Hồ Chí minh, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng cộng sản Việt nam. Toàn bộ cuộc đời của Người dành cho sự nghiệp cách mạng Việt nam. Trong số các di sản Người để lại cho dân tộc ta có đại đoàn kết - một tư tưởng nổi bật, bao trùm, xuyên suốt, nhất quán cả trong tư duy lý luận và thực tiễn của Người.
Tư tưởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt nam yêu nước, là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn, đưa tới thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975.
Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh, minh chứng rõ rằng : khi nào Đảng ta, dân tộc ta đoàn kết một lòng, thực hiện triệt để tư tưởng Đại đoàn kết của Người, thì cách mạng lúc đó thuận lợi, thu được nhiều thắng lợi. Ngược lại lúc nào, nơi nào dân ta vi phạm đoàn kết, xa rời tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, thì lúc đó nơi đó cách mạng gặp nhiều khó khăn, thậm chí tổn thất.
Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Cách mạng nước ta đang trên đường đổi mới , với nhiều thách thức đặt ra. Chỉ có thể huy động sức mạnh đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh, dân chủ. Vì vậy, việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn. Đó là lý do tôi chọn đề tài : “ Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay “ làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị của mình.
2- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Tư tưởng Đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng lớn , đã có nhiều người nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Đại đoàn kết của Người trong giai đoạn hiện nay vẫn là một vấn đề đòi hỏi phải được quan tâm và làm sáng tỏ nhiều hơn nữa .
Vì vậy tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, qua đó vận dụng xây dựng đại đoàn kết hiện nay, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược : Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Nghiên cứu đề tài này tôi còn hy vọng sẽ góp một tài liệu nhỏ của mình cho địa phương về tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, vận dụng vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương mình.
3- Phạm vi của đề tài :
Đề tài nghiên cứu vị trí, cơ sở, nhất là các nguyên tắc, các phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh, đồng thời nghiên cứu các chính sách của Đảng và Nhà nước , nhằm góp phần củng cố xây dựng đại đoàn kết trong thời kỳ đất nước đổi mới.
4- Phương pháp giải quyết vấn đề : Sử dụng phương pháp lo gic kết hợp với lịch sử để chứng minh là chủ yếu.
5- Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương , 4 mục
Chương I : Tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh
Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng đại đoàn kết trong đổi mới.
1- Lý do chọn đề tài:
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4886 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Hồ Chí minh, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng cộng sản Việt nam. Toàn bộ cuộc đời của Người dành cho sự nghiệp cách mạng Việt nam. Trong số các di sản Người để lại cho dân tộc ta có đại đoàn kết - một tư tưởng nổi bật, bao trùm, xuyên suốt, nhất quán cả trong tư duy lý luận và thực tiễn của Người.
Tư tưởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt nam yêu nước, là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn, đưa tới thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975.
Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh, minh chứng rõ rằng : khi nào Đảng ta, dân tộc ta đoàn kết một lòng, thực hiện triệt để tư tưởng Đại đoàn kết của Người, thì cách mạng lúc đó thuận lợi, thu được nhiều thắng lợi. Ngược lại lúc nào, nơi nào dân ta vi phạm đoàn kết, xa rời tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, thì lúc đó nơi đó cách mạng gặp nhiều khó khăn, thậm chí tổn thất.
Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Cách mạng nước ta đang trên đường đổi mới , với nhiều thách thức đặt ra. Chỉ có thể huy động sức mạnh đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh, dân chủ. Vì vậy, việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn. Đó là lý do tôi chọn đề tài : “ Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay “ làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị của mình.
2- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Tư tưởng Đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng lớn , đã có nhiều người nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Đại đoàn kết của Người trong giai đoạn hiện nay vẫn là một vấn đề đòi hỏi phải được quan tâm và làm sáng tỏ nhiều hơn nữa .
Vì vậy tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, qua đó vận dụng xây dựng đại đoàn kết hiện nay, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược : Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Nghiên cứu đề tài này tôi còn hy vọng sẽ góp một tài liệu nhỏ của mình cho địa phương về tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, vận dụng vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương mình.
3- Phạm vi của đề tài :
Đề tài nghiên cứu vị trí, cơ sở, nhất là các nguyên tắc, các phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh, đồng thời nghiên cứu các chính sách của Đảng và Nhà nước , nhằm góp phần củng cố xây dựng đại đoàn kết trong thời kỳ đất nước đổi mới.
4- Phương pháp giải quyết vấn đề : Sử dụng phương pháp lo gic kết hợp với lịch sử để chứng minh là chủ yếu.
5- Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương , 4 mục
Chương I : Tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh
Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng đại đoàn kết trong đổi mới.
PHẦN NỘI DUNG
Chương một
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH
I - Vị trí vấn đề đoàn kết trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh.
1. Đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật của Hồ Chí Minh.
Trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng: Đại đoàn kết không phải là tư tưởng của Hồ Chí Minh. Theo họ, Người chỉ kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt nam trong điều kiện lịch sử mới . Và như vậy, những nhà nghiên cứu này đã phủ nhận luôn những luận điểm, những nguyên tắc, những phương pháp đại đoàn kết của Hồ Chủ Tịch.
Song, hầu hết các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh đều thống nhất rằng : : Đại đoàn kết là tư tưởng - một tư tưởng lớn, một tư tưởng nổi bật, một tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng, củng cố, tăng cường lực lượng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội , giải phóng loài người.
Khi thực hiện tư tưởng này, Hồ Chí Minh đưa ra những lời kêu gọi mang tính hiệu triệu, động viên nhằm tập hợp toàn dân trong nước, lao động trên toàn thế giới thành một khối đoàn kết, nhất trí trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc mình và của giai cấp công nhân. Người kêu gọi : “ Toàn dân đoàn kết muôn năm “ ( Hồ Chí Minh : toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tập 6, trang 182) ; “ Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại “ (Hồ Chí Minh, dd, t2, tr437 ).
Lịch sử cách mạng Việt nam đã thể hiện rõ đại đoàn kết là mối quan tâm hàng đầu có tính chiến lược hay là tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Sau đây là một vài dẫn chứng :
- Sau khi gặp luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Hồ Chí Minh đấu tranh rất tích cực trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , nhằm thực hiện luận điểm của Lê nin và khẩu hiệu nổi tiếng của Quốc tế Cộng sản về đoàn kết quốc tế : “ Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại “.
- Khi tìm được con đường cứu nước, thấy được chân lý cách mạng, tháng 6 năm 1923, Hồ Chí Minh quyết định rời Pari, bắt đầu cuộc hành trình về nước. Trong thư gửi các đồng chí cùng hoạt động ở pháp, Người nói rõ mục đích về nước là : “ Tôi trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập “(Hồ Chí Minh: dd,t1, tr192 ).
Ngay sau khi ở nước ngoài về tới Cao Bằng ngày 28 tháng1 năm 1941 người cùng Đảng ta tiến hành thực hiện đoàn kết toàn dân, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất và ngày 19/5/1941, Hội Việt nam độc lập đồng minh (gọi tắt là mặt trận Việt minh ) được thành lập. Về thành phần, Mặt trận Việt Minh bao gồm những người yêu nước trong công nhân, nông dân và những người yêu nước trong các tầng lớp nhân dân lao động khác; mặt trận này do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo.
- Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 nước Việt nam mới ra đời, với cương vị Chủ tịch nước chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/09/1945, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết Lương - Giáo là một trong 6 vấn đề cấp bách mà Chính phủ cách mạng phải tập trung thực hiện nhằm giữ vững thành quả cách mạng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
- Đến dự Đại hội thống nhất(VM-LV) thành lập Mặt trận Liên Việt ngày 03/03/1951, Hồ Chí Minh vui mừng nói : “ Rừng cây đại đoàn kết dân tộc đã nở hoa kết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu rộng khắp toàn dân và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão” “
Thực hiện chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam ra đời. Về thành phần và lãnh đạo của Mặt trận giống như Mặt trận Việt minh trước đây. Từ đó cho đến khi qua đời, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến việc mở rộng củng cố Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt nam. Người thường xuyên gửi thư, gửi điện cho Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Hữu Thọ nhằm chỉ thị , động viên không ngừng mở rộng Mặt trận hơn nữa. Vì vậy, ngày 21/04/1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam ra đời do ông Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch; thành phần gồm những tri thức, công chức yêu nước trong bộ máy Ngụy quyền Sài Gòn kiên quyết chống ngoại xâm, đánh đổ chế độ Nguỵ quyền giành độc lập, dân chủ, hoà bình và mong muốn thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc ở Miền nam. Hồ Chí Minh khẳng định , liên minh này “ Luôn sát cánh với Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt nam “ trong công cuộc chống Mỹ cứu nước ( Hồ Chí Minh: dd, tl2, tr461 ). Ngày 23/05/1969 tuy sức khoẻ đã giảm nhiều, Hồ Chí Minh còn gửi điện cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ cùng Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt nam, gửi điện cảm ơn Chủ tịch Trịnh Đình Thảo và Uỷ ban Trung ương liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt nam.
Như vậy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn hết sức quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dân, tập hợp cho hết các lực lượng yêu nước trong dân tộc vì mục tiêu một Việt nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, đồng thời Người cũng hết sức quan tâm đến đoàn kết quốc tế, thực hiện di huấn của lê nin và khẩu hiệu của Quốc tế Cộng sản vì thắng lợi của phong trào hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Qua đó chúng ta có thể khẳng định : Đoàn kết, đại đoàn kết là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh; một tư tưởng nổi bật, bao trùm, xuyên suốt, nhất quán của Người. Tư tưởng đại đoàn kết hồ Chí Minh ngay từ đầu năm 1930 khi Đảng ta ra đời, đã trở thành chiến lược có ý nghĩa xuyên suốt đường lối của Đảng.
Có thể khẳng định từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê nin và truyền thống dân tộc đã hoá thành sức mạnh, thành động lực phát triển quan trọng của dân tộc Việt nam. Nhờ đó mà năm 1975 dân tộc Việt nam hoàn toàn độc lập, thống nhất. Ngày nay, đại đoàn kết vẫn được toàn Đảng, toàn dân ta xác định là một trong những nội lực quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Cơ sở thực hiện đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ chí Minh
- Cơ sở thực hiện đại đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh tìm thấy ở mỗi người dân Việt nam những đặc điểm chung nhất, đó là : lòng yêu nước nồng nàn.
Hồ Chí Minh đánh giá : “ Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước “ (Hồ Chí Minh: dd, t6, tr171 ).
Người tin rằng ; hễ là con dân nước Việt, là con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên “ Thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc “ ( Hồ Chí Minh : dd, t4, tr246 ).
Hồ Chí Minh cũng thấy rằng : Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ “ Đó là mục đích cao nhất của mỗi người Việt nam “ chúng ta ( Hồ Chí Minh : dd, t11, tr 488 ). Sau đó, Người bổ sung thêm mục đích cao nhất của mỗi người Việt nam còn là “ Dân giàu, nước mạnh “.
Hồ Chí Minh tin rằng, với những điểm chung nhất này trước sau người Việt nam sẽ tìm đến nhau, đoàn kết thành một khối, phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, của dân tộc, trong đó có quyền lợi của riêng mình.
Lịch sử đã chứng minh năm 1941, những người dân lao động yêu nước Việt nam đến với nhau, đoàn kết trong mặt trận Việt Minh nhằm đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc, quyền dân chủ cho nhân dân. Sau tháng 4 năm 1975, với lòng yêu nước nồng nàn và có chung một mục đích cao nhất là một nước Việt nam độc lập, thống nhất, hoà bình, dân chủ , dân giàu , nước mạnh, Mặt trận Tổ quốc Việt nam ở miền Bắc, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt nam và Liên minh các lực lượng dân tộc , dân chủ và hoà bình Việt nam, thống nhất thành một Mặt trận chung có tên gọi là Mặt trận Tổ quốc Việt nam.
- Về cơ sở thực hiện đoàn kết quốc tế :
Bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh rút ra một nhận xét hết sức quan trọng, độc đáo : “ Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người : Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản “ ( Hồ Chí Minh : dd, t1, tr 266 ).
Theo Hồ Chí Minh, trước chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên thế giới là thống nhất , gắn bó với nhau. Đó là hoà bình , tự do và ấm no , hạnh phúc.
Đồng thời , Hồ Chí Minh cũng thấy rằng, trước phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, thì chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thường liên minh chặt chẽ với nhau và làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn, phá hoại đoàn kết quốc tế theo tinh thần chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Cuối năm 1922, thay mặt Ban nghiên cứu thuộc địa của Phân bộ Pháp thuộc Quốc tế Cộng sản, Người kêu gọi : “Vì hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no của mọi người, những người bị bóc lột thuộc mọi nòi giống, chúng ta hãy đoàn kết lại và đấu tranh chống bọn áp bức “( Hồ Chí Minh : dd.t1, tr460 ). Như vậy, theo Hồ Chí Minh : Hòa bình, tự do , ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái là mục đích chung và là cơ sở cho những người lao động bị bóc lột trên toàn thế giới đoàn kết, nhất trí trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột.
Từ nhận thức đúng đắn này được chủ nghĩa Mác - Lê nin soi sáng, Hồ Chí Minh đặt cách mạng Việt nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, Người nhanh chóng trở thành một chiến sỹ quốc tế, luôn coi trọng và góp sức vào việc xây dựng đoàn kết giữa nhân dân các thuộc địa, đoàn kết giữa giai cấp công nhân chính quốc và nhân dân thuộc địa, đoàn kết giữa giai cấp vô sản trên toàn thế giới theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế là một nội dung gắn chặt chẽ trong toàn bộ tư tưởng, chiến lược đoàn kết của Người, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nghĩa vụ cách mạng Việt nam với cách mạng thế giới. Trong đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh xác định đoàn kết, nhất trí “giữa các Đảng cộng sản “ trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin là nhân tố, là đảm bảo quan trọng nhất, quyền quyết định toàn thắng của cuộc đấu tranh cho hoà bình độc lập của các dân tộc, cho chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới và Người đã làm hết sức mình cho mối quan hệ này.
Vì vậy, Hồ Chí Minh rất buồn khi thấy giữa các đảng cộng sản anh em có sự bất hoà trong những năm 60 , khi phong trào đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang lên cao. Trong di chúc, Người chỉ rõ và căn dặn Đảng ta : “ Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào về sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các Đảng anh em! “
“Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các Đảng anh em trên nền tảng chủ nghiã Mác - Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình “( Hồ Chí Minh : dd, t12, tr 511-512 ).
Lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta đã khẳng định, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn : Đoàn kết quốc tế là một nội dung gắn kết của đại đoàn kết, đoàn kết quốc tế để thế giới ủng hộ dân tộc Việt nam, ủng hộ cách mạng Việt nam và bằng những thắng lợi của mình, dân tộc Việt nam, cách mạng Việt nam đóng góp với cách mạng thế giới ; cụ thể : Làm suy yếu chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, phong trào cộng sản trên thế giới ngày càng lớn mạnh, thức tỉnh nhân dân lao động các nước bị áp bức bóc lột đoàn kết lại, đứng lên tự giành lại độc lập, tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc,...
II- Nội dung cơ bản tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh
Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh bổ sung, hoàn thiện nội dung chiến lược đại đoàn kết cho phù hợp với những yêu cầu, hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn cách mạng Việt nam. Nội dung cơ bản của tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh được thể hiện rõ, nhất quán trong các nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết của người.
1. Nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh
Trước sau Hồ Chí Minh vẫn kiên trì tuân thủ những nguyên tắc cơ bản xuyên suốt của chiến lược đại đoàn kết sau đây :
Nguyên tắc thứ nhất : Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyèen lợi cơ bản của toàn dân
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Hạt nhân của nguyên tắc này là giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích phức tạp, chồng chéo giữa cá nhân - tập thể, gia đình - xã hội, bộ phận - toàn thể, giai cấp - dân tộc, quốc gia - quốc tế theo phương châm chỉ đạo là : Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết và tất cả do con người. Ví dụ: Chính sách giảm tô 25 % trong kháng chiến chống Pháp Hồ Chí Minh nhắc nhở : “ Chủ ruộng giảm tô cho đúng “ ; Đồng thời cũng nhắc nhở : “ Tá điền nộp tô cho đều “(Hồ Chí Minh: dd, t5, tr591).Chính sách này đã giải quyết thỏa đáng lợi ích ruộng đất giữa địa chủ và nông dân nghèo trong điều kiện phải đoàn kết để kháng chiến thắng lợi. Địa chủ có ruộng cho thuê và nông dân nghèo thuê ruộng đều phải hy sinh một phần lợi ích của mình để đoàn kết nhau lại, thực hiện khẩu hiệu : “Tổ quốc trên hết“ “Tất cả cho kháng chiến thắng lợi “.
Tóm lại, muốn đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân, phải giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích dân tộc. Song, khi giải quyết các mối quan hệ lợi ích này phải đặt quyền lợi dân tộc, quyền lợi Tổ quốc, quyền lợi toàn dân lên trên hết, lên trước hết.
Nguyên tắc thứ hai : Tin vào dân , dựa vào dân
Đây là nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh:
- Dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn kết
- Dân là chủ thể của đại đoàn kết
- Dân là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng.
Nguyên tắc tin vào dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở là :
Một, theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định : Đảng cộng sản Việt nam là Người lãnh đạo cách mạng Việt nam; song nếu chỉ có một mình Đảng thôi, không có người ngoài Đảng tin theo, ủng hộ thì cách mang Việt nam không thể thắng lợi được.
- Hai, là truyền thống tư duy chính trị của dân tộc Việt nam .
Tư duy chính trị này thể hiện rõ trong các câu ca dao, tục ngữ được Hồ Chí Minh sử dụng rất nhiều lần, chẳng hạn “Nước lấy dân làm gốc“ “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân “.
Hồ Chí Minh cũng từng nói : “Dễ mười lần dân không cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong “.
Với Hồ Chí Minh, “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân“ (Hồ Chí Minh: dd, t8, tr 276 ).
Tin vào dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là tin vào, là dựa vào tinh thần yêu nước, ý chí giành độc lập tự do, xây dựng một đất nước Việt nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh ; là tin vào, là dựa vào lực lượng to lớn của nhân dân; là tin vào, là dựa vào sáng kiến của nhân dân. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt tin vào lòng yêu nước của nhân dân, với niềm tin đó Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đoàn kết, Lương - Giáo đoàn kết, các dân tộc, các thành phần dân tộc đoàn kết,... Thực tiễn cách mạng Việt nam đến nay đã khẳng định tư tưởng này của Người là hoàn toàn đúng, chẳng những phù hợp với đặc điểm ngưiơì Việt nam mà còn đúng với quan điểm của giai cấp công nhân.
Nguyên tắc thú ba : Đoàn kết rộng rãi, đoàn kết lâu dài, đoàn kết chặt chẽ theo lập trường giai cấp công nhân.
Trong quá trình thực hiện đại đoàn kết, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nhất quán một nhận thức khoa học: Đoàn kết không phải là một tập hợp ngẫu nhiên, tự phát, nhất thời mà là một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức, có lãnh đạo.
Đầu năm 1955, nói chuyện tại hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc, Hồ Chí Minh chỉ rõ : “ Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà “ (Hồ Chí Minh : dd, t7, tr 438). Như vậy theo Hồ Chí Minh, đoàn kết toàn dân trong các Tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất phải rộng rãi và lâu dài; đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị, mà là một chính sách dân tộc, một chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta.
Qua câu nói trên của Hồ Chí Minh, ta thấy rõ tư tưởng của Người: Toàn dân ta phải đoàn kết cả trong cách mạng giải phóng dân tộc, cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hay đoàn kết trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Theo Người, Đảng công sản Việt nam phải đoàn kết lâu dài với các đảng phái và các đoàn thể