Luận văn Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay

Tuyển chọn nhân lực chuyên môn có chất lượng là công việc quan trọng mà mọi tổ chức đều phải chú trọng thực hiện bởi con người là nguồn lực quý giá nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Từ phạm vi quốc gia đến từng cơ quan, đơn vị của nhà nước hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút người tài về làm việc. Các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) tại Việt Nam cũng không thể đứng ngoài hoạt động này. Các ĐVSNCL đang đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu cho xã hội trên hầu khắp các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, thông tin, truyền thông. Với đặc thù của hoạt động cung cấp dịch vụ, các đơn vị này cần thiết phải sử dụng một lực lượng lớn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo nghiêm túc qua hệ thống trường lớp. Thực tế, các đơn vị này đang nắm giữ một số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm hơn so với bất kỳ hệ thống cơ quan, đơn vị nào khác. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lại là điểm yếu của nhiều đơn vị trong giai đoạn hiện nay khi phải nâng cao chất lượng dịch vụ công trước nhu cầu thay đổi của xã hội. Ngoài những hạn chế của đội ngũ nhân lực hiện có, việc tuyển dụng nhân lực mới tại các ĐVSNCL cũng đang gặp phải một số vướng mắc như thiếu sự chủ động, khó thu hút nhân lực có chất lượng chuyên môn cao, tiêu cực phát sinh trong tuyển dụng, sự bất hợp lý từ các quy định pháp luật. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác tuyển dụng nhân lực tại các đơn vị này. Để điều chỉnh hoạt động tuyển dụng, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Tuy nhiên, nhiều quy phạm tỏ ra không phù hợp với thực tế, hệ thống văn bản vẫn còn chắp vá, thiếu sự thống nhất. Mặt khác, quan điểm, cơ chế quản lý các ĐVSNCL và đội ngũ nhân lực làm việc tại đây cũng có nhiều sự thay đổi đã tạo ra một sự bị động từ phía các đơn vị này. Luật Viên chức đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010, là luật đầu tiên điều chỉnh riêng về nhóm đối tượng viên chức. Việc ban hành Luật Viên chức chứa đựng hy vọng sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong pháp luật về viên chức và các ĐVSNCL. Với vấn đề tuyển dụng viên chức, luật mới chỉ dừng lại ở những quy định cơ bản, nội dung cụ thể còn đang chờ đợi ở những văn bản dưới luật, một số quy định còn tạo sự băn khoăn trong dư luận. Vì vậy, cần có những nghiên cứu thực tế, khách quan về các vấn đề có liên quan đến viên chức trong đó có mảng tuyển dụng làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay".

doc72 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7146 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ------------------------- NGUYỄN HUY HOÀNG TUYÓN DôNG VI£N CHøC T¹I C¸C §¥N VÞ Sù NGHIÖP C¤NG LËP ë N¦íC TA HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ---------------------- NGUYỄN HUY HOÀNG TUYÓN DôNG VI£N CHøC T¹I C¸C §¥N VÞ Sù NGHIÖP C¤NG LËP ë N¦íC TA HIÖN NAY Chuyên ngành: Luật hành chính Mã số: 60 38 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Huy Hoàng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tôi đã nhận được hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của quý thầy cô tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô tại khoa Hành chính nhà nước, khoa Sau đại học Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Phạm Hồng Thái đã dành nhiều thời gian, công sức trong giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các phòng, bộ môn, đồng nghiệp tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian tham gia học tập. Tôi biết ơn bố mẹ, gia đình và bạn bè đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng hết năng lực của mình nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2011 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Những đóng góp mới của luận văn 5 7. Kết cấu của luận văn 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC 1.1 Khái niệm tuyển dụng viên chức 6 1.1.1 Khái niệm viên chức 6 1.1.2 Khái niệm tuyển dụng 8 1.2 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 11 1.3 Điều kiện và thủ tục tuyển dụng viên chức 13 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng viên chức 16 1.4.1 Các yếu tố chủ quan 16 1.4.2 Các yếu tố khách quan 18 Chương 2. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP HIỆN NAY 2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức 20 2.2 Thực tiễn hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập 24 2.3 Tác động của pháp luật đối với hoạt động tuyển dụng viên chức 34 2.3.1 Những tác động tích cực của pháp luật 34 2.3.2 Những điểm còn tồn tại của pháp luật 37 2.4 Tác động cơ chế, chính sách đối với hoạt động tuyển dụng viên chức 46 2.5.1 Tác động tích cực từ cơ chế, chính sách 46 2.5.2 Những điểm còn tồn tại trong cơ chế, chính sách 47 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC 3.1 Kinh nghiệm tuyển dụng nhân lực tại khu vực ngoài công lập và một số nước trên thế giới 50 3.2 Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức 52 3.3 Các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng viên chức 54 3.3.1 Điều chỉnh các quy định có liên quan đến tuyển dụng viên chức 54 3.3.2 Thay đổi cơ chế quản lý đối với viên chức và các đơn vị sự nghiệp công lập 58 3.3.3 Thay đổi từ chính các đơn vị sự nghiệp công lập 60 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuyển chọn nhân lực chuyên môn có chất lượng là công việc quan trọng mà mọi tổ chức đều phải chú trọng thực hiện bởi con người là nguồn lực quý giá nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Từ phạm vi quốc gia đến từng cơ quan, đơn vị của nhà nước hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút người tài về làm việc. Các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) tại Việt Nam cũng không thể đứng ngoài hoạt động này. Các ĐVSNCL đang đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu cho xã hội trên hầu khắp các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, thông tin, truyền thông... Với đặc thù của hoạt động cung cấp dịch vụ, các đơn vị này cần thiết phải sử dụng một lực lượng lớn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo nghiêm túc qua hệ thống trường lớp. Thực tế, các đơn vị này đang nắm giữ một số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm hơn so với bất kỳ hệ thống cơ quan, đơn vị nào khác. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lại là điểm yếu của nhiều đơn vị trong giai đoạn hiện nay khi phải nâng cao chất lượng dịch vụ công trước nhu cầu thay đổi của xã hội. Ngoài những hạn chế của đội ngũ nhân lực hiện có, việc tuyển dụng nhân lực mới tại các ĐVSNCL cũng đang gặp phải một số vướng mắc như thiếu sự chủ động, khó thu hút nhân lực có chất lượng chuyên môn cao, tiêu cực phát sinh trong tuyển dụng, sự bất hợp lý từ các quy định pháp luật... Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác tuyển dụng nhân lực tại các đơn vị này. Để điều chỉnh hoạt động tuyển dụng, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Tuy nhiên, nhiều quy phạm tỏ ra không phù hợp với thực tế, hệ thống văn bản vẫn còn chắp vá, thiếu sự thống nhất. Mặt khác, quan điểm, cơ chế quản lý các ĐVSNCL và đội ngũ nhân lực làm việc tại đây cũng có nhiều sự thay đổi đã tạo ra một sự bị động từ phía các đơn vị này. Luật Viên chức đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010, là luật đầu tiên điều chỉnh riêng về nhóm đối tượng viên chức. Việc ban hành Luật Viên chức chứa đựng hy vọng sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong pháp luật về viên chức và các ĐVSNCL. Với vấn đề tuyển dụng viên chức, luật mới chỉ dừng lại ở những quy định cơ bản, nội dung cụ thể còn đang chờ đợi ở những văn bản dưới luật, một số quy định còn tạo sự băn khoăn trong dư luận. Vì vậy, cần có những nghiên cứu thực tế, khách quan về các vấn đề có liên quan đến viên chức trong đó có mảng tuyển dụng làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay". 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc tuyển chọn người vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước và các vấn đề xung quanh hoạt động này là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học. Phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng công chức hoặc có nghiên cứu về viên chức trong nhóm cán bộ, công chức. Có thể kể ra các bài viết, công trình nghiên cứu như: - Hoàn thiện pháp luật về tuyển chọn công chức ở nước ta, luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Hiệp; - Một số kiến nghị về xây dựng cơ chế tuyển dụng công chức theo mô hình công vụ việc làm ở nước ta, tác giả Đào Thị Thanh; - Vai trò của pháp luật trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta, tác giả Nguyễn Phước Hiệp; - Một số nội dung mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tác giả Hoàng Quốc Long; - Tuyển chọn, bồi dưỡng người tài năng cho công vụ, TS. Ngô Thành Can; - Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước, tác giả Lê Cẩm Hà; - Thi tuyển công chức theo vị trí việc làm và điều kiện áp dụng ở nước ta, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải; - Một số vấn đề về tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ nhân tài, tác giả Trần Văn Quảng; - Một số giải pháp phát hiện và sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay, TS. Nguyễn Minh Phương; - Kinh nghiệm thi tuyển công chức của một số nước trên thế giới, tác giả Trần Thị Minh Châu; - Kinh nghiệm trọng dụng nhân tài để hình thành nền kinh tế trí thức của một số quốc gia châu Á và những gợi ý cho Việt Nam, tác giả Lê Thị Hồng Điệp; - Công vụ nhà nước, GS.TS. Phạm Hồng Thái; - Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, Bộ Nội vụ - Đề tài khoa học cấp nhà nước. Với nhóm đối tượng viên chức, các công trình, bài viết tập trung nghiên cứu về số lượng, chất lượng, hoạt động chuyên môn; những bất hợp lý trong pháp luật điều chỉnh về viên chức; các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Các cơ quan nhà nước cũng có một số nghiên cứu về thực trạng viên chức đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc hoặc trong lĩnh vực thuộc quyền quản lý. Trong quá trình xây dựng Luật Viên chức, nhiều bài viết, nghiên cứu cũng được thực hiện nhằm đưa ra những cách nhìn nhận khách quan, thực tế về nhóm đối tượng này. Một số bài viết liên quan đến các vấn đề kể trên như: - Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức, GS.TS. Phạm Hồng Thái; - Một số suy nghĩ về việc xây dựng Luật Viên chức, Vũ Khoan - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ - Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng Luật Viên chức, TS. Nguyễn Hải Thập; - Viên chức và những vấn đề cần chú ý khi xây dựng Luật Viên chức, tác giả Văn Tất Thu; - Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tác giả Trần Anh Tuấn; - Pháp luật về viên chức và những đổi mới về phương thức, cơ chế quản lý viên chức, tác giả Ngô Tự Nam; - Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2009: Nhân lực y tế ở Việt Nam, Bộ Y tế. Nhìn chung, các bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về viên chức tại nhiều khía cạnh theo sự thay đổi của pháp luật về đội ngũ này. Tuy nhiên, mảng vấn đề tuyển dụng viên chức vẫn chưa được nghiên cứu sâu về cả lý luận lẫn thực tiễn. Với mong muốn nghiên cứu sâu về những vấn đề liên quan tới hoạt động tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL, nhất là trong hoàn cảnh cơ chế, pháp luật đối với đội ngũ viên chức và các ĐVSNCL đang có những thay đổi, luận văn này hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu về viên chức nói chung, hoạt động tuyển dụng nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những tác động của cơ chế, chính sách, pháp luật tới thực tiễn hoạt động tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL, sự tác động của một số yếu tố tới thực tiễn tuyển dụng và những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyển dụng viên chức. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung vào hoạt động tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL, chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế từ khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 ra đời tới thời điểm hiện tại, khi Luật Viên chức đã được thông qua và chuẩn bị có hiệu lực thi hành. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích - tổng hợp trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan tới tuyển dụng viên chức, cơ chế quản lý, sử dụng viên chức, quản lý các ĐVSNCL và tác động của cơ chế, pháp luật tới thực tiễn. Phương pháp so sánh được sử dụng khi tìm hiểu sự khác biệt giữa tuyển dụng viên chức với các đối tượng khác, khác biệt giữa tuyển dụng viên chức ở nước ta với một số nước trên thế giới. Phương pháp thống kê cũng được sử dụng để tìm hiểu số lượng viên chức được tuyển dụng tại một số ĐVSNCL. 6. Những đóng góp mới của luận văn Tuyển dụng công chức đã được nhiều tác giả nghiên cứu chuyên sâu, nhưng tuyển dụng viên chức mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp những bất cập trong thực tiễn. Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL. Nội dung của luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của tuyển dụng viên chức, những bất cập của pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan tới tuyển dụng và đề xuất những phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động này trong tình hình mới. 7. Kết cấu của luận văn Tên luận văn: "Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay". Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về tuyển dụng viên chức Chương 2. Thực trạng tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay Chương 3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng viên chức. Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC 1.1. Khái niệm tuyển dụng viên chức 1.1.1. Khái niệm viên chức Trong cuộc sống, bên cạnh những nhu cầu vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, con người còn có những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thông tin… Xã hội dần hình thành một bộ phận lao động đảm nhiệm những công việc đó. Ban đầu những người làm công việc này chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với lao động tại các các ngành nghề sản xuất khác. Sự phát triển của xã hội và chuyên môn hóa lao động ngày càng cao khiến cho lực lượng này ngày càng đông đảo và mang tính chất chuyên nghiệp hơn. Tuỳ từng giai đoạn, từng chế độ xã hội mà lực lượng này có tên gọi khác nhau hoặc có những khác biệt đôi chút trong quản lý, sử dụng và hoạt động cung cấp dịch vụ. Nhưng có một điểm chung là những người làm công việc này có được một sự tôn trọng từ phía nhà nước và xã hội. Khái niệm viên chức được sử dụng trong các VBQPPL thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào quan điểm của nhà nước về đội ngũ này. Hiến pháp 1992 sử dụng cụm từ "cán bộ, viên chức" để chỉ chung những người làm việc tại các cơ quan nhà nước, ĐVSNCL (Điều 8). Theo đó, viên chức là một khái niệm rất rộng, "có khi dùng để chỉ một phạm vi rộng lớn những người làm việc trong cả bộ máy, tổ chức nhà nước" [21, tr.27]. Viên chức theo cách hiểu ở trên không được sử dụng nguyên nghĩa trong các VBQPPL có hiệu lực thấp hơn. Tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức ban hành năm 1998, cụm từ được sử dụng là "cán bộ, công chức". Khi Pháp lệnh được sửa đổi, bổ sung năm 2003, lần đầu tiên viên chức được tách riêng thành một nhóm, phân biệt với công chức. Điểm d, điều 1 Pháp lệnh quy định viên chức là "những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội". Theo quy định này, viên chức là một nhóm nhỏ thuộc một tập hợp lớn hơn là cán bộ, công chức. Hai đối tượng công chức và viên chức tiếp tục có sự thay đổi tại hai đạo luật mới ban hành là Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật Viên chức 2010. Đối tượng là công chức được liệt kê một cách rõ ràng hơn tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ. Người lãnh đạo ĐVSNCL trước đây được xếp vào đối tượng viên chức thì nay chuyển sang nhóm đối tượng công chức. Luật Viên chức định nghĩa: "Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật". Qua định nghĩa trên, có thể nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của viên chức như: mang quốc tịch Việt Nam, được ký kết hợp đồng làm việc theo vị trí việc làm tại ĐVSNCL và hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị. Viên chức là những người làm công việc thuần tuý về chuyên môn như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh, cung cấp thông tin... tại các ĐVSNCL, không trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức nhằm thực hiện việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu, cung cấp cho người dân các sản phẩm "phi hiện vật", dựa trên "kỹ năng nghiệp vụ, mang tính nghề nghiệp cao" [27, tr.16]. Với tính chất công việc như vậy, mọi hoạt động nghề nghiệp của viên chức đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chính xác, như một chuyên gia [14, tr.7]. Theo thống kê, hiện nay có khoảng trên 1,6 triệu viên chức đang làm việc tại các ĐVSNCL. Đây là lực lượng lao động đông đảo, góp phần vào việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội mà nhà nước đề ra. Việc phân biệt rõ ràng đối tượng nào là viên chức tạo cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho các quy định liên quan tới tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Với xu hướng xã hội hoá cung ứng các dịch vụ công trong những năm gần đây, nhiều đơn vị sự nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng từng bước tham gia vào hoạt động này. Người lao động trong các đơn vị trên có những tiêu chuẩn và thực hiện hoạt động chuyên môn giống như viên chức. Có thể gọi những đối tượng này là "viên chức tư" [26]. Hiện nay, thuật ngữ "viên chức tư" mới được sử dụng ở góc độ nghiên cứu khoa học chứ chưa được ghi nhận tại các VBQPPL của Việt Nam. Do vậy, đối tượng "viên chức tư" không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Viên chức. Mặc dù đã xây dựng được hai đạo luật quan trọng điều chỉnh về hai nhóm đối tượng nhưng khái niệm viên chức và đối tượng được coi là viên chức vẫn chưa đạt được sự nhất trí cao của những nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. Việc đưa người đứng đầu ĐVSNCL từ đối tượng viên chức sang công chức là điều gây băn khoăn nhất. Đáng tiếc là điều này xảy ra khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã được nghiên cứu, soạn thảo khá kỹ lưỡng sau khi rút ra nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý công chức và viên chức hàng chục năm qua. Điều này khiến cho việc ban hành các quy định về tuyển dụng cũng như quản lý, sử dụng viên chức gặp phải một số điểm phức tạp không đáng có. 1.1.2. Khái niệm tuyển dụng Hiểu một cách đơn giản thì tuyển dụng là lựa chọn người để làm việc. Với ý nghĩa như vậy, bất kỳ một cơ quan, đơn vị nào có nhu cầu sử dụng nhân lực thì đều phải tiến hành hoạt động tuyển dụng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh nhiều mặt giữa các đơn vị, việc tuyển dụng nhân lực còn được nâng lên thành tầm chiến lược, nghệ thuật. Tuyển dụng phải theo nguyên tắc cạnh tranh giữa các ứng viên, như vậy mới đúng nghĩa là "tuyển". Trong phần lớn các lĩnh vực, số lượng việc làm được tạo ra thường ít hơn số lao động tìm việc. Do vậy, khi có nhiều ứng viên tham gia tuyển dụng cho một vị trí việc làm có hạn sẽ khiến người tuyển dụng có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn, nếu thực hiện một cách công bằng sẽ lựa chọn người có trình độ chuyên môn cao nhất, xứng đáng nhất. Luật Viên chức đã đưa ra giải thích rõ ràng về tuyển dụng đối tượng làm việc trong các ĐVSNCL. Tuyển dụng là "việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập" (Khoản 4, Điều 3). Như vậy, ba yêu cầu đối với cá nhân được tuyển dụng làm viên chức là có tư cách đạo đức, trình độ chuyên môn và khả năng làm việc. Trong ĐVSNCL có nhiều phần việc từ đơn giản đến phức tạp, không nhất thiết phải tuyển dụng viên chức để thực hiện mọi công việc. Việc cung cấp dịch vụ công, cần thiết sử dụng tới chuyên môn kỹ thuật phải được thực hiện bởi đội ngũ viên chức. Đối với những công việc giản đơn mang tính thừa hành, giúp việc, nên sử dụng lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, hợp đồng vụ việc hoặc sử dụng dịch vụ cung ứng lao động chuyên nghiệp từ các đơn vị khác. Đây là sự phân công lao động giản đơn nhưng cần thiết, đảm bảo cho công việc chuyên môn của viên chức được trân trọng đúng mức, tạo điều kiện trả lương xứng đáng cho những người làm chuyên môn. Tuyển dụng viên chức khác biệt so với tuyển dụng công chức. Công chức mang trong mình công quyền, hoạt động để thực thi công vụ. Vì vậy, tuyển dụng công chức phải tuân theo những quy định chặt chẽ về điều kiện, phương thức. Khi tuyển dụng phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của cơ quan nhà nước, chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thi tuyển. Đối với tuyển dụng viên chức, ĐVSNCL căn cứ vào vị trí việc làm và quỹ lương để xây dựng kế hoạch. Với đặc thù cung cấp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp cần người có
Luận văn liên quan