Luận văn Vai trò của phật giáo trong việc giải quyết xung đột ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Đề tài Phật giáo với các triết lý nhân sinh hướng tới lòng khoan dung và độ lượng luôn là chủ đích hướng tới của các công trình nghiên cứu phục vụ cho việc tìm hiểu, khai mở các giá trị nhân văn của nhân loại, đem lại những lời khuyên dễ chấp nhận cho xã hội khi mà những giá trị ấy ngày càng trở nên quan trọng hơn trước tình hình thế giới hiện nay. Cách đây đã hơn 2500 năm, Phật giáo do Siddhartha Gautama (563 – 483 TCN) sáng lập đã đem lại ánh sáng và hy vọng cho mọi tầng lớp nhân dân đau khổ ở Ấn Độ. Và trong suốt chiều dài lịch sử, đạo Phật luôn xuất hiện như một giải pháp cuối cùng cho các vấn đề nan giải, nơi mà mọi xung đột đang ở đỉnh điểm, mọi cố gắng dường như vô vọng và khi chiến tranh qua đi, sự sống hồi sinh cũng là lúc Phật giáo ươm mầm cho hoà bình trở lại. Ngày nay khi mà vấn đề “khủng bố”, “chiến tranh”, “bạo loạn”,. đã trở thành những đề tài thời sự mang tính liên tục và “nóng hổi” thì tinh thần và triết lý của đạo Phật ngày càng trở nên cần thiết hơn. Trong quá khứ con người đã chấp nhận đạo Phật như một con đường của sự giải thoát cho số phận, tìm đến sự bình đẳng trước Đạo pháp cho "thập loại chúng sinh" theo tinh thần " từ bi hỷ xả" thì ở hiện tại đạo Phật như một tiếng gọi hoà bình, thúc giục con người quay về “ những giá trị nhân bản” , chấm dứt chiến tranh, mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho nhân loại. Các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới như chiến tranh Iraq, bạo loạn ở Grudia, xung đột ở Kashmir,.vẫn đang tiếp diễn, vì thế, hơn bao giờ hết như nhân loại khao khát hướng đến một giá trị như Jawaharlal Nehru từng tha thiết kêu gọi : “ Có lẽ chưa bao giờ trong quá khứ , bức thông điệp hoà bình của Đức Phật lại cần thiết hơn thế cho nhân loại đang đau khổ và đảo điên ngày nay. Mong rằng Đại Nghị hội này một lần nữa truyền rộng thông điệp hoà bình vĩ đại của Người và đem lại một niềm an ủi cho thế hệ chúng ta.Tôi xin kính cẩn tưởng niệm về Đức Phật và gửi lời chào mừng tôn kính đến toàn thể Nghị hội Rangoon đang nhóm họp trong dịp kỷ niệm vui vẻ vào một thời điểm mà cả thế giới đang rất cần đến họ”.

pdf315 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của phật giáo trong việc giải quyết xung đột ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Trần Văn Nhân VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT Ở ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Trần Văn Nhân VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT Ở ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ BÍCH LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan với Hội đồng khoa học cùng độc giả đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các chứng cứ và số liệu làm cơ sở được trình bày trong luận văn là do chính bản thân sưu tầm, sắp xếp, đánh giá mang tính trung thực và chưa được công bố đầy đủ như thế trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các nội dung trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc cụ thể, mang tính khoa học. các tài liệu tham khảo để hoàn thành luận văn đều được vinh diện trong công trình này. Với danh dự của người nghiên cứu, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự cam đoan của mình. Tác giả luận văn TRẦN VĂN NHÂN LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn với đề tài Vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tôi chân thành cảm ơn TS. Hà Bích Liên đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn này. Chân thành cảm ơn các giảng viên và các bạn đồng khóa đã giúp đỡ, ủng hộ với những gợi ý quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập. Cám ơn sự gợi ý đầy thiện chí của các giảng sư tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Cám ơn gia đình và bạn bè thân hữu đã động viên để tôi hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC 4TLỜI CAM ĐOAN4T ...................................................................................................................................... 3 4TLỜI CẢM ƠN4T ............................................................................................................................................ 4 4TMỤC LỤC4T ................................................................................................................................................. 5 4TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT4T ......................................................................................................... 7 4TMỞ ĐẦU4T ................................................................................................................................................... 8 4T1.Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu4T............................................................................................. 8 4T2.Lịch sử vấn đề và tài liệu nghiên cứu4T ................................................................................................. 10 4T3.Phương pháp nghiên cứu4T ................................................................................................................... 13 4T . Mục đích nghiên cứu4T ........................................................................................................................ 14 4T5. Giới hạn đề tài4T .................................................................................................................................. 14 4T6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn4T .......................................................................................................... 15 4TChương 1: TƯ TƯỞNG HÒA BÌNH TRONG TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO4T .................................................. 16 4T1.1.Sơ lược về lịch sử Phật giáo4T ........................................................................................................... 16 4T1.2.Tư tưởng hòa bình trong triết lý của Phật giáo 4T ................................................................................ 24 4T1.2.1.Bát Chánh Đạo – Con đường đạt đến sự hòa bình4T .................................................................... 28 4T1.2.2.Triết lý Vô Thường, Vô Ngã4T .................................................................................................... 30 4T1.2.3.Triết lý Tánh Không4T ................................................................................................................ 34 4T IỂU KẾT4T ........................................................................................................................................... 38 4TChương 2: TƯ TƯỞNG HÒA BÌNH PHẬT GIÁO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT Ở ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY4T ..................................................... 39 4T2.1. “Bất bạo động” – Tư tưởng chủ yếu của người Myanmar trong việc giải quyết xung đột4T ............... 39 4T2.1.1. Bước đầu vận dụng triết lý hòa bình vào việc thiết lập bộ máy nhà nước4T................................. 39 4T2.1.2. Aung San Suu Kyi – Tinh thần “bất bạo động” cho nền dân chủ thực sự.4T ................................ 42 4T2.2. Khát vọng Santi hóa giải những xung đột ở Việt Nam.4T ................................................................ 47 4T2.2.1. Nhập thế để hóa giải xung đột ở miền Nam Việt Nam4T............................................................. 47 4T2.2.2. Kiên trì theo đuổi mục đích hòa bình trong giải quyết xung đột.4T ............................................. 55 4T2.2.3. Hòa bình – triết lý thành công của người Việt Nam4T................................................................. 61 4T2.3. Hòa bình và dân chủ - Khát vọng của Phật tử Thái Lan4T ................................................................. 65 4T2.3.1.Quá trình chọn lọc và thử nghiệm4T ............................................................................................ 65 4T2.3.2. Đứng ngoài xung đột để giải quyết xung đột.4T .......................................................................... 71 4T2.4. Những nỗ lực không mấy thành công của Phật giáo Campuchia trong giải quyết xung đột.4T ........... 76 4T IỂU KẾT4T ........................................................................................................................................... 84 4TChương 3: MỘT SỰ LỰA CHỌN CỦA THẾ KỶ XXI4T............................................................................ 88 4T3.1. Phật giáo với việc xây dựng niềm tin bền vững.4T ............................................................................. 88 4T3.2.Khởi nguồi của quá trình đối thoại, hợp tác4T .................................................................................... 93 4T3.3.Một tư tưởng , một khát vọng không đơn độc.4T ................................................................................ 96 4T IỂU KẾT4T ......................................................................................................................................... 100 4TKẾT LUẬN4T ........................................................................................................................................... 102 4T ÀI LIỆU THAM KHẢO4T ...................................................................................................................... 108 4TPHỤ LỤC4T .............................................................................................................................................. 119 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFSR: Hiệp hội các ngành Khoa học xã hội về tôn giáo (l’Association Francaise de Sciences socials des religions) ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) EIAB: Viện Phật học Ứng dụng Âu châu (The European Institute of Applied Buddhism) FUNCINPEC: Mặt trận Thống nhất Dân tộc vì một nước Campuchia Độc lập, Trung lập, Hòa bình và Hợp tác (Front Uni National pour un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, et Coopératif) GNH: Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness) NBB: Cục Phật giáo Quốc gia (National Bureau of Buddhism) NLD: Liên minh Dân tộc vì nền dân chủ (National League for Democracy) RAD: Bộ các vấn đề Tôn giáo (National Bureau of Buddhism) SLORC: Hội đồng Khôi phục trật tự và Luật pháp Quốc gia (State Law and Order Restoration Council) MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu Đề tài Phật giáo với các triết lý nhân sinh hướng tới lòng khoan dung và độ lượng luôn là chủ đích hướng tới của các công trình nghiên cứu phục vụ cho việc tìm hiểu, khai mở các giá trị nhân văn của nhân loại, đem lại những lời khuyên dễ chấp nhận cho xã hội khi mà những giá trị ấy ngày càng trở nên quan trọng hơn trước tình hình thế giới hiện nay. Cách đây đã hơn 2500 năm, Phật giáo do Siddhartha Gautama (563 – 483 TCN) sáng lập đã đem lại ánh sáng và hy vọng cho mọi tầng lớp nhân dân đau khổ ở Ấn Độ. Và trong suốt chiều dài lịch sử, đạo Phật luôn xuất hiện như một giải pháp cuối cùng cho các vấn đề nan giải, nơi mà mọi xung đột đang ở đỉnh điểm, mọi cố gắng dường như vô vọng và khi chiến tranh qua đi, sự sống hồi sinh cũng là lúc Phật giáo ươm mầm cho hoà bình trở lại. Ngày nay khi mà vấn đề “khủng bố”, “chiến tranh”, “bạo loạn”,... đã trở thành những đề tài thời sự mang tính liên tục và “nóng hổi” thì tinh thần và triết lý của đạo Phật ngày càng trở nên cần thiết hơn. Trong quá khứ con người đã chấp nhận đạo Phật như một con đường của sự giải thoát cho số phận, tìm đến sự bình đẳng trước Đạo pháp cho "thập loại chúng sinh" theo tinh thần " từ bi hỷ xả" thì ở hiện tại đạo Phật như một tiếng gọi hoà bình, thúc giục con người quay về “ những giá trị nhân bản” , chấm dứt chiến tranh, mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho nhân loại. Các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới như chiến tranh Iraq, bạo loạn ở Grudia, xung đột ở Kashmir,...vẫn đang tiếp diễn, vì thế, hơn bao giờ hết như nhân loại khao khát hướng đến một giá trị như Jawaharlal Nehru từng tha thiết kêu gọi : “ Có lẽ chưa bao giờ trong quá khứ , bức thông điệp hoà bình của Đức Phật lại cần thiết hơn thế cho nhân loại đang đau khổ và đảo điên ngày nay. Mong rằng Đại Nghị hội này một lần nữa truyền rộng thông điệp hoà bình vĩ đại của Người và đem lại một niềm an ủi cho thế hệ chúng ta...Tôi xin kính cẩn tưởng niệm về Đức Phật và gửi lời chào mừng tôn kính đến toàn thể Nghị hội Rangoon đang nhóm họp trong dịp kỷ niệm vui vẻ vào một thời điểm mà cả thế giới đang rất cần đến họ”. Tư tưởng hòa bình luôn là tư tưởng chủ đạo của Phật giáo khi những xung đột ở nơi này, nơi kia trên thế giới xảy ra và cần sự có mặt của Phật giáo như một lẽ đương nhiên, như là một đường duy nhất trong sự tuyệt vọng của các phe phái. Do vậy, tìm hiểu vai trò giải quyết xung đột của Phật giáo là tìm hiểu về triết lý hoà bình của đạo Phật - như một xu thế tất yếu trong hiện tại cũng như một giải pháp hữu hiệu và lâu dài cho thế giới vẫn luôn bất ổn và chiến tranh kéo dài. Qua đó, hy vọng về một môi trường mà ở đó mọi lo toan về bất ổn chính trị, bạo động, xung đột,...sẽ biến mất thay vào đó là quá trình xây dựng một thế giới hoà bình, an lạc, giàu mạnh và ổn định. Đó cũng chính là điều mà luận văn muốn hướng đến trên cơ sở tìm lại những giá trị hoà bình trong triết lý của Phật giáo. Khu vực Đông Nam Á, nơi đạo Phật phát triển nhất thế giới và chiếm một tỷ lệ niềm tin đáng kể trong dân chúng, nên Phật giáo có một vị trí rất quan trọng không chỉ trong thế giới tinh thần mà cả trong đời sống chính trị. Những minh chứng rõ nhất cho tư tưởng nhập thế của Phật giáo là ở chính khu vực Đông Nam Á – trong vai trò giải quyết các xung đột chính trị. Nối tiếp và phát triển lên từ đề tài “BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CON ĐƯỜNG DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO THERAVADA VÀO CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á”, luận văn hướng đến những giá trị căn bản trong triết lý của đạo Phật, đó là giải pháp hoà bình và cách thức để đạt được nó trong lịch sử. Không phải lúc nào nhân loại cũng có thể hóa giải thành công những mâu thuẫn, xung đột thậm chí là chiến tranh trong quá khứ nhưng với việc khơi lên những giá trị chân chính của loài người, Phật giáo đề xướng hướng đi tích cực bằng việc hợp tác, hoà giải và cải thiện các mối quan hệ vốn không tìm thấy tiếng nói chung để có thể xoa dịu, làm tan chảy những bất đồng vốn xuất phát từ những tham vọng quá lớn của con người. Cách nay hơn 10 năm, vào ngày 1T 5-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, sau khi thảo luận Đề mục 174 của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm ba ngày đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch). Ngày naøy được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc và được xem như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hợp quốc. Lễ hội được tổ chức tại trụ sở trung ương Liên Hợp quốc (thành phố New York, Hoa Kỳ) và các trung tâm Liên Hợp quốc ở các khu vực trên khắp thế giới từ năm 2000 trở đi.0T1 0T1Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hợp quốc, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. Cứ như thế, hằng năm Đại lễ Vesak được tổ chức định ky khắp nơi trên thế giới, lần gần nhất là vào năm 2008 do Việt Nam đăng cai với sự tham dự của gần 100 quốc gia trên khắp thế giới. Đây được xem là một tín hiệu lạc quan cho việc tìm kiếm một tiếng nói tinh thần chung vốn không đươc xem trọng trong các vấn đề quốc tế. Với chủ đề “VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT Ở ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ĐẾN NAY”, đđề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu bắt đầu từ một quan điểm trong hệ thống triết lý Phật giáo - Quan điểm về Hòa bình và triết lý đó đã được ứng dụng và hưởng ứng đến mức độ nào trong lịch sử, đặc biệt là thời cận – hiện đại của lịch sử thế giới khi những xung đột và chiến tranh càng ngày càng nhiều và dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả khủng bố. Đương nhiên không phải là tất cả, bởi vì trên thực tế, tư tưởng hòa bình trong triết lý Phật giáo không phải là cứu cánh cho mọi nỗ lực của nhân loại trong lĩnh vực này. Xung đột được hiểu trong đề tài là quá trình phát triển cao của các mối bất đồng giữa những nhóm lợi ích đến từ bên ngoài (thế lực ngoại xâm) với một bên là thực thể quốc gia dân tộc, hoặc giữa các nhóm lợi ích bên trong nội bộ quốc gia (các lực lượng đối lập) gây nguy hại đến nền hòa bình. Với nội dung đó, luận văn đề cập đến 3 chương và cũng là ba nội dung cụ thể sau: 1. Tư tưởng hoà bình trong triết lý của Phật giáo. 2. Tư tưởng hòa bình của Phật giáo trong việc giải quyết những xung đột ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới đến nay. 3. Một sự lựa chọn của thế kỷ XXI 2.Lịch sử vấn đề và tài liệu nghiên cứu Từ rất lâu rồi, Phật giáo đã là một trong những đề tài được quan tâm và nghiên cứu có hệ thống, nhất là các nước châu Á. Trung Quốc là nước có nền Phật học rất phong phú, kế đến có thể kể đến Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,Tại các nước Đông Nam Á, các nguồn tài liệu nghiên cứu về Phật giáo cũng khá phong phú và đa dạng, đi đầu là Thái Lan, Singapore, Myanmar,Ở Việt Nam trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, Phật giáo bắt đầu được chú ý đến. Kỷ yếu Hội nghị mang tên “ Thông báo Hội nghị khoa học Đông Nam Á lần thứ 1” do Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam – Ban Đông Nam Á biên soạn, xuất bản năm 1978 tại Hà Nội. Trong công trình khoa học này, đề tài này đã được đề cập, Minh Chi với “Những đặc điểm chung của Phật giáo ở các nước Đông Nam Á”, Nguyễn Huy Thanh với “ Phật giáo ở các nước Đông Nam Á”, Nguyễn Khắc Đạm với “Đạo Phật với các nước Đông Nam Á”, và nhiều bài viết phản ánh khá bao quát về tình hình Phật giáo ở khu vực. Và nếu như Minh Chi phác hoạ những đặc điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Phật giáo “Nam tông” với Phật giáo “Bắc tông” và biểu hiện của nó ở Đông Nam Á còn Nguyễn Huy Thanh lại thiên về “con đường du nhập và vị trí của Phật giáo” thì Nguyễn Khắc Đạm lại ở một khía cạnh khác, đã phản ánh thực trạng nghiên cứu Phật giáo “ chưa đi sâu được vào nhiều vấn đề đồng thời còn chưa đạt được tính khoa học mong muốn”. Bên cạnh là các công trình của Nguyễn Lệ Thi, Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý, Ngô Huy Huỳnh,... cũng phần nào đề cập đến vấn đề này. Thực trạng này còn tồn tại cho đến những năm cuối thập niên 80 khi mà những công trình biên soạn của Tịnh Hải đang bước vào giai đoạn hoàn tất. Mặc dù là một nhà Phật học nhưng đóng góp của ông cho giới khoa học về mảng đề tài Phật giáo ở Đông Nam Á cũng vô cùng to lớn. Ông bắt đầu viết các bài viết riêng lẻ về Phật phái Nam tông từ năm 1965 với bài “ Miến Điện Phật giáo giản sử”, đến năm 1970 ông lại cho đăng bài “Lịch sử phật giáo Miến Điện”. Hai năm sau, vào năm 1972 công trình “ Lịch sử Phật giáo Lào” được gửi đăng ở Singapore và cũng chỉ hai năm sau nữa, tức là năm 1974 “Lịch sử Phật giáo Campuchia” và “ Lịch sử Phật giáo Thái Lan” đã được viết xong, đồng thời Tịnh Hải còn chữa thêm phần “ Lịch sử Phật giáo Xây Lan”. Như vậy trong vòng 10 năm ( 1965 – 1974), công trình tổng hợp phật giáo Đông Nam Á đã được ra đời bằng công sức miệt mài không ngưng nghỉ của Tịnh Hải, thế nhưng công trình “Lịch sử Phật giáo thế giới”(2 tập) như chúng ta biết lại ra đời vào năm 1992 do Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp ban hành. Sở dĩ có thực trạng đó là vì Tịnh Hải còn phải đợi những bài viết của Thánh Nghiêm hoàn tất (viết về Phật giáo Bắc tông). Cả Tịnh Hải và Thánh Nghiêm đều là những nhà Phật học nhiệt thành và công trình Phật học có giá trị này vẫn mang đầy đủ ý nghĩa khoa học chân chính. Và dĩ nhiên, công trình này quan trọng đến mức, hầu hết các tác phẩm nghiên cứu gần đây liên quan đến Phật giáo đều có tham khảo nó. Từ “Lịch sử Phật giáo thế giới” mà các nhà khoa học ở Viện Đông Nam Á (Trương Sỹ Hùng, Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý,...) đã biên soạn tác phẩm “Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á” được Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2003, đó gần như là một tiếp cận nguyên vẹn từ công trình của Tịnh Hải. Các công trình về Phật giáo khác như Phật giáo ở Thái Lan (1985) của Ngô Văn Doanh, Tuệ Giác với Việt Nam Phật giáo đấu tranh sử (1964), công trình của Hội đồng toàn quốc mặt trận xây dựng bảo vệ Tổ quốc Campuchia viết năm 1984 mang tên Báo cáo Phật giáo trong đất nước Campuchia từ hội nghị sư sãi lần thứ nhất đến nay, Cốc Hường và Trần Độ viết Lược sử Phật giáo ở Campuchia năm 1975 hay Nguyễn Thị Quế với công trình Phật giáo ở Thái Lan (2007), Vũ Quang Thiện với Phật giáo ở Myanmar (2007),..phản ánh chung nhất những vấn đề Phật giáo tại mỗi nước và đóng góp của nó cho tiến trình phát triển của lịch sử. Mặc dù không có một tác phẩm đáng kể nào đề cập một cách cụ thể đến vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột ở Đông Nam Á nhưng thông qua các tác phẩm lịch sử của các quốc gia này có thể thấy được tầm quan trọng của Phật giáo và vai trò đáng kể của nó trong việc hóa giải các xung đột nội tại ở đây, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Trong khi tìm kiếm các giải pháp hòa bình ở Đông Nam Á, Phật giáo đề xướng những phương thức hòa bình, được xem như hướng gợi mở cho các vấn đề bế tắc ở khu vực Đông Nam Á. Về khía cạnh này, các nguồn tài liệu mà tác giả tiếp cận được chủ yếu là kinh sách nhà Phật, có thể liệt kê ra các tác phẩm đã Việt hóa của Pháp bảo Đại tạng kinh gồm Bộ A Hàm (8 tập), Bộ Bản Duyên (8 tập), Bộ Bát Nhã (16 tập), Bộ Pháp Hoa (2 tập), Bộ Hoa Nghiêm (4 tập), Bộ Bảo Tích (5 tập), Bộ Niết Bàn (3 tập), Bộ Đại Tập (4 tập), Bộ Kinh Tập (16 tập) được Nhà xuất bản Văn hóa giáo dục Linh Sơn Đài Bắc ban hành năm 2000. Các bộ kinh này nêu lên gần như đầy đủ và khái quát những lời Phật dạy về những triết lý của mình trong đó nêu lên hướng giải quyết cho các vấn đề của cuộc sống. Ngoài các bộ kinh sách còn phải kể đến các
Luận văn liên quan