Lịch sử nhân loại đã bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của
thông tin, tri thức. Thông tin và tri thức được coi là tài sản vô giá, là quyền
lực tối ưu của mỗi quốc gia. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật
và công nghệ đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức của
nhân loại cũng như tốc độ ứng dụng vào đời sống xã hội tạo nên sự đa dạng
của thế giới. Tình hình đó đã làm thay đổi những quan niệm về giáo dục.
Ngày nay, giáo dục được xem là chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc gia
tiến bước vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể
đong đếm được. Giáo dục không chỉ có chức năng chuyển tải những kinh
nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang
bị cho mỗi người phương pháp (PP) học tập, tìm cách phát triển năng lực nội
sinh, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập thường
xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó,
việc cải cách, đổi mới giáo dục (GD) là một việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục (PPGD) là khâu then chốt nhất
trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới GD
Nhận thức được việc đổi mới PP giảng dạy và học tập là một trong
những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ
GD & ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới PP
dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học,
phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực
hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét. học vẹt,
học chay” [47; 203 - 204]. Luật giáo dục nước CHXHCNVN năm 2005 (điều
5 khoản 2) đã ghi: “PPGD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học;
104 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3969 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng "phương pháp dạy học tích cực" trong quá trình dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự - Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN VIỆT
VẬN DỤNG "PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC"
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC
Ở TRƯỜNG CĐSP NGÔ GIA TỰ - BẮC GIANG
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục
Mã số: 60.14.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HÀ THỊ ĐỨC
THÁI NGUYÊN, 2009
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN VIỆT
VẬN DỤNG "PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC"
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC
Ở TRƯỜNG CĐSP NGÔ GIA TỰ - BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, 2009
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN VIỆT
VẬN DỤNG "PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC"
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC
Ở TRƯỜNG CĐSP NGÔ GIA TỰ - BẮC GIANG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, 2009
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HÀ THỊ ĐỨC
Phảnbiện 1:……………………………………
……………………………………
Phản biện 2:……………………………………
…………………………………….
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
Họp tại: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Ngày tháng năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô
giáo PGS.TS Hà Thị Đức, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐHSP
Hà Nội, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Tâm lý -
Giáo dục - ĐHSP Thái Nguyên, tổ Tâm lý - Giáo dục - trường CĐSP
Ngô Gia Tự Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người
thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những người thân yêu đã
luôn bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành khoá học!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Tác Giả
Nguyễn Văn Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
ĐC: Đối chứng
GV: Giảng viên
GD: Giáo dục
GDH: Giáo dục học
LLDH: Lý luận dạy học
LLGD: Lý luận giáo dục
NCGD: Nghiên cứu giáo dục
NVSP: Nghiệp vụ sư phạm
NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục
PP: Phương pháp
PPDH: Phương pháp dạy học
PPGD: Phương pháp giáo dục
QTGD: Quá trình giáo dục
SV: Sinh viên
TB: Trung bình
TLGD: Tâm lý giáo dục
THCS: Trung học cơ sở
TN: Thực nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mục lục
Mở đầu .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài…………………… ........................................................ .1
2 Mục đích nghiên cứu………………………………….…… .... ….…………2
3. Khỏch th? nghiờn c?u……………………………….…. .... ……………….2
4. Đối tượng nghiên cứu……………………………….….… .... …………….2
5. Giả thuyết khoa học……………………………….…….…… ... ………….3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………….…………… ..... ………..3
7. Phương pháp nghiên cứu……………………………….……… ...... ……....3
8. Phạm vi nghiên cứu………………………………….………… ........……..4
Nội dung……………………………………………………………… ..…….5
1.1. L?ch s? c?a v?n d? nghiờn c?u…………………………….……… . ……5
1.1.1 Tư tưởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục và nhà trường… …5
1.1.2 í kiến của các tác giả Việt Nam bàn về PPDH tích cực……………… ... 7
1. 2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực……...... 9
1.3. Khái quát về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực.. .10
1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học……………………………………. . .10
1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực……………………………………… . .16
1.3.3 Các PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn giáo dục học và khái
quát một số phương pháp cụ thể………………………………………… . …23
1.3.3.1 Phương pháp động não…………………………………………… . ..24
1.3.3.2 Phương pháp thảo luận…………………………………………….. . 31
1.4 Các nguyên tắc chỉ đạo việc vận dụng PPDH tích cực trong giảng dạy
môn giáo dục học và các điều kiện để vận dụng PPDH tích cực………….. . 37
1.4.1 Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực……………... . 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.4.2 Điều kiện để vận dụng PPDH tích cực……………………..……….. . .39
Kết luận chương I…………………………………………..…………… . …43
Chương II: Thực trạng vận dụng PPDH nói chung, PPDH tích cực nói riêng
trong quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc
Giang…………………………………………….…………………… ..……44
2.1 Vài nét về nhà trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang và đặc điểm của môn
giáo dục học………………………………………………………….......... ..44
2.1.1. Vài nét về nhà trường và sinh viên CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang…. 44
2.1.2 Đặc điểm của môn giáo dục học…………….………………… ..…….46
2.2 Thực trạng học tập môn giáo dục học của sinh viên (SV) trưòng CĐSP
Ngô Gia Tự Bắc Giang……………………………………………….……. . 47
2.3 Thực trạng nhận thức về PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn
GHD ở trường CĐSP Bắc Giang……………………………………….… ...51
2.4 Các nguyên nhân chủ quan, khách quan của thực trạng………… . ……..63
Kết luận chương II……………………………………...…………… .. ……..65
Chương III: Thiết kế bài học môn giáo dục học theo PPDH tích cực…… …66
3.1 Khái quát về quy trình vận dụng PPDH tích cực trong dạy học môn giáo
dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (kết hợp 2 phương pháp tích
cực)……………………………………………………………………… . …66
3.2 Thực nghiệm sư phạm……………….……………………………… . …67
3.2.1 Khảo sát đầu vào và phân tích kết quả ở hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng…………………………………………………………………… . ….69
3.2.2 Tiến trình thực nghiệm…………………………………………… . ….72
3.2.3 Kiểm tra, đánh giá thực nghiệm lần 1……………………………… . ..75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2.4 Xử lý kết quả thực nghiệm……………………………….………… . ..76
3.2.5 Phân tích các chỉ tiêu hỗ trợ……………………………….… .. ………85
Kết luận chương III……………………………….……………… .. ………..88
Kết luận………………………………………………………… ... ………...89
1. Kết luận……………………………………………………… ... ………...89
2. Khuyến nghị…………………………………………………… ... ……….90
2.1 Đối với trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang…………………… ..……90
2.2 . Đối với giảng viên giảng dạy môn GDH…………………… ... ……….90
Tài liệu tham khảo………………………………………………… .... ……...92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử nhân loại đã bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của
thông tin, tri thức. Thông tin và tri thức được coi là tài sản vô giá, là quyền
lực tối ưu của mỗi quốc gia. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật
và công nghệ đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức của
nhân loại cũng như tốc độ ứng dụng vào đời sống xã hội tạo nên sự đa dạng
của thế giới. Tình hình đó đã làm thay đổi những quan niệm về giáo dục.
Ngày nay, giáo dục được xem là chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc gia
tiến bước vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể
đong đếm được. Giáo dục không chỉ có chức năng chuyển tải những kinh
nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang
bị cho mỗi người phương pháp (PP) học tập, tìm cách phát triển năng lực nội
sinh, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập thường
xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó,
việc cải cách, đổi mới giáo dục (GD) là một việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục (PPGD) là khâu then chốt nhất
trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới GD
Nhận thức được việc đổi mới PP giảng dạy và học tập là một trong
những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ
GD & ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới PP
dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học,
phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực
hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét. học vẹt,
học chay” [47; 203 - 204]. Luật giáo dục nước CHXHCNVN năm 2005 (điều
5 khoản 2) đã ghi: “PPGD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [35;9] và Bộ GD và
ĐT cũng có chỉ thị số 15/1999/CT-BGDĐT yêu cầu các trường Sư phạm phải
“đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích
cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và năng
lực tự học, tự nghiên cứu của người học, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ
đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người
học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa
học.” [1]
Trong những năm qua việc giảng dạy môn giáo dục học ở các trường
đại học và cao đẳng đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao việc nâng cao chất lượng dạy học môn giáo
dục học theo đúng tính chất của một môn học nghề.
Môn Giáo dục học là môn học mang tính nghiệp vụ, có tính chất đặc
thù ở các trường sư phạm. Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo
hướng phát huy tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là mối
quan tâm của mỗi cán bộ quán lý, giảng viên giảng dạy các bộ môn nói
chung, giáo dục học (GDH) nói riêng trong các trường sư phạm. Xuất phát
từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Vận
dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy học môn giáo
dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học môn GDH
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập và nâng cao chất lượng
dạy và học của sinh viên trường CĐSP.
3. Khách thể nghiên cứu
Qúa trình dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu
“Phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học GDH cho sinh viên
trường CĐSP Bắc Giang
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào tính tự
giác, tích cực của người học. Nếu vận dụng “phương pháp dạy học tích cực”
trong dạy học bộ môn giáo dục học sẽ phát huy được tính tích cực, tính tự lực
nhận thức, tính tự giác của sinh viên trong học tập, hình thành ở họ năng lực
độc lập giải quyết vấn đề góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của
quá trình giáo dục, đào tạo.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học nói chung,
phương pháp dạy học tích cực nói riêng
6.2 Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và
phương pháp tích cực nói riêng trong trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang
6.3 Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy học
môn giáo dục học cho sinh viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích, hệ thống
hoá, khái quát hoá những tài liệu liên quan đến đề tài.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
7.2.1 Phương pháp quan sát: chúng tôi dự giờ, chủ động quan sát việc dạy
và học môn giáo dục học của sinh viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang
7.2.2 Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng ankét
với hệ thống câu hỏi, để thăm dò ý kiến của sinh viên về dạy và học theo
phương pháp mới.
7.2.3 Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện: chúng tôi đàm
thoại, trao đổi cùng với sinh viên, nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học ở
trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang.
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi kinh nghiệm với các
thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và của bản thân.
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm (TN): được tiến hành theo một quy
trình xác định nhằm so sánh 2 phương pháp: truyền thống và phương phương
pháp dạy học động não và dạy học theo nhóm nhỏ.
7.2.6 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các
Giáo sư, tiến sĩ giáo dục học về phương pháp dạy học tích cực, các nhà
quản lý giáo dục..
7.2.7 Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý và phân tích kết quả
điều tra thực nghiệm sư phạm.
8. Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn nên chúng t«i chỉ tập trung làm nổi bật cơ sở lý
luận về phương pháp dạy học tích cực, vận dụng “phương pháp dạy học
tích cực” vào hoạt động dạy học môn giáo dục học ở trường CĐSP Ngô
Gia Tự Bắc Giang (phương pháp động não (tấn công trí não, công não),
phương pháp thảo luận nhóm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tƣ tƣởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục và nhà trƣờng
Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống phương pháp dạy học nhằm
phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của sinh viên trong quá trình học tập,
vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong
lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, tư tưởng về dạy học tích cực đã
được các nhà giáo dục bàn đến từ lâu:
Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bối đã từng nói đến tầm quan
trọng to lớn của việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và nói
nhiều đến phương pháp và biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức.
Socrat (469 – 339 TCN) nhà triết học, người thầy vĩ đại của Hy Lạp cổ đại
đã từng dạy các học trò của mình bằng cách luôn đặt ra các câu hỏi gợi mở
nhằm giúp người học dần dần phát hiện ra chân lý. Phương châm sống của
ông là: “.. sự tự nhận thức, nhận thức chính mình…”[53;29]. Khổng Tử (551
– 479 TCN) nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Hoa cổ đại đòi hỏi
người ta phải học và tìm tòi, suy nghĩ, đào sâu trong qúa trình học. Ông nói:
“Không tức giận vì muốn biết, thì không gợi mở cho, không bực tức vì
không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc
mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa…” [33;15]
Montaigne (1533 - 1592) nhà quý tộc Pháp, người chuyên nghiên cứu
lý luận, đặc biệt là về giáo dục, ông đề ra phương pháp giáo dục “học qua
hành” Ông cho rằng: “Muốn đạt được mục tiêu này, tốt nhất, kiến hiệu nhất
là bắt trò liên tục hành để học, học qua hành. Vậy vấn đề không phải là giảng
dạy một cách giáo điều, thầy nói liên tục, thao thao bất tuyệt. Trái lại, chủ yếu
là bắt trò hoạt động, vận dụng khả năng xét đoán của mình… ” [44;152-153]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Komensky (1592 - 1670) là một nhà tư tưởng Clovakia, nhà lý luận
giáo dục, đã đưa ra bí quyết về phương pháp giảng dạy: “Bí quyết của giáo
dục là rèn luyện cho các em một tâm hồn dễ dàng, tích cực, tự do, ngăn cản
được các điều mà các em muốn làm, ngược lại đẩy được các em làm những
điều mà chúng không muốn” [44;265] Ông nêu rõ: “Chủ yếu dạy các em qua
việc làm chứ không phải qua lời giảng” [44;266]
J.J.Rousseau (1712 - 1778), thiên tài lý luận của Pháp thời ký khai
sáng, kịch liệt phê phán nhà trường đương thời lạm dụng lời nói, ông coi
trọng sự phát triển tự nhiên, tự do, coi trọng tự giáo dục của trẻ , phản đối việc
chèn ép cá tính của trẻ. Ông cho rằng muốn giáo dục con người tốt phải bằng
hoạt động tiếp cận đối tượng với hoạt động, với thực tế. Ông nhận xét, cách
giảng dạy ba hoa sẽ tạo nên những con người ba hoa, đừng cho trẻ em khoa
học mà phải để nó tự tìm tòi ra khoa học. Ông viết: “ không dạy các em môn
khoa học mà chỉ khêu gợi tinh thần yêu chuộng khoa học và cấp cho các em
phương pháp học khoa học, khi nào tinh thần yêu chuộng khoa học phát triển
hơn nữa. Đó là nguyên tắc căn bản của mỗi nền giáo dục tốt.
Trong thế kỷ XX, các nhà giáo dục Đông, Tây đều tìm đến con
đường phát huy tính tích cực học tập, chủ động, sáng tạo của người học cụ
thể như: Kharlamôp, nhà giáo dục Xô Viết, trong cuốn “Phát huy tính tích
cực học tập của học sinh như thế nào” đã viết trong phần lời nói đầu: “ Một
trong những vấn đề căn bản mà nhà trường Xô Viết hiện đang lo lắng và
giải quyết là việc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học
sinh trong quá trình dạy học [57;5]
Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” của tác giả I.Ia Lecne nhà giáo dục
Xô Viết đã nói: “Mục đích của tập sách mỏng này là làm sáng tỏ bản chất của
PPDH gọi là dạy học nêu vấn đề, vạch rõ cơ sở của phương pháp đó, tác dụng
của nó và phạm vi áp dụng nó” [55;5]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
V.Ôkôn, nhà giáo dục Ba Lan nổi tiếng đã đúc kết ra những kết qủa tích
cực của công trình thực nghiệm hàng chục năm về dạy học phát huy tính tích
cực. Ông đã nêu lên tính quy luật chung của dạy học nêu vấn đề, cách áp
dụng phương pháp vào một số ngành khoa học và điều đó được thể hiện cụ
thể ở cuốn sách “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề”….
Căn cứ vào các tác giả nêu trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu phương
pháp dạy học tích cực trên thế giới đã đi trước chúng ta từ rất lâu. Người ta đã
thấy rõ vai trò to lớn của phương pháp dạy học tích cực đối với sự nghiệp
giáo dục và sự phát triển xã hội.
1.1.2 Ý kiến của các tác giả Việt Nam bàn về PPDH tích cực
Ở nước ta, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, dạy học tích cực đã
bắt đầu được đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong giáo trình Giáo
dục học, Tâm lý học, phương pháp giảng dạy bộ môn.. Trong các trường sư
phạm đã xuất hiện tư tưởng “Phương pháp giáo dục tích cực”, khẩu hiệu
“Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.
Năm 1979, tập thể cán bộ trung tâm thực nghiệm giáo dục phổ thông
Giảng Võ – Hà Nội (Trung tâm công nghệ giáo dục) đã tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm đề tài cấp Nhà nước với tên gọi: Mô hình nhà trường mới theo
khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam hiện đại. Đề tài do GS.TSKH
Hồ Ngọc Đại, giám đốc trung tâm làm chủ nhiệm đề tài. Nhân vật trung tâm
của mô hình nhà trường này là trẻ em. Toàn bộ hoạt động giáo dục là xuất
phát từ trẻ em. Bằng hoạt động của mình, theo quy trình công nghệ, mỗi trẻ
em tự làm ra sản phẩm giáo dục tức là tự sinh thành ra mình với sự giúp đỡ
của thầy giáo.
Công trình nghiên cứu khoa học đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu
và đánh giá kết quả tốt. Như vậy, bằng quá trình tổ chức dạy học theo quan điểm
lấy người học làm trung tâm, dã được thực hiện trong nhà trường thực nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
Tại nghị quyết IV của ban chấp hành TW khoá VII đã chỉ rõ: Đổi mới
phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học.. áp dụng những phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề.
Phạm Văn Đồng trong bài : “Một phương pháp cực kỳ quý báu” đăng
trên báo nhân dân ngày 18/11/1994 viết: PP dạy học mà các đồng chí nêu ra,
nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm. Người ta phải đặt ra những câu
hỏi, đưa ra câu chuyện có tính hấp dẫn, khêu gợi, đòi hỏi người nghe, người
đọc, dẫu là người suy nghĩ kém cỏi cũng phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi…
PPDH tích cực này có khả năng phát triển được những năng lực đang ngủ
yên ở mỗi con người…
Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ GD &ĐT) trong bài: “Cách
mạng về PP sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại
mới” đăng trên tạp chí nghiên cứu GD số 1/1995 viết: “muốn đào tạo được
con người khi bước vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì
phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát
triển khả năng ng