Chó là loài vật ñược con người nuôi và thuần hóa sớm nhất; loài vật
này ñược nhân dân ta nuôi vào khoảng 3000 – 4000 năm trước công nguyên
với mục ñích ñể giữ nhà, ñi săn và làm thực phẩm.
Đất nước phát triển, ñiều kiện sống ngày càng ñược cải thiện, mức sống
người dân ngày một tăng cao, ñã tạo tiền ñề cho phong trào nuôi ñộng vật
kiểng phổ biến ở nhiều gia ñình, trong ñó chó là con vật ñã ñược chọn nuôi
nhiều nhất.
Chó là loài vật thông minh, trung thành và là ngườibạn thân thiết của
con người, có thể nói chó ñã trở thành một thành viên ñặc biệt trong gia ñình.
Chính những ñặc ñiểm này mà chó ñược nuôi ngày càngnhiều cả về số
lượng và chủng loại; song việc chăm sóc nuôi dưỡng loài vật này ñang gặp
phải khó khăn do bệnh tật xuất hiện ngày càng phức tạp và ñã thực sự trở
thành nỗi lo cho nhiều người nuôi chúng.
Việt Nam nói chung, tỉnh Dak Lak nói riêng có khí hậu nóng ẩm; khi ñiều
kiện chăn nuôi kém vệ sinh sẽ tạo cơ hội cho hệ sinh vật và ký sinh trùng phát
triển gây ra bệnh, ñặc biệt là bệnh trên ñường tiêuhóa. Theo Nguyễn Như Pho
(1995)[26], trong thực tế bệnh trên hệ thống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so
với các bệnh trên hệ thống khác ở chó và gây thiệt hại nghiêm trọng.
98 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của Salmonellatrong hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
VÕ QUỐC CƯỜNG
VAI TRÒ CỦA SALMONELLA TRONG HỘI CHỨNG
TIÊU CHẢY Ở CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y
BUÔN MA THUỘT – 2010
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
VÕ QUỐC CƯỜNG
VAI TRÒ CỦA SALMONELLA TRONG HỘI CHỨNG
TIÊU CHẢY Ở CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 62 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUỐC CHƯỚNG
BUÔN MA THUỘT – 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Các số liệu và kết quả của nghiên cứu này chưa được ai
công bố và sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Ký tên
Võ Quốc Cường
ii
LỜI CÁM ƠN
Tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến PGS. TS. Phùng
Quốc Chướng - người thầy đã tận tình, chu đáo hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của:
- Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên chức Cơ quan Thú y vùng V.
- Quý thầy, cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây
Nguyên.
Xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã
giúp đỡ và động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành nghiên cứu này.
Buôn Ma Thuột, tháng 10 năm 2010.
Tác giả
Võ Quốc Cường
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .............................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU .............................................................................. xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 2
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 2
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó ............................................. 3
1.1.1. Điều kiện ngoại cảnh ...................................................................... 3
1.1.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng .......................................................... 3
1.1.3. Do Stress ......................................................................................... 4
1.1.4. Nguyên nhân do ký sinh trùng ........................................................ 4
1.1.5. Do nấm mốc .................................................................................... 4
1.1.6. Nguyên nhân do virus ..................................................................... 5
1.1.7. Nguyên nhân do vi khuẩn ............................................................... 5
1.2. Vi khuẩn Salmonella ............................................................................ 8
1.2.1. Hình thái ......................................................................................... 8
1.2.1. Đặc tính sinh vật học ....................................................................... 9
1.2.3. Cấu trúc kháng nguyên ................................................................. 10
1.2.4. Yếu tố gây bệnh ............................................................................ 12
1.3. Đặc điểm dịch tễ học của Salmonella ............................................... 22
1.4. Cách sinh bệnh của Salmonella .......................................................... 23
1.5. Miễn dịch chống Salmonella .............................................................. 24
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG-NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 25
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 26
iv
2.2.1. Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn chó nuôi trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột ...................................................................... 26
2.2.2. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở đàn chó nuôi trên địa bàn thành phố
Buôn Ma Thuột ............................................................................................. 26
2.2.3. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và chó mắc hội
chứng tiêu chảy nuôi trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. ....................... 26
2.2.4. Xác định một số đặc tính sinh hoá của các chủng Salmonella
phân lập được ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột ............................... 26
2.2.5. Xác định các serotype vi khuẩn Salmonella phân lập được ........... 26
2.2.6. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được ............. 26
2.2.7. Xác định một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập được ............................................................................. 26
2.2.8. Kiểm tra sự mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh và hóa dược
của vi khuẩn Salmonella phân lập được ......................................................... 26
2.2.9. Điều trị thử nghiệm và đề xuất một số phác đồ điều trị hội
chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột. ........................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 26
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu, lấy mẫu .................................................. 26
2.3.2. Điều tra hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma
Thuột ............................................................................................................ 27
2.3.3. Phương pháp phân lập, giám định vi khuẩn ................................... 28
2.3.4. Xác định độc lực vi khuẩn ............................................................. 28
2.3.5. Xác định khả năng sản sinh độc tố đường ruột (enterotoxin) ......... 28
2.3.6. Xác định khả năng xâm nhập ........................................................ 29
2.3.7. Kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập được với một
số thuốc kháng sinh và hoá dược ................................................................... 29
2.3.8. Xác định serotype vi khuẩn Salmonella ........................................ 31
2.3.9. Thực nghiệm điều trị hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành
phố Buôn Ma Thuột bằng thuốc kháng sinh .................................................. 31
2.4. Xử lý các số liệu ................................................................................ 31
v
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 32
3.1. Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn chó nuôi tại thành phố
Buôn Ma Thuột ............................................................................................. 32
3.1.1. Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo lứa tuổi ............ 32
3.1.2. Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo giống ............... 35
3.2. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột.......... 37
3.3. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và chó mắc hội chứng
tiêu chảy ........................................................................................................ 40
3.3.1. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và chó mắc hội
chứng tiêu chảy theo lứa tuổi ......................................................................... 40
3.3.2. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và chó mắc hội
chứng tiêu chảy theo giống ............................................................................ 43
3.4. Kết quả xác định một số đặc tính sinh hoá của các chủng
Salmonella phân lập được ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột ............. 46
3.5. Kết quả xác định serotype của các chủng Salmonella phân lập được
ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột ...................................................... 50
3.6. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được ................... 54
3.7. Kiểm tra một số yếu tố gây bệnh của các chủng Salmonella phân
lập được. ....................................................................................................... 56
3.7.1. Kiểm tra khả năng sản sinh độc tố đường ruột (enterotoxin) ......... 56
3.7.2. Kiểm tra khả năng xâm nhập của các chủng Salmonella ............... 60
3.8. Tính mẫn cảm của các chủng Salmonella với thuốc kháng sinh và
hoá dược........................................................................................................ 62
3.9. Kết quả điều trị thực nghiệm hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại
thành phố Buôn Ma Thuột ............................................................................. 68
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 72
4.1. Kết luận .............................................................................................. 72
4.2. Đề nghị ............................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CHO: Chinese Hamster Ovary cell
Cs.: Cộng sự
E.coli: Escherichia coli
ETEC: Enterotoxigenic E.coli
Hly: Heamolysin
I: Intermediate sensitive (Mẫn cảm trung bình)
I.M: Intramuscular (Tiêm bắp)
I.V: Intravennous (Tiêm tĩnh mạch)
kDa: kilo Dalton
KIA: Kligler Iron Agar
LPS: Lipopolysaccharis
LT: Heat Lable Toxin (Độc tố không chịu nhiệt)
MR: Methyl Rouge
PBS: Phosphate Buffered Saline (Dung dịch rửa hồng cầu)
PCR: Polymerase Chain Reaction
R: Resistance (Kháng)
S: Sensitive (Mẫn cảm)
S.C: Subcutaneous (Tiêm dưới da)
TB: Trung bình
ST: Heat stable Toxin (Độc tố chịu nhiệt)
XLD: Xyloze Lysine Desoxycholate Agar
vii
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của các loại kháng sinh 30
3.1 Kết quả điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo lứa
tuổi 32
3.2 Kết quả điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo giống 35
3.3 Tỷ lệ nhiễm Salmonella theo lứa tuổi ở chó nuôi tại thành phố
Buôn Ma Thuột 37
3.4 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và mắc hội chứng tiêu
chảy theo lứa tuổi .. 41
3.5 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và bị tiêu chảy theo
giống 44
3.6 Kết quả kiểm tra đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn
Salmonella phân lập được ... 47
3.7 Kết quả xác định serotype các chủng Salmonella 50
3.8 Kết quả xác định độc lực các chủng Salmonella 54
3.9 Kết quả kiểm tra khả năng sản sinh độc tố đường ruột 57
3.10 Kết quả xác định khả năng xâm nhập của Salmonella .. 61
3.11 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng Salmonella phân
lập từ phân chó mắc hội chứng tiêu chảy . 63
3.12 Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột ... 69
viii
DANH MỤC BIỂU
TT Tên biểu đồ Trang
3.1 Tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo lứa tuổi.. 33
3.2 Tình hình hội chứng tiêu chảy ở các giống chó 36
3.3 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó theo lứa tuổi.. 38
3.4 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và bị tiêu chảy theo
lứa tuổi 41
3.5 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và bị tiêu chảy theo
giống.. 44
DANH MỤC HÌNH MINH HOẠ
TT Tên hình
1.1 Vi khuẩn Salmonella hình que thẳng, bắt màu hồng (quan sát
dưới được dưới vật kính 100x) 9
1.2 Lông và fimbriae của vi khuẩn Salmonella . 9
3.1 Hình thái khuẩn lạc vi khuẩn Salmonella trên các môi trường
phân lập chuyên biệt . 46
3.2 Đặc tính sinh hoá vi khuẩn Salmonella được kiểm tra trên các
môi trường KIA, Mantoz, Ure 47
3.3 Hệ thống định danh vi khuẩn Vitek-2 51
3.4 Kiểm tra độc lực các chủng Salmonella trên chuột nhắt trắng ... 55
3.5 Kiểm tra khả năng sản sinh độc tố đường ruột bằng phương
pháp phân đoạn ruột lợn . 57
3.6 Kiểm tra khả năng xâm nhập của các chủng Salmonella . 61
3.7 Kháng sinh đồ của các chủng Salmonella ... 65
1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Chó là loài vật được con người nuôi và thuần hóa sớm nhất; loài vật
này được nhân dân ta nuôi vào khoảng 3000 – 4000 năm trước công nguyên
với mục đích để giữ nhà, đi săn và làm thực phẩm..
Đất nước phát triển, điều kiện sống ngày càng được cải thiện, mức sống
người dân ngày một tăng cao, đã tạo tiền đề cho phong trào nuôi động vật
kiểng phổ biến ở nhiều gia đình, trong đó chó là con vật đã được chọn nuôi
nhiều nhất.
Chó là loài vật thông minh, trung thành và là người bạn thân thiết của
con người, có thể nói chó đã trở thành một thành viên đặc biệt trong gia đình.
Chính những đặc điểm này mà chó được nuôi ngày càng nhiều cả về số
lượng và chủng loại; song việc chăm sóc nuôi dưỡng loài vật này đang gặp
phải khó khăn do bệnh tật xuất hiện ngày càng phức tạp và đã thực sự trở
thành nỗi lo cho nhiều người nuôi chúng.
Việt Nam nói chung, tỉnh Dak Lak nói riêng có khí hậu nóng ẩm; khi điều
kiện chăn nuôi kém vệ sinh sẽ tạo cơ hội cho hệ sinh vật và ký sinh trùng phát
triển gây ra bệnh, đặc biệt là bệnh trên đường tiêu hóa. Theo Nguyễn Như Pho
(1995)[26], trong thực tế bệnh trên hệ thống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so
với các bệnh trên hệ thống khác ở chó và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Một trong số những bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi
chó là viêm ruột tiêu chảy. Bệnh xảy ra trên chó ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc và tỷ lệ
chết khá cao; Salmonella được coi là một trong những nhân tố quan trọng gây
viêm ruột tiêu chảy ở chó (David Mc. Clugage và cs, 2005)[47].
Theo tổ chức Y tế thế giới, đến nay đã phân lập được trên 3.000 chủng
Salmonella khác nhau; trong đó có khoảng 3 - 4% số chúng có khả năng gây bệnh
cho người và động vật. Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 20 triệu người bị
ngộ độc thức ăn và khoảng 200.000 người tử vong do vi khuẩn Salmonella.
2
Các đàn gia súc bị nhiễm Salmonella không những gây thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi mà chúng còn là nguồn tàng trữ mầm bệnh chủ yếu đối
với con người (Selbitz H-J và cs., 1995)[69].
Từ những năm 1990, đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu về
Salmonella và hội chứng tiêu chảy do chúng gây ra trên các loài nuôi tại Dak
Lak; nhưng chưa có nghiên cứu nào về loài vi khuẩn này trong hội chứng tiêu
chảy chó; một loài vật nuôi sống gần gũi với con người. Để tiếp tục khẳng
định vai trò của Salmonella, bằng các nghiên cứu độc lực và các yếu tố gây
bệnh của các chủng Salmonella phân lập được ở chó; từ đó có luận cứ về
khoa học và đưa ra biện pháp phòng - trị bệnh có hiệu quả, góp phần giảm
thiểu dịch bệnh, phát triển đàn chó nuôi tại địa phương, chống ô nhiễm môi
trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Xuất phát từ thực tế trên, trong phạm vi và điều kiện cho phép, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại
thành phố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị”
Mục tiêu của đề tài
Xác định vai trò của vi khuẩn Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở
chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột; trên cơ sở đó đề xuất biện pháp
phòng trị hợp lý.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Salmonella là một loại vi khuẩn sống hoại sinh trong đường tiêu hoá của
người và động vật, Salmonellosis là bệnh truyền lây giữa người và gia súc. Việc
nghiên cứu Salmonella và các yếu tố gây bệnh của chúng, xác định được những
chủng có khả năng gây bệnh ở chó, để có cơ sở khoa học và từ đó đưa ra các
biện pháp phòng chống bệnh do Salmonella gây ra, với mục đích phát triển đàn
chó nuôi, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho con người.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hoá.
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tuỳ theo độ tuổi gia súc, tuỳ theo yếu
tố được coi là nguyên nhân chính hoặc kế phát mà hội chứng tiêu chảy ở từng
loài gia súc được gọi bằng nhiều tên khác nhau; hội chứng tiêu chảy có liên
quan đến rất nhiều yếu tố; trong đó có yếu tố được coi là nguyên nhân nguyên
phát, có yếu tố được coi là nguyên nhân thứ phát. Việc phân loại để xác định
được nguyên nhân gây tiêu chảy là một vấn đề phức tạp, nó đã và đang được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để đề ra biện pháp phòng trị thích hợp.
Đến nay, các nhà khoa học đã thống nhất rằng việc phân loại nguyên nhân
gây hội chứng tiêu chảy chỉ có ý nghĩa tương đối; điều quan trọng là phải tìm
ra được yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ; yếu tố nào xuất hiện trước, yếu
tố nào xuất hiện sau, để từ đó xây dựng được phác đồ điều trị có hiệu quả.
Hội chứng tiêu chảy ở chó thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:
1.1.1. Điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột: quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm
ướt kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh. Niconxki V.V (1986)[37], Hồ
Văn Nam và cs. (1997)[22]; cho biết: khi gia súc bị lạnh ẩm ướt kéo dài sẽ làm
giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào do đó gia súc dễ bị vi khuẩn
sẵn có trong đường ruột có cơ hội bội nhiễm, tăng cường độc lực gây bệnh.
1.1.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng:
Thức ăn có chất lượng kém, ôi thiu, khó tiêu hoá... là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, Vitamin cần thiết cho cơ
thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đề
kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu
chảy (Laval. V, 1997 [36]).
4
1.1.3. Do Stress
Trong đời sống hàng ngày có các tác nhân ngoại cảnh tác động, gia súc
cũng xuất hiện tiêu chảy hàng loạt, mà trước đó không hề có dấu hiệu này. Có
nhiều tác giả cho đó là hậu quả tất yếu của Stress.
Hệ thống tiêu hoá (dạ dày và ruột) mẫn cảm đặc biệt với Stress (Phạm
Khắc Hiếu, 1998 [13]). Stress gây nên hiện tượng chán ăn, nôn mửa, tăng nhu
động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng.
1.1.4. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996)[17] các loại ký sinh trùng
đường ruột gây tổn thương niêm mạc ruột cũng là một nguyên nhân dẫn đến
tiêu chảy.
+ Các loài kí sinh trùng thường gặp ở chó: sán dây gồm có Teania
kydatiggena, Teania fisiformis, Dipilidium canium; các loài giun đũa Toxocara
canis Đặc biệt là giun móc Ancylostoma canium có những móc nhọn bằng kitin
cắm vào ruột non phần tá tràng, không tràng để hút máu gây tổn thương, làm xuất
huyết ruột tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập gây viêm ruột tiêu chảy.
+ Các đơn bào kí sinh như: Amip Entaoeba hystotitica gây bệnh lị,
trùng roi Giardia intestinalis.
1.1.5. Do nấm mốc
Độc tố nấm mốc rất đa dạng và phong phú, nhưng chúng đều là sản
phẩm của sự chuyển hoá thứ cấp trong quá trình phát triển của một loài, mỗi
chủng nấm mốc nhất định (Butler E., Crisan E.V. 1977 [44]) Bản chất của độc
tố nấm mốc là polypeptide, các hợp chất quinol, các hợp chất có nhân piron.
Trong các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm
nhiều nhất hiện nay.
Nấm mốc và độc tố do chúng sản sinh ra đã gây thiệt hại đáng kể cho
chăn nuôi và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, những độc tố nấm mốc
có hại cho con người và gia súc là Aflatoxin, Ochratoxin, Sterigmato cystin
5
gây độc và gây ung thư gan, nhóm gây độc đường tiêu hoá là các độc tố
Trichothecens, T2toxin Diacetocyscirpenol, Nivalenol.
Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc,
với biểu hiện là nhiễm độc đường tiêu hoá, gây tiêu chảy dữ dội, mà