Sở hữu tư liệu sản xuất là một nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống quan hệ sản
xuất trong từng chế độ kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
một trong những nội dung cơ bản cần phải giải quyết là phải tiến hành cải tạo các
quan hệ sản xuất mà điểm xuất phát là cải biến quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất sang quan hệ sở hữu công cộng để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng
sản xuất.
Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, quá trình chuyển sở hữu tư nhân sang sở
hữu nhà nước được thực hiện thông qua quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất của giai
cấp tư sản dưới hai hình thức không bồi thường và có bồi thường; chuyển sở hữu tư
nhân của những người sản xuất nhỏ sang sở hữu tập thể thông qua phong trào hợp
tác hoá để tập thể hoá tư liệu sản xuất. Việc làm đó đããđưa quan hệ sở hữu tư liệu
sản xuất vượt quá xa so với khả năng quản l› và trình độ phát triển lực lượng sản
xuất.
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, trước
hết là đổi mới tư duy kinh tế, thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và văn kiện các kỳ Đại hội Đảng từ Đại
hội VII đến nay đều khẳng định thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần. Trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể phải ngày cảng trở
thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Điều đó có nghĩa là song song với phát
triển kinh tế tư nhân phải từng bước chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng
về tư liệu sản xuất.
107 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5731 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu
tư liệu sản xuất ở nước ta
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sở hữu tư liệu sản xuất là một nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống quan hệ sản
xuất trong từng chế độ kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
một trong những nội dung cơ bản cần phải giải quyết là phải tiến hành cải tạo các
quan hệ sản xuất mà điểm xuất phát là cải biến quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất sang quan hệ sở hữu công cộng để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng
sản xuất.
Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, quá trình chuyển sở hữu tư nhân sang sở
hữu nhà nước được thực hiện thông qua quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất của giai
cấp tư sản dưới hai hình thức không bồi thường và có bồi thường; chuyển sở hữu tư
nhân của những người sản xuất nhỏ sang sở hữu tập thể thông qua phong trào hợp
tác hoá để tập thể hoá tư liệu sản xuất. Việc làm đó đããđưa quan hệ sở hữu tư liệu
sản xuất vượt quá xa so với khả năng quản l› và trình độ phát triển lực lượng sản
xuất.
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, trước
hết là đổi mới tư duy kinh tế, thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và văn kiện các kỳ Đại hội Đảng từ Đại
hội VII đến nay đều khẳng định thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần. Trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể phải ngày cảng trở
thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Điều đó có nghĩa là song song với phát
triển kinh tế tư nhân phải từng bước chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng
về tư liệu sản xuất.
Thực hiện chủ trương đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về kinh tế thị trường
ở nước ta nói chung và sở hữu tư liệu sản xuất nói riêng đã được triển khai mạnh mẽ.
Tuy vậy, đến nay trên một số lĩnh vực việc nghiên cứu lý luận vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Chẳng hạn, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước đã được
nhiều công trình nghiên cứu, nhưng vấn đề chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu công
cộng còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ; quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước chuyển sở hữu thuần túy của nhà nước sang sở hữu của các cổ đông đã làm
cho nhiều người lầm tưởng đó là quá trình tư nhân hóa tư liệu sản xuất. Trong khi đó,
trên thực tế quá trình cổ phần hóa đang được đẩy mạnh, quá trình chuyển sở hữu tư nhân
sang sở hữu công cộng đã và đang diễn ra thường xuyên và phổ biến dưới nhiều hình
thức khác nhau. Thực trạng đó phải được lý giải về mặt lý luận để làm cơ sở cho việc chỉ
đạo hoạt động thực tiễn chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó là lý do để tác giả
lựa chọn “Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp sau quá trình học tập hệ cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp thiết ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, trong hơn hai thập niên vừa qua, liên quan đến vấn đề sở hữu tư
liệu sản xuất đã có nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể là:
- Luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Hồng Sơn với đề tài: Đa dạng hoá sở hữu
ở nước ta hiện nay, xu hướng và vận dụng. Bảo vệ năm 1993, tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
- Luận án phó tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đình Kháng với đề tài: Sở hữu tư
liệu sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần. Bảo vệ năm 1993 tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Luận án phó tiến sĩ kinh tế của Đỗ Trọng Bá với đề tài: Vấn về sở hữu
trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Bảo vệ năm 1994, tại Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
- Luận án phó tiến sĩ triết học của Lương Minh Cừ với đề tài: Quan niệm của
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội. Bảo vệ
năm 1996 tại Viện Triết học.
Năm 1998, Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản cuốn Vai trò của nhà
nước trong nền kinh tế trị trường, cũng năm này Nxb Chính trị quốc gia xuất bản
cuốn Xu hướng biến động của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam do
PGS.PTS Nguyễn Tĩnh Gia chủ biên.
Tác phẩm Những nhận thức kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt
Nam của hai tác giả PGS.PTS Nguyễn Đình Kháng và PTS Vũ Văn Phúc xuất bản
năm 1999.
Năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Một số vấn đề về sở hữu ở
nước ta hiện nay do GS.TS Nguyễn Văn Thạo và TS Nguyễn Hữu Đạt đồng chủ
biên. Cùng năm này, Nxb Khoa học xã hội cũng giới thiệu cuốn Sở hữu: Lý luận và
vận dụng ở Việt nam của tác giả Nguyễn Văn Thức.
Năm 2006, Nxb lý luận chính trị cho ra mắt bạn đọc cuốn Sở hữu nhà nước
và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt nam của hai tác giả PGS.TS Nguyễn Cúc và PGS.TS Kim Văn Chính.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và diễn đàn trên đã làm rõ vị trí, vai
trò của từng hình thức sở hữu trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Song,
việc nghiên cứu sự biến đổi sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất dưới các hình thức còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do đó chưa làm rõ nội
dung và yêu cầu xã hội hóa sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta để xác định phương
hương và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những nhận
xét đó, luận văn mong muốn góp phần vào việc giải quyết những vấn đề đang đặt ra
trên đây.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Khái quát hoá những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí,
vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất và sự biến đổi của quan hệ sở hữu tư nhân sang
sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực
trạng vận dụng những luận điểm đó vào thực tiễn nước ta thời kỳ trước và sau đổi
mới, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sở hữu công cộng về
tư liệu sản xuất phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí, vai trò của sở
hữu tư liệu sản xuất và sự biến đổi quan hệ sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng
về tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta giai đoạn trước và sau đổi mới.
- Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Về nội dung
Lý luận Mác – Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất rất rộng lớn và trừu tượng,
bao hàm nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, song luận văn chỉ tập trung vào những luận
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự biến đổi quan hệ sở hữu tư nhân sang sở
hữu công cộng về tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tư liệu sản xuất bao gồm nhiều loại, nhưng luận văn chỉ phân tích làm rõ sự biến
đổi quan hệ sở hữu về những tư liệu sản xuất do lao động của con người tạo ra thông qua
sự chuyển hoá từ vốn tiền tệ thành tư liệu sản xuất và ngược lại.
3.3.2. Về thời gian
Nghiên cứu sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu tư liệu
sản xuất ở nước ta từ khi đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho
đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Những nguyên lý kinh tế, những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin về vấn đề sở hữu nói chung và sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát
triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết vấn đề sở hữu
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan
đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin,
thông qua phương pháp trừu tượng hóa nhằm làm rõ các quan hệ lợi ích kinh tế từ
sở hữu và sự cần thiết biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất để thực hiện lợi ích
kinh tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp
cụ thể như điều tra khảo sát, thu thập và xử lý tư liệu để làm cơ sở cho việc phân
tích và tổng hợp, rút ra những kết luận cần thiết.
5. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Làm rõ những cơ sở lý luận về sự biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
ở nước ta trong quá trình đổi mới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận trong quá trình thực hiện đường lối
đổi mới kinh tế của Đảng ta.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong việc giảng dạy và hoạch định chính sách về xã hội hóa sở hữu tư liệu sản xuất
trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT
1.1. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -
LÊNIN VỀ SỞ HỮU VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN
XUẤT
1.1.1. Khái quát một số luận điểm chủ yếu về sở hữu theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin
Sở hữu luôn là một vấn đề được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
quan tâm đặc biệt. Trong hầu hết các tác phẩm từ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
đến bộ “Tư bản”, dù không dành riêng một phần nào để nói về sở hữu, về chế độ sở
hữu trong chủ nghĩa xã hội, nhưng khi bàn về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, các ông luôn đặt sở hữu lên vị trí hàng đầu và
coi đó là vấn đề cơ bản mà các cuộc cách mạng xã hội phải giải quyết.
Qua nghiên cứu những tư tưởng đã được nêu lên trong các tác phẩm của các
nhà kinh điển xoay quanh các vấn đề về sở hữu, có thể rút ra những luận điểm chủ
yếu về sở hữu như sau:
Một là, sở hữu trước hết là quan hệ xã hội giữa người với người trong việc
chiếm hữu sản phẩm tự nhiên và của cải do con người tạo ra. Sở hữu chính là
phương thức chiếm hữu mang tính xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể đối
với những của cải vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của
cải vật chất ấy, hoặc để thỏa mãn mọi nhu cầu sinh hoạt của con người. Theo Mác:
“Khoa kinh tế chính trị không nghiên cứu các vật phẩm, mà nghiên cứu mối quan
hệ giữa người với người, xét cho đến cùng là giữa giai cấp với giai cấp, nhưng các
quan hệ đó bao giờ cũng gắn với các vật phẩm và biểu hiện ra như là những vật
phẩm” [31, tr.615]. Cho nên, nói đến sở hữu là nói đến quan hệ xã hội giữa người
và người đối với vật.
Hai là, sở hữu được coi là điều kiện của nền sản xuất xã hội. Mác viết: “Bất
cứ nền sản xuất nào cũng đều là việc con người chiếm hữu những vật phẩm của tự
nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thái đó. Theo
ý nghĩa đó, nói rằng sở hữu (sự chiếm hữu) là một điều kiện của sản xuất...” [30,
tr.860]. Mác lại nói “Nhưng khi người ta nói rằng, nơi nào không có một hình thái
sở hữu nào cả thì ở đó cũng không thể có một nền sản xuất nào cả, do đó cũng
không có một xã hội nào cả, thì đấy chỉ là một điều lắp lại” [30, tr.860].
Trên thực tế, sản xuất xã hội lại là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, vì thế sở hữu là vấn đề trọng yếu trong lịch sử nhân loại.
Ba là, quan hệ sở hữu luôn luôn biến đổi, không có một hình thức sở hữu nào
tồn tại vĩnh viễn. Nguyên nhân của sự biến đổi đó là sự phát triển của lực lượng sản
xuất mới, đòi hỏi phải có quan hệ sở hữu mới phù hợp. F.Ăngghen viết: “Bất cứ
một sự thay đổi nào của chế độ xã hội, bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở
hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới,
không còn phù hợp với các quan hệ sở hữu cũ nữa” [29, tr.467]. C.Mác cũng đã nói
về sự chuyển biến liên tục của quan hệ sở hữu từ thấp đến cao: “Quan hệ sở hữu “cổ
đại” đã bị quan hệ sở hữu “phong kiến” tiêu diệt, và quan hệ sở hữu phong kiến đã
bị quan hệ sở hữu “tư sản” tiêu diệt. Như vậy, chính lịch sử đã phê phán những
quan hệ sở hữu đã qua” [32, tr.41].
C.Mác cũng đã chỉ ra cơ sở khách quan quyết định sự tồn tại của một hình
thức sở hữu nhất định nào đó chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất: Sự
chiếm hữu đó nhất thiết phải có một tính chất phổ biến, phù hợp với những lực
lượng sản xuất và sự giao tiếp.
Bốn là, sự vận động, phát triển của quan hệ sở hữu là một quá trình lịch sử tự
nhiên. Một hình thái xã hội - với một hình thức sở hữu nhất định chỉ mất đi, một
hình thái xã hội mới với một hình thức sở hữu mới chỉ ra đời trong những điều kiện
nhất định nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Bởi vì, theo C.Mác:
Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực
lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, và
những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi
những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong
lòng bản thân xã hội cũ [31, tr.15-16].
Năm là, quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa chuyển biến theo hướng xã hội hóa,
quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng. C.Mác chỉ ra rằng, chủ nghĩa tư bản trong quá
trình sản xuất, theo đuổi giá trị thặng dư đã tạo ra những nhân tố kinh tế mang tính
chất quá độ sang phương thức sản xuất mới là các công ty cổ phần và nhà máy hợp
tác của công nhân.
Những xí nghiệp cổ phần tư bản chủ nghĩa, cũng như nhà máy hợp tác,
đều phải được coi là những hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập thể, nhưng chỉ có điểm khác nhau là:
trong những xí nghiệp cổ phần tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn được giải quyết
một cách tiêu cực, còn trong những nhà máy hợp tác, mâu thuẫn được giải
quyết một cách tích cực [36, tr.673].
Điều đáng chú ý là, khi nghiên cứu công ty cổ phần, C.Mác đã thấy “chức năng
tư bản tách rời với quyền sở hữu tư bản”, và Người cho rằng “đó là kết quả của sự phát
triển cao nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa” [36, tr.670, 668]. Sự tách rời đó
chính là sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng (quyền quản lý và quyền
kinh doanh). Điều này cũng được C.Mác đề cập rất kỹ khi nghiên cứu về tư bản cho
vay và địa tô. Với sự tách rời này cho phép huy động được nguồn vốn to lớn trong
xã hội cho sự phát triển sản xuất.
Sáu là, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xóa bỏ chế độ tư hữu
phải là một quá trình lâu dài. Tư tưởng này được F.Ăngghen nêu rõ:
Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không? Trả
lời: Không, không thể được, cũng như không thể làm cho lực lượng sản
xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền
kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có
tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay
một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu
sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ
tư hữu [29, tr.469].
Khi bàn về cải tạo chế dộ tư hữu, Ph.Ăngghen còn nói rõ thêm: “Đặc trưng
của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ
chế độ sở hữu tư sản” [29, tr.615], và “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái
khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ
quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” [4, tr.618].
Vận dụng quan điểm này, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta
phải tuân theo di huấn của các nhà kinh điển: không nôn nóng xóa bỏ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, sử dụng các thành phần kinh tế dựa trên tiền đề sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất đang phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất
nhưng phải tìm cách hạn chế và ngăn cấm lợi dụng quyền sở hữu tư liệu sản xuất để
nô dịch người lao động.
Bảy là, sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Trong một giai đoạn nào đó của sự phát triển xã hội, bên cạnh một phương
thức sản xuất chủ đạo còn phải kế thừa những tàn dư của các phương thức sản xuất
tàn dư, điều đó khiến cho trong cùng một thời gian, trong một nước có thể cùng tồn
tại nhiều hình thức sở hữu. C.Mác viết:
Chúng ta đau khổ không những vì sự phát triển của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa, mà còn đau khổ vì nó phát triển chưa đầy đủ. Ngoài
những tai họa của thời đại hiện nay ra, chúng ta còn phải chịu đựng cả
một loạt những tai họa kế thừa do chỗ các phương thức sản xuất cổ xưa
lỗi thời vẫn tiếp tục sống dai dẳng với những quan hệ chính trị và xã hội
trái mùa do chúng đẻ ra [35, tr.19].
Sau này, V.I.Lênin đã khẳng định sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu và nhiều
thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ: “Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa
là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả
chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”
[21, tr.362].
1.1.2. Vị trí của sở hữu tư liệu sản xuất trong các cuộc cách mạng xã hội
Trong lịch sử, các cuộc cách mạng xã hội đã diễn ra bao giờ cũng gắn liền
với mục tiêu cải biến hoặc thay đổi chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Trong xã hội
có giai cấp, giai cấp nào nắm giữ sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội
thì giai cấp đó nắm giữ quyền thống trị xã hội về mặt kinh tế và do đó thống trị
chính trị, tư tưởng. Theo C.Mác: “Vấn đề sở hữu bao giờ cũng là vấn đề sống còn
của giai cấp này hay giai cấp khác - tùy thuộc vào trình độ phát triển của công
nghiệp” [29, tr.428].
Đối với những người cộng sản, sở hữu được coi là vấn đề hàng đầu, vấn đề cơ
bản của mọi phong trào cách mạng. Điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng
định trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản: “Tóm lại, ở tất cả mọi nơi, những người cộng
sản đều ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống lại trật tự xã hội và chính trị hiện hành.
Trong tất cả phong trào ấy, họ đều đưa vấn đề sở hữu lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ
bản của phong trào” [29, tr.645-646].
Xuất phát từ quan niệm cho rằng mọi cuộc cách mạng xã hội nhằm lật đổ chế
độ cũ và thiết lập chế độ xã hội mới bao giờ cũng phải đưa vấn đề chế độ sở hữu lên
hàng đầu, song mục đích của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ hoàn toàn
mọi thứ sở hữu, cũng không tước bỏ mọi quyền chiếm hữu sản phẩm xã hội của
người lao động, mà chỉ tước bỏ quyền chiếm hữu sản phẩm lao động ấy để nô dịch
lao động của người khác. Khi coi chế độ sở hữu tư sản hiện đại là thứ sở hữu dựa
trên “bóc lột lao động làm thuê”, thứ sở hữu vận động trong sự đối lập giữa hai cực:
Tư bản và lao động, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ:
Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở
hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản. Nhưng chế độ tư hữu hiện
thời, chế độ sở hữu tư sản lại là biểu hiện cuối cùng và hoàn bị nhất của
phương th