Luận văn Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào việc dạy học truyện ngắn lớp 11 – Trung học phổ thông

Xuất phát từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường và yêu cầu đổi mới phương pháp: Trong nhà trường phổ thông trung học (PTTH), phân tích tác phẩm văn học (còn gọi là giảng văn) là phân môn quan trọng của bộ môn văn và cũng là phân môn đòi hỏi và thử thách bản lĩnh của người giáo viên văn học. Giảng văn là quá trình phê bình tác phẩm văn chương qua phương tiện lời nói, là quá trình học sinh tiếp nhận tác phẩm văn chương với tư cách người đồng sáng tạo. Giờ giảng văn là cuộc tìm kiếm không ngừng về cái đẹp, là cuộc chạy tiếp sức về trí tuệ, là một bản hoà tấu sôi nổi và hấp dẫn giữa thầy và trò. Do đối tượng của giảng văn là tác phẩm văn chương có giá trị của dân tộc và nhân loại nên nhiệm vụ của giảng văn là giúp học sinh khám phá, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, từ đó phát triển về tâm hồn và trí tuệ.

pdf113 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào việc dạy học truyện ngắn lớp 11 – Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- PHAN THỊ HẢI ĐƯỜNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN LỚP 11 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn văn. Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRẦN HỮU TÁ Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô đã giảng dạy, động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Hữu Tá đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học Công nghệ –Sau đại học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu, tổ Văn trường THPT Phú Mỹ, THPT Trần Nguyên Hãn và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viện, khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp và các bạn. Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2007 Phan Thị Hải Đường MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường và yêu cầu đổi mới phương pháp: Trong nhà trường phổ thông trung học (PTTH), phân tích tác phẩm văn học (còn gọi là giảng văn) là phân môn quan trọng của bộ môn văn và cũng là phân môn đòi hỏi và thử thách bản lĩnh của người giáo viên văn học. Giảng văn là quá trình phê bình tác phẩm văn chương qua phương tiện lời nói, là quá trình học sinh tiếp nhận tác phẩm văn chương với tư cách người đồng sáng tạo. Giờ giảng văn là cuộc tìm kiếm không ngừng về cái đẹp, là cuộc chạy tiếp sức về trí tuệ, là một bản hoà tấu sôi nổi và hấp dẫn giữa thầy và trò. Do đối tượng của giảng văn là tác phẩm văn chương có giá trị của dân tộc và nhân loại nên nhiệm vụ của giảng văn là giúp học sinh khám phá, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, từ đó phát triển về tâm hồn và trí tuệ. Tuy nhiên những năm gần đây, học sinh có xu hướng coi nhẹ và chán ghét, thậm chí không muốn học văn. Nhiều học sinh còn không quan tâm đến những giá trị nhân văn của tác phẩm. Thái độ lạnh lùng, thờ ơ của học sinh trước những nỗi đau của những nhân vật trong tác phẩm cũng như của con người trong cuộc sống là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở. Thêm vào đó là sự non yếu về năng lực cảm thụ cũng như kĩ năng hành văn. Các em không có sự hứng thú đối với các tác phẩm văn chương trong nhà trường và có vẻ như đánh đồng nó với các loại “văn chương giả” ngoài thị trường. Có thể nói, học kém và không thích học văn là hệ quả tất yếu của phương pháp dạy học văn truyền thống. Đã từ lâu, trong nhà trường phổ thông, vẫn đang diễn ra tình trạng dạy văn chỉ cần biết đến văn bản văn chương và chỉ quan tâm đến nghệ thuật và tài năng khám phá chỗ độc đáo của tác phẩm văn chương để rồi tìm ra những thủ pháp, những hình thức lôi cuốn học sinh cảm thông, đồng điệu với những gì mà giáo viên đã tìm tòi, phát hiện được. Tình trạng dạy học văn như vậy đã đưa đến hậu quả học sinh thụ động trong việc khám phá, tiếp nhận tác phẩm văn chương. Sai lầm cơ bản là chúng ta chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của chủ thể học sinh và chưa đặt nó đúng với vị trí vốn có và cần có của nó trong quá trình phân tích tác phẩm trong nhà trường. Chúng ta chưa nhận thức rõ ràng rằng việc phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường gắn liền với sự cảm thụ của học sinh. Không có sự nỗ lực vận động của những nhân tố bên trong của chủ thể học sinh thì không thể có quá trình cảm thụ thực sự, tự giác, và tự nhiên, phù hợp với quy luật tâm lý cảm thụ văn học, vốn là cơ sở khoa học của nghệ thuật giảng văn trong nhà trường. Hơn bất cứ hoạt động nhận thức nào, trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tính chủ quan của cảm thụ là một đặc trưng cơ bản của nhận thức thẩm mỹ. Lẽ ra, giờ giảng văn phải là cơ hội tốt để học sinh tiếp xúc với cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, để có thể lớn khôn lên về trí tuệ, đặc biệt là tâm hồn, tư tưởng, hình thành nhân cách cao đẹp. Trái lại, giờ phân tích tác phẩm văn chương lại biến thành một giờ học hết sức tẻ nhạt, học sinh phải ghi nhớ những nhận định xáo mòn, máy móc về văn chương, hoặc nghe những lời thuyết giảng về đạo đức. Không hiếm trường hợp, người dạy phụ công tìm tòi, sáng tạo của tác giả bằng cách quy tất cả cái hay, cái đẹp phong phú, đa dạng, muôn màu muôn sắc của nhiều tác phẩm thành những nhận định chung chung, nhàm chán, theo lối “đồng phục hoá bài giảng”, mà những nhận định đó nhiều khi học sinh đã được biết kỹ hơn qua các tiết học khác. Đặc biệt, hiện nay, vẫn còn không thiếu những giờ giảng văn được tiến hành như giờ nói chuyện văn chương. Trong đó, thầy cô say sưa thuyết giảng triền miên, còn học sinh hầu như hoàn toàn thụ động. Có những giáo viên vẫn giữ lối đọc cho học sinh ghi bài. Dường như trong khá nhiều trường hợp, giáo viên chỉ quan tâm đến một điều duy nhất là tác phẩm văn chương mà không có ý thức về phương pháp dạy, không chú ý đến học sinh trong mối quan hệ biện chứng với tác phẩm. Điều này làm tê liệt hứng thú của học sinh. Ngoài ra, vẫn còn một số bộ phận giáo viên trong quá trình giảng văn, chưa chú ý đúng mức đến đặc trưng thể loại. Đúng ra, tác giả sáng tác theo thể loại nào thì người dạy phải dạy theo đặc trưng thể loại đó. Nói cách khác “phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác quy định phương thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và cũng từ đó qui định phương thức giảng dạy của chúng ta” [7, tr.30]. Thiếu ý thức về điều này khó tránh khỏi sự hạn chế, khiên cưỡng, phiến diện trong quá trình phân tích. Từ những điều trên, ta thấy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông được đặt ra như một tất yếu khách quan, buộc các cấp chỉ đạo chuyên môn và các giáo viên ngữ văn phải quan tâm giải quyết. Và những năm gần đây, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn văn trong nhà trường phổ thông đã và đang tiến hành, đặt ra những yêu cầu đối với những người làm công tác sư phạm, nhiều vấn đề trực tiếp liên quan đến nội dung và phương pháp dạy học văn trong các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm và nhà trường Phổ thông. Một sự đổi mới có tính hệ hình về phương pháp dạy học văn hiện đại không cho phép duy trì mãi lối dạy học giáo điều, thụ động. Luận điểm Dạy cái gì và Dạy như thế nào đang được đặt ra ở các cấp học nói chung và trong nhà trường phổ thông nói riêng. 1.2. Xuất phát từ vai trò, vị trí của truyện ngắn lớp 11 trong chương trình văn phổ thông trung học và vấn đề lựa chọn phương pháp giảng dạy: Phân môn giảng văn có quy mô rộng lớn, bao gồm nhiều thể loại, trong đó truyện ngắn là thể loại chiếm số lượng lớn và tương đối khó dạy. Việc lựa chọn và vận dụng phương pháp thích hợp vào việc giảng dạy truyện ngắn, trong đó có truyện ngắn lớp 11 là điều nhiều giáo viên đang quan tâm. Những truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 được giảng dạy trong chương trình PTTH có giá trị và vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc. Nhưng để dạy tốt mảng văn học này, để học sinh có thể hiểu và yêu quý cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm là điều không dễ, nhất là trong thực xã hội và thực tế dạy học hiện nay. Trong các phương pháp dạy học, phương pháp nêu vấn đề đã được vận dụng vào nhiều môn học ở nhà trường nước ta từ thập niên 70 và đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Đối với môn văn, đặc biệt là phân môn giảng văn, việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề có những đòi hỏi riêng. Trên cơ sở tôn trọng đặc thù của văn chương, nghiên cứu, ứng dụng phương pháp nêu vấn đề vào giảng dạy tác phẩm văn chương là hướng tiếp cận có khả năng làm thay đổi bản chất của giờ giảng văn và góp phần thực thi việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường PTTH hiện nay. Là một giáo viên ngữ văn, người viết muốn nghiên cứu việc “Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học truyện ngắn lớp 11”, nhằm góp phần để giờ học văn tạo nên những rung động tình cảm sâu sắc, phát huy được tính chủ động của học sinh, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy-học văn trong tình hình hiện nay. 2. LỊCH SỬ VẦN ĐỀ Việc phân tích, giảng dạy tác phẩm tự sự nói chung và phân tích, giảng dạy truyện ngắn lớp 11 nói riêng ở trường THPT có liên quan mật thiết đến việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho các thế hệ học sinh. Và phương pháp dạy học nêu vấn đề cũng đã xuất hiện khá lâu (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX). Vì vậy, đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết lớn nhỏ đề cập đến vấn đề này dưới nhiều góc độ, hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên vấn đề vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy một thể loại cụ thể -truyện ngắn 11- thì hầu như chưa được sự quan tâm nghiên cứu. Vấn đề chủ yếu được nghiên cứu riêng biệt: hoặc về phương pháp dạy học nêu vấn đề, hoặc về phương pháp phân tích tác phẩm tự sự, trong đó có truyện ngắn. Cụ thể như sau: Về phương pháp dạy học nêu vấn đề: Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng bấy giờ chỉ được coi là một phương pháp nghiên cứu. Đến giữa thế kỷ XX, nhờ vào kết quả tìm kiếm từ thực tiễn sư phạm ở nhà trường phổ thông của các nước Liên Xô (cũ), Ba Lan và một số nước khác, “dạy học nêu vấn đề” đã trở thành một hệ thống lý luận. Đến những năm 70-80 của thế kỷ XX, đã xuất hiện công trình nghiên cứu có tính chất nền tảng về “dạy học nêu vấn đề”. Đó là công trình nghiện cứu của các nhà khoa học, tâm lý học, giáo dục học I.Ia.Léc-ne, T.V.Cuđriasep, M.I. Makhơmutốp, Machiuskin, A-lecxâýep, M.N.Xcatkin, Kharlamốp, M.I.Krugliac, IA.Rez. Ôâkôn. Trước những thành tựu mới mẻ về lý luận “dạy học nêu vấn đề”, nhiều nước trên thế giới đã vận dụng vào giảng dạy và đánh giá là có kết quả cao hơn dạy học truyến thống. Ơû Việt Nam, năm 1980, khi Bộ giáo dục triển khai thực hiện cải cách giáo dục thì “dạy học nêu vấn đề” được nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này vào giảng dạy tác phẩm văn chương còn khá dè dặt. Cho đến 1985, “dạy học nêu vấn đề” được đề cập trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học văn”, tập1, của Phan Trọng Luận và Nguyễn Thanh Hùng –cuốn sách đã nêu được vai trò tích cực của phương pháp dạy học theo hướng đặc thù của môn văn. Về sau này, cũng có nhiều bài nghiên cứu của GS. Phan Trọng Luận và của một số tác giả khác về “dạy học nêu vấn đề” trong phân tích tác phẩm văn chương, nhưng cũng chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ, lẻ tẻ chứ chưa có một công trình nào dày dặn, hoàn chỉnh. Về phương pháp phân tích tác phẩm tự sự: Kế thừa và phát huy thành tựu của phương pháp dạy học văn chương ở Liên Xô, Đức, ngành phương pháp dạy học văn ở nước ta đã có nhiều thành tựu đáng kể: nhiều nhà nghiên cứu, đồng thời là nhà sư phạm như: GS. Đặng Thai Mai, GS. Phan Trọng Luận, GS. Trần Thanh Đạm đã đưa ra nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về phương pháp giảng dạy văn chương, song phần lớn là những nghiên cứu về thể loại tác phẩm trữ tình, rất ít công trình nghiên cứu về thể loại tự sự, đặc biệt là truyện ngắn. Mặc dù có nhiều quan niệm về truyện ngắn, nhưng vấn đề về phương pháp giảng dạy truyện ngắn lại thiếu hệ thống. Có thể kể một số công trình sau: * Cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” do trường sư phạm 10+3 Hà Nam xuất bản [43]. Trong cuốn sách này, từ việc nêu ra ba đặc trưng của truyện “tình tiết”, “nhân vật”, “lời kể”, tác giả đã đưa ra yêu cầu về việc phân tích và giảng dạy truyện như sau: “Phân tích và giảng dạy truyện phải chú ý 3 đặc trưng của truyện () có thể nói, dù phân tích, giảng dạy một truyện toàn vẹn trên quy mô lớn hoặc một đoạn trích ngắn, nếu đã là truyện thì phải chú ý đến 3 yếu tố trên”. * Trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của Trần Thanh Đạm [7], tác giả khẳng định “khi phân tích truyện ngắn, giáo viên giúp học sinh nắm được sự phát triển tình tiết trong tác phẩm – tức nắm được cốt truyện (chuyện bắt đầu từ việc gì, diễn biến ra sao, kết thúc như thế nào) để từ đó cảm thụ sâu sắc tác phẩm và đánh giá đúng nhân vật trong tác phẩm. Bên cạnh đó giáo viên cần giúp học sinh hiểu được cái ý vị trong lời kể của người kể truyện, bởi ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khêu gợi sự sống và truyền đạt cảm xúc. Đặc điểm đó của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện rõ trong lời kể của truyện” [7,tr.163]. * Cuốn “Để phân tích truyện ngắn” của Lê Tư Chỉ [3] đã đề xuất ra 3 cách phân tích truyện ngắn: “phân tích theo nhân vật”, “phân tích theo kết cấu”, và “phân tích một biến cố riêng biệt”. Riêng về truyện ngắn lớp 11, từ khi các tác phẩm này xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam, nó được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà phê bình, theo nhiều khía cạnh, bình diện tiếp cận khác nhau. Những bài viết này khá phong phú và đa dạng. Mỗi bài viết đều có những đóng góp nhất định, đã thực sự có ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp cận tác phẩm cả về phương pháp luận và những ứng dụng thể nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các công trình, bài viết này đều đi vào tìm hiểu, phân tích một tác phẩm cụ thể theo hướng tiếp cận của thi pháp học, hoặc tiếp cận tác phẩm theo hướng phương pháp giảng dạy chung chung, chưa công trình, bài viết nào đi vào nghiên cứu cách giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn này theo tinh thần của phương pháp dạy học nêu vấn đề . Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, chúng tôi đã học tập, kế thừa những thành quả nghiên cứu của người đi trước, cố gắng tổng hợp, xâu chuỗi các vấn đề để tìm ra những giải pháp tối ưu cho việc vận dụng tốt phương pháp dạy học nêu vấn đề vào việc phân tích truyện ngắn lớp 11. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Như đã nói ở phần lý do chọn đề tài, những truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 được giảng dạy trong chương trình PTTH có giá trị và vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc và việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào giảng dạy các tác phẩm này là điều không dễ. Có rất nhiều vấn đề cần phải được giải quyết trong luận văn này, nhưng do năng lực và thời gian còn hạn chế, nên luận văn sẽ được triển khai và nghiên cứu trong phạm vi sau: - Cơ sở lý luận của dạy học nêu vấn đề và hiệu quả của việc áp dụng phương pháp này trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. - Một số vấn đề về thể loại truyện ngắn. Đặc điểm thi pháp một số truyện ngắn lớp 11 và cách vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào việc giảng dạy những tác phẩm này. - Thiết kế bài dạy học một số truyện ngắn lớp 11, theo phương pháp nêu vấn đề. - Thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của đề tài. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình triển khai, xử lý đề tài: - Phương pháp điều tra, khảo sát: được vận dụng dưới các góc độ sau: + Dự giờ lên lớp của một số giáo viên ở trường PTTH để nắm bắt tình hình dạy học văn nói chung và dạy học các truyện ngắn lớp 11 nói riêng. + Điều tra giáo viên (bằng phiếu) về tình hình sử dụng phương pháp trong quá trình dạy học tác phẩm văn học. + Khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, các bài viết, phân tích bình luận của các các nhà phê bình, nhà văn, nhà giáo về các tác phẩm truyện ngắn lớp 11. - Phương pháp phân tích tổng hợp: dùng để xử lý các tư liệu và ý kiến nghiên cứu của các nhà phê bình, nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm để đánh giá khả năng ứng dụng của phương pháp nêu vấn đề vào việc phân tích tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn lớp 11 nói riêng. - Phương pháp thống kê: dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Với lý do và giới hạn nghiên cứu của đề tài như đã nêu trên, đề tài “Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào giảng dạy truyện ngắn lớp 11” của chúng tôi mang tính chất học tập và thử nghiệm là chủ yếu. Tuy nhiên, qua đề tài này, chúng tôi cũng muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn văn ở nhà trường PTTH. Cụ thể đề tài phấn đấu để có đóng góp sau: - Xác định những vấn đề có tính chất lý thuyết của phương pháp, góp phần bổ sung cho hệ phương pháp dạy học văn ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn. - Xác định được các đặc trưng về thi pháp của các tác phẩm truyện ngắn lớp 11 và cách thức vận dụng phương pháp nêu vấn đề để giảng dạy nhằm phát huy hứng thú cho học sinh . - Thiết kế giáo án thực nghiệm và đánh giá khả năng ứng dụng của phương pháp nêu vấn đề vào việc phân tích tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn lớp 11 nói riêng. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục, và Tài liêu tham khảo, luận văn gồm ba chương, với các nhiệm vụ cụ thể sau: Chương 1: Trình bày những cơ sở lý luận của dạy học nêu vấn đề; vấn đề và cách xử lý vấn đề trong phân tích tác phẩm văn chương; hiệu quả của giờ giảng văn khi áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Chương 2: Chúng tôi đi vào tìm hiểu một số vấn đề ve
Luận văn liên quan