩm, tính chủ quan, sáng tạo của tiếp nhận
và những khái quát về đặc điểm cũng như tiêu chí phát triển văn học ở
người đọc. Qua chặng đường dài, để hình thành lý luận dạy học văn học ở
nước ta có thể kể đến những ảnh hưởng của các tài liệu hướng dẫn như
“Phương pháp dạy văn học ở trường phổ thông” của V.A.Nhikônxki,
“Phương pháp luận dạy văn học” do Z.Ia.Rez chủ biên
Nghị quyết Trung Ương II (khoá 8) về giáo dục và khoa học công
nghệ, vấn đề nội dung và PP giáo dục đã được đặc biệt lưu ý. Vấn đề đổi
mới PP được đặt ra một cách chính thức trong văn kiện của Đại hội Đảng
cũng như những văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới
PP đã trở thành vấn đề thời sự khoa học. Những bài viết nhỏ lẻ đăng trên
các báo, các tạp chí về mối quan hệ giữa tác phẩm với HS, hướng đổi mới
dạy học văn chương trong nhà trường phổ thông đã được đúc kết lại
trong tài liệu bồi dưỡng chính thức cho các giáo viên toàn quốc trong các
chu kì bồi dưỡng thường xuyên.
Theo xu hướng phát triển của xã hội, việc dạy học phải đáp ứng
những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, những
PP giảng dạy truyền thống trong nhà trường không còn thích hợp. Nên từ
nghị quyết TW lần thứ tư về "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào
tạo tháng 1-1993 chỉ rõ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế
hoạch nội dung phương pháp giáo dục và đào tạo”. Yêu cầu phải có một PP
dạy học thích hợp - PP dạy học tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo
của HS, lấy HS làm trung tâm để đào tạo ra những con người năng động,
làm chủ đất nước trong tương lai.
Trước sự đòi hỏi phải đổi mới PP dạy học, vận dụng những PP phát
huy vai trò của HS trong giờ học, tạo điều kiện để HS hoạt động, làm chủ
giờ học, hạn chế việc thuyết giảng một chiều của GV đặt việc dạy học tác
phẩm văn chương trước một vấn đề nan giải. Làm sao để có thể vừa khơi
nguồn thích thú, kích thích tư duy hình tượng cho các em, vừa để các em
thảo luận, trao đổi và phát biểu ý kiến trong giờ học? Dành thời gian cho
HS trao đổi, thảo luận thì GV sẽ bình giảng vào lúc nào? Nếu không bình
giảng sâu sắc, chi tiết vấn đề, so sánh liên tưởng đến những hình tượng văn
học tương tự thì làm hình thành được đam mê, yêu thích tác phẩm? Nếu
vận dụng những PP dạy học tích cực, vô tình tạo cho cả thầy và trò những
áp lực lớn trong việc dạy và học. Thầy thì phải lo vận động để dạy cho kịp
giáo án, vận dụng càng nhiều PP dạy tích cực càng tốt để đối phó với việc
kiểm tra đánh giá giáo viên. Trò thì căng mình ra để tham gia các hoạt động
trong giờ học, không còn khoảng lặng nào cho những hình tượng văn học
len lỏi vào tâm hồn HS suốt tiết học.
Vì thế, việc nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận, mối quan hệ của nó với
các PP dạy học trong việc dạy học tác phẩm văn chương cung cấp một cách
nhìn khác về hướng nghiên cứu, đổi mới dạy học tác phẩm văn chương nói
riêng và dạy học môn Ngữ văn nói chung ở nhà trường phổ thông hiện nay.
Đó là cơ sở để chúng tôi thực hiện luận văn này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mỗi một nghệ sĩ khi sáng tác thường là bộc lộ những tâm tư, tình
cảm, suy nghĩ của mình với người đọc. Nhưng bên cạnh đó người nghệ sĩ
còn có nhu cầu giao cảm, chính nhu cầu giao cảm đó tác động đến người
đọc. Bản chất của văn học nghệ thuật chính là sự hô ứng, sự giao cảm.
Người đọc chịu sự tác động của nhà văn qua tác phẩm, từ đó có sự tiếp
nhận của riêng mình. Việc giảng dạy tác phẩm văn chương không thể bỏ
qua yếu tố này. Mỗi HS là một chủ thể độc lập trong tiếp nhận, sự tác động
của nhà văn, của hình tượng văn học, của tác phẩm đến mỗi học sinh là
không giống nhau. Vì thế khai thác vai trò chủ thể tiếp nhận, vai trò chủ
động của người học là một khuynh hướng phù hợp với tiến trình đổi mới
giáo dục hiện nay.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết tiếp nhận với PP dạy học tích cực
lấy HS làm trung tâm, đề tài khai thác vai trò của sự tác động của hình
tượng văn học trong việc giảng dạy tác phẩm văn chương. Phân tích, đánh
giá cơ sở lý luận của vấn đề này và những hình thức biểu hiện của nó trong
thơ ca. Ứng dụng thực tế vào vấn đề giảng dạy tác phẩm thơ Việt nam hiện
đại ở trường THPT. Qua đó đánh giá, rút ra những cơ sở lý luận để dạy học
tác phẩm văn chương và đề xuất một số hướng ứng dụng vấn đề này vào
thực tế dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận của lý thuyết tiếp nhận, đặc biệt
là tính chất tác động của hình tượng nghệ thuật và vị trí của nó trong
việc dạy học tác phẩm văn chương.
- Nghiên cứu những đặc điểm của thơ ca từ góc độ của hoạt động nghệ
thuật nhắm vào người đọc, người học.
- Tiến hành thực nghiệm soạn giảng một số bài giảng ứng dụng lý
thuyết trên trong giảng dạy tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở trường
THPT. Phân tích, đánh giá mức độ tiếp nhận của người học qua thực
nghiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận của lý thuyết tiếp
nhận, sự cộng hưởng giữa lý thuyết tiếp nhận và các PP dạy học hiện đại,
đặc biệt là tính chất tác động của hình tượng văn học lên người học trong
dạy học tác phẩm và vận dụng vào giảng dạy các tác phẩm thơ hiện đại
trong chương trình THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Từ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu nghiên cứu trên,
chúng tôi vận dụng các PP sau trong luận văn:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu những vấn đề lý luận
về lý thuyết tiếp nhận, sự cộng hưởng của nó với các phương pháp dạy học
trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông.
Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn: dự giờ GV dạy các tiết
học tác phẩm thơ hiện đại, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn GV về những
thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học tác phẩm văn chương theo hướng
chú trọng thi pháp tác động; khảo sát mức độ tiếp nhận của học sinh.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: thực hành soạn giảng một số
bài dạy các tác phẩm văn chương ở trường phổ thông theo sự chi phối của
lý thuyết tiếp nhận.
Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp phân tích, đánh giá: phân tích hiệu quả của việc khai
thác thi pháp tác động trên cơ sớ lý thuyết tiếp nhận và sự kết hợp của nó
với phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học tác phẩm văn chương và
đánh giá những đóng góp của luận văn.
6. Giới hạn của đề tài:
Đề tài: “Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn
chương ở nhà trường phổ thông - Ứng dụng giảng dạy phần thơ Việt
Nam hiện đại ở SGK các lớp THPT” nhằm đưa ra một hướng tiếp cận
mới trong việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường. Đề tài phân
tích những vấn đề lý luận về lý thuyết tiếp nhận, và những khả năng ứng
dụng của nó trong việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông
như thế nào, kết hợp vận dụng vào việc giảng dạy các tác phẩm thơ hiện
đại ở chương trình sách giáo khoa lớp 11, 12 THPT. Do giới hạn của một
luận văn cao học và thời gian có hạn nên đề tài chỉ ứng dụng giảng dạy
phần thơ hiện đại, còn những thể loại khác nếu có cơ hội chúng tôi sẽ
nghiên cứu ớ những đề tài tương tự.
7. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
7.1. Cơ sở khoa học:
Luận văn thể hiện sự kết hợp giữa lý thuyết tiếp nhận với PP dạy học
hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, đặc biệt tính chất tác động của hình
tượng văn học trong dạy học tác phẩm văn chương góp phần tạo nên hứng
thú, say mê, phát huy năng lực cảm thụ của học sinh đáp úng yêu cầu đổi
mới giảng dạy văn chương trong nhà trường.
7.2. Cơ sở thực tiễn:
Luận văn thực hiện theo chương trình sách giáo khoa THPT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, khảo sát, thực nghiệm giảng dạy tại các trường THPT
tại Tp.HCM năm học 2006-2007, 2007-2008.
8. Đóng góp của luận văn:
Vai trò của người tiếp nhận, mối tương quan giữa nguời tiếp nhận và
chủ thể sáng tác, vấn đề cảm thụ văn học của HS đã được nghiên cứu nhiều
trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề kết hợp, cộng hưởng giữa lý
thuyết tiếp nhận với các PP dạy học hiện đại lấy HS làm trung tâm, phát
huy năng lực tiếp nhận của HS qua dạy học tác phẩm văn chương thì chưa
có một công trình nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu. Trong giới hạn có thể,
luận văn cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này nhằm góp một
chút công sức trong việc nghiên cứu và đổi mới dạy và học tác phẩm văn
chương trong nhà trường.
9. Bố cục của luận văn:
Luận văn được thiết kế theo 3 phần:
Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, lịch sử phát triển của vấn đề,
đối tượng nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài, cơ sở
khoa học và thực tiễn của đề tài và bố cục của luận văn.
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương một: Cơ sở lý luận của lý thuyết tiếp nhận và sự kết hợp
giữa lý thuyết tiếp nhận và phương pháp dạy học tích cực lấy học
sinh làm trung tâm.
Chương hai: Những hình thức tác động của hình tượng văn học tới
người đọc trong thơ ca và việc dạy tác phẩm thơ hiện đại.
Chương ba: Thực nghiệm giảng dạy các tác phẩm thơ hiện đại trong
nhà trường phổ thông.
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ SỰ KẾT
HỢP GIỮA LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC LẤY HỌC SINH LÀM
TRUNG TÂM
1.1. Lý thuyết tiếp nhận và những vấn đề lý luận:
1.1.1. Một số vấn đề về lý thuyết tiếp nhận.
1.1.1.1 Sơ lược về nguồn gốc và cơ sở lý luận:
Tác phẩm văn học được sáng tác ra để thưởng thức, tiếp nhận. Một
tác phẩm sau khi được tác giả hoàn thành còn ở dưới dạng văn bản, nó thật
sự trở thành tác phẩm chỉ khi đến tay người đọc, bắt đầu đời sống của nó.
Đời sống của một tác phẩm văn học diễn tiến từ hai phía: người sáng tạo ra
nó và phía người tiếp nhận. Nghiên cứu văn học cũng xuất phát từ hai phía,
phía sáng tạo và phía tiếp nhận. Thế nhưng, từ trước đến nay lý luận văn
học chủ yếu tập trung nghiên cứu khâu sáng tác, nghiên cứu sáng tác tách
rời với các quy luật tiếp nhận.
Với tư cách là một lý thuyết khoa học, lý thuyết tiếp nhận là một bổ
sung cần thiết cho khoa nghiên cứu văn học nhằm khám pháp đầy đủ hơn
tác phẩm văn học và sự vận hành của nó trong đời sống. Lý luận tiếp nhận
không phủ nhận mối quan hệ giữa tác phẩm với nhà văn, với môi trường
sinh thành ra nó, không phủ định tác phẩm như một quá trình sáng tạo và
như một cấu trúc thẩm mỹ.
Lý thuyết tiếp nhận vốn không xa lạ. Ở phương Đông, từ thế kỷ I
trước CN lý luận tiếp nhận văn học đã hình thành hai quan niệm: Tri âm và
Kí thác. Quan niệm tri âm cho rằng nhiệm vụ tiếp nhận văn học là cảm và
hiểu cuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như chính tác giả. Vì sao Bá
Nha đập vỡ cây đàn khi Chung Tử Kỳ chết? Vì đã không còn người tri âm,
thấu hiểu nỗi lòng của cầm gia thì đàn còn ý nghĩa gì nữa. Quan niệm ký
thác thì xem tác phẩm như nơi để gởi gắm tư tưởng, tình cảm của người
đọc. Ở phương Tây, trường phái phê bình ấn tượng do J.Lemaitre chủ
xướng chủ trương tái hiện cảm xúc tinh khôi, tươi mới của người đọc trong
việc tiếp nhận tác phẩm. Hoạt động cảm thụ, phê bình tác phẩm diễn tiến
phong phú, đa dạng tác động không ít đến những người nhà nghiên cứu lý
luận, những người muốn đặt lý thuyết tiếp nhận trên bình diện phương
pháp luận để mổ xẻ, nghiên cứu.
Năm 1967, Hans Rober Jauss, một đại biểu của trường phái
Constance đã nêu ra vấn đề tiếp nhận: sự tiếp nhận của truyền thống văn
hóa này đối với tác phẩm của truyền thống văn hóa khác; của một xã hội
này đối với tác phẩm của một xã hội khác và của công chúng xác định đối
với một tác phẩm. Trong quyển “Vì một n