Luận văn Vấn đề tính dục trong thơ nôm hồ xuân hương dưới góc độ so sánh

Hoàng Trung Thông trong bài “ Hồ Xuân Hương – Người đó là ai” có những câu thơ khá hay viết về Hồ Xuân Hương: Nàng Hương ơi Người ta bình luận về dâm và tục trong thơ nàng Nhưng tôi vẫn thấy mùi hương phảng phất Mùi hương của thơ ca. . Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, người con gái họ Hồ quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An ấy đã xuất hiện trên thi đàn văn học như một cơn gió lạ, thổi tung lớp rêu phong cổ kính của chế độ phong kiến già nua và rải khắp nhân gian mùi hương kì diệu: hương của đất, của nước, của gió, của trăng, của đá, của rêu, của lạch, của khe, của những hội hè đình đám (đánh đu), của những sinh hoạt đời thường (tát nước, dệt cửi), đến cả chiếc bánh trôi, con ốc nhồi, chiếc lá đa cũng dậy hương dưới bút thơ của nàng. Đó là mùi hương của sự sống phập phồng, của xuân tình phơi phới, của khát khao cháy bỏng, của nhựa sống tràn trề Đó là tất cả những gì rạo rực, đắm say nhất, tự nhiên nhất và vì thế mà cũng mang đậm tính người nhất. Và từ ấy đến nay, Hồ Xuân Hương đã trở thành một hiện tượng độc đáo vượt chặng đường dài của không gian, thời gian đến tận hôm nay vẫn hiện diện trong đời sống văn học của chúng ta. Không sao thống kê hết con số chính xác những bài viết, những công trình nghiên cứu, những phê bình, nhận định, đánh giá của nhiều thế hệ độc giả đủ mọi lứa tuổi, trình độ, giới tính bàn về Hồ Xuân Hương và thơ bà. Trong lịch sử văn học nước nhà đây quả là một hiện tượng lạ lùng hiếm thấy!

pdf134 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề tính dục trong thơ nôm hồ xuân hương dưới góc độ so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Thị Ngọc Châu VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô ngành Văn học Việt Nam trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh tham gia. giảng dạy lớp Cao học khóa 18 (năm học 2007-2010) đã nhiệt tình trong giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. Tiến sĩ Lê Thu Yến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả những tác giả, những nhà nghiên cứu, đã giúp tôi có nguồn tư liệu quý gía để tham khảo và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, và gia đình đã động viên, ủng hộ tinh thần tôi trong suốt thời gian qua. TP. HCM, ngày 30/11/2010 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Hoàng Trung Thông trong bài “ Hồ Xuân Hương – Người đó là ai” có những câu thơ khá hay viết về Hồ Xuân Hương: Nàng Hương ơi Người ta bình luận về dâm và tục trong thơ nàng Nhưng tôi vẫn thấy mùi hương phảng phất Mùi hương của thơ ca. . Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, người con gái họ Hồ quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An ấy đã xuất hiện trên thi đàn văn học như một cơn gió lạ, thổi tung lớp rêu phong cổ kính của chế độ phong kiến già nua và rải khắp nhân gian mùi hương kì diệu: hương của đất, của nước, của gió, của trăng, của đá, của rêu, của lạch, của khe, của những hội hè đình đám (đánh đu), của những sinh hoạt đời thường (tát nước, dệt cửi), đến cả chiếc bánh trôi, con ốc nhồi, chiếc lá đa cũng dậy hương dưới bút thơ của nàng. Đó là mùi hương của sự sống phập phồng, của xuân tình phơi phới, của khát khao cháy bỏng, của nhựa sống tràn trềĐó là tất cả những gì rạo rực, đắm say nhất, tự nhiên nhất và vì thế mà cũng mang đậm tính người nhất. Và từ ấy đến nay, Hồ Xuân Hương đã trở thành một hiện tượng độc đáo vượt chặng đường dài của không gian, thời gian đến tận hôm nay vẫn hiện diện trong đời sống văn học của chúng ta. Không sao thống kê hết con số chính xác những bài viết, những công trình nghiên cứu, những phê bình, nhận định, đánh giá của nhiều thế hệ độc giả đủ mọi lứa tuổi, trình độ, giới tính bàn về Hồ Xuân Hương và thơ bà. Trong lịch sử văn học nước nhà đây quả là một hiện tượng lạ lùng hiếm thấy! Càng lạ lùng hơn, quanh cuộc đời và thơ bà đến nay vẫn còn không ít nghi vấn, nhiều vấn đề chưa rõ thực hư, vẫn đối lập đâu đấy những ý kiến khen chê trái ngược gay gắt. Nhưng ngay cả khi không ít ý kiến cho thơ bà chỉ nói điều thông tục, tầm thường, chỉ rặt những thứ tục và dâm thì vượt trên tất cả, thơ bà vẫn sống mãnh liệt và nguyên vẹn trong lòng nhân dân nhiều thế hệ. Phải chăng chính nhân dân mới là những người tri kỉ, những bạn đọc tri âm thấu rõ hơn ai hết những giá trị của thơ bà? Phải chăng vì trong thơ nữ sĩ mang sức sống kì diệu của tâm hồn nhân dân và văn hóa dân tộc nên dù có ý kiến khen chê khác nhau nhưng không ai có thể phủ nhận những độc đáo về nghệ thuật và tầm tư tưởng nhân văn lớn lao vượt thời đại chứa trong những vần thơ của nữ sĩ. Mang nỗi băn khoăn ấy, người viết muốn làm một cuộc đối sánh thơ Hồ Xuân Hương với một số sáng tác trữ tình trong nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay có đề cập đến vấn đề tính dục qua đề tài: “ Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh”, nhằm lý giải vì sao cùng một cảm hứng, đề tài có đề cập đến vấn đề tính dục nhưng chỉ thơ Hồ Xuân Hương mới tạo thành hiện tượng tranh luận suốt bao thế kỉ trên văn đàn thi ca và vì sao sử dụng yếu tố này thơ Hồ Xuân Hương lại tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, sức sống mãnh liệt như thế trong lòng bạn đọc muôn thế hệ.? 2. Mục đích nghiên cứu Nhiều công trình nghiên cứu đã khám phá những điều độc đáo, mới mẻ trong sáng tác của Hồ Xuân Hương cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Trên cơ sở học tập, tiếp thu những nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề có nhiều quan điểm trái ngược trong thơ Hồ Xuân Hương là vấn đề tính dục. Từ trước đến nay, vấn đề này trong thơ Hồ Xuân Hương có nhiều cách đánh giá, lý giải khác nhau. Trước kia, Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh giải thích vấn đề tính dục - mà hai ông gọi là yếu tố tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương, dựa trên lý thuyết phân tâm Freud là kết quả của quá trình thần kinh nữ sĩ có những ẩn ức tình dục. Về sau một số nhà nghiên cứu hoặc dựa vào cơ sở xã hội học hoặc lấy văn hóa học làm nền tảng, luận giải thơ Hồ Xuân Hương mượn yếu tố tục, dâm để phản kháng lại những bất công thối nát của xã hội phong kiến; thậm chí có nhà nghiên cứu còn tôn vinh Hồ Xuân Hương là nhà cách mạng có tư tưởng tiến bộ và thái độ dũng cảm. Gần đây nhất, những nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy đặt lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn của tín ngưỡng phồn thực. Do khả năng hạn hẹp, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một ý kiến, quan niệm hay cách lý giải mới nào về vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương, mà chỉ muốn qua luận văn này bày tỏ một cách nghĩ riêng. Theo chúng tôi, thơ Nôm Hồ Xuân Hương có cách thể hiện thật dí dỏm, tinh nghịch, cách nhìn và nghĩ thật hồn nhiên, đôi bài với cách nói nước đôi, ngôn ngữ đa nghĩa tài hoa đã khéo léo mở ra trường nghĩa ngầm; lạ lùng, độc đáo hơn nét nghĩa nào cũng gợi người đọc tự nhiên liên tưởng đến vấn đề tính dục: các bộ phận sinh dục nam nữ, những hoạt động tính giao.thậm chí từ cả hình sông thế núi hay tư thế lao động, những hoạt động vui chơi hội hè .cũng gợi người đọc tự nhiên nghĩ đến, hướng đến “cái ấy”, “chuyện ấy”. Nhưng nếu cứ cho là trong thơ Hồ Xuân Hương có sử dụng yếu tố tính dục đi chăng nữa thì quan trọng là nữ sĩ sử dụng nó nhằm mục đích gì? Đâu phải cứ sáng tác nghệ thuật nào có đề cập đến chuyện ái ân trai gái, vấn đề tính dục thì đều bị coi là dâm ô, gợi dục. Đó là quan niệm hẹp hòi và có phần phiến diện. Nên chăng khi xem xét, đánh giá một vấn đề cần đặt nó trong cái nhìn tổng thể, toàn diện với nhiều mối quan hệ: hoàn cảnh lịch sử, mục đích sáng tác, quan niệm thẩm mĩ của người sáng tác. Bằng cách so sánh thơ Nôm của Hồ Xuân Hương với một số sáng tác trữ tình có xuất hiện yếu tố tính dục trong thi ca Việt Nam từ xưa đến nay, chúng tôi muốn lý giải vì sao cùng sử dụng những yếu tố này mà các sáng tác khác lại không gây nhiều tranh luận, không tạo sức hấp dẫn và sức sống mãnh liệt bằng thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Phải chăng cội nguồn làm nên sức sống của thơ Nôm Hồ Xuân Hương chính bởi ngoài tài năng, bà đã nhìn, nghĩ, sống và sáng tác thơ bằng cách nhìn, cách nghĩ, bằng lối sống của cha ông ? Phải chăng mượn đề tài tính dục là cách để nữ sĩ đề cao quyền sống chính đáng của con người, nhằm phủi sạch thứ đạo đức giả trói buộc con người và đôi lúc nó là thứ vũ khí phản kháng lại những gì đi ngược, trái với tự nhiên, trái với sự sống chính đáng của con người? Phải chăng chỉ có trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, khái niệm tính dục gắn với quyền sống hạnh phúc của con người mới được nhìn nhận một cách trọn vẹn, đúng đắn, khoa học nhất đồng thời cũng đậm chất nhân văn nhất ? Và phải chăng viết về vấn đề tính dục là cách Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nhất tấm lòng mình, một trái tim luôn biết yêu thương, quan tâm, coi trọng con người, lấy con người làm gốc “ con người với thực thể hiện hữu của nó - sự sống còn và bản chất người ( bao gồm các bản năng vốn có và những giá trị khác)” [82:5]. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát Nội dung luận văn chủ yếu đi sâu tìm hiểu: “Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh”. Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhưng mới dừng ở mức độ khẳng định có yếu tố tục và dâm trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương mà chưa làm rõ mục đích việc sử dụng các yếu tố đó, nhất là chưa có sự so sánh ở bình diện lịch đại với nhiều tác phẩm xuyên suốt tiến trình lịch sử văn học như: văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại. Do thời gian và khả năng còn hạn chế mà đề tài luận văn khá rộng, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào hai ý chính: nội dung và nghệ thuật thể hiện vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh. Về thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng tôi dựa trên tài liệu “Thơ Hồ Xuân Hương” của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc xác định có khoảng bốn mươi bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, giáo sư Lê Trí Viễn trong “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương” cũng cho rằng thơ Nôm xác định tương đối chính xác là của Xuân Hương thì có độ khoảng bốn mươi bài. Luận văn sẽ không xét những bài thơ Nôm trong “ Lưu hương ký” vì có phong cách khác, không liên quan nhiều đến đề tài tìm hiểu của luận văn. Trong văn học dân gian, chúng tôi sẽ khảo sát một số câu ca dao, tục ngữ, câu đố có yếu tố tính dục. Trong văn học trung đại, chúng tôi sẽ khảo sát một số câu thơ, đoạn thơ có yếu tố tính dục trong các tác phẩm: Truyện Kiều – Nguyễn Du ; Cung oán ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm – Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm, Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào. Trong văn học hiện đại. chúng tôi sẽ khảo sát một số bài thơ có yếu tố tính dục trong các tác phẩm của Xuân Diệu, Bích Khê và Vi Thuỳ Linh. Cụ thể như sau:  Xuân Diệu: chỉ tìm hiểu những tác phẩm viết trước Cách mạng tháng Tám trong hai tập: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945).  Bích Khê: một số bài trong hai tập thơ: Tinh Huyết (1939), Tinh Hoa (1941).  Vi Thùy Linh: một số bài thơ trong bốn tập thơ: Khát”( 1999), “Linh” (2000), “Đồng Tử”( 2005),“ Vili in love”( 2008). Đồng thời chúng tôi mạn phép có tham khảo những công trình nghiên cứu từ trước tới nay có liên quan đến vấn đề tính dục và thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. 4. Lịch sử vấn đề Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thế nhưng, cho đến nay, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của bà vẫn là “ cuộc tìm kiếm giữa màn sương huyền thoại”. Là một hiện tượng văn học nên dù số lượng tác phẩm để lại không nhiều, trong đó có cả những tác phẩm vẫn còn hồ nghi về gốc tích tác giả, nhưng qua nhiều thời đại, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hồ Xuân Hương vẫn luôn tạo ra nhiều luồng đánh giá, nhận định khác nhau, thậm chí có cả những tranh luận, ý kiến đối lập nhau gay gắt. Trong đó nổi bật lên vấn đề gây nhiều tranh luận nhất là : vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương nảy mầm, ươm hạt và lớn lên từ nền văn hóa dân gian. Ở Xuân Hương, ta thấy có sự chọn lọc, tiếp thu và sáng tạo thi liệu từ nguồn văn hóa dân gian. Nhưng bằng tài năng và lòng dũng cảm của người nghệ sĩ thiên tài, Xuân Hương lại chọn lọc những chỗ “gai góc” nhất của dân gian. Những chỗ mà ngay cả thiên tài trước và sau Xuân Hương cũng không dám lại gần, đó là vấn đề vốn được xem là cấm kị trong văn học: đề tài tính dục. Vì thế, với một hiện tượng độc đáo như thơ Hồ Xuân Hương, quanh đề tài tính dục trong thơ bà đã có rất nhiều hướng tiếp cận. Theo dòng lịch sử hơn hai thế kỉ qua kể từ khi một chân dung văn học được khẳng định, người ta vẫn chưa thôi tranh luận về thơ bà, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong hướng lý giải vấn đề tính dục trong thơ Hồ Xuân Hương. Thậm chí hình thành cả những trường phái, khuynh hướng tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương theo nhiều góc độ như: phân tâm học, xã hội, văn hóa Theo tìm hiểu, chúng tôi thấy quanh vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thì những nhận định, quan điểm, các công trình nghiên cứu từ trước đến nay có thể tạm chia làm hai khuynh hướng, hai cách đánh giá : phê phán và bênh vực. Khuynh hướng phê phán đầu tiên có lẽ phải kể đến là ý kiến phê bình của nhà sử học Dương Quảng Hàm nhận xét: “ Suốt tập thơ của nàng mấy bài là không có ý lả lơi, dầu tả cảnh gì, vịnh vật gì cũng vậy” [24:387]. Năm 1933, trên An Nam tạp chí (số 3-1933), Tản Đà cũng viết: “ Thơ của Hồ Xuân Hương thật là linh quái, những câu hay đọc đến ghê người. Người ta thường có câu “thi trung hữu hoạ” nghĩa là “trong thơ có hoạ”, nhưng thơ Hồ Xuân Hương thời lại là “thi trung hữu quỷ” nghĩa là trong thơ có ma! Song mà nhận ra thời là tục”. Về sau, chịu ảnh hưởng của lý thuyết phân tâm học, ở Việt Nam có Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu là hai nhà phê bình đã khẳng định trong thơ Hồ Xuân Hương có yếu tố tục, dâm. Họ lý giải nguồn gốc yếu tố tục, dâm trong thơ nữ sĩ là căn bệnh tâm thần do nỗi ám ánh tính dục bị kìm hãm. Trong Hồ Xuân Hương, Tác phẩm, Thân thế và văn tài, Nguyễn Văn Hanh viết: “ Xuân Hương không bao giờ thoả thích dục vọng, nàng bị dồn ép luôn luôn. Nàng bệnh thần kinh. Dục tình chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng mãi. Nó nhuộm các tư tưởng của nàng. Bao nhiêu thơ của Xuân Hương đều biểu lộ sự khao khát, sự bất mãn. Dục tính được biến chuyển qua mỹ thuật trong thơ” [19:111]. Còn Trương Tửu trong Kinh thi Việt Nam lại cho rằng Hồ Xuân Hương có “căn tính dâm”, là “thiên tài hiếu dâm đến cực điểm", “ cái nhãn quan độc nhất của Hồ Xuân Hương về sự vật là một nhãn quan dâm” [76:104]. Cùng quan điểm với hai nhà phê bình trên, Văn Tân cũng chịu ảnh hưởng của lý thuyết phân tâm học Freud khi cho rằng Hồ Xuân Hương do phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, góa bụa cô đơn nên “ tất không khỏi bị những đòi hỏi về tính dục giày vò”. Mặt khác, Vân Tân còn kết hợp so sánh với văn hóa dân gian để chỉ ra điểm kế thừa yếu tố tính dục trong thơ Hồ Xuân Hương là từ “cái tục, cái dâm ở ca dao tục ngữ và ở những câu đố tục giảng thanhđã hòa hợp với sự khủng hoảng tính dục trầm trọng ở con người Xuân Hương để tạo nên một phần ý thức tư tưởng của Xuân Hương, rồi chi phối hầu hết thi phẩm của Xuân Hương”[62:115]. Nhìn chung, các ý kiến trên có phần hơi phiến diện, cực đoan khi chỉ đi sâu lý giải cội nguồn của hiện tượng tính dục trong thơ Hồ Xuân Hương ở góc độ những uẩn ức của đời sống tình cảm, tâm lý, nghĩa là chỉ chú trọng con người sinh lý, tâm lý mà bỏ quên con người xã hội , con người nhân văn trong mối quan hệ hữu cơ của con người. Khuynh hướng tán dương, ngợi ca có thể kể đến các công trình, bài nghiên cứu như Lê Dư trong cuốn Nữ lưu văn học sử đã nhận xét: “ Văn Nôm của nàng thật có đặc tài đặc thú, đứng hẳn riêng là một thi gia, cứ kể cho là vô song được, thơ nàng xưa nay ai cũng kêu là có ý thô tục, nhưng xét kỹ tục mà thanh”. Giáo sư Trần Thanh Mại lại chia thơ Hồ Xuân Hương ra ba loại: một loại gồm những bài có tính tư tưởng và nghệ thuật thanh nhã, một loại gồm những bài có yếu tố tục và loại thứ ba là những bài có yếu tố dâm. Ông khẳng định nhân tố tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương là có thật nhưng“ nó là một hiện tượng xã hội không phải là một biểu hiện bệnh thái” [: 488]. Những đóng góp mang đến cho người đọc cái nhìn thấu đáo khi soi sáng vấn đề tính dục trong thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn xã hội phải kể đến là khuynh hướng tiếp nhận xã hội học với những tên tuổi các nhà nghiên cứu uy tín như: Phạm Thế Ngữ, Nguyễn Lộc, Lê Hoài Nam, Lê Trí Viễn Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc có cách lý giải yếu tố tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương khi gắn thơ bà với văn học dân gian: “ Trong một số bài thơ của Xuân Hương quả có yếu tố tục. Điều này cũng không ai chối cãi được. Trong văn học dân gian, nhất là trong truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, chúng ta từng thấy nhân dân lao động dùng cái tục làm phương tiện để đả kích giai cấp thống trị, những kẻ sống rất tục mà làm ra vẻ sợ cái tục. Hồ Xuân Hương đã học tập phương pháp đó của văn học dân gian”[61:263]. Giáo sư Lê Trí Viễn trong tác phẩm Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương giải thích yếu tố tục trong thơ Hồ Xuân Hương:“ Xuân Hương nhân danh một sự sống theo lẽ phải của tự nhiên, Xuân Hương xuất phát từ sự sống gốc nguồn, sự sống là phối hợp âm dương, là sinh sôi nảy nở. Nên Xuân Hương mới trở lại hình ảnh cụ thể của sự giao hợp ấy. Cái đó, ngày nay ta gọi là tục, kỳ thực không phải”[61:520]. Không đồng tình với những quan niệm trước giờ cho rằng thơ Hồ Xuân Hương chỉ nói về cái tục, chuyện buồng kín, Đổ Đức Hiểu nhiệt thành ngợi ca thơ Xuân Hương: “ Ở đây không hề có “cái tục”, mà chỉ có cái tự nhiên, cái đẹp, sức sống của tồn tại con người. Không phải vấn đề đạo lý mà vấn đề triết lý, triết lý tự nhiên và triết lý cái đẹp: Nó hướng tới hạnh phúc và tự do”[61:576]. Cùng quan điểm trên, Lại Nguyên Ân trong bài viết Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương cũng cho rằng: “ Hồ Xuân Hương coi thân thể và cả bộ phận sinh dục trên cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên nhiên vậy. Đã thế quyền miêu tả nó trong văn chương cũng là một quyền năng tự nhiên” [61:530]. N.I. Niculin- giáo sư tiến sĩ ngữ văn người Nga, còn so sánh việc thể hiện nội dung tính dục trong thơ Hồ Xuân Hương rất giống với cách thể hiện của Rabelais: “ Trong sáng tác của bà, cũng như thường hay thấy ở các nhà thơ Việt Nam, thơ trữ tình phong cảnh chiếm một vị trí quan trọng và điều này không có gì đáng lạ. Đáng lạ chăng chính là bản thân những bức phác hoạ phong cảnh của Hồ Xuân Hương. Ở đây nhục tình đã xâm nhập vào cũng như trong những bài thơ khác của bà. Con người, thân thể con người tựa hồ đã hoà lẫn với thiên nhiên. Nhà nữ thi sĩ đã sáng tạo những bài thơ biểu tượng hai mặt trong đó hình ảnh kỳ dị của thân thể con người lẫn với những chỗ lồi lõm trên mặt đất, một loại hình ảnh như của Rabelais, đã song song xuất hiện với phong cảnh” ”[61:630]. Góp thêm một cách nhìn, một hướng tiếp nhận phong phú hơn về vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn phải kể đến các công trình nghiên cứu của những nhà phê bình theo khuynh hướng văn hóa học. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là Đỗ Lai Thúy với công trình nghiên cứu Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực. Dựa trên cơ sở lý luận là lý thuyết phân tích văn hóa của Bakhtin khi đặt sáng tác của Rabelais vào bối cảnh nền văn hóa phục hưng thời Trung cổ để rút ra kết luận: hiện tượng Rabelais có cội nguồn sâu xa trong đời sống văn hóa và tinh thần con người, từ đó Đỗ Lai Thúy đã có những lý giải hợp lý về vấn đề tính dục trong thơ Hồ Xuân Hương: “Tiếp cận từ tín ngưỡng phồn thực chẳng những tìm ra được nguồn tinh huyết của thơ Hồ Xuân Hương, ý nghĩa dâm tục như là một hình thức thị phạm ma thuật để cầu phồn thực phồn sinh”[69:51]. Nhìn chung, các khuynh hướng nghiên cứu trên tuy có những xuất phát điểm khác nhau, cách tiếp cận khác nhau và mặc dù còn nhiều quan điểm đánh giá khác nhau nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất: thơ Hồ Xuân Hương có một sức sống mãnh liệt và đậm đà sắc thái dân gian. Ngay cả trong vấn đề tính dục còn nhiều tranh cãi người ta vẫn tìm thấy có sự tương đồng với những sáng tác dân gian. Thế hệ chúng ta hôm nay nhờ độ lùi thời gian có thể nhìn vấn đề tính dục trong thơ Hồ Xuân Hương một cách khoa học hơn, cởi mở hơn khi đặt nó trong dòng chảy văn học Việt Nam nói riêng, văn học thế giới nói chung để đối sánh. Rõ ràng, hiện tượng Hồ Xuân Hương không còn là cá biệt nhưng vẫn thật riêng biệt, độc đáo do cách thức thể hiện và mục đích sử dụng, khai thác vấn đề tính dục trong thơ bà. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những công trình, đề tài nghiên cứu trên chỉ mới hoặc khẳng định có yếu tố tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, hoặc chỉ dừng lại lý giải vấn đề tính dục trong bản thân cấu trúc tác phẩm hay dựa vào cuộc đời, thời đại, nguồn cội văn hoá dân gian, hoặc vận dụng cái nhìn xã hội học, tâm lý học, văn hoá học để tìm hiểu vấn đề; chưa có công trình nào mở rộng phạm vi nghiên cứu so sánh đối tượng với những tác phẩm cùng chủ đề, cùng đề tài của những tác giả khác. Vì thế, với luận văn này, chúng tôi mạnh dạn mở rộng phạm vi nghiên cứu b
Luận văn liên quan