Đề tài Tìm hiểu hoạt động của nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Làng nghề truyền thống là làng có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời và tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó, nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng. Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, bảo tồn được các giá trị văn hóa địa phương và phát triển du lịch. Sự phát triển của làng nghề truyền thống hiện nay do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, đã trải qua nhiều bước thăng trầm: Có nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh ảnh hưởng tích cực đến kinh tế nông thôn trong khu vực và cả những khu vực lân cận. Lại có những làng nghề gặp nhiều khó khăn thậm chí bị mai một. Vì vậy, việc thúc đẩy khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là hết sức cần thiết. Làng nghề được hình thành từ thế kỷ XVI, làng dệt lụa Mã Châu (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng với nghề trồng dâu, ươm tơ dệt lụa. Thế nhưng, với hàng trăm năm tồn tại cho đến ngày nay, Mã Châu đã trải qua không biết bao thăng trầm, biến cố. Có những thời điểm làng nghề tưởng chừng như đi vào ký ức của người Quảng Nam nhưng cũng có những thời điểm thịnh vượng. Song cũng có thời gian do những biến động giá cả tơ lụa trong nước và quốc tế làm cho sự phát triển của làng nghề Mã Châu bị chững lại và đang đứng trước nguy cơ mai một.

doc30 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hoạt động của nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Để hoàn thành bài tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên bộ môn - ThS. Lê Thu Huyền đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài tiểu luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do lần đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong các thầy cô bỏ qua và đồng thời nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô thật dồi dáo sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp cao đẹp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Duy Xuyên, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Tác giả đề tài LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn - ThS. Lê Thu Huyền. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong bài tiểu luận còn sử dụng một số đánh giá, nhận xét cũng như số liệu của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. MỤC LỤC KẾ HOẠCH LÀM VIỆC 30 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Làng nghề truyền thống là làng có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời và tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó, nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng. Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, bảo tồn được các giá trị văn hóa địa phương và phát triển du lịch. Sự phát triển của làng nghề truyền thống hiện nay do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, đã trải qua nhiều bước thăng trầm: Có nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh ảnh hưởng tích cực đến kinh tế nông thôn trong khu vực và cả những khu vực lân cận. Lại có những làng nghề gặp nhiều khó khăn thậm chí bị mai một. Vì vậy, việc thúc đẩy khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là hết sức cần thiết. Làng nghề được hình thành từ thế kỷ XVI, làng dệt lụa Mã Châu (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng với nghề trồng dâu, ươm tơ dệt lụa. Thế nhưng, với hàng trăm năm tồn tại cho đến ngày nay, Mã Châu đã trải qua không biết bao thăng trầm, biến cố. Có những thời điểm làng nghề tưởng chừng như đi vào ký ức của người Quảng Nam nhưng cũng có những thời điểm thịnh vượng. Song cũng có thời gian do những biến động giá cả tơ lụa trong  nước và quốc tế làm cho sự phát triển của làng nghề Mã Châu bị chững lại và đang đứng trước nguy cơ mai một. Với tấm lòng của một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất là cái nôi của làng nghề, tôi muốn góp thêm một phần bé nhỏ vào việc tìm hiểu, nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển và kĩ thuật sản xuất của làng nghề dệt lụa Mã Châu, cũng như giá trị của nó đối với nền kinh tế – xã hội, địa phương. Và đặc biệt là muốn tìm ra giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đầu ra để nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nói về các làng nghề truyền thống ở nước ta nói chung và ở Mã Châu nói riêng là một vấn đề khó khăn, phức tạp vì những làng nghề truyền thống cho đến nay có khi còn hoặc có khi đã mất đi. Có một số công trình nghiên cứu đề cập đến những nghành nghề thủ công truyền thống. Liên quan đến đề tài này, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và chia vấn đề ra những nội dung sau: Nội dung 1: Những công trình nghiên cứu về thực trạng của làng nghề truyền thống. Bài viết “Câu ca làng nghề” của tác giả Văn Thành Lê (1999) trên tạp chí Văn hóa Quảng Nam. Trên cơ sở tìm hiểu nghề dệt ở Duy Xuyên, ông nói đến ảnh hưởng của nghề dệt với đời sống cư dân ở đây. Công trình “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng (2002), đã giới thiệu nhiều nhóm làng nghề trên mọi miền đất nước, trong đó có Nghệ An. Đồng thời cũng nêu lên những yếu tố ảnh hưởng đế sự phát của các làng nghề. Bài viết “Duy Xuyên ngày mai xanh lại những biền dâu?” của tác giả Hoàng Thơ (2003) trên báo Quảng Nam. Từ những số liệu của nghề dâu tằm ở Duy Xuyên, tác giả khẳng định khả năng phát triển của nghề dệt ở vùng này. Nội dung 2: Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát triển làng nghề truyền thống. Bài luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp phát triển nghề truyền thống tại làng nghề dệt lụa Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” của Th.S Nguyễn Thị Thúy Diễn (2014), (xem Công trình giúp nêu một số khái niệm liên quan đến làng nghề truyền thống. Chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề truyền thống tại làng nghề dệt lụa Mã Châu. Nêu bật lên những thuận lợi và khó khăn chính trong việc phát triển nghề truyền thống tại làng nghề dệt lụa Mã Châu. Bài viết: “Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam” của Sinh viên Nguyễn Trường Lâm (2012), (xem Bài viết nói về thực trạng và giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Nhìn chung các cuốn sách và tài liệu nói trên đều đánh giá được tầm quan trọng và đưa ra những giải pháp để cải thiện, nâng cao làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ nói một cách khái quát về các ngành nghề và kĩ thuật sản xuất một số ngành nghề thủ công truyền thống ở nước ta, chứ chưa đi sâu khai thác nét riêng, nét đặc sắc ở địa phương. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hoạt động của nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Xác định vai trò của nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Không gian Làng nghề Mã Châu, thôn Châu Hiệp, Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Duyên, Tỉnh Quảng Nam. 4.2.2 Thời gian - Thời gian khảo sát: từ ngày 6/6/2016 đến ngày 15/7/2016. - Thời gian tiến trình sự vật: từ tháng 1/2011 đến nay. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Nghề dệt lụa truyền thống Mã Châu có từ khi nào? Vai trò của nó trong đời sống? - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Nghề dệt lụa truyền thống Mã Châu được hình thành từ thế kỷ XVI. Nó có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và bảo tồn được các giá trị văn hóa địa phương. - Để nâng cao hiệu quả nghề dệt lụa cần đầu tư để xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm. + Quan sát tham dự để mô tả quá trình sản xuất. + Bảng hỏi gồm 9 câu hỏi để khảo sát 15 hộ gia đình. 8. Bố cục Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung thì đề tài gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về nghề truyền thống và tổng quan về nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu. Chương 2: Thực trạng hoạt động của nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu. Chương 3: Một số giải pháp phát triển nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHỀ DỆT LỤA TẠI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG MÃ CHÂU 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Nghề truyền thống Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay làng nào đó, từ đó đã hình thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề. Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa , vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Vũ Minh Huệ (2014), “Làng nghề thủ công truyền thống – Khái niệm”, www.liketviet.net. 1.1.2 Làng nghề Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn “làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, trang 9. Theo Dương Bá Phượng “Làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông”. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Khoa học xã hội, trang 16. Theo Trần Công Sách “Làng nghề là một cụm cộng đồng dân cư sinh sống trong cùng một làng (thôn), có một hay một số nghề được hình thành có tính chất phi nông nghiệp và trước hết là tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập và tỷ lệ sử dụng lao động của những ngành nghề đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nhập và lao động của làng. Trần Công Sách (chủ nhiệm đề tài(2003)), Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010, Bộ Công thương, Đề tài khoa học cấp bộ, Mã số: 2002-78-015, trang 6. Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ  nghề thủ công, giữa họ có mối lên kết về kinh tế , xã hội và văn hóa. Bài viết đã dẫn: Xem (1), trang11. 1.1.3 Làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống là làng có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Làng nghề truyền thống phải đạt ba tiêu chí sau: Thứ nhất: đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm; Thứ hai: tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; Thứ ba: phải gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống. Tuy nhiên, những làng chưa đạt tiêu chí thứ nhất và thứ hai của làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí trên thì vẫn được coi là làng nghề truyền thống”. Th.S Nguyễn Thị Thúy Diễn (2014), Một số giải pháp phát triển nghề truyền thống tại làng nghề dệt lụa Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, trang 6. 1.2 Đặc điểm của làng nghề - Tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. - Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. - Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. - Phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. - Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. - Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. Làng nghề truyền thống ở Việt Nam, www.voer.edu.vn. 1.3 Vai trò của nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu 1.3.1 Vai trò đối với kinh tế - Tạo việc làm cho người lao động. - Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. - Khai thác nguyên vật liệu tại địa phương. 1.3.2 Vai trò đối với văn hóa - xã hội - Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo của địa phương. - Góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội. - Phát triển du lịch. Theo ông (bà), nghề dệt lụa có vai trò thế nào trong đời sống? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất quan trọng 3 20,0 20,0 20,0 Quan trọng 8 53,3 53,3 73,3 Không quan trọng 2 13,3 13,3 86,7 Không biết 2 13,3 13,3 100,0 Total 15 100,0 100,0 Qua kết quả điều tra, ta thấy được nghề dệt lụa ở làng nghề truyền thống Mã Châu có vai trò quan trọng đối với người dân nơi đây. 1.4 Giới thiệu khái quát về làng nghề Mã Châu Theo lời kể của người dân Mã Châu thì từ thế kỷ 16-18, những bậc tiền nhân khai khẩn đã sớm nhận ra đất xứ Quảng rất phù hợp với nghề trồng dâu, nuôi tằm và làng dệt lụa Mã Châu đã được lập nên từ đó. Trải qua bao biến động của thời cuộc, thăng trầm của lịch sử, nghề dệt vẫn được truyền lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, người thợ Mã Châu đã dệt nên những tấm vải xi-ta, may quân trang cho bộ đội. Tuy nhiên, chiến tranh cũng làm cho người dân phải lang bạt khắp nơi, nghề dệt truyền thống của làng bị đình đốn. Nhưng khi phải đối mặt với cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghề dệt Mã Châu có lúc đứng trước nguy cơ bị tàn lụi. Song nhờ lòng yêu nghề của người dân, sự quan tâm của chính quyền, làng dệt Mã Châu đã không bị mất đi mà trái lại ngày càng phát triển. Nếu như trước đây, cả làng chỉ có 100 khung cửi gỗ thô sơ đạp bằng chân chuyên sản xuất vải màn, băng y tế thì nay đã có 2.900 máy dệt các loại, trong đó có 500 chiếc bán tự động. Làng đã sản xuất được những mặt hàng vải cô-tông, ka-tê có chất lượng cao. Gần 500 trong số hơn 600 hộ dân ở thôn gắn bó với nghề truyền thống này. Những tấm lụa Mã Châu được đưa đi tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, xuất khẩu sang Thái Lan và một số nước khác trên thế giới. Hằng năm, làng dệt được 17 triệu-20 triệu mét vải các loại, tiêu tụ trong nước và xuất khẩu được khoảng 80 tỷ đồng, thu nhập của người lao động từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng. Làng dệt Mã Châu (2009), www.quangnam.gov.vn. Với vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên con đường kết nối hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, Mã Châu sẽ là điểm đến hấp dẫn trong lộ trình du lịch của du khách  trong và ngoài nước. Tiểu kết: Với những kiến thức tổng hợp được từ chương 1 sẽ làm cơ sở đề đánh giá thực trạng thực tế về nghề dệt lụa tại làng nghề truyền thống Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGHỀ DỆT LỤA TẠI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG MÃ CHÂU 2.1 Thực trạng hoạt động của nghề truyền thống tại làng nghề dệt lụa Mã Châu 2.1.1 Trồng dâu, nuôi tằm Mã Châu nằm trong vùng trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa dọc theo hai bên bờ sông Bà Rén, hàng năm sông Bà Rén bù đắp phù sa cho làng sau mùa lũ lụt, đất được bồi tụ thường xuyên, thuận lợi cho việc trồng dâu nuôi tằm phát triển. Cây dâu ở đây được trồng vào tháng, trên bãi đất bồi bằng những cành nhỏ. Cây dâu sau khi trồng thì 10 đến 15 năm sau mới phải trồng lại. Mỗi năm vào tháng 11, người ta chặt hết cành dâu và chờ nảy ra vụ mới. Cây dâu ở đây có khả năng chịu hạn cao. Tháng 3, lá dâu lên tốt cũng là lúc bước vào vụ tằm. Một năm ở đây nuôi được tám lứa tằm, trong đó có một lứa tằm xuân vào tháng 3. Từ tháng 4, tháng 5 bắt đầu vào vụ, kết thúc vào tháng 11 và tháng 7, tháng 8 là thời điểm thích hợp nhất để nuôi tằm. Tằm ở đây là giống tằm đa hệ, tức là một năm có thể đẻ nhiều lượt trứng liên tục. Mỗi lứa tằm từ 20 đến 22 ngày. Bệnh tằm trước đây thường gặp là bệnh gai, bệnh này do vi rút gây bệnh có từ trong trứng. Vì vậy, người nuôi tằm trước kia rất sợ, bởi nếu lứa tằm nào gặp bệnh này thì coi như bỏ đi. Hiện nay, do công nghệ hiện đại nên bệnh này đã được loại bỏ. Do cơ chế thị trường, người dân Mã Châu đi chuyên vào nghề dệt vải, lụa mà không phát triển nghề nuôi tằm. Mã Châu hiện nay có khoảng 20% dân số sống chỉ làm nghề truyền thống, 26,7% dân số làm cả nông nghiệp và nghề truyền thống, 53,3% dân số sống bằng các nghề khác. Hộ gia đình ông (bà) thuộc? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chỉ làm nghề truyền thống 3 20,0 20,0 20,0 Làm cả nông nghiệp và nghề truyền thống 4 26,7 26,7 46,7 Nghề khác 8 53,3 53,3 100,0 Total 15 100,0 100,0 2.1.2 Ươm tơ, dệt lụa Sau khi kén chín thì bắt đầu công việc kéo tơ. Người ta nhúng kén vào nồi nước sôi, quấy đều, sau đó bóc vỏ ngoài của kén và kéo sợi. Kéo sợi xong, trước khi đưa vào dệt người ta tiến hành hồ sợi. Hồ để hồ sợi phải nấu không đặc và cũng không dược quá loãng, hồ nấu đặc thì sẽ bị gai sợi và hồ nấu không kĩ thì sẽ bị mốc. Nguyên liệu để nấu hồ là gạo tẻ, bột dong, được xay thành bột, sau đó lọc bã và nấu. Sợi sau khi hồ, được đem phơi và quàng lên xa, cuộn vào các ống gọi là đánh ống. Tuy nhiên, khâu hồ chủ yếu được tiến hành đối với sợi dọc. Sợi ngang sau khi phân loại, cho vào suốt là tiến hành dệt được. Trước đây người ta dệt bằng khung dệt khổ hẹp có một lá go, người thơ dệt cuốn chỉ vào con suốt, bỏ vào thoi làm bằng sừng trâu, ném qua lại bằng tay. Cứ vậy đến khoảng quá tầm tay thì dừng lại để cuộn vải vào, người thợ giỏi nhất cũng chỉ dệt được 3 đến 4 mét vải một người. Trồng dâu nuôi tằm hiện nay người dân Mã Châu không làm nữa, chỉ còn một vài hộ ươm tơ dệt lụa, còn lại đa số người dân dệt hàng Katê. Nghề dệt ở Mã Châu hiện nay bắt đầu khởi sắc do sự quan tâm bảo tồn và phát triển làng nghề của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương. 2.2 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề dệt lụa tại làng truyền thống nghề Mã Châu 2.2.1 Do hầu hết các sản phẩm làm ra lạc hậu và không còn phù hợp Tuy các sản phẩm được làm ra rất gần gũi và thân thiện với cuộc sống của mọi người, nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng từ đó mà đa dạng, phong phú và cao hơn thì lúc này  những sản phẩm đấy lại không còn phù hợp nữa cả về mẫu mã, hình thức lẫn chất liệu. Chính vì vây, làng nghề dệt lụa truyền thống Mã Châu không thể cạnh tranh được trên thị trường và điều tất yếu sẽ bị mai một dần. 2.2.2 Do những khó khăn về vốn, thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và thu nhập từ nghề không đáp ứng được nhu cầu. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thì các yếu tố về vốn, thị trường, là
Luận văn liên quan